Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Chuyên gia Nga nói Trump làm đúng, Bắc Kinh tổn thất nặng nề

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Chuyên gia Nga nói Trump làm đúng, Bắc Kinh tổn thất nặng nề

Hàng của Trung Cộng từ cảng Hồng Kông sẽ đi cảng Okland, CA ngày 20 tháng 6, 2018
Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ tiếp tục leo thang. Sau khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ, Bắc Kinh cũng đã đưa ra biện pháp đáp trả. Có chuyên gia của Nga cho rằng, từ góc độ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ, bên cạnh đó một khi chiến tranh thương mại bùng nổ một cách toàn diện, Bắc Kinh sẽ tổn thất thảm hại. 
Ngày 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), ngày 24/9 sẽ bắt đầu thực thi. Hiện tại tỉ lệ trưng thu thuế quan là 10%, đến ngày 1/1/2019, tỉ lệ thuế quan sẽ tăng cao lên đến 25%.
Ông Trump cho biết, phía Mỹ mong muốn đối thoại với Trung Cộng, nhưng nếu Bắc Kinh thực hiện biện pháp trả đũa đối với nông dân và ngành công nghiệp Mỹ, thì Mỹ sẽ lập tức đánh thuế đối với hàng hóa Trung Cộng trị giá 267 tỷ USD, điều này có nghĩa là tất cả các hàng hóa của Trung Cộng xuất khẩu sang Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng. Ông còn nhấn mạnh, hành vi thương mại của chính quyền Trung Cộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh lâu dài của nền kinh tế Mỹ, ông cũng kêu gọi Bắc Kinh có biện pháp hành động để chấm dứt chính sách thương mại không công bằng.
Ngày 18/9, Bắc Kinh đã đáp trả lại và cho biết, sẽ thu thuế quan 10% hoặc 5% đối với 5207 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trong danh mục thuế, tổng trị giá khoảng 60 tỷ USD, bắt đầu thực thi từ ngày 24/9.
 Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn quan điểm của một chuyên gia Nga cho biết, Bắc Kinh sẽ tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.
Bản tin cho biết, ông Alexei Piric – Giám đốc “Trung tâm liên lạc Âu – Á” của Nga cho rằng, từ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump là vô cùng chính xác, có hiệu quả và thiết thực, “nhưng từ góc độ của Trung Cộng mà xét, thì Trung Cộng sẽ phải chịu tổn thất, hơn nữa lại là tổn thất nặng nề. Bởi vì chiến tranh thương mại đã bùng nổ trên mọi phương diện, trong khi thực lực kinh tế của Bắc Kinh vẫn không cách nào sánh ngang với Washington.”
Alexei Piric giải thích rằng, nguyên nhân trực tiếp là kinh tế Trung Cộng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, và xuất khẩu lại dựa nhiều vào thị trường Mỹ.
Bắc Kinh muốn tìm một thị trường có quy mô tương đương Mỹ để thay thế nhưng là điều cực kỳ khó. Mặc dù các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Cộng cũng bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Cộng, nhưng mức độ tổn hại là nhỏ hơn rất nhiều so với tổn hại của Trung Cộng.
Còn có chuyên gia Nga cho rằng, trong cuộc chiến thương mại này, Trung Cộng vẫn luôn giữ tư thế đối kháng có nguyên nhân là do Trung Cộng đã không còn đường lui, cho dù Trung Cộng không suy xét đến tổn thất kinh tế quốc gia, nhưng chấp nhận quá nhiều điều kiện ví dụ như mở cửa tự do internet, thì sẽ đe dọa trực tiếp đến sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Cộng.
Bản tin cho biết, hiện nay, chính sách của Bắc Kinh là kéo dài đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, với kỳ vọng Đảng Dân chủ cản trở ông Trump có thể vượt lên, đồng thời thông qua sức mạnh của giới doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall thân Cộng Sản để gây áp lực cho ông Trump, buộc ông phải thay đổi kế hoạch.
Tuy nhiên,  tỉ lệ người dân ủng hộ ông Trump hiện tại đang lên cao, do đó kỳ vọng này của Đảng Cộng sản Trung Cộng là rất mong mạnh.
Bên cạnh đó, theo CNBC đưa tin, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, biện pháp tăng thu thuế quan không phải là “hành động lỗ mãng”, mục đích là để thay đổi cho ngay chính lại hành vi của Bắc Kinh, để các công ty Mỹ đang cạnh tranh tại Trung Cộng có một sân chơi công bằng. Đối với hành động trả đũa của Bắc Kinh, Bộ trưởng Ross cho rằng, “đạn của Trung Cộng đã dùng hết rồi”, bởi vì kim ngạch xuất khẩu của Trung Cộng sang Mỹ gấp gần 4 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào Trung Cộng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét