Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Coi chừng Ngộ nhận Nguy hiểm Inbox x Nhon Nguyen

Coi chừng Ngộ nhận Nguy hiểm

Trong bài viết “ Tổ Quốc Việt Nam nào? “, tác giả Nguyễn Đức Chung nhận xét về bài viết “ Biển Đông: Hòa Đồng Người Việt “ của Vi Anh như sau:

“ Trích:“ Đến nay đã 44 năm rồi, mà trong kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH tử chiến với TC, dân chúng ở Đà nẵng công khai chống Đảng Nhà Nước CSVN ở Đà Nẵng tổ chức triển làm Hoàng sa mà không trình bày trận hải chiến của Hải Quân VNCH tử chiến với Quân Tàu năm 1974.

Còn báo chí của người Việt trên trang mạng, và trên phát thanh, phát hình, báo giấy, cũng như công luận của người Việt Quốc Gia vẫn coi Hải Quân của VNCS chống quân Tàu ở Hoàng sa năm 1988, tử thương 74, là những ngườidũng cảm, chết cho Tổ Quốc VN đáng tôn kính.”
(hết trích)

Trong hai đoạn chữ nghiêng trên, chúng tôi tô màu xanh lợt đoạn trên và đoạn dưới màu đỏ.
2. Còn đoạn kế, chúng tôi tô màu đỏ. Đọc xong đoạn này, chúng tôi đọc lại vài lần nữa cho chắc ăn là mình không đọc nhầm, hiểu sai ý tác giả!

Trước hết, chúng tôi nhận thấy tác giả viết nhầm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoàng Sa, là quần đảo phía trên, cách Đà Nẵng khoảng 200 hải lý. Nơi mà Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tử chiến chống Tàu cộng xâm lăng vào 19/1/1974.

Còn hải quân Việt cộng (VNCS) được lệnh phải đứng làm bia cho Hải quân Tàu bắn gục tại Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa. Và những thước phim ấy Tàu cộng còn giữ sau khi chúng tung lên mạng lưới toàn cầu để “răn đe” bọn lãnh đạo đảng CSVN.

Cho nên, sự thật như trên, chỉ có những kẻ bưng tai bịt mắt, hoặc vô tình làm tay sai cho giặc cộng mới cho đó là hành động dũng cảm,chết cho Tổ quốc Việt Nam đáng tôn kính”!

Chúng tôi tin tưởng mãnh liệt rằng, qua phương tiện truyền thông chân chính về sự kiện Tàu cộng bắn chết các binh lính Việt cộng năm 1988 tại Gạc Ma, công luận của “Người Việt Quốc Gia” chỉ có thương cảm và tiếc cho những nạn nhân đã chết một cách oan uổng dưới guồng máy cai trị phi nhân của đảng CSVN mà thôi.

...

Để làm sáng tỏ nhận định của tác giả Nguyễn Đức Chung về vấn đề phân biệt:
    - Hải chiến lừng danh Hoàng Sa: 74 anh hùng, tử sĩ VNCH Vị Quốc Vong Thân
  • - Tàu cọng chiếm Gạc ma, Trường Sa: bộ đội cụ hồ làm bia đở đạn theo lịnh của bọn trùm Ba Đình để “ cầu hòa “ với chệt cọng.

Tôi gởi lại đây trích đoạn sưu khảo về hải chiến Hoàng Sa – Trường Sa:

TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM HOÀNG SA
Bối cảnh
Sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương, Việt Nam Cộng Hòa đã đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo này cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, được gọi là nhóm Nguyệt Thềm (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Ðức (Amphitrite group).
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Ðà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1956, hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo. Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản tuyên ngôn lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Ðài Loan, Ðông-sa/Tây-sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam-sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield, quần đảo Bành Hồ (Pescadores).
Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.
Ngày 22 Tháng Chín năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Ðồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận.
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng Hòa.
Trong thời gian 1964-1971, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng Hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1973, với Hiệp Ðịnh Paris, Hoa Kỳ và Ðệ Thất Hạm Ðội sau khi rút quân và thiết bị ra khỏi quần đảo Hoàng Sa đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1974 khi một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou thì khám phá ra sự hiện diện của hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
Phía Việt Nam có tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc hải quân Việt Nam Cộng Hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Phía Trung Quốc có Liệp Tiềm Ðĩnh Số 274, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 271, Tảo Lôi Hạm Số 389, Tảo Lôi Hạm Số 391, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 282, Liệp Tiềm Ðĩnh Số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Ðoàn 4 và Tiểu Ðoàn 5 thuộc Trung Ðoàn 10 Hải Quân Lục Chiến, và hai đội trinh sát.
Ngày 16 Tháng Giêng, 1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.
Sau khi cấp báo về bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải tại Ðà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng Hòa rời lãnh hải Trung Quốc.
Ngày 17 Tháng Giêng, 1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp Tiềm Ðĩnh Số 274 và Liệp Tiềm Ðĩnh Số 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Ngày 18 Tháng Giêng, 1974, Ðề Ðốc Lâm Ngươn Tánh, tư lệnh phó hải quân Việt Nam Cộng Hòa bay ra bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải tại Ðà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.
Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.
Ngày 19 Tháng Giêng, 1974, biệt hải và hải kích Việt Nam Cộng Hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng Hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng Hòa rút trở lên HQ-5.
Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhận được thông báo của văn phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar đệ thất hạm đội ghi nhận một số phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa.
Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa sau đó yêu cầu đệ thất hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. (**)
Hải chiến Hoàng Sa lừng danh Quân sử Việt
Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân
TÀU CỌNG ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA
Sự kiện Trường Sa không phải là “ hải chiến “
Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.
Trung cộng chọn thời điểm
Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí. Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung cộng đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Afghanistan, đang nối lại quan hệ với Trung cộng nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung cộng.
Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung cộng chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!
Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.
Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…
Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.
Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.
Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.
Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung cộng vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.
Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung cộng tại Hà Nội, phản đối việc Trung cộng đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa. (***)
Trường Sa nào đâu phải là hải chiến
Chỉ là bộ đội cụ hồ đưa đầu cho chệt bắn
Theo lịnh tên việt gian chột mắt Lê Đức Anh

Nói tóm lại:

  • Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà và 73 tử sĩ VNCH vì nước quên mình, tử chiến bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.
  • Bộ đội cụ hồ là nạn nhân của bọn trùm vc Ba Đình, chết oan ức vì tham vọng của bọn trùm bán nước việt cọng chớ không phải Hy sinh vì Tổ Quốc.

Tới đây, vấn đề đã sáng tỏ. Nhưng khi đọc lại bài viết của Vi Anh, phát hiện một vấn đề nguy hiểm nên nhận thấy cần nêu lên ở đây.

Cái tựa đề “ Biển Đông: Hòa Đồng Người Việt “ bàng bạc mùi HÒA GIẢI.

Đọc xuống thấy đoạn viết:

“ Công luận của người Việt nói chung coi việc chống quân Tàu lấn chiếm biển đảo là một chánh nghĩa. Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định rằng, Chính phủ Việt Nam [CS] sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc, nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc. Cựu trung tướng quân đội Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Quốc Thước nói: “Tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính Việt Nam Cộng Hòa chống ngoại xâm là cần thiết.”

Té ra việc đánh đồng tử sĩ VNCH với liệt sĩ việt cọng chỉ là cái cớ để kêu gọi hán ngụy “ thực thi hòa hợp – hòa giải.”

Và tác giả Vi Anh xuống xề theo kiểu “ kiến nghị – XIN CHO “:

Và khi TC ngang ngược tấn công VN, là TC tạo cơ hội, động lực cho người Việt cứu nước. Nếu Đảng Nhà Nước có một chút lòng tin nơi nhân dân, nơi lịch sử Việt, thì ngươi dân có cơ hội đoàn kết thành nội lực dân tộc chống quân Tàu.

Nếu như “ Đảng Nhà Nước “ mà có một chút lòng tin nơi nhân dân, nơi lịch sử Việt thì sự thể đâu có tang thương như ngày nay.

Tới giờ phút nầy, hán ngụy vc vẫn coi nhân dân là “ phản động “ khi biểu tình chống giặc tàu xâm lăng và bắt bỏ tù cả đám.

Theo truyền thống hùng cường Lạc Long, dù đảng việt cọng có tin hay không, khi sự thể lâm đầu, toàn dân Việt sẽ theo truyền thống Diên Hồng “ Quyết chiến và Hy sinh “ Đoàn kết chống giặc tàu xâm lăng, khỏi cần hán ngụy thực thi hòa hợp – hòa giải.

Nguyễn Nhơn
Hẻ đỏ lửa Bãi Tư Chính
30/7/2019

Đính kèm

Biển Đông: Hòa Đồng Người Việt
Vi Anh


Biển Đông là mẫu số chung Việt Nam, có thể  dùng để hoà đồng những phân số địa phương, tôn giáo, kinh tế chánh trị, trong ngoài nước, nói cách khác là hoà đồng người Việt.

Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung là giang sơn gấm vóc của đất nước ông bà Viêt Nam ngàn xưa để lại cho người Việt Nam.  Phần  máu xương, da thịt của Mẹ Việt Nam, Tổ Quốc VN đó do tiền nhân, tổ tiên người Việt từ  thành đô Thăng Long ở Miền Bắc mang gươm đi mở nước, theo con đường Nam Tiến cả mấy ngàn năm. Vào Miền Trung,  tới Đèo Ngang, “Hoành Sơn nhất đoái vạn đại dung thân” như lời tiên tri  của Cụ Trạng Trình viết thành sấm ký. Rồi xuôi Miền Nam, “ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp giặc cũng đánh, gặp chùa cũng tu’ như câu ca dao, hát đối nghêu ngao giữa vùng sông rạch chằn chịt của vùng hạ lưu sông Cữu Long. Đó nơi theo theo văn minh Nhân Loại  nơi nào có dòng sông là con đường biết đi, nơi nào có đồng bằng sông lớn là có nền văn minh. Ai cập với sông Nil, Ba Tư với Euphrate, Tigris, Trung Hoa với Hoàng Hà, Ấn độ với Indus , Hằng Hà. Người Việt khai hoang, trồng lúa nước, cây ăn trái, cá trắng trong sông, cá đen ngoài đồng biến vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long dưới sông đỉa như bánh canh, trên  bờ muổi như trấu vải, thành một nền văn minh Miệt Vườn của văn minh Việt Nam. Làm cho Việt Nam thành một giang sơn gấm vóc hình chữ S có biển Đông như lòng mẹ ôm ắp và nhiều đảo che chở và Trường sơn bao bọc như thành đồng. Thời đó Ông Tổ CS Karl Marx chưa đầu thai ở Đức, CS chưa nảy sanh ở Âu châu.

Nhưng nay trong thời kỳ CSVN cầm quyền, quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của VN phân lớn đã bị Trung Cộng lấn chiếm, thôn tính, sáp nhập thành huyện Tam Sa của TC. Và Biển Đông của VN cũng đã bị TC ngang ngược lấn chiếm, với bản đồ hình lưởi bò của TC đơn phương liếm mất 80%.

Trong lịch sử 4.000 năm của quốc gia dân tộc Việt, người Việt là một dân tộc được thế giới sử đánh giá là dân tộc dũng cảm đứng lên chống quân Tàu 1.000. Và lịch sử VN coi những người đứng lên dánh đuổi quân Tàu xâm lăng, thống trị là anh hùng liệt nữ của VN.Toàn dân ngưỡng mộ, tôn vinh qua mọi thời đại.

Nhưng VN trong lịch sử cận đại hơn một thế kỷ trở lại đây, dân chúng  bị phân hoá, chia rẻ, đất nước bị chia đôi hai miền bởi hai ý thức hệ và hai chủ nghĩa Tự do và Cộng sản, và những siêu cường áp chế.

Trong cục diện chánh trị đầy mâu thuẫn, tương khắc đó giữa hai miền của quốc gia dân tộc VN, có một mẫu số chung có thể hoá đồng các phân số. Mẫu số chung đó là mẫu số Việt Nam. Người Việt ơ Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại, và đồng bao thượng ở Cao Nguyên, ở Thượng du VN theo đạo này hay đạo nọ, khuynh hướng tự do hay CS, lương tri, lương tâm chánh trực đều đau niềm đau đất mẹ bị quân Tàu banh da, xẻ thịt.

Ngay người Việt theo CS, dù ở thế kẹt, Đảng CSVN đồng chí với TC, cũng  làm bộ bằng mặt, chớ không bằng lòng. Không ít những cán bộ, đảng viên, bộ đội CS bất bình thái độ xìu xìu, ểnh ểnh  hiện tại của các lãnh tụ Đảng trước hành động xâm lăng của TC.

Đến nay đã 44 năm rồi, mà trong kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH tử chiến với TC, dân chúng ở Đà nẵng công khai chống Đảng Nhà Nước CSVN ở Đà Nẵng tổ chức triển làm Hoàng sa mà không trình bày trận hải chiến của Hải Quân VNCH tử chiến với Quân Tàu năm 1974.

Còn báo chí của người Việt trên trang mạng, và trên phát thanh, phát hình, báo giấy, cũng như công luận của người Việt Quốc Gia  vẫn coi Hải Quân của VNCS chống quân Tàu ở Hoàng sa năm 1988, tử thương 74, là những người dũng cảm, chết cho Tổ Quốc VN đáng tôn kính.

Công luận của người Việt nói chung coi việc chống quân Tàu lấn chiếm biển đảo là một chánh nghĩa. Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định rằng, Chính phủ Việt Nam [CS] sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc, nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc. Cựu trung tướng quân đội Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Quốc Thước nói: “Tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính Việt Nam Cộng Hòa chống ngoại xâm là cần thiết.”

Nếu đảng nhà nước CSVN công tâm chánh trực một chút, sẽ thấy người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại, đại đa số là người dân của VN Cộng Hoà đóng góp rất lớn trong công cuộc quốc tế vận chống quân Tàu xâm lược biển đảo VN. Nhứt là ở Mỹ, nơi có gần hai triệu người Việt định cư. Vấn đề TC xâm chiếm biển đảo của VN đã được đồng bào ở hải ngoại quốc tế vận đưa vào Quốc Hội, trái tim và khối óc của người dân Mỹ. Cụ thể ngày 14/1/2014, các nhà lập pháp Mỹ khẳng định và khuyến cáo TT Obama không thể để mặc cho Trung Quốc tha hồ sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền lãnh hải trên các vùng biển Đông Á. Các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng thái độ chèn ép của Bắc Kinh đang làm các nước láng giềng lo sợ và thách thức quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ.

Tin Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ loan tãi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát hoạt động ngư nghiệp trên Biển Đông là hành vi “khiêu khích và nguy hiểm.” Bất chấp khối nợ quốc gia khổng lồ đang đè nặng, chính quyền Obama tăng cường sự hiện diện quân sự Mỹ trong khu vực.

Và gần đây TT Trump kế nhiệm chống Chủ Nghĩa Xã Hội hết mình, tăng cường thế lực quân sư Mỹ ở  Biển Đông. Với một quốc tế vận mạnh của người Việt hải ngoại hữu hiệu như vậy đối với siêu cường Mỹ đang chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình Duơng và coi tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ, còn lâu TC mới dám dùng biện pháp quân sự với VN, nếu VNCS có hành động bảo vệ ngư dân VN, bảo vệ biển đảo- là hành động tư vệ chánh đáng.

Và khi TC ngang ngược tấn công VN, là TC tạo cơ hội, động lực cho người Việt cứu nước. Nếu Đảng Nhà Nước có một chút lòng tin nơi nhân dân, nơi lịch sử Việt, thì ngươi dân có cơ hội đoàn kết thành nội lực dân tộc chống quân Tàu.

Trong lịch sư VN có ba chân lý cũng là ba chánh nghĩa hằng cữu: ai chống quân Tàu là dân chúng ủng hộ; anh hùng dân tộc Việt đại đa số là người chống quân Tàu; các cuộc khởi nghĩa và chống quân Tàu thành công là do nội lực dân tộc là chánh, chớ ít khi nếu không muốn nói là nhờ ngoại bang giúp đỡ.Đó là mẫu số chung có thể hoá đồng nhiều phân số trong vấn đề VN./.(VA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét