Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

DIỄN TIẾN CUỘC PHẢN LOẠN TRƯA NGÀY 1/11/1963 TẠI THỦ ĐÔ SÀI GÒN

TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG
P.O.BOX 6147
FULLERTON,CA. 92834. USA

Kính gởi:
Đồng Bào Quốc Nội, Hải Ngoại
Quý Chiến Hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Quý Chiến Hữu Cảnh sát Quốc Gia VNCH
XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI
Orange county, Ca.13/11/2019

DIỄN TIẾN CUỘC PHẢN LOẠN TRƯA NGÀY 
1/11/1963 TẠI THỦ ĐÔ SÀI GÒN
[Trích Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội ĐồDân Tộc 
của tác giả Nguyễn Phúc Liên Thành. Trang 172-184]

Theo thư mời của ThiếuTướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, tấtcả các Chỉ Huy Trưởng Quân Binh Chủng và Nha Sở, cũng như các cấp ch huy của Nhảy Dù, LữĐoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, Lực Lượng Đặc Biệt, Tổng Nha Cảnh Sát, tất cả đềucó mặt tại phòng hội của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các ôngnầy được mời đến và giữ luôn tại đó vào sáng ngày 1/11/1963.
Từ 1 giờ trưa cho đến1 giờ 30 các đơn vị tham gia đảo chánh theo lệnh Tướng Đôn tấp nập di chuyểnvào Thành phố Sài Gòn.
Đúng 1 giờ 15 phút,Trung Tướng Dương Văn Minh đứng lên tuyên bố: “Quân Đội đảo chánh”.
Trong phòng hội, ngườiđứng lên phản đối đầu tiên là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt.Ông ta bị bắt giữ ngay, đưa ra khỏi phòng hội, đưa lên sân thượng.Bọn chúng đã bắn chết ông ta.
Trung Tá Lê QuangThiệu,Tham Mưu Trưởng LựcLượng Đặc Biệtvà là em ruột của Đại Tá LêQuang Tung,chạy đến bộ Tổng ThamMưu tìm anhng ta cũng bị bắt giữvà cũng bị bắn chết. Ngưới thứ ba bị hạ sát là Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, TưLệnh Hải Quân. Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị hạ sát bởi một viên Trung Úy Hải Quân thân cận của ôngta.  Viên Trung Úy nầy mời Đại Tá Quyênđi ăn trưa mừng sinh nhật của Đi Tá Quyền. Trên đường ra xa Lộ Biên Hòa,Đại Tá Quyền bị viên Trung Úy rút súng bắn chếttrên xe.
1 giờ 30 phút,các quân nhân thuộc trung tâm huấn luyệnQuang Trung tiến vào thành phố và tiến chiếmcác mục tiêu trọng yếu:
1- Phi trường Tân SơnNhất.
2- Bộ Tổng Tham Mưu.
3- Trung Tâm pháttuyến chính của Đài Phát Thanh Quốc Gia ở Quang Trung.
- Đại Tá Trần NgọcHuyến,Trường Võ Bị Đà Lạt, vàTrung Tá Nguyễn Vĩnh Xuân từ Nha Trang gọi Trung Tướng Đôn báo cho ông ta biếthọ đã khởi sự.
- Thiếu Tướng Tôn ThấtĐính gọi điện thoại cho Tướng Đôn, yêu cầu Tướng Đôn ra lệnh cho Đại Tá BùiĐình Đạm giao sư Đoàn 7 cho Đại Tá Nguyễn Hữu Có chỉ huy. Đại Tá Đạm giao lạiSư Đoàn 7 cho Đại Tá Có, và Tướng Đôn dặn Đại Tá Nguyễn Hữu Có:
- Tôi nhắc anh đừngcho Sư Đoàn 9 của Đại Tá Bùi Dinh đi đâu.
- Tại Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức, Tướng Đôn lệnh cho ĐạiÚy Ngọc đem một Tiểu Đoàn Sinh viên Sĩ Quan(Khóa 16) lên 20 xe GMC về Bộ Tổng Tham Mưu nhưng bị lộ. Đại Tá Lam Sơn, Chỉ Huy Trưởng TrườngThủ Đức, ra lệnh bắt Đại ÚyNgọc. Nhưng Đại Úy Ngọc đã chạy thoát về Bộ Tổng Tham Mưu. Được tin, tôi ralệnh cho Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu Tướng Tôn Thất Đính ra lệnh ĐạiTá Lam Sơn không được điều động quân sĩ ra khỏi trường.
- 2:30 phút Trung TáNguyễn Vinh Xuân báo cáo đã nắm trọn quyền ở Thành phố Nha Trang và Tỉnh KhánhHòa. Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng báo cáo đã chiếm giữ Đà Lạt không nổ một phátsúng.
- Hai Tiểu Đoàn ThủyQuân Lục Chiến do Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên (Cháu Đại Tá Đỗ Mậu) tư lệnh phó ThamMưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến trước đó được lệnh tổ chức một cuộc hànhquân giả đánh núi Thị Vãi phía Bà Rịa, rồi từ đó đúng ngày 1/11/63 di chuyểnthẳng về thủ đô Sai Gòn. Tiểu Đoàn 1 của Đại Úy Trần Văn Nhựt và tiểu Đoàn 4của Đại Úy Lê Minh Hằng cũng tiến Sài Sài Gòn đúng 1:30 phút  trưa.
- Tiểu đoàn 4 của ĐạiÚy Hằng chiếm Tổng Nha Cảnh Sát.
- Tiểu đoàn 1 của ĐạiÚy Trần Văn Nhựt chiếm Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Lữ Đoàn Phòng vệ PhủTổng Thống phản ứng bằng cách gởi ngay 1 chi đoàn thiết giáp M41 và M113 và mộtĐại Đội Bộ Binh bao vây Đài Phát Thanh Sài Gòn.Họ chiếm tng nơi có đặt máy phátthanh, xin phép dinh Gia Long cho họ phá các máy phát thanh nhưng ông Ngô Đình Nhu khôngcho vì phải để Tổng Thống lên đài kêu gọi bằng máy vi âm riêng từ dinh GiaLong. Tướng Đôn biết được tin nầy có lệnh đài chính tại Quang Trung cúp lànsóng của Đài Phát Thanh Sài Gòn. TiểuĐoàn TQLC của Đại Úy Nhựt chiếm toàn bộ Đài Phát Thanh vào lúc 5 giờ chiều.Tiểu Đoàn 4 của Đại Úy Hằng chiếm Nha Cảnh Sát dễ dàng và thả hếttù.
- Tại Vùng I và Vùng II báocáo về Trung Tướng Đôn họ đang thi hành cuộc đảo chánh.
- Riêng tại Vùng IVTướng Đôn ra lệnh choThiếu Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Vùng IV, không được chuyểnquân.Nếu không tuân lệnh sẽgặp phản ứng mạnh.Bởi lẽ khi ấy Tướng HuỳnhVăn Cao đang ở tỉnhKiến Hòa, nghe đảo chánh ông ta định điều động Sư Đoàn 9 đang hành quân ởKiến Hòa đem quân lên Sài Gònchống đảo chánh.Nhưng khi đơn vị nầyđến Bến Tre thì không qua sông được vì tất cả phà đã bị Đại Tá Có di chuyển vềbên nầy sông.
- Ba giờ chiều ngày1/11/1963 tình hình chung rất tốt đẹp. Quân đoàn ở Vũng Tàu gồm Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp do TrungTá Vĩnh Lộc chỉ huy. Trường Thiếp Giápthuộc quyền Thiếu Tá Nguyễn Văn Toàn và Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đang thụ huấn tạiTrung tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp đã vào i Gòn và đang bao vâytấn công trại Cộng Hòa với sự yểm trợ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh do Đại Tá NguyễnVăn Thiệu chỉ huy.
- 12 giờ khuya ngày1/11/1963 Thiếu Tướng Tôn Thất Đính đang vây thành Cộng Hòa, gọi Trung TướngĐôn xin phép xử dụng Đại Tá Lâm Văn Phát, người tình nguyện tấn công thành Cộng Hòa.Qua điện thoại Tướng Đôn hứa với Thiếu Tướng Đính rằng: “Sẽ thăng cấp ThiếuTướng cho Đại Tá Lâm Văn Phát nếu ông nầy chiếm được thành Cộng Hòa”. ThiếuTướng Đính cũng xin tiếp tế đạn dược, xăng nhớt, để tấn công mục tiêu thứ 2 làDinh Gia Long. Trung Tướng Đôn đồng ý và ra lệnh Thiếu Tướng Đính phải thanhtoán dinh Gia Long xong trước khi trời sáng. Hiện Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân LụcChiến đang bao vây dinh Gia Long và cánh quân của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đếntiếp viện với quân và chiến xa vừa chiếm thành Cộng Hòa.
Trong khi đó thì nhânviên CIA Conein bên cạnh Tướng Đôn thúc giục: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt chokỳ được vì rất quan trọng.” [Hai ông ấy là TổngThống và ông C vấn Ngô Đình Nhu] .
- 6 giờ sáng ngày2/11/1963 Thiếu Tướng Tôn Thất Đính gọi máy báo cho Trung Tướng Đôn biết đãchiếm xong Dinh Gia Long đúng 6giờ như đã hứa nhưng không tìm thấy hai ông Diệm, Nhu.
Cuộc Điện Đàm Giữa TổngThống Ngô Đình Diệm, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu với Tướng Lãnh phảnloạn
I) Lần thứ nhất
3 giờ 30 chiều ngày1/11/1963, Tổng Thống Diệm gọi điện thoại cho Trung Tướng Đôn và hỏi:
Các anh làm gì đó?
- Thưa Cụ, quân độiđứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu cụ từ chức vô điềukiện.Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc.
Tổng Thống Diệm hỏitiếp:
- Tại sao các anh làmnhư vậy?
- Vì chúng tôi đãnhiều lần yêu cầu mà Cụ chẳng thay đổi gì hết.
- Nói vậy chứ tôi định sẽ tuyên bố cải tổchính phủ.
- Thưa Cụ, muộn quárồi, đây có Trung Tướng Dương Văn Minh xác nhận lời nói của tôi.
Tướng Minh nói vớiTổng Thống Diệm:
- Chúng tôi chịu đựngtừ mấy năm nay rồi.
Sau đó ông Cố vấn NgôĐình Nhu nói chuyện với Tướng Đôn:
- Tại sao các anh lạiphải đánh, có việc gì không bằng lòng thì nói với nhau, sao mà thiếu tình nhưvậy?
Tướng Đôn trả lời:
- Chúng tôi hành độngnhư vậy chỉ vì ý dân, ngay hôm qua chính ông Cố vấn nói với tôi rằng ông Cụkhông muốn thay đổi gì hết.
- Thôi được mời mấyanh lên đây thương thuyết với chúng tôi. Tôi bảo đảm an ninh cho các anh.
Tướng Đôn hỏi ý kiếncác tướng lãnh hiện diện trong phòng, và trả lời ông Cố vấn Ngô Đình Nhu:
- Các tướng tá ở đâykhông một ai đồng ý lên thương thuyết, vì biết đây là cớ hoãn binh, một cái bẫymà thôi.
Tướng Đôn đưa điệnthoại cho ông Minh, nhưng ông Cố vấn Ngô Đình Nhu không muốn nói chuyện vớiTướng Minh và ông ta cúp máy.
II) Lần thứ hai
Vào 6 giờ sáng ngày2/11/1963, Đại Úy Đỗ Thọ (cháu gọi Đại Tá Đỗ Mậu là chú ruột) sĩ quan tùy viêncủa Tổng Thống Diệm điện thoại cho Đại Tá Đỗ Mậu cho biết Tổng Thống Diệm còn ởSài Gòn. Một lát sau Tổng Thống Diệm gọi ở phòng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm,nghe điện thoại Thiếu Tướng Khiêm mời Tướng Đôn qua.
Tổng Thống Diệm nói:
- Thôi được, nhưng tôiyêu cầu dành cho những người lính chiến đấu cho chúng tôi tại Dinh Gia Longđược danh dự lần cuối cùng, honneurs militairres.
Tướng Đôn hỏi ý kiếncác Tướng lãnh đang vây quanh Tướng Đôn không ai đồng ý dành Honneursmilitaires theo như yêu cầu của Tổng Thống Diệm.
Trung Tướng Đôn trảlời:
- Không được, thưa Cụ.Tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng Cụ và gia đình.
Tổng Thống Diệm imlặng, Tướng Đôn nói tiếp:
- Thưa Cụ, Cụ nên đivới gia đình ra ngoại quốc.
- Tôi còn bà mẹ giàlàm sao tôi đi được.
- Thưa Cụ, xưa nay ôngcậu ở Huế lo cho bà Cụ cố chứ không phải Cụ.
Tổng Thống Diệm khôngtrả lời, cúp điện thoại.
Cuộc Điện Đàm của TổngThống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Người Đại Diện cho Chính phủ Hoa Kỳ,Ông Đại Sứ Cabot Lodge
4
 giờ 30 chiềungày 1/11/1963 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm gọi điện thoại choĐại sứ Cabot Lodge. Theo tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ thì cuộc điện đàm nhưsau:
Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm:
- Có vài đơn vị nổilên chống đối, tôi muốn biết thái độ của Mỹ ra sao?
- Tôi không đủ dữ kiệnđể trả lời cho ông được. Tôi có nghe súng nổ, nhưng tôi không được báo cáo sựviệc xảy ra, vả lại bây giờ là 4 giờ 30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn, và chắc làchính quyền cũng không có thái độ.
- Nhưng ông phải có ýniệm tổng quát. Nói cho cùng tôi là vị nguyên thủ quốc gia, tôi cố làm nhiệm vụcủa tôi.
- Ông thi hành nhiệmvụ của ông. Như tôi đã nói với ông từ hồi sáng, tôi thán phục lòng can đảm vàsự đóng góp của ông cho quốc gia ông. Bây giờ thì tôi quan tâm đến sự an toàncủa ông. Tôi có nhận được báo cáo rằng các tướng lãnh đảo chánh bằng lòng đểanh em ông rời khỏi nước an toàn nếu ông từ chức. Ông có đồng ý điều nầy không?
Tổng Thống Diệm nói:
- Không
Một phút im lặng, TổngThống Diệm hỏi:
- Ông có số điện thoạicủa tôi không?
- Có, nếu ông cần đểtôi giúp cho an toàn, gọi cho tôi.
- Tôi sẽ cố chấn chỉnhtình hình.
Tổng Thống và Ông Cố VấnNgô Đình Nhu Rời Khỏi Dinh Gia Long
T
rong phút cuối cùng,Tổng Thống và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vẫn còn hy vọng vào Tướng Huỳnh VănCao, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, và Tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân Đoàn II, nên họmuốn đến đó. Kế hoạch lúc đầu thì mỗi người đi một ngã, nhưng sau đó Tổng Thốngsợ ông Cố vấn đi một mình có thể bị giết nên lại quyết định đi chung. Tại DinhGia Long lúc đó có ông Cao Xuân Vỹ, Đại Úy Đỗ Thọ, Đại Úy Bằng, Đại Úy Lộc. Tổng Thống bảo ônggià Ẩn lên lấy cặp da, Tổng Thống nhận cặp da và giao cho Ông Hoàng. Đỗ Thọliền thưa, Hoàng có vợ con nên Thọ xin đi thay. Đoàn người rời khỏi dinh GiaLong khoảng 8 giờ tối đêm 1/11/1963 gồm có: Tổng Thống, ông Cố vấn Ngô ĐìnhNhu, Đại Úy Đỗ Thọ, Đại Úy Bằng và ông Cao Xuân Vỹ. Hai ông lên xe Deux Cheveux không có ghếsau nên phải ngồi trệt xuống sàn. Trung Tá Hưng lái và Đỗ Thọ ngồi cạnh TrungTá Hưng. Ông Cao Xuân Vỹ vào nhà lấy tấm nệm xe nên bị trể. Xe chuyển bánh quacánh cửa sát đường Pasteur, Đại Úy Hoàng và Đại Úy Lộc đi bộ bên hông xe. Xeông Cao Xuân V chạy cách xa đằngsau, một xe cận vệ đi trước xe Tổng Thống để dò đường, và một xe khác ch cận vệ đi phía sau.Đoàn xe ra đường Pastuer rẽ về cổng sau củaTòa Đô Chính, rồi ra cổng trước trên đường Lê Thánh Tôn, chạy ngang qua rạp Cinéma Rex, rẽ về tayphải qua đường Lê Lợi, đến Nha Thanh Niên tại đường Đồng Khánh. Tổng Thống Diệm vàông Cố vấn Nhu đổi xe để đến nhà Mã Tuyên. Trước đó vào khoảng 5 giờ chiều ngày1/11/1963, Trung Tá Phước Phó Đô Trưởng Thành phố Sài Gòn Chợ Lớn gặp ông MãTuyên tại trụ sở Thanh Niên Cộng Hòa tức khu Đại Thế Giới cũ ở đường ĐồngKhánh, Trung Tá Phước nói với ông Mã Tuyên:
- Tổng Thống muốn đếnnhà ông lánh nạn có được không?
Mã Tuyên nhận lời,liền về nhà chuẩn bị.
Sau 8 giờ tối hôm1/11/1963 Tổng Thống, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu,và 6 người trong đoàn anninh tùy tùng có mặt tại nhà Mã Tuyên. Ông Mã Tuyên cho biết cả hai ông, TổngThống và ông Cố vấn đều hết sức bình tĩnh.
10 giờ đêm 1/11/1963Tổng Thống đã đưa một số giấy tờ để ông Mã Tuyên đốt đi. Sau đó, Tổng Thống vàông Cố vấn gọi điện thoại cho nhiều nơi, và các nơi cũng gọi lại nói chuyện với2 ông, trong số có Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Đoàn II. Ông Khánh không hứagởi quân mà chỉ hứa lập chiến khu cho 2 ông kháng cự. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I,thì ở quá xa chẳng giúp gì được.Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, thì bị phe đảo chánhkiểm soát chặt chẽ, không thể hànhđộng cũng như không thể di chuyển binh sĩ vì phà Mỹ Tho và Bắc Mỹ Thuận đã bịquân đảo chánh chiếm giữ.
Sáng 2/11/1963, từsáng sớm tiếng súng đó đây thưa thớt, nhưng nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt củaTổng Thống. Theo kế hoạch thì Tổng Thống tìm chỗ ẩn thân, còn ông Cố vấn NgôĐình Nhu thì cải trang lên Vùng II cầu cứu Tướng Nguyễn Khánh, nhưng Tổng Thống Diệmnói: “Tôi ở đâu thì chú ở đó, nếu chết cùng chết”. Tổng Thống Diệm không muốnem mình gặp nguy hiểm, và ông Nhu phải đành nói với Tổng Thống Diệm: “Tôi nghelời anh”.
Trong thời gian TổngThống và ông Cố vấn Nhu ở tại nhà ông Mã Tuyên, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã có ý định đưa TổngThống vào lẫn tránh tại khu H Nai. Nhưng Tổng Thống lại sợ gây họa cho đồng bào di cư nên ôngkhông chịu đi.Trung Tá Phước cũng đãđi dò đường để đưa hai ông lên Vùng II hoặc xuống vùng IV.Thế nhưng cả hai ngõđường đều bị tắc nghẽn vì bị quân đảo chánh chận nút.
Sáng ngày 2/11/1963sau khi cầu nguyện, hai ông vẫn bình tĩnh dùng điểm tâm và uống cà phê với ôngMã Tuyên.
Tổng Thống hỏi ông MãTuyên:
- Nhà thờ nào lớn nhấtvùng nầy.
- Nhà thờ Thánh Tâmthường gọi là nhà thờ Cha Tam.
Hai ông thay âu phụcmàu đậm để đến nhà thờ cha Tam nhưng không cho ông Mã Tuyên lái xe đưa hai ôngđi, hoặc lái xe đi theo vì sợ liên lụy cho ông Mã Tuyên sau nầy.
Ông Mã Tuyên cho tài xế lái xe Traction màu đen ch Tổng Thống, ông Cố vấn, và Đại Úy Đỗ Thọ đếnnhà thờ Cha Tam. Xe chạy vàodừng sát ca nhà thờ.Hai ông xuống xe đinhanh vào nhà thờ, quỳ bên nhau trên hàng ghế đầu, và cầu nguyện để dọnđường xin ơn chết lành.
Sau đó, Tổng Thống vàông Cố vấn vào gặp Cha S. Tổng Thống nói vớicha sở:
- Chúng tôi sẽ đi nữachứ không làm phiền cha.
Cha Jean,Chánh Sở nhà thờ nói:
- Nhà thờ là của chúa.Ai cũng có thể đếnkhông có gì ngần ngại. Tổng Thống và ông Cốvấn yên tâm ở đây, chứ đừng đi nguy hiểm lắm.
Linh Mục Jean cốthuyết phục Tổng Thống:
- Tổng Thống không nêngặp các Tướng lãnh lúc nầy vì quá nguy hiểm. Hãy nghĩ lại, chính tôi sẽ đưa haiông đến chỗ bí mật, an toàn, hoặc muốn tỵ nạn thì tôi sẽ đưa đến Tòa Đại SứPháp hoặc Trung Hoa Quốc Gia.
Tổng Thống Diệm t chối và nói:
- Tôi không có tội gìđối với đồng bào của tôi, nên tôi không trốn tránh.
 Ông Cố vấn NgôĐình Nhu cũng lên tiếng:
- Thưa Cha, Tổng Thống nghĩvậy nên chúng con không đi đâu nữa. Dầu sao chúng con cũng liên lạc với các Tướng lãnh để bàn vềviệc ra đi của Tổng Thống cho đúng lễ nghi quốc gia.
Sau đó Linh Mục Jean cố thuyết phụcmột lần nữa:
- Tôi sẽ làm hết khảnăng tôi cho Tổng Thống và ông Cố vấn được an toàn, vì việcgặp các Tướng lãnhsẽ là rất nguy hiểm.
Tổng Thống Diệm trảlời:
- Cám ơn Cha.Tôi thấy không có gì nguyhiểm cả.Tôi đã dâng trọn choChúa và Mẹ Maria. Hơn nữa tôi lại còn có trách nhiệm với quốc gia.
Linh Mục Jean vẫn cốgắng thuyết phục Tổng Thống, thế nhưng lời cuối cùng của Tổng Thống nói với ChaJean:
- Cám ơn Cha đã lo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét