Kinh tế Tàu cộng bên bờ vực thẳm
Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao)- Bắt đầu trận chiến mậu dịch Mỹ đã đánh thuế trên $34 tỷ hàng nhập cảng từ Tàu. Bắc Kinh trả đũa với số thuế quan tương tự. Hôm nay Mỹ đánh thuế thêm trên $16 tỷ nữa, Tàu cộng tuyên bố sẽ đánh trả lại với con số bằng con số đó. Nhưng khi chính phủ Trump dự tính sẽ đánh thuế thêm trên $200 tỷ đô la vào hàng Trung Cộng, Tàu không đưa ra được con số sẽ đáp trả lại là bao nhiêu như hai lần trước. Lý do đơn giản là vì Mỹ chỉ xuất cảng sang Tàu khoảng $175 tỷ. Tàu chỉ có thể đánh thuế vào 175 tỷ nầy thôi. Trong khi đó Mỹ mua vào gần $500 tỷ. Mỹ, nếu muốn, sẽ đánh thuế lên 500 tỷ hàng hoá nhập cảng nầy và có thêm số tiền thuế khoảng 80 tỷ. Tàu hết đạn, bèn đưa ông Vương Thụ Văn, phó Bộ Trưởng thương mại sang Mỹ để thương thuyết.
Tai họa tiếp theo tai nạn
Thứ Tư tuần rồi 15/8 đại công ty kỹ thuật Tencent, một trong mười công ty lớn hàng đầu thế giới đã mất trắng gần 40% giá trị chứng khoáng, làm rúng động giới công nghệ Tàu. Hai công ty kỹ thuật khác cũng thuộc đẳng cấp quốc tế là Alibaba mất 16.5% và Baidu mất 18.5% cùng trong tháng Bảy rồi.
Đầu tháng này, Tòa án thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông đã công bố bản báo cáo thanh toán xin phá sản của Tập đoàn Vĩnh Thái,
Tập đoàn Vĩnh Thái nằm trong top 10 công ty sản xuất vỏ xe lớn nhất Tàu với tổng số tài sản lên tới 3,5 tỷ USD và 5,000 công nhân, được tạp chí “Tire Business” của Mỹ xếp thứ 32 trong số 75 nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất thế giới. Nhà máy có sản lượng 1,5 triệu vỏ xe mỗi năm phần lớn xuất cảng sang Mỹ.
Tập đoàn Thần Hi được mệnh danh là “vua đậu tương Sơn Đông” cũng chịu cùng số phận.
Bình luận gia Chen Zhao, hôm 21 tháng 8 nhận định rằng chiến thuật “ăn miếng trả miếng” của Tàu không hiệu quả trong chiến tranh thương mại với Mỹ và đề nghị giải pháp Bắc Kinh hãy chú trọng vào việc tăng cường tiêu thụ nội địa để giảm bớt hậu quả kinh tế từ Mỹ.
Theo các phân tách gia tài chánh, để đối phó vấn nạn suy thoái kinh tế, Tàu đang hối thúc các ngân hàng cho vay nhiều thêm, đồng thời cho phép chánh quyền địa phương đầu tư vào các công trình hạ tầng lớn cho dù địa phương đang bị ngập trong những món nợ chưa trả được. Tàu đang giải khát bằng thuốc độc.
Theo ông Hao Hong, giám đốc nghiên cứu của ngân hàng Communications trụ sở ở Thượng Hải, chánh quyền Tàu đang đứng trước lằn ranh chết sống.
Tàu đang đối diện nhiều khó khăn cùng lúc. Họ đang đối phó nạn suy thoái kinh tế, kìm chế nợ quốc gia không để trầm trọng thêm. Đồng thời phải chống đở lạm phát, ngăn chặn sự mất giá nhanh của đồng Quan. Vì vậy Tàu muốn thắng trận chiến mậu dịch với Mỹ phải mời “đỉnh cao trí tuệ Vẹm” sang mới làm được.
Theo Bloomberg ngày 19/8 trong bài “Doors Slam Shut for China Deals Around the World” thì tuần qua Tổng thống Trump đã ký đạo luật điều chỉnh lại việc bán cho Tàu ba bộ phận (1) kỹ thuật chuyên ngành, (2) kỹ thuật cơ bản và (3) kỹ thuật điều hành thông tin cá nhân nhân viên. Cùng khuynh hướng đó, các nước Canada, Úc và Âu châu cũng siết chặt việc bán kỹ thuật cho Tàu.
Tương tự, trong tháng qua bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã cấm bán công ty sản xuất dụng cụ máy móc Leifeld Metal Spinning AG cho Tàu.
Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến nay, các cộng ty kỹ thuật lớn của Tàu đang trong tình trạng lợi nhuận âm và giá trị đang xuống thấp so với những công ty cùng dạng của Mỹ.
Giới đầu tư chứng khoán về kỹ thuật hiện đang hoang mang trước những qui định mới, những động thái chính trị đầy rủi ro của nhà cầm quyền Bắc Kinh, cùng với những lo âu lớn về thị trường, kinh tế. Bên cạnh những việc đang xảy ra trước mắt như những ngân hàng lớn, kinh doanh địa ốc đang trì trệ, đặc biệt giá chứng khoáng kỹ thuật vẫn cao, vì vậy có nhiều nguy cơ mất giá tiếp trong những tháng tới với tầm cỡ lớn hơn, xa hơn.
Chưa hết, vài tháng qua bọn “phản động”, cựu quân nhân Tàu tụ họp đông đảo để đòi hỏi tiền bồi thường và phúc lợi mà họ chưa nhận được, dù nhà cầm quyền Bắc Kinh từ tháng Ba đã thành lập Bộ Cựu Chiến Binh mới, nhưng họ vẫn không hài lòng. Cuộc tụ tập đông đảo nầy không đe dọa đến đảng cộng sản Tàu, nhưng đặc biệt đe dọa đến vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Dù cuộc chiến thương mại đang tiếp diễn, đang tăng cường độ, như thế không có nghĩa là Mỹ và Tàu không còn giao dịch thương mại, nhưng họ chỉ tiếp tục buôn bán với nhau khi thấy rằng những thuận lợi của họ to hơn việc bị áp thuế 25% và không cảm thấy có rủi ro, cho dù họ vẫn thấy sự bế tắc sẽ kéo dài vì hai nước có lập trường rất khác biệt về kinh tế và thương mại. Nhất là cả hai chưa sẵn sàng thương thảo, hoặc chưa chân thành thảo luận những dị biệt.
Trong tuần nầy sẽ có cuộc thảo luận giữa ông Vương Thụ Văn và vị phụ tá Bộ Trưởng bộ Tài Chánh Malpass trong cố gắng làm dịu sự căng thẳng, nhưng những chuyên gia kinh tế nghĩ rằng sẽ không đạt được tiến bộ nào. Cuộc thảo luận này chỉ dọn đường cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Tập Cận Bình trong tháng 11 tới, lúc đó hai vị nguyên thủ có thể “nặn ra” giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Có phải chăng ông Trump chọn thời điểm họp này để “trình làng” sự thành công về kinh tế của chính phủ nhằm mục đích lấy phiếu cho ứng cử viên Cộng Hoà trong cuộc bầu cử bán kỳ?
Tổng thống Trump dùng chiến tranh mậu dịch phục vụ cho bầu cử?
Như trình bày trên đây, những trở ngại khó khắc phục đang chờ đón Tập Cận Bình. Trong nhiều trường hợp trở ngại của Tập trở thành lợi thế của Trump trong chiến tranh thương mại. Có thể ông Trump dùng lợi thế nầy như một thành công thương mại để lấy phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử bán kỳ tháng 11 năm nay. Sau cuộc bầu cử tháng 11, ông Trump có thể nhân nhượng, tìm lối thoát cho Tàu, “vỗ béo” Tàu để chờ cuộc tranh cử tổng thống lần 2 năm 2020, Trump lại khởi động chiến tranh thương mại tiếp và cũng lại tạo thế thượng phong mậu dịch để làm cho quần chúng Mỹ thấy tài lãnh đạo kinh tế và do đó nhiệm kỳ hai có thể trong tầm với của ông Trump.
24.08.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét