Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

THỤC VŨ: TRẢ LỜI CHIÊN ĐÀN QUÁ KHÍCH VỀ ĐẠO DỤ SỐ 10 DƯỚI THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ PHÁP NẠN 63


THỤC VŨ: TRẢ LỜI CHIÊN ĐÀN QUÁ KHÍCH VỀ ĐẠO DỤ SỐ 10 DƯỚI THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ PHÁP NẠN 63

LTS: Ban Biên tập Tiếng Lòng Ta nhận được bài viết của Đạo hữu Thục Vũ trả lời các ông Vũ Linh Châu, Đặng Văn Âu, Nguyễn Nhơn về Đạo Dụ Số 10 dưới thời cố TT Ngố Đình Diệm và Pháp Nạn 63. Tác giả đã tỏ bày về một sự trạng quá khích của một số người gọi là Chiên đàn để có thêm đàn Chiên, nên đã buông lời đánh phá cuộc đấu tranh Phật giáo không tiếc thương!
Trước đây có một số người nhận định, sau khi giải thế chế độ vô thần Cộng sản, đất nước Việt Nam khó có thể có một vị nguyên thủ quốc gia theo tôn giáo Phật giáo. Một dữ kiện minh chứng về Thủ tướng Phan Huy Quát lên nắm quyền nội các chính phủ thời gian chưa đày một tháng, là Giáo dân từ Giấc Mơ, Gia Kiệm Biên Hòa, Xóm Mới và các nơi đổ về Saigon biểu dương lực lượng, trên tay với đòn gánh, gậy gộc đủ cỡ. Điều đáng nói họ còn dương cao biểu ngữ “THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT CHÚA”. Hiện nay, trường hợp ông Đào Văn Bình cũng là một điển hình không ngoại lệ, ông Bình chỉ viết lên vài dòng sử liệu về Phật giáo thôi, mà bị đánh hội đồng tơi bời với bao bài viết. Tiếng Lòng Ta, tiếng nói của người Phật tử chân chính xin phổ biến tiếng lòng của tác giả Thục Vũ.- TIẾNG LÒNG TA
———-0———-
Thưa quý ông: Vũ Linh Châu, Đặng Văn Âu, Nguyễn Nhơn
Kính thưa quý vi,
Qua bài viết trước chúng tôi đã nói rõ, chúng tôi thực tâm không bao giờ muốn nhắc lại những sự trạng xẩy ra vào thời cố TT Ngô Đình Diệm và Pháp Nạn 63 và chúng tôi cũng thực hiểu rằng đây cũng là một trong những sách lược của Cộng sản Việt Nam thực hiện cho Nghị Quyết 36 tại hải ngoại của chúng, hầu tạo ra sự phân hóa, chia rẽ trong Cộng Đồng Người Việt Chống Cộng chúng ta, để làm lợi cho chúng mãi mãi thống trị và tiếp tục đè đầu, đè cổ, bóc lột người dân trên mảnh đất thân yêu của cha ông chúng ta đã có công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, nhưng vì các ông quá luyến tiếc cái thời huy hoàng của Kito giáo vào thời TT Ngô Đình Diệm, nên mang tâm sân hận đối với Phật giáo chúng tôi, buộc chúng tôi phải lên tiếng một lần cho mọi người và giới trẻ hiểu rõđâu là sự thật. Cuối bài viết chúng tôi cũng không quên với lời “ Mong rằng bài viết này là bài cuối trả lời các ông”.
Tưởng rằng mọi việc đã ổn thỏa, nhưng buồn thay các ông Vũ Linh Châu, Đặng Văn Âu, Nguyễn Nhơn và Chiên đàn quá khích vẫn tiếp tục đỏi trắng thành đen, nhục mạ Phật giáo chúng tôi một cách nghiệt ngã. Nay xin được bổ túc thêm với ông Vũ Linh Châu, Đặng Văn Âu, Nguyễn Nhơn cùng Chiên đàn và cũng để cho mọi người nhất là giới trẻ hiểu thêm sự thật về Đạo Dụ Số 10 và thể chế Gia đình trị Ngô Đình Diệm.
cuoc-doi-va-tinh-su-vua-bao-dai-09.jpg
Vua Bảo Đại
  1. Đạo Dụ Số 10 có từ thời vua Bảo Đại, vì lẽ nhà Vua đành tâm từ bỏ nguồn gốc tổ tiên cha ông để lại, cam tâm đi theo Thực dân Pháp, để rồi ban hành Đạo Dụ Số 10. (xin nhấn mạnh ở đây Kito giáo chỉ mới truyền vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc và chính Thực dân Pháp đã lấy cớ cấm đạo để thôn tính nước Việt Nam thân yêu của chúng ta).diem_nhu_1Cố vấn Ngô Đình Diệm và TT Ngố Đình Diệm
  2. Dù ông Ngô Đình Diệm đã từng quỳ dưới chân vua Bảo Đại, thề một lòng trung thành với Vua cho đến chết, nhưng rồi lại phản Vua bằng một thủ đoạn lọc lừa gian manh “Phiếu xanh bỏ giỏ, phiếu đỏ bỏ thùng”. Nếu mang xét ra thì không thua gì Cộng Sản là mấy!
  1. download (1)Ông Ngô Đình Diệm được Đức Hồng Y Spellman nhận làm con nuôi và vận động với chính quyền Hoa Kỳ đưa về Việt Nam mở ra nền Đệ I Cộng Hòa, nhưng buồn thay TT Ngô Đình Diệm cũng cùng một chính sách với vua Bảo Đại, là loại bỏ tất cả các tôn giáo khác, không ngoài mục đích thực thi bành trướng Chiên đàn khắp nước Việt Nam, nên TT Ngô Đình Diệm vẫn tiếp tục lưu giữ Đạo Dụ Số 10. (xin nhấn mạnh thêm nữa, ngoài Đạo Dụ Số 10 dành cho những ai theo đạo còn được cấp gạo mà ăn.)
  2. Trong nỗ lực vận động cho Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục được Tòa thánh Vatican phong chức Hồng Y, chính quyền nhà Ngô đã đến tận nhà dân ép buộc người dân Huế phải hạ cờ Phật giáo vào mùa Phật Đản và buộc phải thượng cờ Cato lên. Chính hành động vi phạm tự do tôn giáo đối với công ước quốc tế của chính quyền nhà Ngô, vì thế Phật tử Huế sống trong cái nôi Phật giáo đã đồng lòng xuống đường biểu tình tại Đài Phát Thanh Huế và bị đàn áp dã man, gây ra cho một số sinh linh chết thảm, từ đó khởi đi các cuộc biểu tình rầm rộ khắp nơi. (Dù con số tử vong không bằng Thiên An Môn, nhưng đủ nói lên tính cách đàn áp khốc liệt của Gia Đình trị Ngô Đình Diệm)ngodinhthuc1.jpg                                           Tổng Giám mục Ngô Đình Thục
  3. Trước ngày tự thiêu HT Thích Quảng Đức đã đạt Nguyện Vọng Thư với 5 điều, yêu cầu chính quyền nhà Ngô hủy bỏ Đạo Dụ Số 10 nhưng TT Ngô Đình Diệm không đáp ứng, mà còn thẳng tay đàn áp mạnh mẽ hơn nữa, nên Ngài đã đốt lên ngọn lửa chánh pháp, soi đường cho chính quyền Nhà Ngô phải biết yêu thương lòng người và tôn trọng tâm linh của người dân. Thế mà ngày nay có đầy rẫy Chiên đàn cùng với số thành viên và con cháu Cần Lao còn sót lại, mà một thời đã hưởng ơn mưa móc, bổng lộc nhà Ngô đành tâm bôi nhọ hình ảnh tự thiêu của Ngài Quảng Đức là bị giết bị thiêu sống! maxresdefault.jpgXét về mặt tâm linh, những thành phần quá khích Kito đó chỉ biết đọc kinh “Kính Mừng” hàng đêm, thì làm sao có thể thấu hiểu được sự mầu nhiệm về thiền thức trong tâm tĩnh lặng của Phật giáo? Một khi tâm thức trong vô thức rồi, thì cảm giác không còn dù dưới độ nóng cháy da, cháy thịt. Chính vì sự mầu nhiệm đó, Tăng chúng đệ tử đã khâm tuân theo ý chỉ của Ngài, sao cho Ngài có thời gian tọa thiền trước khi mật vụ và cảnh sát nhà Ngô kéo đến. (sở dĩ chúng tôi nói ngày nay, nghĩa là sau ngày Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam 30-4-1975, còn trước đây sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, chúng tôi không hề nghe ai vu cáo hay dèm pha về Trái tim Bất diệt Thích Quảng Đức).
  4. Hàng đêm các ông ê a đọc kinh cầu nguyện với câu “Chúa ở cùng anh chị em và ở cùng Cha”. Anh chị em nguyện cầu được cùng bên Chúa, bên Cha mà sao lại dám buông ra những lời gian dối thì Chúa nào, Cha nào dám chứng cho anh chị em đây? Hỏi rằng trong những điều răn của Chúa có điều nào ngăn cấm anh chị em láo lưỡng không? Cho dù các anh chị em có mồm loa mép rãi che dấu được miệng người nhẹ dạ, nhưng không thể che đậy được lịch sử qua hình ảnh vô úy của HT Thích Quảng Đức! Vì lẽ, sau ngày còn có nhiều Chư Tăng cũng đã đốt lên ngọn lửa chánh pháp, cùng với vô số xương, máu và nước mắr của Phật tử đổ xuống dưới thời TT Ngố Đình Diệm, mà một trong các vị đó có chị Mai Tuyết An, hiền tỷ của ca sĩ Mai Ngọc Khánh đã tự chặt tay tại chùa Xá Lợi. Vào thời đó tuổi đời chúng tôi chỉ hơn mười, nhà chị Tuyết An trong con hẻm Sập báo Thống Nhất, nhà chúng tôi trong hẻm 64 tiệm tạp hóa Đức Thành, nhưng giữa hai con hẻm có đường nhỏ bắc ngang, chỉ hơn trăm thước đến nhà chị. Khi hàng xóm báo tin chị Mai Tuyết Mai chặt tay bằng cái búa của ông Quý Thợ Mộc, chúng tôi liền chay qua và cùng với anh Đức em chị và người thân trong nhà khóc òa. Trước tinh thần đấu tranh của chị Mai Tuyết An đã nung nấu trong lòng và cho chúng tôi thực hiểu Phật giáo trong cơn Pháp nạn.files
  5. Thiết tưởng một điều quan trọng cần phải nói thêm. Đạo Dụ Số 10 là một Đạo luật mang một luật định kỳ thị tôn giáo. chỉ có Kito giáo độc nhât mới được xem là một tôn giáo, còn tất cả các tôn giáo khác ngay cả Phật giáo với hơn 80% tín đồ vẫn chỉ được xem là một hiệp hội, như Hiệp Hội Đánh Giầy, Phụ Nữ, Túc Cầu…Với một đạo luật thiếu nhân bản con người như thế, xin hỏi các ông Vũ Linh Châu, Đặng Văn Âu, Nguyễn Nhơn và những ai đang đánh phá Phật giáo từ suốt hơn 44 năm qua, hiện đang sống tại Hoa Kỳ, Âu Châu hay khắp quốc gia trên thế giới này, ngoài Cộng sản Việt Nam có thấy một quốc gia nào kềm kẹp người dân bằng một đạo luật quái đản như Đạo Dụ Số 10 dưới thời Ngô Đình Diệm không? Với một Đạo Dụ vô lương, bất nhân tính như thế, mà ông Vũ Linh Châu còn dám trưng dẫn những điều nghịch lý nhằm lừa bịp niềm tin thiên hạ, cho rằng Đạo Dụ Số 10 còn hiệu lực đến ngày 30-4-1975, thì hành động của ông Vũ Linh Châu xét ra vô hình chung đã bôi nhọ chế độ Đệ II Cộng Hòa, là một “Chế độ Diệm không Diệm”phản bội lại các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu bảo vệ Miền Nam suốt 20 năm cho sự tự do dân chủ. Hai chữ “tự do” lẽ dĩ nhiên người ta đã hiểu rằng, trong đó có tự do tín ngưỡng và tự do tối thượng quyền làm người Việt Nam.CoPGPhapLuan
  6. Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, chấm dứt thời Đệ Nhất Cộn Hòa, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ “GIÁO HỘI” LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA.
Thục Vũ
Vào Thu 20-8-2019

Trần Gia Phụng: LẠI DỤ SỐ 10


LTS: Sau bài viết của Đh Thục Vũ “Trả  lời Chiên đàn quá khích về Đạo Dụ Số 10 dưới thời TT Ngô Đình Diệm và Pháp nạn 63” phổ biến trên trên Tiếng Lòng Ta, Ban biên tập nhận thấy có một số bài viết phản hồi sai lệch về Đạo Dụ Số 10, nay xin được trưng dẫn bài “Lại Dụ Số 10″ của Sử gia Trần Gia Phụng để độc giả có thể hiểu thêm sự thật về Đạo Dụ Số 10”- TIẾNG LÒNG TA
hqdefault
Trong bài “LHQ và vụ khủng hoảng Phật giáo 1963 (VI)”, đăng trên DCVOnline.net ngày 26-10-2010, ông Nguyễn Văn Lục, có đoạn đề cập đến bài viết của tôi nhan đề là “Lý do cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963” đăng trên các báo vào tháng 11-2009, chứ không phải trong sách Việt sử đại cương tập 6 như ông Nguyễn Văn Lục viết, đơn giản chỉ vì sách nầy chưa xuất bản.
Sau khi trích dẫn ba người viết khác nhau, trong đó có một đoạn trong bài viết của tôi, ông Nguyễn Văn Lục viết:
Cả ba đoạn trả lời trích dẫn trên đều có chung đặc điểm là mơ hồ, có chỗ lạc đề, có chỗ như xuyên tạc như nhận xét của ông Trần Gia Phụng. Trong một đoạn văn ngắn ở trên, ông Trần Gia Phụng đã mắc nhiều sai lầm và xuyên tạc vô bằng. Ông cho người ta có cảm tưởng ông chưa hề đọc bản văn về Dụ số 10.”
Tôi không dám nói là ông Lục chưa đọc Dụ số 10, nhưng riêng phần tôi, tôi xin gởi tặng ông Lục nguyên bản photocopy chương thứ nhất Dụ số 10 đăng trên Công báo Việt Nam ngày 19-8-1950, nhằm trả lời cảm tưởng của ông Lục rằng tôi “chưa hề đọc bản văn về Dụ số 10” để dư luận rộng rãi theo dõi. Xin ông Nguyễn Văn Lục vui lòng đừng chủ quan phán đoán.
Trở lại Dụ số 10. Dụ số 10 ngày 6-8-1950 gồm 45 điều. Chương thứ nhất (nguyên tắc), điều thứ nhất ghi rằng:
Hội là hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thứchay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu. Muốn có hiệu lực thị hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ.”
Sau điều thứ nhất, Dụ số 10 triển khai chi tiết điều kiện, mục đích, điều lệ, quy chế tổ chức hiệp hội,… Đến chương thứ năm, điều thứ 44, ghi rằng, “Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa kiều lý sự hội sẽ ấn định sau.”
Như thế, theo Dụ số 10, các hội truyền giáo các tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài giáo, Phật giáo Hòa Hảo đều nằm ngang hàng với các hội “chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu”, trong khi theo điều thứ 44 của Dụ nầy, các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa kiều lý sự hội sẽ được ấn định sau.
Sẽ ấn định sau”, theo ông Nguyễn Văn Lục “có nghĩa là 13 năm sau vẫn chưa ấn định, có nghĩa Hội truyền giáo Ki tô và Hội Hoa Kiều Lý sự vẫn chưa có được quy chế đặc biệt. Vậy thì căn cứ vào đâu để nói rằng hội truyền giáo ki tô giáo được hưởng quy chế ưu đãi dựa trên pháp quy?”
Ông Lục nói đúng là cho đến khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ ngày 1-11-1963, vẫn chưa có quy chế cho các hội truyền giáoThiên Chúa và Gia Tô. Tuy nhiên, chẳng cần căn cứ vào đâu, người ta cũng hiểu rằng các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô không nằm trong các điều khoản do Dụ số 10 quy định thì không bị ràng buộc bởi Dụ số 10, và hoàn toàn tự do hoạt động mà không bị hạn chế bởi bất cứ quy định nào, đứng biệt lập ngoài vòng cương tỏa của luật pháp. Như thế Dụ số 10 có phân biệt đối xử giữa các tôn giáo hay không? Xin để cho người đọc trả lời.
Ở một đoạn sau, ông Nguyễn Văn Lục còn viết tiếp:
Có hai điều đặc biệt là Bảo Đại đã ký Dụ số 10 tại Vichy, bên Pháp. Đến 19 tháng 11, năm 1952, có sửa đổi một hai điều lệ liên quan đến Bộ thể thao và thanh niên với chữ ký của Vũ Hồng Khanh, bộ trưởng thanh niên và thể thao cùng với chử ký của bộ trưởng Ngô Thúc Định và chữ ký của Bảo Đại năm 1952. Lần này Bảo Đại ký ở Sài Gòn. Đến ngày 3 tháng tư, 1954 một lần nữa lại có sự sửa đổi và lần này có chữ ký của thủ tướng Bửu Lộc và vua Bảo Đại tại Đà Lạt.”
Đúng là Dụ số 24 ngày 19-11-1952 sửa đổi Dụ số 10 liên hệ đến quy chế các hiệp hội thanh niên và thể thao, nhưng Dụ số 6 ngày 3-4-1954 bổ túc Dụ số 10 mới đáng quan tâm, theo đó điều thứ nhất của Dụ nầy ghi rằng:
Điều thứ 11 của Dụ số 10 ngày mồng 6 tháng tám dương lịch năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội được bổ túc như sau đây: “Các giới thẩm quyền đã ban phép thành lập cho một hiệp hội có thể ra lệnh khai trừ một hay nhiều nhân viên trong ban quản trị hiệp hội ấy mà không cần phải cho biết vì lẽ gì. Hiệp hội nào bất tuân lệnh ấy phải bị giải tán do quyết định của giới thẩm quyền vừa kể ở khoản trên.”
Như thế, tu sĩ các hội Phật giáo, Cao Đài giáo, Phật giáo Hòa Hảo nằm trong quy chế nầy, có thể bị chính quyền khai trừ mà không cần cho biết lý do, trong khi tu sĩ các hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô không nằm trong quy chế Dụ số 10, thảnh thơi hoạt động và đương nhiên không khi nào bị chính quyền có thể khai trừ gì cả. Như vậy, Dụ số 10 và Dụ số 24 bổ túc cho Dụ số 10, có phân biệt đối xử giữa các tôn giáo hay không? Cũng xin để cho người đọc trả lời.
Dụ số 10 được ban hành ngày 6-8-1950 và Dụ số 6 được ban hành ngày 3-4-1954 dưới chế độ Quốc GiaViệt Nam, do Bảo Đại làm quốc trưởng. Qua thời chính phủ Ngô Đình Diệm, từ năm 1954 đến năm 1963, các dụ nầy không bị bãi bỏ, tiêu hủy. Điều đó có nghĩa là các dụ nầy đương nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Vì vẫn còn giá trị pháp lý nên Dụ số 10 và Dụ số 6 vẫn ràng buộc các tổ chức Phật giáo, Cào Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo theo các quy định trong hai dụ nầy.
Sau biến cố ngày 8-5-1963 tại Huế và nhất là sau khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11-6-1963 tại Sài Gòn, mới diễn ra cuộc họp từ 14 đến 16-6-1963 giữa Uỷ ban Liên bộ của chính phủ Ngô Đình Diệm và Uỷ ban Liên phái Phật giáo. Cuộc họp nầy đi đến bản thông cáo chung được tổng thống Diệm duyệt ký và công bố ngày 16-6-1963. Thông cáo chung gồm có 4 mục lớn là: 1) Quốc kỳ – đạo kỳ. 2) Dụ số 10. 3) Vấn đề bắt bớ và giam giữ Phật giáo đồ. 4) Tự do truyền giáo và hành đạo.
duso-10
Mục 2 của bản Thông cáo chung, liên hệ đến Dụ số 10, nguyên văn như sau:
Tách Hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những Hiệp hội tôn giáo ấy. Quy chế đó sẽ là một đạo luật do Quốc hội soạn thảo với sự tham khảo trực tiếp ý kiến của tôn giáo liên hệ. Quốc hội sẽ biểu quyết đạo luật nầy, chậm là cuối năm1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đợi ban hành đạo luật mới, Uỷ ban Liên bộ đồng ý sẽ có những chỉ thị cần thiết để Dụ số 10 không áp dụng quá khắt khe đối với các Hội Phật giáo, Phật học. Phái đoànPhật giáo cam kết chỉ thị cho các tăng ni chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc gia và thi hành mọi biện pháp kỷ luật nội bộ đối với những hành động lệch lạc.”
(Minh Không Vũ Văn Mẫu, Sáu tháng pháp nạn 1963, Paris: Giao Điểm, 2003, tr. 282.) (Cuốn sách nầy cũng có đăng nguyên văn Dụ số 10.)
Nếu Uỷ ban Liên bộ chính phủ Ngô Đình Diệm không nhận thấy sự bất công của Dụ số 10, sao Uỷ ban Liên bộ lại chịu: “Tách Hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những Hiệp hội tôn giáo ấy. Quy chế đó sẽ là một đạo luật do Quốc hội soạn thảo với sự tham khảo trực tiếp ý kiến của tôn giáo lien hệ. Quốc hội sẽ biểu quyết đạo luật nầy, chậm làcuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đợi ban hành đạo luật mới, Uỷ ban Liên bộ đồng ý sẽ có những chỉ thị cần thiết để Dụ số 10 không áp dụng quá khắt khe đối với các Hội Phật giáo, Phật học.” Cần chú ý thêm là thông cáo chung nầy đã được chính tổng thống Ngô Đình Diệm duyệt ký, nghĩa là tổng thống Diệm cũng chấp nhận rằng Dụ số 10 không còn thích hợp và cần được sửa đổi. Những người trong cuộc đã nhận ra sự bất công của Dụ số 10 và chịu sửa đổi Dụ số 10, mà ông Nguyễn Văn Lục cứ nhất định cho là chuyện đó không có. Thật là ‘bảo hoàng hơn vua’.
Ông Nguyễn Văn Lục còn đi xa hơn khi ông viết:
Đồng hóa hội truyền giáo Thừa sai Ba Lê và giáo hội Việt Nam là một điều thiếu lẽ phải và ác ý. Và nếu có ai lưu tâm một chút là kể từ năm 1951 (chưa có Hội đồng giám mục VN) thì đã có một Thư chung, ký tên rõ ràng như sau: Hàng giáo phẩm công giáo Việt Nam. Việt Nam lấy lại quyền tự chủ và khai sinh nền đệ nhất cộng hòa, điều ấy một cách thầm lặng và tự nhiên đưa tới sự thay thế các thừa sai ngoại quốc trong vai trò lãnh đạo. Và vì thế, cũng sau 1954 thì các vị thừa sai Ba Lê tự rút lui và nhường chỗ cho hàng giáp phẩmViệt Nam cai quản các giáo phận, liên lạc trực tiếp với khâm sứ hay với Vatican…”
Sau đó, không hiểu vì lý do gì, ông Nguyễn Văn Lục viết tiếp trong bài của ông một cách chủ quan rằng:
Đấy là cái ẩn ý gán ghép của ông Trần Gia Phụng. Đồng hóa tất cả các Hội Truyền giáo Ki tô giáo đồng thời nói được hưởng quy chế đặc biệt mà thực sự không có một văn bản pháp lý nào chứng tỏ có hưởng quy chế đặc biệt.”
Thưa ông Nguyễn Văn Lục, ai đồng hóa Hội Thừa Sai Ba Lê và Giáo hội Việt Nam thì tôi không cần biết, nhưng trong bài viết của tôi, tôi chỉ trình bày sự bất công của Dụ số 10 và tình hình giữa Phật giáo và chính phủ Ngô Đình Diệm, chứ tôi hoàn toàn không đả động gì đến Ky-Tô giáo La Mã. Tôi đã tách bạch rõ ràng vấn đề tôn giáo trong phần “Sơ kết cuối tập 3”, tt. 415-442, sách Việt sử đại cương tập 3 xuất bản năm 2007. Vì vậy, tôi thấy không cần thiết trả lời ông Nguyễn Văn Lục về việc nầy, dầu cách viết của ông Nguyễn Văn Lục chẳng những đầy “ẩn ý gán ghép”, mà còn đầy ác ý gán ghép.
Tôi chỉ trả lời những vấn đề trong bài viết của ông Nguyễn Văn Lục liên hệ đến tôi. Còn những vấn đề khác thì xin để dư luận chung phê phán. Dầu sao, tôi cũng xin cảm ơn ông Nguyễn Văn Lục đã chú ý đến bài viết của tôi và quảng cáo sớm sách Việt sử đại cương tập 6 của tôi sẽ xuất bản trong năm tới.
(phungtrangia@yahoo.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét