Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ Trọng Đạt

Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ 

Trọng Đạt

“…Tất cả những đổi mới này đã khiến tình hình chính trị Mỹ không giống như những thập niên trước, mọi sự tiên đoán, ước lượng có thể không theo sát được thực trạng của thời cuộc…”
midterm_election
Từ 1953-2014
Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ, Midterm election là cuộc Tổng bầu cử, General elections, bốn năm một lần nằm vào giữa nhiệm kỳ của Tổng Thống gồm bầu Quốc Hội, Thống Đốc Tiểu Bang, Quốc Hội Tiểu Bang, bầu cấp Tỉnh, Thị trưởng..... ở đây chúng ta chỉ đề cập bầu Quốc Hội vì nó quan trọng nhất. Trong cuộc bầu cử này 435 ghế Hạ Viện và một phần ba (1/3) ghế Thượng Viện (khoảng 33, hay 34 ghế) sẽ được bầu lại, Midterm được tổ chức vào thượng tuần tháng 11.
Ngoài ra cứ bốn năm lại có cuộc bầu cử Tổng Thống, trong đó Quốc Hội cũng được bầu lại, tại Hạ Viện bầu lại 435 ghế và Thượng Viện cũng bầu lại một phần ba (1/3) tức 33 ghế. Như thế cứ hai năm Quốc Hội Mỹ sẽ được bầu lại một lần theo số ghế như trên. Thí dụ cụ thể năm 2008 bầu cử Tổng Thống (Obama ) và bầu lại Quốc Hội, hai năm sau Midterm 2010 bầu lại Quốc Hội và 2012 bầu lại Tổng Thống và bầu lại Quộc Hội... và cứ như thế mãi.
Trong phần nói về bầu cử giữa nhiệm kỳ trên Wikipedia
(United States midterm election - Wikipedia) họ đưa ra một danh sách các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ từ 1910 cho tới năm 2014 và kết luận trong 21 cuộc bầu cử Midterm này, đảng của ông Tổng Thống mất trung bình 30 ghế Hạ Viện và Thượng Viện chỉ có 2 trường hợp đảng của TT chiếm thêm ghế tại cả hai viện
Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý trong suốt khoảng thời chiến tranh Việt Nam, từ TT Kennedy 1960 tới TT Ford 1977, Dân Chủ luôn nắm ưu thế Lập Pháp. Tính từ TT Eisenhower đến TT Bush cha (1953-1993) tổng cộng tám đời Tổng Thống, đảng Dân Chủ hầu như kiểm soát điện Capitole, họ nắm chặt Quốc Hội trong tay, dù bẩu giữa nhiệm kỳ thua, thắng. Vì phạm vi giới hạn của bài viết tôi chỉ đề cập tới các cuộc bầu cử giữa kỳ sau Thế Chiến từ TT Eisenhower (Cộng Hỏa) năm 1953, tới nay được 65 năm, vả lại những cuộc bầu Midterm trước Thế Chiến nay đã xa xôi quá. Điểm qua các cuộc bầu Giữa nhiệm kỳ từ 1953 tới 1993, chúng ta thấy Dân Chủ làm chủ hầu hết tòa nhà Lập Pháp, dù Cộng Hòa lấy thêm ghế:
- Midterm 1954, (TT Eisenhower, CH): Hạ Viện Dân Chủ 232 (thêm 19 ghế) đa số, Cộng Hòa 203 (mất 18 ghế). Thượng Viện Dân Chủ 48 (thêm 2), Cộng Hòa 47 (mất 2)
- Midterm 1958: (TT Eisenhower, CH): Hạ Viện Dân Chủ đa số 283 (thêm 49), Cộng Hòa 153 (mất 48), Thượng Viện Dân Chủ 61 ghế (thêm 12), Cộng Hòa 35 (mất 12)
- Midterm 1962, (TT Kennedy, DC): Hạ Viện DC 258 (mất 4), CH 175 (thêm 1). Thượng Viện DC 68 (thêm 4), CH 32 (mất 4)
- Midterm 1966 (TT Johnson, DC): Hạ Viện DC 248 (mất 47), CH 187 (thêm 47), Thượng Viện DC 64 (mất 3) CH 36 (thêm 3)
- Midterm 1970 (TT Nixon, CH): Hạ Viện DC 255 (thêm 12), CH 180 (mất 12). Thượng Viện DC 56 (thêm 2) CH 42 (mất 2)
- Midterm 1974 (TT Ford, CH): Hạ Viện DC 291 (thêm 49), CH 144 (mất 48), Thượng Viện DC 60 (thêm 4), CH 38 (mất 4)
- Midterm 1978 (TT Carter, DC): Hạ Viện DC 277 (mất 15), CH 158 (thêm 15), Thượng Viện DC 59 (mất 2) CH 40 (thêm 2)
- Midterm 1982 (TT Reagan, CH): Hạ Viện DC 269 (thêm 26), CH 166 (mất 26), Thượng viện CH 54, DC 46 (thêm 1)   
- Midterm 1986 (TT Reagan, CH): Hạ Viện DC 258 (thêm 5), CH 177 (mất 5), Thượng Viện DC 55 (thêm 8), CH 45 (mất 8)
- Midterm 1990 (TT Bush cha, CH): Hạ Viện DC 267 (thêm 7), CH 167 (mất 8), Thượng Viện DC 56 (thêm 1), CH 44 (mất 1)
Tại những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ kể trên (1954 - 1990) đảng Dân Chủ đều làm chủ Điện Capitole chỉ trừ năm 1982 (TT Reagan) Cộng Hòa giữ ưu thế Thượng Viện (54/46). Như vậy dù Cộng Hòa có thắng cử Midterm, lấy thêm ít nhiều ghế nhưng họ vẫn không kiểm soát được tòa nhà Lập Pháp. Tại cuộc bầu cử Midterm 1966 (TT Johnson DC) mặc dù Cộng Hòa lây được 47 ghế Hạ Viện (bốn mươi bẩy) nhưng Dân Chủ vẫn còn 248 ghế, vẫn thừa sức đè bẹp Cộng Hòa (187) vì họ vẫn hơn Cộng Hòa tới 61 ghế, một con số to đùng. Tại Thượng Viện 1966 Dân Chủ mất 3 ghế nhưng vẫn còn 64 ghế, CH chỉ có 36 ghế.     
Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý, hai vị Tổng Thống Cộng Hòa Nixon và Reagan đã đại thắng cử năm 1972 và 1984 với số phiếu cao nhất từ xưa tới nay: Nixon với 96% phiếu Cử tri đoàn (520/17), hơn đối thủ 18 triệu phiếu phổ thông, Reagan với 97% phiếu CTĐ (525/13), hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông. Tuy nhiên Dân Chủ đều đã năm ưu thế Quốc Hội dưới các nhiệm kỳ của hai vị này.   
Sau đây là những cuộc bầu cử Midterm từ năm 1994 (TT Clinton, DC) cho tới 2014 (TT Obama, DC)
Giai đoạn Dân Chủ nắm quyền kiểm soát Quốc Hội qua các cuộc bầu cử Midterm bắt đầu kết thúc từ năm 1994, gió đã đổi chiều, Cộng Hòa bắt đầu giành quyền làm chủ điện Capitole. Cuộc bầu cử ngày 8-11-1994 đánh dấu một giai đoạn mới mà người ta gọi là Republican Revolution, Cách Mạng Cộng Hòa, nó kết thúc thời kỳ chọc trời khuấy nước của đảng Dân Chủ Con Lừa. Năm 1994 Cộng Hòa thắng 54 ghế Hạ Viện, đây là thắng lợi lớn nhất của CH từ 1952 và với số phiếu nhiều nhất từ 1946 của CH và số phiếu nhiều nhất từ 1948 của cả hai đảng(...and a majority of votes for the first time since 1946. It was also the largest seat gain for the Republican Party since 1946, and the largest for either party since1948).
Lý do Dân Chủ thất bại trong chương trình bảo hiểm y tế
- Midterm 1994 (TT Clinton, DC): Hạ viện CH 230 (thêm 54), DC 204 (mất 54), Thượng Viện CH 52 (thêm 9), DC 48 (mất 9)
- Midterm 1998 (TT Clinton, DC): Hạ Viện CH 223 (mất 4), DC 211 (thêm 5), Thượng Viện CH 55, DC 45
- Midterm 2002 (TT Bush con, CH): Hạ Viện CH 229 (thêm 8), DC 205 (mất 7), Thượng Viện CH 50 (thêm 1), DC 49
- Midterm 2006 (TT Bush con, CH): Hạ Viện DC 233 (thêm 31), CH 202 (mất 30), Thượng Viện DC 49 (thêm 5), CH 49 (mất 5)
- Midterm 2010 (TT Obama, DC): Hạ Viện CH 242 (thêm 63) DC 193 (mất 63), Thượng Viện DC 51 (mất 6), CH 47 (thêm 6)
- Midterm 2014 (TT Obama, DC): Hạ Viện CH 247 (thêm 13), DC 188 (mất 13), Thượng Viện CH 54 (thêm 9), DC 44 (mất 9)
Qua sáu cuộc bầu cử Giữa nhiệm kỳ Midterm kể trên  chúng ta thấy Cộng Hòa đã giành quyền làm chủ Quốc Hội hầu hết chỉ trừ năm 2006 thời TT Bush con mất Hạ Viện, (tại Thượng Viện CH, DC ngang nhau). Năm 2002 thời TT Bush con CH thắng cử Midterm vì người dân ủng hộ TT Bush để chống khủng bố (Some speculate that this may have been due to increased support for the President's party in the wake of the September 11 attacks)
Thời TT Obama cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 là sự thiệt hại nặng nhất tại Hạ Viện (63) của đảng cầm quyền (DC) tính từ năm 1938. (....in a midterm election, the 2010 election resulted in the highest loss of a party in a House midterm election since 1938).   
Người ta cũng cho đây là sự thay đổi Hạ Viện lớn nhất từ 1948 (63 ghế), nó cũng là thắng lớn nhất của Cộng Hòa tại Hạ Viện từ 1938. (...and the largest House swing since 1948. This also happened to be the Republican largest gain in House seats since 1938)
Trong cuộc bầu Midterm 2014 (TT Obama), Dân Chủ cũng thua rất nặng tại cả Lưỡng Viện, lần này mất luôn Thượng Viện, Hạ Viện vào tay Cộng Hòa, tại Thượng Viện DC mất tới 9 ghế.
Dự đoán Midterm 2018
Phải nói là ông Donald Trump rất may mắn, ông làm Tổng Thống (2017) vào giữa cuộc Cách Mạng Cộng Hòa, gió đã đổi chiều từ 22 năm trước khi ông đắc cử, đảng Dân Chủ không còn chọc trời khuấy nước tại điện Capitole như xưa, Cộng Hòa đã giành được chủ quyền Lập Pháp. Hiện có nhiều tin đồn, đoán về cuộc bầu cử Giữa nhiệm kỳ ngày 6-11-2018. Midterm 2018 nay chỉ còn hơn một tháng nữa. Người thì cho là Dân Chủ sẽ lấy được Hạ Viện và kẻ nói ngược lại, tôi nghĩ có thể sẽ có hai trường hợp:
- Chúng ta đều biết Cộng Hòa nay vừa nắm giữ Hành Pháp, Lập Pháp, ưu thế Tối Cao Pháp Viện và đa số Thống Đốc các Tiểu Bang (tỷ lệ 33/16). Một đảng nắm giữ quá nhiều quyền lực coi như trái với tinh thần dân chủ vì họ sẽ lộng hành làm trời làm đất. Có thể người dân không muốn tiếp tục trao cho một đảng (CH) nhiều quyền mà họ sẽ cân bằng quyền lực, bầu cho Dân Chủ thêm nhiều ghế Hạ Viện hoặc chiếm đa số Thượng Viện.
- Trường hợp thứ hai có thể Dân Chủ sẽ lấy được một số ghế khiêm tốn tại Lưỡng Viện vì tình hình chính trị, kinh tế khả quan. Bầu Midterm năm nay sẽ không giống như Midterm 2010 thời TT Obama vì tỷ lệ thất nghiệp thấp 3.9, tăng trưởng kinh tế lên 4.2. Dân Chủ sẽ mất một số nhiều phiếu bầu của người da đen vì họ bỏ đảng, đó là mối lo mà Con Lừa đang phải đối đầu. Vả lại trước tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, các nước thù nghịch Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, Iran... đang chống đối gây hấn với Mỹ, người dân muốn có một chính quyền cứng rắn.
Từ cuộc tranh cử 2016 người dân Mỹ muốn thay đổi lớn, họ cho là cơ chế Washington (Etablishment) đã lỗi thời, tham nhũng, trì trệ nên đã bầu cho một người ngoài luồng (Outsider) làm Tổng Thống. Lịch sử đã sang một trang khác, khoa học kỹ thuật tiến bộ đưa tới nhiều đổi thay như sự xuất hiện của Truyền thông xã hội, Cộng đồng mạng lại khiến tình hình thêm đa dạng. Nay Facebook, Tweeter, Internet... phổ biến mạnh đã là nguồn động lực lớn ảnh hưởng tới lá phiếu người dân.
Tất cả những đổi mới này đã khiến tình hình chính trị Mỹ không giống như những thập niên trước, mọi sự tiên đoán, ước lượng có thể không theo sát được thực trạng của thời cuộc.
Trọng Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét