Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

CON NGƯỜI THẬT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG Đào Văn Bình

CON NGƯỜI THẬT CỦA 
THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG 

Đào Văn Bình

thichtriquang_0-contentVào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại TướngDương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tintức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
Đại Học Luật Khoa không có cuộc tự động bãi khóa nào nhưng trường cũng phải đóng cửa một thời gian cho nên một số sinh viên rảnh rỗi, kéo nhau đi tham dựnhững cuộc biểu tìnhDĩ nhiên trong bối cảnh đó, tôi cũng như hầu hết số sinh viên cùng trang lứa hiểu biết khá nhiều về tình hình của đất nước lúc bấy giờ. Cái kỳ lạ của dân Sài Gòn là dù tiếng súng nổ ầm ầm, xe tăng, quân đội ào ào tấn công vào Dinh Độc Lập, Thành Cộng Hòa (căn cứ của Liên Minh Phòng Vệ Phủ Tống Thống) như thế, nhưng hễ lơi tiếng súng một chút là kéo nhau ra xem, chẳng sợ tên bay đạn lạc gì cả!
Tôi cũng nằm ở trong số dân Sài Gòn, đám thanh niên, sinh viên “điếc không sợ súng” này. Chính vì thế mà tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào, bà con buôn bán ở Chợ Bến Thành đã đem cơm nước, trái cây ra tặng binh sĩ Nhảy Dù khi đài phát thanh loan báo anh em Ô. Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ. Đã chứng kiến cảnh, đồng bào, thanh niên Sài Gòn dùng giây kéo xập tượng Hai Bà Trưng dựng ở Bến Bạch Đằng. Chiếc tượng đổ gục, cổ tượng đứt lìa và được đám đông đưa lên chiếc xích-lô, đẩy quanh đường phố, reo hò như một đám rước. Sở dĩ có chuyện này là vì trước đó lâu lắm, người dân đã bàn tán, đây là tượng của hai chị em bà Ngô Đình Nhu chứ không phải tượng Hai Bà Trưng với tóc con trai (demi-garcon) chải tém và áo hở cổ (decolleté) - kiểu áo quen thuộc của bà Ngô Đình Nhu.
statueoftrungsis_afterthecoupdaptuong2meconlexuan_thuytuong2meconndnhu
tượng "hai bà Trưng" trước và sau Cách Mạng. Ảnh nguồn http://community.vietfun.com/showthread.php?t=691197&page=3
Qúy vị, qúy bạn có thể nhìn lại tấm hình lịch sử này ở nơi trang 34 của cuốn The Eyewittness History of the Vietnam War của George Esper and The Associated Press xuất bản Tháng 11,1983 tại Hoa Kỳ, và nơi trang 36&37: Hình ảnh một rừng thanh niên, sinh viên Sài Gòn bu quanh hàng rào Dinh Độc Lập, reo hò hoặc thò qua bắt tay binh sĩ VNCH là những đơn vị đầu tiên đã tấn công vào dinh và lật đổ chế độ.
Sau những cuộc đảo chính, chỉnh lý, biểu dương lực lượng liên miên của các ông tướng và biến cốMiền Trung, năm 1967 Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa ra đời, và sau khi liên danh hai Ô. Thiệu-Kỳ đắc cử tổng thống, cùng với sự rạn nứt giữa TT. Thích Tâm Châu và TT. Thích Trí Quang khiến Phật Giáo phải chia đôi… thì chuyện đấu tranh của Phật Giáo năm 1963, chuyện gia đình Ô. Diệm cũng đã trở thành dĩ vãng của lịch sử. Hơn thế nữa áp lực quân sự lúc này rất nặng, đời sống của dân chúng quá khó khăn, với sự hiện diện của hơn 500,000 quân đội Mỹ tại Miền Nam, không ai còn rảnh rỗi “hưởn” để đào sới lại lịch sử năm 1963 và hai anh em Ô. Ngô Đình Diệm cũng đã yên nghỉ ở Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi..
Cho tới ngày 30-4-1975, thật tình tôi chưa hề đọc hoặc xem qua một tài liệu, một bài báo nào nói rằng TT. Thích Trí Quang là cán bộ hoặc đảng viên đảng CSVN. Rồi khi khối 1 triệu người Việt di tản rồi vượt biển tìm Tự Do tôi cứ nghĩ mọi người sẽ bỏ qua những đau thương của quá khứthành lập một mặt trận thống nhất để giành lại cơ đồ. Nhưng không! Sự yên bình, đòan kết và cảm thông ở hải ngọai chỉ có được một hai thập niên. Vào giữa thập niên 1990 đã có những bài viết, cuốn sách đánh bóng lại ông Ngô Đình Diệm như một thứ “cha già của dân tộc”. Rồi cả những cuốn sách, bài viết công kích cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 mà chiến lược nhắm vào việc cho rằng TT. Thích Trí Quang là đảng viên đảng CSVN.
Nếu quả thực TT. Thích Trí Quang là “cộng sản nằm vùng” thì điều đó có nghĩa là cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng tôn giáo năm 1963 của Phật Giáo hoàn toàn bịa đặt và do cộng sản giựt giây, lèo lái, hoặc chỉ đạo chứ thực ra dưới thời Ô. Ngô Đình Diệm không chuyện có kỳ thị tôn giáoVậy thì chính nghĩa của cuộc đấu tranh năm 1963 nằm ở chỗ tìm hiểu lý lịch của TT. Thích Trí QuangBản thân tôi, từ trước đến giờ chưa bao giờ nghĩ rằng TT. Thích Trí Quang là cán bộ cộng sản, nhưng nay thì thấy mình cần phải tìm hiểu lại xem con người thực của TT. Thích Trí Quang như thế nào.
Với đà tiến bộ vượt bực của kỹ nghệ điện tử, với Google - bộ nhớ của nhân lọai - chúng ta dễ dàng tìm kiếm những dữ kiện liên quan đến TT. Thích Trí Quang. Trong tinh thần tìm hiểu sự thực, không thêm thắt ý kiến cá nhân, tôi xin dịch ra Việt Ngữ bốn tài liệu gửi kèm theo đây để quý vị, quý bạn suy nghĩ:
1) Declassified CIA Documents on the Vietnam War/ Thích Tri Quang
(Tài liệu giải mật của CIA về Chiến Tranh Việt Nam/Thích Trí Quang)
Tài liệu này do Viện Đại Học Saskatchewan (Canada) sưu tầm và phổ biến. Tôi xin dịch phần Tóm Lược Chính (Abstract) trong báo cáo của CIA như sau:
“Một cuộc phân tích để xem - liệu Thích Trí Quang có liên hệ/hoặc là cán bộ cộng sản, Con Người và Mục Tiêu Đấu Tranh: Báo cáo tình hình cho tới ngày 27-8-1964 đánh giá rằng Trí Quang không phải là cộng sản, ông ta chỉ muốn thiết lập một chính quyền do thần quyền/tôn giáo lãnh đạo ở Miền Nam. Tin tình báo gửi bằng cable, TDCS 314/02342-64. August 28, 1964. 8 trang. Mật/Không phổ biến. Bản sao đã được tẩy sạch. Giải tỏa ngày 24 Tháng 5, 1976. “
theeyewitness2) “Only Religions Count in Vietnam”: Thich Tri Quang and the Vietnam War
(Chỉ Có Tôn Giáo Là Đáng Kể Ở Việt Nam: Thích Trí Quang và Cuộc Chiến Tranh Việt Nam) biên khảo của James McAllister- Phân Khoa Chính Trị Học, Đại Học Williams, Williamstown, MA 01267, điện thư: jmcallis@williams.edu . Tôi xin dịch phần Tóm Lược Chính (abstract) như sau:
“Đã từ lâu, Thích Trí Quang là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Các học giả cánh hữu cho rằng Trí Quang có thể/có nhiều khả năng là cán bộ cộng sản họat động dưới sự chỉ đạocủa Hà Nội. Còn các học giả cánh tả lại cho rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo đấu tranh bất bạo động/hòa bình cho dân chủ và muốn sớm chấm dứtchiến tranh. Tài liệu biên khảo này cho thấy cả hai lập luận trên đều không có tính thuyết phục. Như các giới chức Hoa Kỳ đã công bằng/đứng đắn kết luận rằng không có bằng chứng khả tín nào cho thấy Trí Quang là một cán bộ cộng sản hoặc có thiện cảm với cuộc chiến của Hà Nội hay Mặt Trận Giải PhóngMiền Nam. Rút ra từ những tài liệu rộng rãi còn lưu trữ qua những cuộc đàm luận giữa Trí Quang và các giới chức Hoa Kỳ, hiển nhiên Trí Quang thật sự chống cộng mạnh mẽ và hoàn tòan hiểu được/cảm nhận được việc xử dụng quân đội Hoa Kỳ để chống lại Bắc Việt và Trung Hoa. Yếu tố chính gây mâu thuẫngiữa phong trào đấu tranh của Phật Giáo và bộ tham mưu của Johnson là Trí Quang cương quyết cho rằng những chế độ quân nhân sau Ngô Đình Diệm thù nghịch với Phật Giáo và không có khả năng đưa cuộc đấu tranh chống cộng sản tới thành công.”
3) World: A Talk With Thich Tri Quang (Friday Apr.22,1966) TIME MAGAZINE
Đây là cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều vấn đề như cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến thiết lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa và việc ứng cử của hai Ô. Thiệu-Kỳ. Vì bài phỏng vấn dài cho nên tôi chỉ phiên dịch phần quan điểm của TT. Trí Quang liên quan tới cộng sản và sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam mà thôi.
“ Trong một cuộc phỏng vấn riêng tư bất thường, tương đối hiếm hoi bởi vì Thượng Tọa ít khi dành cho báo giới Tây Phương những cuộc phỏng vấn như vậy, với các phóng viên của TIME như Frank McCullock và James Wilde tại nơi cư trú của Thượng Tọa tại Sài Gòn, trong căn phòng của một bệnh viện điều dưỡng. Thông dịch viên là Thân Trọng Huề, một cộng tác viên người Việt của báo TIME, người đã gọi Thượng Tọa là Venerable cho đúng với địa vị của Thượng Tọa trong Giáo HộiTrí Quang mặc áo của bệnh viện, quần bà ba trắng và đi dép da.”
Hỏi: Nếu tình hình ổn định trở lại với Việt Nam và cuộc chiến đấu chống cộng thành côngThượng Tọacó nghĩ rằng cuối cùng ở một chừng mực nào đó sẽ có những cuộc thương thảo với Việt Cộng?
Đáp: Dĩ nhiên, khi đưa ra câu hỏi như vậy là quý vị đã tự có câu trả lời - hiển nhiên bất cứ cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc bằng thương lượng. Nhưng những cuộc thương lượng chỉ xứng đáng khi có lợi cho cả hai phe.. Nếu qúy vị thương thảo mà không lợi ích gì cho lý tưởng và cuộc đấu tranh thì đó là sự đầu hàng ngụy trang bằng thương thảo. Chắc chắn tôi không đồng ý về bất cứ một cuộc đầu hàng nào như vậy.
Hỏi: Thượng Tọa có tin rằng có những thành phần phi-cộng-sản ở trong hàng ngũ Việt Cộng không?
Đáp: Nếu có những thành phần này thì họ bị lợi dụng và chỉ đạo bởi những người cộng sản, cho nên chúng ta chẳng hy vọng gì vào họ. Còn họ chỉ là những người chạy theo, thì họ cũng chẳng ích lợi gì cho chúng ta. Bị cộng sản lợi dụng hay bị cộng sản sai khiến thì cũng giống như cộng sản.
Hỏi: Thượng Tọa nghĩ gì về bộ phận Việt Cộng?
Đáp: Theo tôi, đây chỉ là cách chơi chữ. Người ta cố tách biệt Cộng Sản Bắc Việt và Cộng Sản Miền Nam. Thật ra không có sự phân biệt như vậy. Cả hai đều là cộng sản. Là một tu sĩ, điều tôi lo lắng là chủ thuyết trong đầu họ còn nguy hiểm hơn súng mà họ cầm trên tay.
Hỏi: Thượng Tọa có ý kiến gì về những lời đồn đãi là việc đầu tiên mà quốc hội lập hiến làm là đòi người Mỹ rút khỏi Việt Nam?
Đáp: Những lời đồn đãi như vậy hòan tòan có tính cách bôi lọHoàn toàn không có cơ sở. Người ta không nên hỏi tại sao người Mỹ phải ở lại Việt Nam. Ai ai cũng đồng ý rằng cuộc chiến đấu chống cộng ở đây phải có sự trợ giúp của người Mỹ. Vậy thì trở ngại chính là làm thế nào để nâng cao giá trị của sự giúp đỡ đó. Cuộc trợ giúp của người Mỹ tại Việt Nam ngày hôm nay đã không được hỗ trợ đầy đủ bởi vì không có những vị đại diện của người dân làm công việc đó. Khi quốc hội được bầu ra, chính quốc hội sẽ làm công cuộc hỗ trợ tinh thầnnâng cao gía trị và chấp nhận sự trợ giúp của người Mỹ.
4) From Wikipedia, the free encyclopedia
“Thích Trí Quang (sinh năm 1924) là một tăng sĩ Phật Giáo Đại Thừa Việt Nam đã được biết tới qua vài trò lãnh đạo cuộc khủng hỏang Phật Giáo năm 1963 vốn chiếm đa số tại Nam Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh, ông hô hào tín đồ noi gương cuộc đấu tranh bất bạo động của Gandhi, nhìn thấy cuộc chống đối lan rộng chống lại chính quyền Thiên Chúa Giáo của TT. Ngô Đình Diệm và chính sách thân Thiên Chúa Giáo, chống Phật Giáo của ông ta, do ảnh hưởng của người anh cả là Giám Mục Ngô Đình Thục ở Huế. Những cuộc đàn áp biểu tình liên tục của Diệm đã đưa tới sự bất mãn lan rộng trong dân chúng, và đưa tới cuộc đảo chính vào Tháng 11, 1963 lật đổ ông và gia đình ông.
Trong những năm khởi đầu, Thích Trí Quang đi Tích Lan để để nghiên cứu thêm về Phật Giáo. Khi trở về ông tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp để giành độc lập cho Việt Nam (*). Vào ngày 8 Tháng 5, 1963 nhân lễ Vesak, ngày đản sanh của Đức Phật Gotama, Phật tử tại Huế đã chuẩn bị, kể cả việc treo cờ Phật Giáo. Nhà cầm quyền đã dựa vào một nghị định ít khi thi hành để ngăn cấm việc treo cờ. Việc ngăn cấm này đã xảy ra cho dù trước đó một tháng nhân lễ ngân khánh thứ năm của Giám Mục Ngô Đình Thục cờ Thiên Chúa Giáo được treo mà không hề bị ngăn cảnPhật tử Huế không tuân theochỉ thị và tổ chức một cuộc biểu tìnhtụ họp tại đài phát thanh để hy vọng nghe tiếng nói của Thích Trí Quang trong chương trình phát thanh thường lệ. Chính quyền cho ngưng buổi phát thanh và nổ súng vào đám đông khiến 9 người thiệt mạng. Vào ngày 10 Tháng 5, Phật tử bắt đầu chiến dịch tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáobồi thường cho nạn nhân và trừng phạt những người có trách nhiệm và quyền treo cờ Phật Giáo. Thích Trí Quang nhắc nhở khối người biểu tình không để cộng sản lợi dụng tình trạng bất ổn và chủ trương đấu tranh bất bạo động. Khi cuộc khủng hỏang trở nên sâu rộng, Thích Trí Quang vào Thủ Đô Sài Gòn để thương thuyết và chuẩn bị cho những cuộc xuống đường sau cuộc tự thiêu của Thích Quảng Đức vào ngày 11 Tháng 6.. Trước cuộc tấn công của mật vụ và lực lượng đặc biệt của Ngô Đình Nhu vào Chùa Xá Lợi ngày 21 Tháng 8, ông đã trốn vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông được Đại Sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge nhận và từ chối không giao ông cho mật vụ của Nhu sau khi lục sóat chùa, nổ súng và đánh đập tăng ni. Tại Huế, 30 người chết vì đã làm hàng rào ngăn cản người của Nhu tấn công vào các chùa.
Sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 lật đổ Diệm và Nhu, người ta đồn rằng nhóm quân nhân muốn Thích Trí Quang là một thành viên của nội các nhưng Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ bày tỏ chống đối.
Sau cuộc chỉnh lý năm 1964 của Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh, Khánh ra lệnh giết Đại Úy Nguyễn Văn Nhung là cận vệ của Minh và cũng là người đã giết hai anh em Diệm, Nhu. Điều này gây ra lời đồn đại là những chính trị gia thân Diệm sẽ phục hồi quyền lực khiến Trí Quang ngưng cuộc hành hương Ấn Độ để tố chức những cuộc phản đối (Khánh). Vào cuối năm 1964, Khánh thu hồi quyết địnhquản thúc các tướng ở Đà Lạt mà đứng đầu là Trần Văn Đôn.
Vào năm 1965 những cuộc biểu tình lại tái xuất hiện khi người chống Diệm là tướng Nguyễn Chánh Thi - Tư Lệnh Quân Đòan I bị Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ cất chức. Vào thời điểm này, Nguyễn Cao Kỳ bắt giữ Thích Trí Quang và ra lệnh quản thúc tại gia (chùa). Khi Sài Gòn xụp đổ và cộng sản tràn vào Nam Việt Nam thì Thích Trí Quang một lần nữa lại bị nhà cầm quyền cộng sản quản thúc tại gia (chùa).”
Nhận Định:
Tại các quốc gia văn minh Tây Phương, việc duyệt xét lại lịch sửtìm hiểu sự thực của lịch sử diễn ra hằng ngày, hằng tháng và hằng năm bởi các nhà nghiên cứu sử học khi có thêm những dữ kiện mới. Thậm chí trong các lớp học về lịch sử của Hoa Kỳ, người ta còn cho học sinh tổ chức những tòa án giả để xét tội Tổng Thống Jackson, người đã giết hại dân Da Đỏ. Duyệt xét, tìm hiểu sự thực của lịch sử, thậm chí lập tòa án như đã nói ở trên không có nghĩa là các nhà giáo dục Hoa Kỳ dạy cho học sinh căm thù TT. Jackson mà chỉ muốn thế hệ sau tránh vết xe đổ của các thế hệ đi trướcGiả dụ việc làm của TT. Jackson không được các sử gia mổ xẻ, phân tích thì điều đó có nghĩa là TT. Jackson làm đúng và các thế hệ sau “cứ thế mà làm”, như thế tác hại cứ triền miên, không dứt. Do đó, trong tinh thần học hỏixây dựng đất nước và nhất là cho thế hệ mai sau, tôi hoan nghênh mọi nỗ lực khoa học, khách quan, đứng đắn để tìm hiểu về con người thực của TT. Thích Trí QuangTuy nhiên việc nghiên cứu lịch sửkhông phải chuyện dễ dàng. Các sử gia đã chỉ cho chúng ta có hai nguồn sử liệu để nghiện cứu:
1) Tài liệu chính yếu (Primary Source) bao gồm các chỉ dụ, đạo luật, sắc lệnh, nghị định hành chánh, mệnh lệnh, biên bản các phiên họp nội các, các báo cáo, tờ trình, các tấm hình, băng ghi âm, các thước phim tài liệuphỏng vấn có ghi âm/thu hình, công báo là những tài liệu chính xác của lịch sử.
2) Tài liệu thứ yếu (Secondary Source) như thơ, kịch, tiểu thuyết, bài viết, những tâm tình, trao đổi giữa cá nhân, hồi ký liên quan đến một giai đọan lịch sử nào đó. Các tài liệu này mức độ khả tín rất thấp và có khi không đáng tin cậy vì nó có rất nhiều ý kiến cá nhân (yêu ghét, chủ quan) đưa vào đó. Những sử gia đứng đắn không bao giờ bằng cứ vào Secondary Source để viết lịch sử. Ngay cả những cuôc trao đổi riêng tư giữa các nhân vật lịch sử, hoặc những nhân vật có liên quan cũng cần được kiểm chứng qua báo chítài liệu lưu trữ, băng ghi âm, nhật kývăn khố v.v…
Do đó, nếu có vị nào không đồng ý với tài liệu đã giải mật của CIA và coi đó như tài liệu giả hoặc do nhóm thân cộng bịa đặt ra hoặc sự đánh giá của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ hòan tòan sai lạc, có thể viết thư đặt vấn đề với cơ quan CIA. Hoặc tài liệu nghiên cứu của James McAllister, Wikipedia và cuộc phỏng vấn của báo TIME là thiếu vô tư hoặc thân cộng, chúng ta có thể viết thư phản đối hoặc cung cấpcho họ những tài liệu chính xác hơn không ngòai mục đích làm sáng tỏ lịch sử, một nhu cầu cần thiếtcủa một dân tộc muốn tiến lên.
Sau hết, chúng ta nên nhớ rằng một dân tộc man di mọi rợ thì không có lịch sử. Một dân tộc nô lệ thì lịch sử bị ngọai bang bóp méo, cạo sửa, hoặc viết lại. Một dân tộc độc lập và hùng mạnh thì lịch sử phải được học hỏinghiên cứukế thừa và phê phán trong tinh thần khách quan và hướng về tương lai.
Đào Văn Bình
(Tháng 12, 2009)
__._,_.___

Posted by: Tan Vinh Ho <hotanvinh3072@gmail.com>
Reply via web postReply to senderReply to groupStart a New TopicMessages in this topic (1)
Chính Nghĩa tự có tính thuyết phục - Nhân Nghĩa tự có tính cảm hóa

http://www.chinhnghia.com
http://www.kimau.com
http://www.tinhhoa.org
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống !
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Yahoo! Groups
• Privacy • Unsubscribe • Terms of Use
.

__,_._,___

Dat Nguyen

1:36 AM (9 hours ago)
to TanBinhAUHuykhaluongngaiHONGOCNHUANSơnthanhBauxiteMinhThuvientrihng2011@gmail.comLanTônElianekhaiLEvnh_h@yahoo.com.au, bcc: PhungSuXaHoi
XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI.
Orange county, Ca.12/11/2019
Lý Lịch Cá Nhân và Những Hoạt Động Cộng Sản của Thích Trí Quang


Trích: Thich Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc
[Trang 19-27 của tác giả Nguyễn Phúc Liên Thành]

T
Thích Trí Quang tên Phạm Văn Bồng, về sau đổi tên thành Phạm Quang, sinh ngày 21/12/1923 tại làng Diêm Điền, Thị xã Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Làng Diêm Điền vốn là một làng nhỏ và nghèo. Dân làng với đa số làm nghề nông hoặc làm thuê làm mướn. Người dân Diêm Điền có bản chất bảo thủ, cực đoan, và rất quá khích.
Thích Trí Quang vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ và là con thứ hai trong bốn anh em trai. Nhà nghèo đến độ cha mẹ không nuôi nổi các con, nên Phạm Văn Bồng và người anh cả đã phải nương thân cửa Phật để kiếm miếng ăn. Hai anh em Phạm Văn Bồng được Hòa Thượng Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh thâu nhận làm đệ tử và đưa về chùa. Cũng cần nói thêm Hòa Thượng Hồng Tuyên đã có vợ và sanh được hai con rồi mới xuất gia.
Chùa Phổ Minh nằm tại Đồng Đình thuộc Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bốn anh em nhà họ Phạm đã được Hòa Thượng Phổ Minh dùng bốn chữ Minh, Quang, Chánh, Đại để đổi tên thành: Phạm Minh, Phạm Quang, Phạm Chánh, Phạm Đại. Nhờ nương náu cửa Phật tại chùa Phổ Minh nên Phạm Quang và anh cả Phạm Minh có được chút học hành. Song trình độ của cả hai không qua lớp ba bậc tiểu học, chỉ hiểu biết tối thiểu một số chữ Quốc ngữ. Phạm Quang tức Thích Trí Quang học được một chút đỉnh Hán văn do sư phụ Hồng Tuyên truyền dạy cho, còn về Tây học thì hoàn toàn mù tịt. Riêng Phạm Chánh và Phạm Đại đều chịu thất học.
Năm 1945 khi Việt Minh (Cộng sản) nổi lên toàn quốc, Phạm Minh rời bỏ tu hành theo Việt Minh kháng chiến. Phạm Minh phục vụ trong Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Xã tại địa phương. Sau này Phạm Minh là một Ủy Viên của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Bình. Phạm Chánh và Phạm Đại thì đầu quân vào bộ đội. Một thời gian ngắn sau, Phạm Chánh được Bộ Chỉ Huy quân du kích phong làm Tiểu Đội Trưởng Quân Du Kích. Ngày 4/6/1947 Phạm Chánh bị một đơn vị lính Pháp phục kích bắn chết tại Đức Phổ, một vùng nằm về phía tây của Thị xã Đồng Hới, khi ấy Phạm Chánh mới có 21 tuổi. Phạm Đại, người em út của Trí Quang, làm y tá trong bộ đội Cộng sản tại địa phương. Phạm Đại chết sau 1975.
Theo ký giả Robert Sharplen đã viết trong cuốn The Lost Revolution xuất bản vào năm 1965 do nhà xuất bản Harper and Row ấn hành, có đoạn kể rằng:
“Phạm Minh, người anh của Thích Trí Quang đã đi theo Việt Minh Cộng sản ngay từ buổi đầu 1945. Vào khoảng tháng 5 năm 1964 sau cuộc đảo chánh tại Miền Nam, Phạm Minh đã giả trang làm một tăng sĩ Phật giáo với tên là Thích Diệu Minh lẻn vào chùa Từ Đàm tại Huế thăm người em ruột của nó là Thích Trí Quang”.
Theo Đại Tá Hiển hiện đang sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn, USA, nguyên Giám Đốc Cảnh Sát Công An Trung Nguyên Trung Phần thời Đệ I Cộng Hòa trước biến động 1963, và sau đó ông về chỉ huy Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, rồi Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Vùng III cho đến ngày ông bị Việt cộng phục kích đặt mìn làm ông bị mù mắt vĩnh viễn, thì sau ngày 30/4/1975 thân nhân của ông có đến chùa Ấn Quang và đã bắt gặp Phạm Minh tức Thích Diệu Minh mặc thường phục đang ngồi với Thích Trí Quang. Bà cụ đã nói thẳng với Thích Trí Quang: “Tôi thật không ngờ thầy là Việt cộng!” Thích Trí Quang im lặng không trả lời.
Năm 1933, Bác sĩ Lê Đình Thám, Thượng Tọa Thích Mật Thể, và Hoàng Thân Tráng Đinh, anh em chú bác ruột với Hoàng Thân Tráng Cử, đứng ra thành lập trường An Nam Phật Học Huế, nhằm mục đích đào tạo tăng sĩ. Năm 1939 khi được mười sáu tuổi, Phạm Quang được tuyển vào trường này và thọ giáo với Hòa Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc của trường. Thích Trí Độ là đảng viên Cộng sản. Y gia nhập đảng Cộng sản vào năm 1941, thời điểm nầy đảng Cộng sản Việt Nam còn hoạt động trong bóng tối. Năm 1943, Thích Trí Độ đặt pháp hiệu cho Phạm Quang với chữ Trí đứng đầu, từ đó mà có tên Trí Quang. Thích Trí Quang tốt nghiệp khóa Phật học Trung cấp vào đầu năm 1944.
Cũng trong thời gian này, qua người anh trai Phạm Minh, Trí Quang đọc được tài liệu về Bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt minh của Trường Chinh. Tâm đắc với nội dung của nó, Trí Quang nhận thấy rằng theo Việt Minh là lựa chọn tốt nhất.[1]
Năm 1945, sau khi Việt Minh cướp chính quyền, Thích Trí Độ được đảng Cộng sản cử giữ chức vụ Chủ Tịch Trung Ương Giáo hội Phật giáo Cứu quốc. Thích Trí Độ đã lôi kéo được một số tăng sĩ theo Cộng sản. Y đã bổ nhiệm Thích Thiện Minh giữ chức vụ Chủ Tịch Phật Giáo Cứu Quốc ở tỉnh Quảng Trị, Thích Mật Thể ở Thừa Thiên Huế, và Thích Huyền Quang ở Liên Khu 5 gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Phú Yên.
Mùa xuân năm 1946, Trí Quang gởi qua đường bưu điện cho Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bản đề án thống nhất Phật giáo Việt Nam và bản hiến chương do chính Trí Quang soạn thảo. Mùa hè năm 1946, Trí Quang cùng với Trí Độ được mời ra miền bắc Việt Nam để thành lập Phật Học Viện. Tại chùa Quán Sứ, Hòa Thượng Tố Liên cho Trí Quang biết Hồ Chí Minh đã mời Tố Liên đến thảo luận và trao đề án của Trí Quang. Do đang tiến hành thành lập Phật Học Viện nên chưa ai có thời gian để thực hiện đề án nói trên.[2]
Trí Quang trở lại Diêm Điền để giữ chức vụ Chủ Tịch Ủy ban Phật giáo Cứu quốc của tỉnh Quảng Bình, sau khi Việt Minh Cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo tuyên bố “Toàn quốc kháng chiến” và ra lệnh cho đồng bào toàn quốc phải tản cư khỏi các Thành phố lớn như Hà Nội, Huế, và Sài Gòn.
Thích Trí Quang Bị Phòng Nhì Pháp Bắt Vì Can Tội Hoạt Động Cho Việt Minh Cộng Sản
V
ào ngày 25/6/1947 khi quân đội Pháp tái chiếm Thị xã Đồng Hới, Thích Trí Quang rời làng Diêm Điền đến trú ngụ tại làng Diên Nghĩa. Thời gian nầy Trí Quang hoạt động Cộng sản cùng một tổ với hai cán bộ nội thành của Việt Minh Cộng sản thuộc Thị xã Đồng Hới là Nguyễn Toại, dân làng thường gọi là Toại Béo, ở Đồng Đình, và Nguyễn Tịch ở Đồng Phú. Chẳng bao lâu, cả ba gồm Trí Quang, Nguyễn Toại, và Nguyễn Tịch bị Phòng Nhì (II) Pháp hốt trọn ổ và bị giam ở trạm Thiên Văn Tam Tòa. Nguyễn Tịch thoát ngục. Nguyễn Toại bị quân Pháp xử tử hình vì trong suốt thời gian hoạt động y cùng đám Việt Minh Cộng sản đã sát hại nhiều thành phần quốc gia. Riêng Trí Quang bị giam giữ một thời gian và rồi được lực lượng an ninh Pháp trả tự do.
Không lâu sau đó, Trí Quang lại bị Phòng II Pháp bắt giữ vì y tái hoạt động cho Việt Minh Cộng sản. Lần nầy Thích Trí Quang bị giam lâu hơn lần trước. Hội An Nam Phật Học tại Huế đã nhờ đến thân mẫu của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại là Đức Bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, tức Đức Bà Từ Cung, can thiệp và sau đó, một viên chức bảo hộ của chính quyền Pháp đứng ra bảo lãnh cho Trí Quang. Lần nầy Trí Quang đã phải làm giấy cam kết không hoạt động cho Việt Minh Cộng sản nữa. Sau khi được thả ra, nhận thấy Đồng Hới không còn là nơi an toàn cho mọi hoạt động bí mật, Thích Trí Quang quyết định rời Đồng Hới vào Huế.
Thời gian đầu Thích Trí Quang ngụ tại chùa Báo Quốc và thời gian sau y về trú ngụ tại chùa Từ Đàm. Tại chùa Từ Đàm, bề nổi y đóng vai là một người tu đạo chăm chỉ, nhưng bề chìm y vẫn âm thầm hoạt động Cộng sản.
Thích Trí Quang Gia Nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam
T
heo hồ sơ văn khố của sở Mật Thám Pháp còn lưu giữ tại trung tâm hồ sơ văn khố thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Thừa Thiên Huế trước 1975 thì Thích Trí Quang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Buổi lễ kết nạp vào đảng Cộng sản được tổ chức tại chiến khu Lương Miêu Dương Hòa do Tố Hữu, đại diện cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam chủ tọa buổi lễ vào năm 1949. Mật khu Lương Miêu Dương Hòa nằm về hướng tây nam Thành phố Huế, và cách Thành phố Huế khoảng trên sáu mươi cây số đường bộ. Đây là một vùng thung lũng rộng lớn bao bọc bởi những dãy núi đồi trùng điệp thuộc quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên. Nơi đây là căn cứ địa của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Thừa Thiên Huế của lực lượng Việt Minh.
Việc Tố Hữu, Ủy viên Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra kết nạp Thích Trí Quang vào đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã được chính Tố Hữu xác nhận, nhân khi đề cập đến những nhân vật Quốc gia và Cộng sản của miền nam Việt Nam trước năm 1975, vào mùa hè năm 2000 trong một bữa cơm thân mật do Tố Hữu khoản đãi tại tư thất của y ở Hà Nội, với hai nhân chứng: Ông Nguyễn Văn… hiện đang sống tại Thành phố Huế gần chùa Từ Đàm, và Ông Kasaha… hiện đang sống tại Tokyo Nhật Bản.
Năm 1952, Thích Trí Quang ra Hà Nội tham dự Đại hội Thành lập Giáo hội Tăng già Toàn quốc do Thích Tố Liên làm Tổng Thư Ký.
Thích Trí Quang và Phong Trào Hòa Bình
V
ào khoảng tháng 3 năm 1953, Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình hay còn được gọi là Phong Trào Hòa Bình ra đời do Thích Trí Độ là thầy của Thích Trí Quang lãnh đạo. Sự ra đời của phong trào nầy là nhằm hỗ trợ thế mạnh cho chính phủ Việt Minh trong cuộc hòa đàm Genève 1954 giữa Việt Minh và chính phủ Pháp. Khi ấy Thích Trí Quang đang giữ chức vụ Hội Trưởng Hội Việt Nam Phật Học đồng thời hoạt động tích cực để cho ra đời Phong Trào Hòa Bình tại Huế, theo lệnh của Cộng sản Bắc Việt và Thích Trí Độ.
Hòa đàm Genève 1954 ký kết chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm lằn mức phân chia hai miền Nam, Bắc. Từ nam vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mâu thuộc về những người quốc gia miền nam, từ Bắc vĩ tuyến 17 đến ải Nam Quan của người Cộng sản miền bắc. Tại Sài Gòn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho sách lược và đường lối chánh trị của Cộng sản Bắc Việt.
Nhân sự nòng cốt của Phong Trào Hòa Bình tại Huế là những đảng viên Cộng sản của Chi bộ đảng Cộng sản Thuận Hóa do Bác sĩ Lê Khắc Quyến là trưởng Chi bộ. Các đảng viên và đoàn viên trong Chi bộ Thuận Hóa là Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Bác sĩ Thú y Phạm Văn Huyến, ông Nguyễn Văn Đẳng và còn nhiều thành phần trí thức tham gia phong trào nầy nữa.
Tại Sài Gòn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho đường lối chánh trị của Cộng sản Bắc Việt.
Vào ngày 29 tháng 8, Phong Trào Hòa Bình (PTHB) đã tổ chức lễ ra mắt tại Sài Gòn, và phổ biến tuyên cáo 2 điểm:
- Yêu cầu quân Pháp rút khỏi miền Nam.
- Phải tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử theo tinh thần hiệp định Genève. Ngày 21/9/1954, Phong Trào Hòa Bình tổ chức một cuộc biểu tình khá lớn tại Sài Gòn đòi chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải trả những người Bắc di cư về lại miền Bắc và tổ chức hiệp thương, rồi tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc.
Cơ quan tình báo của chính phủ Quốc gia đã biết rõ ràng đây là một tổ chức của chính phủ Cộng sản Bắc Việt. Trước những đòi hỏi phi lý của phong trào nầy, chính phủ Quốc gia bắt buộc phải vô hiệu hóa tổ chức nầy.
Ngày 7/11/1954, chính phủ VNCH ra lịnh bắt giam tất cả những nhân vật trí thức đã tham gia hoạt động trong phong trào nầy.
Ở Sài Gòn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kỹ sư Lưu Văn Lang, Giáo sư Phạm Huy Thông, Kha Văn Dưỡng, cùng với một số ký giả như Nguyễn Bảo Hóa, Trần Chi Lăng bị bắt giữ.
Ở Huế, cơ quan an ninh đã bắt giữ: Thích Trí Quang, Nguyễn Cao Thăng, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ, Phạm Văn Huyến, và một số khác. Nhưng ở Miền Trung, ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn lại muốn dùng chính sách chiêu dụ các thành phần nầy trở về với chánh nghĩa quốc gia. Ông Ngô Đình Cẩn đã nỗ lực khuyên lơn, đem tiền bạc, địa vị, và lợi lộc ra chiêu dụ Trí Quang và đồng bọn. Ông Ngô Đình Cẩn tin chắc rằng: Với những tài liệu cụ thể của Phòng II Pháp chứng minh rõ ràng Trí Quang đã từng hoạt động cho Cộng sản từ lâu, hiện đang nằm trong tay ông, thì Trí Quang sẽ không thể nào dám cựa quậy, hay sanh lòng phản trắc nữa.
Đến ngày 9/2/1955, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã ra lệnh tống xuất 26 nhân vật đầu sỏ của Phong Trào Hòa Bình, trao cho chính phủ Cộng sản Bắc Việt, nhưng trong số đó đã không có Trí Quang, Lê Khắc Quyến, Nguyễn Cao Thăng, và Nguyễn Văn Đẳng. Điều đáng ngạc nhiên là chẳng bao lâu sau Lê Khắc Quyến lại được trọng đãi. Lê Khắc Quyến được bổ nhiệm làm y sĩ riêng cho thân mẫu của Ông Ngô Đình Cẩn và được bổ nhiệm làm khoa trưởng Đại học Y Khoa thuộc Viện Đại học Huế, Giám Đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Nguyễn Cao Thăng được làm chủ nhân công ty bào chế thuốc tây OPV. Nguyễn Văn Đẳng từ ngạch Thừa Phái được chuyển ngạch sang Tham Sự Hành Chánh và được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, kiêm Thị Trưởng Huế từ 1955-1963.
Điều này cho thấy Hà Nội đã chỉ thị cho những tên này trá hàng nằm lại Miền Nam.
Riêng Trí Quang được ông Ngô Đình Cẩn bỏ tiền ra giúp đỡ trùng tu lại chùa Từ Đàm. Chùa Từ Đàm đã xây nên từ năm 1703, thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Khởi đầu chùa này mang tên “Ấn Tôn Tự”. Đến đời vua Thiệu Trị (1841- 1847) chùa đổi tên là Từ Đàm (3 chữ “Ấn Tôn Tự” bị coi như phạm húy).
Bởi thế trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1963, đồng bào Huế thỉnh thoảng thấy ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn đến chùa Từ Đàm ăn cơm chay với Thích Trí Quang. Ngoài ra ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn còn tích cực yểm trợ cho các hoạt động Phật giáo của Trí Quang, ở chùa Từ Đàm.
Có lẽ Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn tin rằng: Với sự tử tế giúp đỡ tiền bạc và hỗ trợ tinh thần của ông đối với Thích Trí Quang, ông ta đã xoay được hướng đi của Thích Trí Quang về với chính nghĩa quốc gia. Thế nhưng trò chơi chính trị và tình báo nầy của ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn hoàn toàn không có hiệu quả nào đối với một tay Cộng sản sắt máu như Thích Trí Quang.
Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn đã “nuôi ong tay áo”. Tên lưu manh Cộng sản Thích Trí Quang thi hành  lệnh của Cộng sản Hà Nội dùng lực lượng Phật giáo Ấn Quang tại Miền Trung  tham gia cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 giựt sập nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Sau đó chính y ra lệnh cho Tướng Nguyễn Khánh, khi ấy là Quốc Trưởng, ký một sắc lệnh đặc biệt mở phiên tòa đặc biệt để xử bắn ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn.




Do đó, nếu có vị nào không đồng ý với tài liệu đã giải mật của CIA và coi đó như tài liệu giả hoặc do nhóm thân cộng bịa đặt ra hoặc sự đánh giá của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ hòan tòan sai lạc, có thể viết thư đặt vấn đề với cơ quan CIA. Hoặc tài liệu nghiên cứu của James McAllister, Wikipedia và cuộc phỏng vấn của báo TIME là thiếu <span style="border-bottom:1
...

[Message clipped]  View entire message

Nhon Nguyen

Attachments1:52 AM (9 hours ago)
to DienDanLuannguyenMyJessicaVuBìnhQuỳnhNGUYỄNVĂNTRẦNChuHaoLeQueNganvinh
​Tác giả " Ngọn lửa Thích Quảng Đức " cư sĩ Đáo Văn Bình đọc trước cử tọa nhân ngày Đại lễ vinh danh “ bồ tát ” Thích Quảng Đức ở Nam Cali do Tổng hội trưởng Cư sĩ Huỳnh Tấn Lê tổ chức hồi năm 2013 thì làm thế nào trung thực cho được?!

Đào Văn Bình là ai?

Anh Nguyễn Nhơn ơi,
Anh quá khích, cực đoan vừa vừa thôi kẻo lại giống như Taliban và ISIS. Năm mười năm qua anh cứ dùng thời gian để truy sát một đồng môn của anh. Anh dùng nhiều bài viết để lên an, chụp mũ tôi. Tình đồng môn anh để đâu?
… Xin anh bớt bớt nhiệt tình lại. Nhiệt tình mà dùng lung tung sẽ đưa đế “tẩu hỏa nhập ma” thù chưa chết mà quay qua giết bạn. Chúng ta chỉ còn 2,3 năm nữa là từ giã cõi đời này. Cái gì cũng có “deadline”. Cũng có lúc phải di dưỡng tinh thần để chuẩn bị từ giã cuộc đời đầy khổ đau này. Tôi van xin anh. Xin anh để tôi yên. Chín năm tù cải tạo, 35 năm phiêu bạt xứ người chưa đủ đau thương sao anh Nhơn? Có thể ngày mai hay ngày mốt chúng ta đã ra Oak Hill cả rồi. Xin anh mở lượng từ tâm để cho đồng môn của anh có được cuộc sống yên bình trong những ngày cuối đời. Kính anh,
Đào Văn Bình
..............................
1/ Quá khích, cực đoan là thuật ngữ của việt cọng và việt gian dùng để công kích người chống cọng.
2/ Tôi không chụp mũ đồng môn Đào Văn Bình. Tôi phê phán mạnh mẻ các bài viết “ nửa nạc, nửa mở “ của tác giả Đào Văn Bình, nhất là lập trường “ phò Ấn Quang “ lở thời của “ cư sĩ Đào Văn Bình.
3/ “ Nhiệt tình mà dùng lung tung … “ ý muốn lập lại câu cửa miệng của tuyên giáo vc chớ gì: “ Nhiệt tình mà thiếu thông minh thành ra phá hoại “

Chỉ nội cái giọng tàng tàng nửa cư sĩ ấn quang, nửa tuyên giáo vẹm cũng đủ biết cái bụng của cựu phó Bến Tre ở đâu.

Tôi nói có sách, mách có chứng như sau đây:
Nhân vụ " Đào Văn Bình làm thơ chống Mỹ " gây nên dư luận bất bình, xin cho đi lại bài viết " Kế Hoạch Nước Lũ " để công luận biết Đào Văn Bình là ai. Nguyễn Nhơn
KẾ HOẠCH NƯỚC LŨ
Xin quý vị cư sĩ, thượng tọa Ấn Quang năm xưa đừng giựt mình. Nó không phải là kế hoạch hành quân để hốt đám tôn giáo phản loạn năm 1963 đâu. Đây là nói về “ hiện thực xã hội chủ nghĩa “ hôm nay.
Đó là kế hoạch nước lũ của Tình báo – phản gián Tôn giáo vận vc theo Nghị quyết 36 kiểu nhằm tràn ngập khống chế chùa chiền nơi hải ngoại vừa đánh bóng lại huyền thoại “bồ tát Thích Quảng Đức” để mưu đồ nhất tiển xạ song điêu: Vừa chiếm chùa “ nhứt thống “ Phật giáo hải ngoại vừa bôi bác Đệ Nhất VNCH để đở đòn cho chế độ việt gian cọng sản bán nước đang lâm nguy.

NƯỚC LŨ CUỐN CHÙA CHIỀN

Không phải cuốn trôi mà là tràn ngập khống chế. Trong nước thì Phật giáo quốc doanh với tiêu đề: Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa rầm rộ tổ chức “ kỷ Niệm 50 bồ tát Thích Quảng Đức “, có chủ tịt thành hồ dẫn đầu các quỉ ban , bộ xậu đến dự lễ theo bản tin của Mặt trận Tổ cò thành hồ như sau:

” Nhân kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 – 2013), chiều ngày 23 tháng 5 năm 2013, đoàn lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến thắp hương trước tượng Bồ tát Thích Quảng Đức (tại địa điểm tượng đài Hòa thượng Thích Quảng Đức, ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Sau nghi thức dâng hương tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức, đồng chí Lê Thanh Hải bày tỏ sự kính trọng đối với Bồ Tát Thích Quảng Đức, một tấm gương sáng của tinh thần đấu tranh vì đạo pháp và độc lập trường tồn của dân tộc."Sự kiện tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức vào ngày 11-6-1963 ...cuộc đấu tranh do Phật giáo khởi xướng không chỉ mang tính tôn giáo mà động lực sâu xa là cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng ách thống trị. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh này đã tác động rất lớn đến những hoạt động và thành quả của lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam sau này"

Lời “ tuyên dương công trạng “ của “ đồng chí” ủy viên Bộ chánh trị nhà ta hay ho đến như dzậy, thôi thì miễn bàn!

Từ trong nước, nước lũ tràn qua tới Úc Châu, Hội Sử Học Việt Nam tại Âu Châu đã lên tiếng cảnh báo:

“ Ngay từ đầu tháng 04-2013 đến thượng tuần tháng 06-2013, Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu đã liên tiếp cảnh báo dư luận về hiện tượng các Giáo hội Phật Giáo Việt-Nam Thống-Nhất Hải-Ngoại, Liên-Âu, Úc-đại-Lợi và Tân-tây-Lan đã đồng hành cùng với đảng Cộng-Sản Việt-Nam trong việc tổ chức trọng thể “tưởng-niệm 50 năm Hòa thượng Thích Quảng-Đức vị pháp thiêu thân”. Lồng trong thư mời kêu gọi tham gia cũng như tại buổi lễ, các Giáo Hội PGVN Thống Nhất đã liên tục công kích chính thể Việt-Nam Cộng-Hòa với những lời lẽ hoàn toàn trái với sự thật lịch sử. “

Bất chấp mọi phản đối của công luận, cũng giống như ngày xưa, bất chấp mọi cố gắng giải thích của Chánh phủ VNCH và Tổng thống Ngô Đình Diệm đích thân tiếp kiến trần tình, tổ chức mệnh danh PGVNTN hải ngoại, tức PG “ Nhứt Thống “ Ấn Quang vẫn ngang nhiên tổ chức rềnh rang cái gọi là “ Kỷ niệm 50 năm bồ tát TQĐ “ ở Úc từ 15 – 19/ 6/2013.

Thế rồi lũ tràn qua tới Nam Cali ngày 23/6/2013 khi nhóm Huỳnh Tấn Lê, nhân danh Tổng hội cư sĩ PGVN tại Hoa Kỳ tổ chức cuộc Đại lễ vinh danh “ bồ tát ” Thích Quảng Đức do sắc chỉ PGVNTN Ấn Quang năm xưa sắc phong.(*)
Ở trong nước thì có chủ tịt thành hồ tới đọc bản tuyên dương. Ở hải ngoại thì có Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống, xin lỗi, CVP Hội đồng Giáo Phẩm đến ban “ đạo từ “: Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, chánh văn phòng Hội Ðồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, trong dịp này cũng ban một đạo từ. Hòa thượng nói: “Bồ Tát Thích Quảng Ðức là ngọn lửa sáng trong thế kỷ 20. Ngài nhập Niết Bàn đã để lại Xá Lợi tim mà thử đốt đến 3 ngàn độ vẫn không cháy để chúng ta cùng tưởng niệm đến sự hy sinh của ngài cho Ðạo Pháp và Dân Tộc”.
Gạt ra một bên các lời hay ý đẹp về “ đuốc tuệ “, “ tim kim cương,” “ lửa bố tát” của các diễn giả Phật học uyên thâm, chỉ nhắc lại đây một câu “ sáng tạo “ mới tinh mà tới nay vẫn còn làm xôn xao dư luận của Tổng hội chủ cư sĩ Huỳnh Tấn Lê: “ Đó cũng là lý do để hiểu thêm tại sao hơn 300,000 (ba trăm ngàn) Phật tử tại miền Trung đã bị giết hại ( theo Đảng Cần Lao- Chu bằng Lĩnh), cũng như "Kế hoạch Nước Lũ" đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.”
Cái dzụ Kế hoạch Nước Lũ do cựu Tổng trấn Đô thành phản chủ Tôn Thất Đính phịa cho Cư xĩ Tấn Lê nghe thì thôi coi cũng như một giai thoại nghe qua rồi bỏ vì chỉ là tiếng nói của một bên. Còn cái dzụ giết hại 300 trăm ngàn Phật tử Miền Trung coi bộ khó nuốt cho trôi, coi chừng Tổng hội chủ cư xĩ mắc phải tội nói láo, tức là vọng ngữ!

Bây giờ nước lũ tràn qua tới Pháp. Một lần nữa, Hội Sử Học Việt Nam tại Âu Châu lại lên tiếng cảnh báo về việc thầy Minh Tâm thuộc nhóm Ấn Quang tổ chức tưởng niệm bồ tát TQĐ tại Pháp: “Tưởng Niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức và cầu nguyện cho Nhân quyền Dân chủ Tự do cho Việt Nam sẽ làm tại Lễ Đài trước Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg lúc 11 giờ đến 13 giờ ngày 11/07/2013” -ngưng trích-
Và một lần nữa, công luận thấy sự thiếu lương thiện của nhóm tổ chức khi léo cái lễ tưởng niệm vào chủ đề “ cầu nguyện cho NHÂN QUYỀN DÂN CHỦ TỰ DO cho VIỆT NAM. Cái slogan nầy nó nghe giống như câu khẩu hiệu của Việt Tân hồi còn mồ ma Mặt trận HCM. Mỗi khi có biểu tình mà có mấy cô cậu Mặt trận ghé dzô là có cái dzụ hô ầm ỉ “ Human rights for VN”, “ Democracy for VN”, “ Freedom for VN ” bằng loa tay, át cả tiếng hô “ Đả dảo việt cọng “ của đồng bào TNCS.

Lướt qua 4 đợt nước lũ từ trong nước ồ ạt tuôn ra hải ngoại để cho thấy “ bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương “ như vậy để ngậm ngùi về dòng lịch sử nước nhà! Những đau đớn nhọc nhằn vì nghe theo giọng đờn tiếng huyển của vẹm mà thua bại, mất nước vẫn chưa học thuộc nên cứ phạm phải tái đi, tái lại. Trong nước bị chúng nắm đầu chẳng nói làm chi. Ra nơi hải ngoại rồi mà vẫn cò u mê, ám chướng mới thiệt là tệ!

Dẫu sao thì việc phô trương Phật giáo Thống Nhất Ấn Quang như vậy cũng chỉ là mặt nổi. Chìm sâu bên dưới là âm mưu bôi bác chế độ VNCH để có cớ lân la với việt gian cọng sản mới là điều trọng đại.

NƯỚC LŨ BÔI BẨN VIỆT NAM CỘNG HÒA

Hiện tại trong nước, chế độ cọng sản hầu như tê liệt.
Về kinh tế chỉ nói tắt một lời theo như một kinh tế gia Singapore: “ Kinh tế chxhcnvn đã chết đứng.”
Về chánh trị thì hầu như hỗn loạn. Những quyết định lớn không ai chịu trách nhiệm, bởi vì 14 vua nam 2 nữ hoàng cá đối bằng đầu, không ai phục ai, chỉ kèn cựa, giữ thế, giữ ngôi đến nổi có ký giả hải ngoại ví von “ Vương quốc có ngai vua mà không có vua trị vì!”.
Đối ngoại thì tệ lậu hết thuốc chửa: Chủ tịt nước Sang “hèn” đi sứ tàu khựa. Nó đưa cho 10 đạo sắc chỉ kêu là hiệp ước. Sang ta vừa ký vừa gật tới 29 lần, bất kể trời đầt, quân thần. Cả 10 thỏa thuận đều lợi cho chệt hay nói khác hơn là do tàu khựa chủ động khống chế từ quân sự, kinh tế kể cả văn hóa, xã hội. Tiêu biểu là thỏa ước hợp tác khai thác dầu hỏa trênVịnh Bắc bộ. Chệt thì có một giàn khoan vĩ đại chực hờ ở đó. An nam xã nghĩa thì chỉ có trên răng, dưới cụ hồ. Thế khống chế áp đảo thấy rõ.
Câu nói bình dân: Theo Mỹ thì mất đảng. Theo tàu thì mất nước, ngày nay đã đọc thấy ngay trên báo chí quốc tế.
Về dân sinh, dân chủ, nhân quyền thì thành tích ngày càng tệ lậu. Chỉ nội trong 6 tháng đầu năm 2013, mấy chục người tranh đấu vì dân sinh, dân chủ bị xử án tù nặng nề.
Trước sự thể tồi tệ như vậy nên ngụy quyền cs không thể không phát động kế hoạch nước lũ cứu nguy.
Trong khi trong nước, chánh nghĩa Quốc gia ngày càng sáng tỏ, quốc kỳ VNCH được nhắc nhở trân trọng thì cơn lũ bôi bẩn Đệ Nhất VNCH và Tổng thống Ngô Đình Diệm tràn ra hải ngoại để đánh đồng cọng sản và VNCH cùng chung một lứa.
Đó là thủ đoạn gian manh của việt gian hải ngoại và cọng sản NQ36 kiểu. Chúng toa rập khơi dậy các biến cố gọi là đàn áp Phật giáo để lấy cớ lân la đối thoại, hòa hợp, hòa giải, bắt tay với vc.

Hôm nay, ký giả Trần Trung Đạo đăng một bài trên DLB, tựa đề: “ Nelson Mandela và tiến trình hòa giải tại Nam Phi ” Phải chăng đây là nói gần nói xa về cái gọi là “ trực diện đối thoại, hòa hợp hòa giải “ Quốc – Cọng?
Vừa đây, có tin đồn, sẽ có một cuộc giao lưu văn hóa “ hoành tráng “ tầm cở như sách “ Bên Thắng Cuộc “.
Nếu quả như vậy thì cơn lũ đỏ nầy bao trùm mọi mặt: Tôn giáo – chánh trị – văn hóa.

Có điều trong giai đoạn cọng sản suy tàn, mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa.
Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.

Nguyễn Nhơn

(*) Đào Văn Bình tuyên đọc “ Ngọn lửa Thích Quảng Đức “ trong buổi đại lễ nầy.

TRÁI TIM BỒ TÁT NUNG CHÁY KHÔNG?

Bạn QGHC của tôi meo lại bảo
Chiều buồn nhớ quê nhà
Lẫn thẩn nghĩ gần xa
Mới 70 tuổi chưa già
Mà xem ra lãng đãng
Không nhớ rõ hình luật
Tưới xăng, đốt chết người
Có bị tội cố sát hông?
Hai nữa là trái tim hữu cơ
bị nung với nhiệt độ cao
có tồn tại được không?
Thương bạn trẻ tôi giải đáp
Tôi năm nay 77 mà hãy còn thơ ngây
Thấy gì nói nấy, tới đâu thì tới
Theo hình luật nướng người
Thì ở tù rụt xương
Nhưng Phật Giáo "Nhất thống" Ấn Quang
Cũng có Tăng Thống, có Viện Hóa Đạo
Có Đạo pháp nên lại khác
Nên đốt ai thì phong làm "Bồ Tát"
Tim bồ tát làm sao nung cháy được?!
Lửa Từ bi lẽ nào đốt chết người
Chỉ đốt cháy thân xác, còn lại là
Tinh anh bồ tát
Bộ bạn Nghĩa hổng nhớ Kiều sao?
" Thác là thể phách, còn là tinh anh "
Nếu không phải vậy
Huynh trưởng Đào Văn Bình của bạn
Làm sao đọc lời ca ngợi trước vong linh
ngài  là : " Ngọn lửa Thích Quảng Đức "
Thôi anh em mình Phật pháp hổng rành
Ai giỏi nói lý thì cứ để cho họ nói
Mình nghe cầu vui hay chua chát trối thây!

Nguyễn Nhơn

Subject: Fw: 1 DĐKTTG Re: ĐÀO VĂN BÌNH LÀM THƠ CHỐNG MY?

Nhan xet:Cac ban HC khong la gi DVB,y thuoc thanh phan"Pha lang,pha xom" thoi De Nhat VNCH cua cac Thay An Quang chong TT Ngo Dinh Diem tich cuc cai goi la"Doc tai dan ap PG".Vao tu CS tai lang Co Nhi Long Thanh,moi buoi toi,cb bo vang bat sinh hoat to, la co hoi DVB tang boc che do moi CM thanh cong khong biet nguong mom.Trai lai,nhom nay cung co vai anh HC nua,nhung mieng luoi nhu cam diec.Chi co 2 anh HC dong mon DVB va LHP la ngon tu nhu can bo.Doi trao tro la nhu vay,khong noi ra chang ai biet,noi mai cung nham chan.Thuyet,
Phó Bình hóa điên ?

Ông Giao điểm Đào Văn Bình làm thơ "Thế Giới Ngày Nay" bi thảm khôn luờng
Ô hô ông Phó Đào Bình
Hết khôn hóa dại tội tình chi đây
Đạn, bom ông kể cả giây
Xe tăng, mẫu hạm phơi bầy đủ ghê
Xem ra kết tội một bề
Ông kể tội Mỹ ông kê đủ điều
Còn bọn cộng sản bao nhiêu
Không kê 1 thứ, ông liều hay ngu ?
Kể ra ông cũng hơi đù
Ông ăn cơm Mỹ mà ngu quá trời !
Không may gặp thứ trời ơi
Tát ông một tát thì đời ông tiêu
Đúng là ông uống thuốc liều
Hay vợ ông xúi ra chiêu đổi đời
Lâu nay ít thấy tăm hơi
Hay ông bị xích hận đời Mỹ chăng
Hay ông mơ tưởng chị Hằng
Nên ông chống Mỹ chiếm trăng hả trời ...
Tôi không hiểu nổi ông ơi
Một ông Phó Tỉnh hết thời hóa điên  ??? 

VHT

ĐÀO VĂN BÌNH LÀM THƠ CHỐNG MỸ?
Bài thơ dưới đây của Đào Văn Bình được tác giả đưa lên các Trang mạng cho thấy nội dung hoàn toàn "CHỐNG MỸ" . Một ngưòi có tiểu sử và hình ảnh trên trang SÁCH HIẾM như vầy, từng là quan chức lớn của VNCH, là một "PHẬT TỬ với Pháp Danh Thiện Quả" đang sống trên đất Hoa Kỳ tự do mà phun ra những lời thơ "CHỐnG MỸ" như thế thì hỏi ai nghe đưọc? Thiện quả hay là Ác quả đây?
XIN QUÝ VỊ - những Người Việt Quốc Gia- đọc kỹ bài thơ "Thế Giới Ngày Nay" của Đào Văn Bình đướiđây ngay sau bài thơ cóc của bần bút để coi có đúng hay không?

Tác giả Đào Văn Bình
Sơ Lược Tiểu Sử Đào Văn Bình
Đào Văn Bình - Đôi nét về tác giả
Đôi dòng giới thiệu. Đào Văn Bình sinh năm 1942 tại Hải Phòng. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1955 quy y Tam Bảo với Hòa ...

• Đào Văn Bình sinh năm 1942 (Nhâm Ngọ) tại Hải Phòng (quê cha đất tổ ở Khúc Thủy, Hà Đông)
• 1954 theo cha mẹ di cư vào Nam
• 1955 quy y với Hòa Thượng Thích Hải Tràng chùa Phổ Quang Phú Nhuận và được đặt pháp danh Thiện Quả
• 1966 tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa, Đại Học Luật Khoa Sài Gòn
• 1968 tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
• 1973-1975 Phó Tỉnh Trưởng các Tình Quảng Ngãi và Kiến Hòa (Bến Tre)
• Hiện định cư tại Tiểu Bang California
• Đã xuất bản 08 tác phẩm bao gồm hồi ký, truyện ngắn, truyện dài, thơ, kịch và bản dịch tác phẩm “Of Mice and Men” của John Steinbeck



Bao nhiêu là vũ khí được trải rộng khắp muôn phương
Nào máy bay, hỏa tiễn, tầu ngầm, phi cơ tàng hình, hàng không mẫu hạm.
Nào phi cơ chiến đấu F -22, F-16, F-35, hỏa tiễn Tomahawk bay rợp trời mây xám
Nào bom CBU, bom áp nhiệt, bom chùm, bom bi, robot bộ máy giết người
Nào lực lượng đặc nhiệm, mang đầy vũ khí nguy hiểm trời ơi
Như ông viết:
Người ta bảo đó là phương tiện xóa bỏ độc tài tiến hành dân chủ...."
Ấy là chưa kể bom hóa học, vi trùng giấu kín.
Thành phố kia thành bãi thịt bầy nhầy.
Người ta bảo đó,
Là ân huệ cách mạng màu dân chủ..."
Đọc lên cứ tưởng rằng ông kết án chiến tranh
của bao kẻ thù độc ác làm hại loài người khắp nơi
Nhưng hỡi ôi
Đó toàn là vũ khí chiến tranh của Mỹ
Không hề có thứ vũ khí nào của bọn Tầu Nga như hỏa tiễn SAM, chiến đấu cơ MIG, SOUKHOI, B40, AK...
A ha ha!
Đào Văn Bình sống ở Mỹ mà làm thơ chống Mỹ à?
coi Mỹ là bọn dân chủ giả hiệu, giả hình.
Không hề chống Tàu khựa Nga sô, ở Bắc Kinh hay Điện Cẩm Linh
Là bọn Cộng Sản ác ôn côn đồ nhất thế giới
Xưa rầy chưa có chế độ nào tệ hại ác ôn hơn
Bây giờ tui mới hiểu vì sao bấy lâu nay ông chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm vị ân nhơn
Của Đất Nước Việt Nam Cộng Hòa đã nuôi dưõng ông khôn lớn
Nuôi cho ông học thành, rồi cho ông làm quan nhớn
Với bao lợi lộc mà không một lời cám ơn với kẻ đả nuôi mình
Ông chỉ khen cái thằng đầu trọc lưu manh
Là Thích Trí Quang cùng bọn Ma Tăng chết tiệt
dâng nốt Miền Nam cho Việt gian Cộng sản tay sai Tầu khựa vàNga Sô viết
Thế mới biết lòng người khôn dò
Ngoài miệng, ông tụng "Nam mô.."
Trong lòng ông chứa "một bồ dao găm..."
Ôi thôi! Ai tai!

THÍCH TÚ XƯƠNG

On Saturday, October 24, 2015 10:01 AM, "Binh Dao daovanbinh@sbcglobal.net [ChinhNghiaViet]" <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com> wrote:

Thế Giới Ngày Hôm Nay

Những máy bay ném bom chiến lược tàng hình trông dễ sợ.
Những hỏa tiễn siêu thanh liên lục địa xé trời như sấm nổ.
Những tàu ngầm âm thầm dưới đáy biển mang đầu đạn hạt nhân.
Người ta bảo đó là những phương tiện giữ gìn hòa bình thế giới.

Rồi biết bao phi cơ tàng hình mang đầy hỏa tiễn.
F-22, F-16, F-35…
Những biệt kích, lực lượng đặc nhiệm mang đầy vũ khí ít người biết.
Trên không máy bay không người lái rình mò.

Rồi mẫu hạm hàng không với cả trăm phi cơ chiến đấu.
Tomahaw mà bắn đi thì hầm trú ẩn san thành bình địa.
Mọi mục tiêu thành đống gạch vụn điêu tàn.
Bệnh viện kia lơ mơ cũng ăn vài hỏa tiễn.

Bom áp nhiệt biến người thành cua rang muối.
Lính rô-bô ôi bộ máy giết người.
Trực thăng vũ trang quần nát cả bầu trời.
Người ta bảo đó là phương tiện xóa bỏ độc tài tiến hành dân chủ.

Ấy là chưa kể CBU đáng sợ.
Loại bom chùm, bom chấn động, bom bi.
Nổ tung ra đất ơi thành bãi mìn trải thảm.
Trăm năm sau, cánh đồng chết cho người.

Ấy là chưa kể bom hóa học, vi trùng giấu kín.
Thành phố kia thành bãi thịt bầy nhầy.
Người ta bảo đó,
Là ân huệ cách mạng màu dân chủ.

Tôi cũng giống như ni cô ngồi tụng Kinh Cứu Khổ.
Đem từ bi cứu độ đến cho người.
Mà ngoài kia bao cô gái, than ôi:
Khoe tất cả hình hài nên giấu kín.

Lời kêu cứu của một linh hồn bé nhỏ,
Như lời kinh, như cái kiến, con sò.
Như nai vàng, như con thỏ ngu ngơ.
Nên chẳng một ai thèm để ý.

Nhưng giun dế vẫn cất lên tiếng hát.
Như tiếng hờn rên rỉ giữa canh khuya,
Khi nhân loại ngủ mê.
Và lỗ tai khép kín.

Bạn ơi,
Chỉ hổ báo beo hùm, đại bàng mới có nanh có vuốt.
Giun kiến, nai tơ sao chế được đạn bom?
Làm gì có ngân sách quốc phòng?
Cho nên muôn đời bị người ta ăn thịt.

Tôi ngu ngơ và hỏi như bầy con nít.
Chốn thờ phượng kia vật trang trí cho đời?
Người van xin người nguyện ước những gì?
Sao tội ác cứ làn tràn thế giới?

Mới mười tuổi đã tham gia thánh chiến.
Chặt đầu người như một món đồ chơi.
Tuổi ngây thơ tuổi để mất đâu rồi?
Nay biến dạng thành yêu tinh khát máu.

Kẻ cuồng tín thích reo hò chiến thắng.
Nhờ thần linh thêm can đảm giết người.
Tim bằng gỗ chẳng bao giờ cầu nguyện:
Thần giúp tôi mai thành kẻ ngoan hiền.

Hãy “trực chỉ nhân tâm” (*), xin thôi đừng ngụy biện.
Càng văn minh càng gieo họa cho người.
Và xin dừng tay lại thế gian ơi!
Càng tiến bộ càng gây thêm tội ác.

Nếu mai chết đầu thai sang kiếp khác.
Tôi chẳng ham quay  lại thế gian này.
Mà chỉ mong hồn sẽ biến thành mây.
Mây gặp lạnh mưa lành cho trái đất.
Đào Văn Bình
(California Tháng 10,2015)

(*) Bồ Đề Đạt Ma: Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật

Phụ đính
[QGHCBacCali] Xin anh Nguyễn Nhơn để tôi yên

Anh Nguyễn Nhơn ơi,
Anh quá khích, cực đoan vừa vừa thôi kẻo lại giống như Taliban và ISIS. Năm mười năm qua anh cứ dùng thời gian để truy sát một đồng môn của anh. Anh dùng nhiều bài viết để lên an, chụp mũ tôi. Tình đồng môn anh để đâu? Trong khi đó tôi vẫn luôn luôn kính trọng anh, không bao giờ đụng chạm đến việc anh làm cũng như cá nhân anh. Anh có quyền theo đuổi ước mơ, khát vọng và lý tưởng của anh, nhưng anh không có quyền buộc người khác (thậm chí vợ con anh) làm giống như những gì anh đang làm. Trong lúc tôi đang viết những dòng chữ này đây, thì ở trên thế giới này có cả triệu nhà thờ, chùa đang rao giảng về Từ Bi, Bác Ái và cả Đức Đạt Lai Lạt Ma nữa. Sao anh không viết thư yêu cầu họ đóng cửa ngay chùa, nhà thờ để, “Bây giờ, khi chệt cọng uy hiếp, chiếm giữ Biển Đông, tình trạng Nước Nhà như dầu sôi lửa bổng, thân là cựu chức việc VNCH, cho dẫu là dân sự vẫn phải biết câu: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Có lẽ nào mắt lắp tai ngơ, đi giảng đạo từ bi?” như điện thư anh gửi khắp nơi để chê trách tôi.
Anh chống cộng thì mọi người vinh danh anh, rồi tên tuổi anh sẽ đi vào lịch sử. Còn những người khác không có tài như anh thì cách hay nhất là ngưỡng mộ anh và xem anh làm. Họ có tội gì đâu? Anh là một nhà hành chánh anh hiểu rằng, trong khi các chiến sĩ ra mặt trận thì còn có thương gia, nông gia lo buôn bán cày cấy, bác sĩ lo chữa bệnh cho dân, giáo sư, giáo viên lo công việc giáo dục, chợ búa phải họp, rồi báo chí, văn nghệ, thi cả, cải lương, phòng trà ca vũ, thể thao để giải trí cho dân. Nhà chùa, nhà thờ, thánh thất vẫn mở để rao giảng đạo đức cho xã hội nữa chứ. Chẳng lẽ kéo hết ra mặt trận sao? Kiến thức hành chánh, an dân, xây dựng đất nước anh quên hết rồi sao?
Xin anh bớt bớt nhiệt tình lại. Nhiệt tình mà dùng lung tung sẽ đưa đế “tẩu hỏa nhập ma” thù chưa chết mà quay qua giết bạn. Chúng ta chỉ còn 2,3 năm nữa là từ giã cõi đời này. Cái gì cũng có “deadline”. Cũng có lúc phải di dưỡng tinh thần để chuẩn bị từ giã cuộc đời đầy khổ đau này. Tôi van xin anh. Xin anh để tôi yên. Chín năm tù cải tạo,  35 năm phiêu bạt xứ người chưa đủ đau thương sao anh Nhơn? Có thể ngày mai hay ngày mốt chúng ta đã ra Oak Hill cả rồi. Xin anh mở lượng từ tâm để cho đồng môn của anh có được cuộc sống yên bình trong những ngày cuối đời. Kính anh,
Đào Văn Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét