Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

KHUC AN: Cướp Cạn

Sau 1975, đi đâu cũng phải có tờ giấy đi đường, ở đâu cũng phải có giấy chứng nhận. Chỉ đi từ Sài Gòn xuống Long an cũng phải qua không biết bao nhiêu là trạm. Dạo ấy tôi đi làm xa, mỗi lần về thăm nhà là một lần gian nan. Tờ giấy phép luôn để sẵn trong túi áo. Bởi những trạm kiểm soát mọc đầy hai bên đường. Và cái bọn rừng rú lố nhố như bầy thú đói xổng chuồng, sục sạo tìm miếng ăn nơi những người dân sống ở mảnh đất không còn là quê hương của họ.
Một lần, trong chuyến đi, tôi mang theo những tấm hình chụp của mình và của thân nhân. Tới một trạm kiểm soát. Tên-du-kích-cầm-súng lục soát từng mép chỉ khâu của cái túi vải đeo vai của tôi. Không tìm thấy hàng quốc cấm, tên-du-kích-cầm-súng có vẻ khó chịu. Đến cuốn album gã chăm chú lật từng trang. Và bỗng dưng gã quyết định tịch thu tất cả hình chụp của tôi ngày trước. Những tấm hình tuổi thơ, những tấm hình cha mẹ, anh chị em, họ hàng thân thích, những tấm hình vô tội vạ. Tôi hỏi sao lại lấy hình của tôi, thằng du kích quấn khăn rằn quanh cổ bảo rằng những hình ảnh của thời kỳ nô lệ cần phải bỏ hết. Thế là tôi mất hết những tấm hình của thời thơ ấu. Từ đó tôi thành một kẻ không quá khứ.
Và tôi thù ghét những trạm kiểm soát dọc đường.
Hồi ấy bọn cướp đường cướp chợ chưa nghĩ ra cái tên cho “danh chính ngôn thuận” như bây giờ. Chỉ vài đứa dân quân, vài đứa du kích, vài đứa công an, vài đứa Cách Mạng 30 đầu đường xó chợ. Chỉ cần đeo băng đỏ ở cánh tay và quan trọng nhất là chỉ cần khẩu AK-47 là toàn quyền hạch xách, hành hạ, bắt giữ.Bây giờ bọn đầu trộm đuôi cướp đã khôn ra, chúng nghĩ ra đủ mọi cách để moi móc, trấn lột. Hai chữ “trấn lột” hình như cũng là của bọn chúng nghĩ ra. Ngày xưa đi học, tôi chả bao giờ gặp hai chữ ấy. Ngày nay bọn đầu trộm đuôi cướp ở Việt Nam có đủ phương cách để cướp bóc, tước đoạt, chúng nghĩ ra đủ thứ tiền, đủ thứ thuế, đủ thứ “phí” (tôi chúa ghét lối nói tắt đầy lười biếng. Sao không là “lệ phí” như học phí, ấn phí, chi phí… thêm một từ có vất vả gì đâu, mà còn giúp làm rõ điều mình muốn nói!) Một trong những cách thực thi chính sách cướp cạn có định hướng trong tình hình kinh tế đổi thay, là lập ra những “Trạm Thu Phí” để chính thức trấn lột.
Rồi chúng cãi cọ nên dùng “Trạm Thu Phí”, “Trạm Thu Giá” hay dùng mấy chữ bí hiểm “BOT” cho có mùi nước ngoài. Thú thật, sống ở Bắc Mỹ tôi đã quen với chữ Toll Route thường dùng cho những đoạn đường mà khi muốn đi qua, bạn phải đóng tiền mãi lộ. Vì vậy khi thấy trong nước cứ lao xao cãi cọ chuyện B.O.T., tôi phải tra tự điển để khỏi mang tiếng lạc hậu. Thì ra B.O.T. là viết tắt của Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao, nói rõ hơn là hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế. Đại khái là nhà nước tổ chức đấu thầu cho các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build), sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước.
Chữ BOT được sử dụng nhiều trong các văn bản cũng như trong giao tiếp bình dân hàng ngày của người Việt; tới mức người ta nhắc đến BOT, xỉ vả BOT và tranh cãi về BOT mà chẳng cần biết BOT là cái gì.
Tóm tắt là sau khi nhà đầu tư tiến hành xây dựng một kiến trúc nào đó (như cầu cống, đường xá trong ngành giao thông), thì nhà đầu tư có quyền thâu tiền những người sử dụng các phương tiện này trong một thời gian nhất định. Khi hết thời hạn nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho nhà nước điều hành.
Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư nên khi chạy xe trên đường là các công trình giao thông BOT, người tham gia giao thông đều phải trả tiền. Và để thu tiền của các phương tiện tham gia giao thông thì các chủ đầu tư sẽ xây những trạm thu lệ phí.
Số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường.
Tất cả mọi xe cộ, kể cả xe hai bánh đi qua trạm BOT đều phải đóng “phí” ngoại trừ xe quân đội, công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam. Luật pháp nước Việt Cộng quy định như thế. Trong khoảng 5 năm gần đây, ở Việt Nam có hàng trăm hợp đồng BOT. Loại kinh doanh này mọc lên khắp nơi, thu thập những lợi tức khổng lồ và gây xáo trộn cũng như bất mãn trong mọi tầng lớp dân chúng. Hệt như cái thời cộng sản mới nuốt trọn miền Nam; cái thời ngăn đường cấm chợ!
Chuyện cũng không có gì khúc mắc. Tư nhân bỏ công sức, tiền bạc ra đắp đường thì người sử dụng con đường ấy có bổn phận trả “phí”. Công ty dùng “phí” ấy để lấy lại vốn bỏ ra làm đường đồng thời dùng tiền “phí” thu được để bảo trì con đường mà mình đang thu tiền mãi lộ. Tuy nhiên, chuyện ở nước Việt Cộng không đơn giản như thế. Một quan chức (có tiền và có quyền) chọn chỗ thuận lợi, chờ ngày lành tháng tốt, sai lũ lâu la lập ra một cái trạm. Xong. Ai qua cũng phải trả một khoản tiền mãi lộ. Không trả thì quay xe lại. Hết. Đừng bày đặt hỏi cái công ty đang đếm tiền ở trạm ấy xây cất con đường hồi nào; cũng đừng thắc mắc khi xe lọt xuống những cái hố nằm thảnh thơi trên mặt đường mà người ta gọi là “ổ voi” là sao không bảo trì con đường đến nơi đến chốn.
Tuy có phiền phức và gây khó khăn cho cuộc sống người dân phải đi lại kiếm miếng ăn, nhưng chuyện ngăn đường, lập trạm để thu tiền mãi lộ vẫn còn là chuyện nhỏ nếu không dính líu tới một sắc tộc mà từ ngàn xưa đã nuôi mộng ngồi trên đầu trên cổ dân Việt: bọn người Hán, hay nói trắng ra là bọn cộng sản Tàu.Khi cộng sản Việt Nam làm kinh tế, nếu để ý người ta sẽ thấy các nhà thầu Trung Cộng luôn trúng thầu những dự án quan trọng trong nước. Năm 2014, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí Việt Nam làm thống kê cho biết trong 62 dự án BOT liên hệ tới xi măng thì có 49 dự án do Trung Cộng làm tổng thầu; trong 27 dự án BOT nhiệt điện thì 16 dự án do công ty Trung Cộng làm tổng thầu. Ấy là chưa kể dự án xây cất những xa lộ tốc hành Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Lào Cai, và đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Bạn thân mến, tháng trước chúng ta đã chuyện trò về Con Đường Cái Quan Thời @ (
http://www.thoibao.com/con-duong-cai-quan-thoi/); chúng ta đã bày tỏ nỗi lo âu rằng bọn cầm quyền cộng sản Việt sẽ trao cho đàn anh Trung Cộng toàn quyền xây cất xa lộ tốc hành Bắc-Nam, đem tới những hệ lụy cho dân tộc mà chúng ta không thể nào đoán trước được.
Hôm nay nỗi lo âu ấy đã thành sự thật. Trung Cộng đã trúng thầu dự án cao tốc Bắc Nam (nghĩa là nắm trọn Con Đường Cái Quan Thời @) với giá 58,7 tỉ USD. Xa lộ tốc hành Bắc-Nam thực sự là huyết mạch quan trọng nhất trong cơ thể Việt Nam, hệt như động mạch chủ (aorta) bơm máu từ tim lên não bộ, và đến mọi bộ phận khác trong cơ thể. Động mạch chủ ấy chạy suốt chiều dài cơ thể hình chữ S, sát với biển Đông và vì vậy giữ vai trò vô cùng thiết yếu về kinh tế và quốc phòng.
Sau khi cướp được miền Nam, dân chúng Việt Nam, dưới cái gông của cộng sản Hà Nội, đã phải nai lưng để trả nợ cho Nga và Trung Cộng. Và việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gạt bỏ tất cả những nhà thầu khác (Nhật, Nam Hàn) để chọn nhà thầu Trung Cộng chỉ là một hình thức trả món nợ thời chiến năm xưa.
Năm 2018 nhà nước Việt Cộng đã loay hoay chuyện nên giữ hay bỏ quy định rằng khoảng cách giữa hai trạm thu tiền mãi lộ không được ngắn hơn 70 km, nhưng rồi chuyện ấy cũng chẳng đi đến đâu, và các trạm cứ tự động mọc lên để thu tiền.
Bạn thân mến. Bây giờ hãy bàn chuyện Con Đường Cái Quan Thời @, tức là xa lộ tốc hành Bắc-Nam. Từ Lạng Sơn đến Cà Mau có ít nhất 2000 km đường tốc hành. Và theo quy định cứ 70 km là có một trạm thu tiền mãi lộ thì từ Bắc vào Nam sẽ có 28 trạm. Tiền làm đường mượn của Tàu, chủ thầu là người Tàu, đương nhiên các trạm thu tiền mãi lộ sẽ do người Tàu nắm giữ. Hãy tưởng tượng để điều hành cho có hiệu quả, mỗi trạm sẽ cần hàng trăm nhân viên (dĩ nhiên là người Tàu) điều hành. Những nhân viên ấy cần chỗ ăn chỗ ở. Sẽ có tình trạng “giải phóng mặt bằng” hay nói đúng hơn là đuổi nhà, cướp đất của dân để xây nhà cho đám nhân viên Trung Cộng điều hành trạm thu tiền mãi lộ. Nhân viên cũng là những con người, cũng cần đời sống tinh thần đầy đủ, nghĩa là sẽ phải có vợ, có con. Khu nhà nhân viên Tàu Cộng sẽ lớn dần thành những đặc khu mà người Việt Nam cũng như luật pháp Việt Cộng không có quyền dòm ngó vào.
Những đặc khu của Tàu ấy người Việt không được vào. Phố Tàu nói tiếng Tàu, sinh hoạt theo kiểu Tàu với mọi hình thức tổ chức xã hội, và đương nhiên luật pháp nơi đó sẽ là luật pháp của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, dân Tàu ra ngoài giết người, cướp của rồi chạy vào đặc khu, công an Việt Cộng đứng ngoài nhìn. Người Việt va chạm với dân Tàu của đặc khu sẽ bị đem về Tàu để xét xử. Tôi dám chắc những đặc khu ấy sẽ là những ổ gián điệp. Và khi có xung đột với người Việt, các đặc khu sẽ biến thành chiến khu.
Và Bắc Kinh sẽ đem quân vào để bảo vệ kiều bào của chúng
.
Bạn có hình dung ra được không rằng trên xa lộ tốc hành Bắc-Nam, xe tăng có tên Type 99 – loại xe bọc thép mà Trung Cộng tự hào là vượt xa xe tăng của Ấn Độ, Nam Hàn và Nhật Bản – với vận tốc 80 km một giờ thì chỉ nội trong một ngày là có thể chạy hết chiều dài nước Việt. Và từ các trạm BOT, trải rộng ra hai bên. Cuộc tiếp thu một đất nước mà bọn cầm quyền Bắc Kinh cho là một quận, một huyện của nước Tàu cũng dễ dàng như cái lần bọn cộng sản Bắc Việt (“đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”) nuốt trửng Miền Nam Tự Do của chúng ta vậy.
Và lúc ấy chẳng cần một tên du kích, một đứa dân quân, hay một đứa Cách Mạng Ba Mươi xé nát những tấm hình của con cháu chúng ta như thằng cướp cạn đã làm với tôi năm xưa, con cháu chúng ta cũng sẽ mất tất cả mọi thứ.
Hiện tại, quá khứ với tương lai; mất hết!
Khúc An
__._,_.___

David Hoang

Aug 17, 2019, 8:20 PM (14 hours ago)
to PSXH
Tri'ch

 ...    con cháu chúng ta cũng sẽ mất tất cả mọi thứ.

Ngung tri'ch

Du'ng va^y
Nhu va^.y chi co`n 1 ca'ch, la` phai bo nuo'c ra di tho^i. Ai chi.u o lai la` da.i.

Ki'nh,

David H

Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/PhungSuXaHoi/CANbttLBWP_4b2CX7Th%2BjkDQzpsLH2tdiz3jvb5Yu367JQJdMrQ%40mail.gmail.com.

Hoangyen Nguyen hoangyenfrance@hotmail.com

Aug 17, 2019, 8:38 PM (14 hours ago)
to phungsuxahoi@googlegroups.com
Thời 75 - 78 đi đâu cũng sợ bọn chận đường khám xét xe đò , tự xưng là Quản Lý Thị Trường hành hạ . Thật ra chúng có biết cái quái gì đâu mà quản với lý ? Dân đem vài ký cà phê , mấy gói trà , hai ba kí đậu trắng từ Đalat về Sài Gòn là bị xếp vào hng buôn lậu , nếu bị khám là nó tịch thâu hết ( đem v cho vợ chúng ra ch bán ) Thời đó ngăn sông cấm chợ , mà người dân tự điều hoà cung cầu trong nước thì chúng bắt như bắt giặc không bằng . Chính tôi sau khi bị ..." mất dạy " từ Đalat về đem theo vài ký trà gặp chúng xét , chúng lấy hết . Về tới nhà cô em ở Sài Gòn là lập tức phải đi khai tạm trú với công an ( hu hu !!! kinh khủng cái thời khốn nạn ấy ) Cũng may , tui hay nhắc chuyện này , là tui không hề ... " sở hữu " cái gọi là chứng minh nhân dân cuả Việt cộng .

Hoàng Yến .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét