Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử Chu Mỹ Dung

Chu Mỹ Dung
image
 
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam
 
I- Công Lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối với Quốc Gia Việt Nam
Vì sao cái chết của TT Ngô Đình Diệm lại là một món nợ của lịch sử?
Vì đó là món nợ “quốc gia hưng vong” mà những kẻ giết người, những kẻ đã và còn đang thỏa mãn với hành động phi pháp này, cũng như những kẻ đã phỉ báng ông bằng những tội ác mà ông chưa từng bao giờ làm, phải nợ dân tộc Việt Nam một trang sử oan nghiệt: đó là vì mất ông mà quốc gia Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính, dẫn đến con đường Bắc Thuộc Hán hóa như ngày hôm nay.
Một cách đơn giản những kẻ giết người họ phải nợ quốc gia dân tộc vì họ đã giết nguyên thủ quốc gia trong tình trạng đất nước đang dầu sôi lửa bỏng cần sự dìu dắt của ông.
Nói một cách khác những kẻ giết ông và những kẻ đã hả hê về cái tội ác này đã “chặt đầu Việt Nam”, theo như cách nói của bà Ngô Đình Nhu. Còn nói theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì “Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam” . (Pentagon Papers viii). . Chín năm cầm quyền của Diệm chấm dứt trong máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông ta đã làm tăng thêm trách nhiệm cũng như sự trói buộc của chúng ta vào trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo.
Hồi tưởng lại giai đoạn bi thảm đó, toà án nhân dân Phật Giáo Tranh Đấu gồm những nhà sư và các đội “Phật Tử Quyết Tử” đã đi khắp nơi và đã cuồng nhiệt gào thét các khẩu hiệu “Phật Giáo bị bách hại” “Đàn áp quý thầy” “Độc tài gia đình trị” “Mật vụ Nhu Diệm” “Diệm mà không Diệm”mà không cần phải đưa ra một bằng cớ nào cả. Chỉ cần nói có tội là đủ có tội!
 
Cụ thể người ta đã đấu tố chính quyền VNCH như sau: Hòa Thượng Hội Chủ Phật Giáo Thích Tịnh Khiết đã bị giết, hằng trăm Phật tử đã bị chính quyền dìm chết dưới sông Sài gòn, nhiều ni cô đã bị mổ bụng, và chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy,các nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống vào đêm Thiết quân luật 20/8/1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Tổng Thống Diệm mở cuộc hành quân lục soát chùa Xá Lợi.
 
Thậm chí Phái Đoàn cũng đã tìm gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật Giáo và thanh niên phật tử mà theo những báo cáo trước đây mà phái đoàn đã nhận được rằng những người nầy đã bị chính quyền của Tổng Thống Diệm giết chết, nay hóa ra đó chỉ là những báo cáo khống, không đúng sự thật.” (Báo cáo của Đại Sứ Volio phái đoàn điều tra LiênHiệp Quốc)
Tóm lại, ông hoàn toàn vô tội, nhưng người ta đã giết ông và vu cho ông cái tội đó. Vì vậy nếu nói rằng chỉ có ở Miền Bắc mới có đấu tố mà Miền Nam không có, điều này xem ra không đúng.
Miền Nam cũng có đấu tố. Nguyên thủ quốc gia và Cố Vấn bị thảm sát ngày 2/11/1963, hai nạn nhân nữa đã bị hành quyết vào cùng một ngày 9/5/1964, các ông Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn, một nạn nhân nữa cũng đang chờ đợi đem ra pháp trường xử bắn, ông Đặng Sĩ, và hàng ngàn những mảnh đời đã bị đào tận gốc trốc tận rễ nơi chốn lao tù vì can tội “tay sai” của cái chính quyền “Nhu Diệm dàn áp Phật Giáo” đó
Tuy nhiên, không bàn tay nào có thể che nổi mặt trời. Năm mươi năm đã trôi qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà câu nói của TT Tưởng Giới Thạch “Một trăm năm nữa thì Việt Nam cũng không thể tìm được một người như Tổng Thống Ngô Đình Diệm” và câu nói của Tổng Thống Eisenhower “He’s a miracle man” là một hằng số không gì thay đổi được.
Nhân 50 năm ngày thác oan của Tổng Thống, xin được nhắc lại đôi dòng về ông
 
I- Thân thế, tiểu sử và nhân sinh quan của TT Ngô Đình Diệm:
Khi nói về TT Ngô Đình Diệm, nét điển hình mà người ta thấy được ở ông đó là một nhà nho trí thức nhưng lại theo tây học, dòng dõi quan quyền khoa bảng và một nhân cách liêm chính quân tử, một nhân vật chính trị thông minh kiệt xuất với tư tưởng chống cộng triệt để. Một cây trúc của quan niệm Á Đông

Cá nhân TT Ngô Đình Diệm là sự thể hiện đồng thời của cả ba triết lý Nho Giáo, Thiên Chúa Giáo và triết lý Đông Phương. Nền tảng Nho Giáo đã tạo cho cá nhân ông cách hành xử khắc kỹ, quân tử, Thiên Chúa Giáo đã đem đến cho ông đức bác ái, bao dung công chính, và triết lý văn minh phương tây đã đem đến cho ông kiến thức cấp tiến và cởi mở về tự do dân chủ. Và bao trùm lên tất cả các nền giáo dục Đông Tây mà ông đã được may mắn lãnh hội, đó là thượng đế đã ban cho ông tư chất thông minh và tấm lòng ái quốc yêu dân mãnh liệt
Nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có thể tóm tắt bằng câu nói của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cháu ngài, khi nói với cậu mình với đức khâm sứ Tòa Thánh như sau như sau: Cậu Diệm của con là một người hoàn hảo
Những tài liệu của chính thức của VNCH ghi rằng ông sinh ngày 3 tháng 1năm 1901 tại Phước Quả, Thừa Thiên. Nguồn tuyên truyền nói rằng ông sinh tại Quảng Bình năm 1897 vì là con của vợ thứ cụ Ngô Đình Khả, nhưng không cho biết vợ thứ là ai, và sinh trước ĐGM Ngô Đình Thục. Nguồn tuyên truyền này có quá nhiều điểm vô lý. Trên thực tế Đức Giám Mục Ngô Đình Thục trông già dặn hơn TT Ngô Đình Diệm rất nhiều. Tóm lại qua sự việc về ngày sinh của ông, cho thấy người ta đã không từ nan bất cứ những gì để bôi nhọ ông
Là con trai thứ 4 trong một gia đình có truyền thống chính trị, nổi tiếng về lòng yêu nước và chống cộng triệt: ông anh cả Ngô Đình Khôi tổng đốc Quảng Nam và con là Ngô Đình Huân cả hai đã bị cộng sản giết, Ngô Đình Luyện đại sứ VNCH tại Anh, Ngô Đình Cẩn linh hồn thực sự của lực lượng tình báo Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trong gia đình, Tổng thống Ngô Đình Diệm là người con tài ba đức độ nhất của Đại Thần Ngô Đình Khả. Ngoài thân phụ ra, ông còn chịu ảnh hưởng bởi dưỡng phụ Nguyễn Hữu Bài cũng là một nhà Nho ái quốc, đức độ uyên bác Đông Tây như cụ Ngô Đình Khả
TT Ngô Đình Diệm tư chất rất thông minh: 16 tuổi đổ nhì Thành Chung, 17 tuổi được mời dạy Quốc Tử Giám và 18 tuổi vào học trường Hậu Bổ ( tương đương với Quốc Gia Hanh Chánh) năm 21 đổ thủ khoa. Ông đặc biệt xuất sắc trong các môn học về hành chánh, luật pháp và chính trị . Ngay sau tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Quảng Điền Huế, Hải Lăng Quảng Trị. Bảy năm sau, 29 tuổi, ông được bổ làm Tuần Phủ Ninh Thuận và Bình Thuận, tức là tỉnh trưởng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Ninh Thuận và Bình Thuận có đời sống kinh tế khả quan, có chiến lược cụ thể đối phó với sự tuyên truyền của cộng sản và phá vỡ nhiều mạng lưới nằm vùng. Uy tín này lan đến triều đình cho nên năm 31 tuổi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại, tương đương với chức Thủ Tướng Chính Phủ. Năm 33 tuổi ông được mời kiêm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký hội đồng Hỗn Hợp Việt Pháp.
-Với chức vụ quan trọng bậc nhất quốc gia này, ông đòi hỏi nhiều quyền lợi cho đất nước. Ông yêu cầu người Pháp thực thi việc thống nhất đất nước bằng việc sát nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ , thực hiện dân chủ bằng cách cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Nhưng đề nghị của ông không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận. Thấy việc tham chính của mình không thể đem lại lợi ích cho đất nước, ông xin từ chức Thượng Thư, chọn con đường làm thường dân để phục vụ đất nước theo cách riêng của ông, năm đó ông chỉ 33 tuổi.
 
Hành động từ quan này làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ PhápĐiều này chứng minh rằng ngay khi còn rất trẻ, ông đã là người không hề màng danh lợi. Nó cũng bẽ gãy luận điệu của những kẻ bất tài không được ông sử dụng đem lòng oán hận luôn rêu rao rằng ông độc tài tham quyền cố vị. Với tiết tháo xem thường danh lợi như vậy, những ai đến bây giờ còn cho rằng Tổng Thống là một người độc tài gia đình trị thì rõ ràng họ chỉ là những kẻ vu khống và muốn sửa đổi lịch sử, nhưng tiếc rằng họ chẳng bao giờ có khả năng làm điều đó.
Thâm tâm ông, con đường phục vụ quốc gia qua chức vụ Thượng Thư Bộ Lại không thể thực hiện được nên ông đã quyết định chọn con đường khác, đó là từ chức để có thì giờ học hỏi về chính trị luật pháp xã hội và cũng để kín đáo hoạt động chống Pháp. Trong 17 năm ở ẩn, ông đọc rất nhiều sách vở về chính trị phương tây, về cộng sản chủ nghĩa về các phong trào đòi độc lập. Song song với việc nghiên cứu chính trị, ông liên kết với các nhà cách mạng có uy tín khác như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu trong phong trào Cường Để, ông cũng là đại diện chính thức của Kỳ Ngoại Hầu tại Việt Nam.
 
Ông đã từng nói “người Pháp chỉ là giai đoạn và sớm muộn gì Pháp cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam, mà cộng sản mới là nguy cơ trầm trọng và dài hạn. Tuy nhiên nếu giữ được Nam Kỳ là giữ được nước”. Theo ông, nếu Miền Nam lọt vào tay cộng sản thì cuối cùng sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Chúng ta cũng hiểu một cách đơn giản : Nếu mất Nam Kỳ vào tay cộng sản là mất nước. Khi rời Dinh Độc Lập vì bị bọn phản tướng làm lọan, ông đã nói câu cuối cùng” Như ri là mất nước rồi!”. Điều này đã diễn ra đúng như lời nhận xét của ông 11 năm sau đó!
Có quá nhiều điều ông phát biểu từ mấy chục năm trước đã trở thành hiện thực. Người ta ca ngợi ông là người có viễn kiến chính trị, điều này theo chúng tôi chưa chính xác lắm. Ông không phải là một nhà tiên tri chính trị mà thực sự ông là một nhà toán học chính trị, tính toán chính xác đường bay quỹ đạo chính trị thuộc về chiến lược. Ông có sở học sâu sắc và một năng khiếu đặc biệt về chính trị cộng với tư chất thông minh đã làm ông trở thành người thấy xa trông rộng, một yếu tố không thể thiếu của lãnh đạo quốc gia
Pháp đánh giá được tiềm năng và tâm huyết của ông, vì vậy cuộc sống ẩn dật ngụy trang cho các hoạt động bí mật của ông không làm sao qua được tầm theo dõi của Pháp. Toàn Quyền Đông Dương Jean Decoux ra lệnh bắt ông đi đày ở Lào, ông được mật báo và trốn vào Sài Gòn. Một thời gian sau, ông bị Hồ Chí Minh bắt sau đó ông lại may mắn thoát khỏi bàn tay của y. Ông sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tại đây, Kỳ Ngoại Hầu khuyên ông sang Mỹ để tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, mà không thể trông cậy vào Nhật hay chờ đợi gì từ Pháp.
 
Sang Mỹ, qua sự giới thiệu của Hồng Y Spellnam, ông được sự tiếp xúc và đánh giá cao của một số chính trị gia Hoa Kỳ, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas dân biểu Kennedy, Mike Mansfield v,v Ông tham gia diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Châu Á và hiểm họa cộng sản tại một số các trường Đại Học. Một số nhân vật trong quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ đã chú ý đến ông, nhưng chưa bao giờ chính quyền Hoa Kỳ quyết định chọn ông làm một con bài chính trị. Giả thuyết cho rằng nhờ sự vận động của Hồng Y Spellman cho nên ông được chính giới Hoa Kỳ đưa về làm Thủ Tướng là một giả thuyết không đứng vững. Theo luật pháp Hoa Kỳ Hồng Y Spellman không có quyền và trên thực tế ông cũng không có khả năng can thiệp vào chính quyền Hoa Kỳ. Và nếu như được chính quyền Hoa Kỳ ủng hộ, thì những năm sau đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không phải nản lòng rời Hoa Kỳ bôn ba sang Châu Âu tìm kiếm sự hổ trợ khác
Tình hình Miền Nam trước khi TT NĐD về nước rất tuyệt vọng. Cựu hoàng Bảo Đại trong cuốn hồi ký đã xác nhận yêu cầu ông về lập chính quyền, ông từ chối và thưa rằng sau bao năm bôn ba, giờ đây ông muốn trải cuộc đời còn lại trong một tu viện dòng kín. Cựu Hoàng Bảo Đại lộ vẻ tức giận và dẫn ông vào một căn phòng vắng, đưa cho ông một cây thánh giá và nói rằng “ Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước mặt chúa là gìn giữ đất nước Việt Nam, ông phải bảo vệ nó để chống lại cộng sản, nếu cần phải chống cả người Pháp. Cầu nguyện hồi lâu một mình trong phòng kín, ông trở ra nói với cựu hoàng là ông nhận lời
 
Vì không đành tâm đứng nhìn đất nước rơi vào tay cộng sản, TT Ngô Đình Diệm nhận đã nhận lời. Để có thể chu toàn nhiệm vụ, ông đã yêu cầu cựu hoàng phải giao cho ông toàn quyền về quân sự lẫn dân sự để lèo lái đất nước. Trên thực tế, lúc đó Cựu Hoàng đã hoàn toàn không hề có binh quyền hay chính quyền gì cả để giao cho ông. Có chăng cựu hoàng đã giao cho TT Ngô Đình Diệm một Miền Nam đầy tham nhũng bài bạc đĩ điếm và thuốc phiện ma túy và những tay anh chị khét tiếng như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, và giao cho ông sứ mạng nặng nề và nguy hiểm nhất đó chống lại bóng đen của khối cộng sản đang có sức mạnh khổng lồ về quân sự và tiền bạc để nuốt chửng Miền Nam
Miền Nam lúc đó, không có tổ chức quân sự cũng như kinh tế nào khả dĩ có thể đối đầu với đảng cộng sản đã có trên 24 năm kinh nghiệm, sẳn sàng sử dụng những thủ đoạn chính trị vô cùng tàn bạo nhất và sau lưng là nguồn viện trợ vũ khí tiền bạc dồi dào từ khối cộng sản Đông Âu, Liên Xô và quan trọng nhất là Mao Trạch Đông. Trong khi đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm chỉ có một mình ông và người em đang sống tại Việt Nam là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đang cố gắng hết sức lực của mình để kiếm nguồn ủng hộ cho anh mình trong nước. Vì lý do đó cho nên chính quyền Hoa Kỳ đã không muốn phiêu lưu uy tín của họ để ủng hộ Thượng Thư Ngô Đình Diệm, mặc dù chính phủ Pháp lúc đó đang hết sức kiệt quệ, một điều kiện tốt cho Hoa Kỳ đang muốn thay thế Pháp có mặt tại Đông Dương .
 
Tóm lại, về thân thế sự nghiệp, tổng thống Ngô Đình Diệm trước khi về nước đã từng là một vị thượng thư trẻ tuổi không màng danh lợi, quyết tâm chống Pháp và chống cộng tới cùng. Và ông đã nhận lời cựu hoàng Bảo Đại để gìn giữ một quốc gia đang đứng trên bờ vực thẳm chờ cộng sản thâu tóm. Binh quyền không có mà chính quyền cũng không có, ông một thân một mình về nước đảm nhận sứ mệnh mà chỉ có một người ái quốc mãnh liệt mới dám an bài số phận bấp bênh đó cho mình. Do đó, lập luận cho rằng TT Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh là do sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ qua bàn tay của Hồng Y Spellman chỉ là sự dèm pha để phủ nhận tài năng của ông.
Người đã cậy nhờ chí sĩ Ngô Đình Diệm nắm lấy chức vụ thủ tướng không ai khác ngoài cựu hoàng Bảo Đại, như ông đã tự xác nhận trong cuốn sách “ Con rồng Việt Nam”. Và chỉ có vậy!
Đó là sự thật lịch sử mà không ai có thể chứng minh khác được!
 
II- Hoàn cảnh đất nước khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chấp chính:
Muốn đánh giá công hay tội của một vị lãnh đạo quốc gia, lịch sử phải xem xét gia tài mà vị lãnh đạo đó tiếp nhận trước khi điều hành đất nước, và so sánh với những đất nước có được sau khi họ rời chức vụ. Thế nhưng, đối với tổng thống Ngô Đình Diệm, những kẻ chê bai hay kết tội ông đều không bao giờ dám đề cập đến hoàn cảnh của Miền Nam vào thời điểm 1954.
Tại sao họ không dám đề cập? Bởi vì khi về nước, binh quyền mà ông có được là 12 người cảnh sát thay phiên nhau canh giữ dinh Gia Long. Miền Nam lúc đó hoàn toàn không có quan hệ lãnh đạo, mà chỉ có nạn thập nhị sứ quân. Đó là một con rắn không đầu, mỗi người thống trị một lãnh vực và khu vực. Tất cả những khuôn mặt nổi bật bấy giờ như Bảy Viễn, Ba Cụt, Lại Văn Sang, Nguyễn văn Hinh và các giáo phái v.v mỗi người hùng cứ một phương và thủ đắc các phương tiện kiếm chác tài chánh riêng cho mình, không ai chấp nhận từ bỏ quyền lực để phục vụ cho quốc gia dưới sự điều động của một chính phủ trung ương. Quân sự, kinh tế, ngoại giao, tài chánh, hối đoái, quan thuế đều thuộc quyền của Pháp và các tay sai Pháp, trong lúc đó thì Việt Cộng nằm vùng được cài đặt tràn đìa. Tổng Thống chỉ có quyền với 12 người cảnh sát gác dinh Gia Long và một ngân khố quốc gia trống rỗng, bên cạnh đó là một Miền Nam mà hạ tầng cơ sở bị phá hủy vì chiến tranh tàn phá nặng nề toàn bộ ruộng đồng bỏ hoang, thất học và thất nghiệp tràn lan, tham nhũng cờ bạc đĩ điếm, thuốc phiện và nguy hiểm nhất là mạng lưới cộng sản rất mạnh, đang được sự viện trợ của Tàu và Liên Xô từ lâu, đã và đang phát triễn dày đặc khắp đất nước. Bên cạnh đó là gánh nặng ngàn cân về an ninh chính trị và xã hội của một triệu người mới di cư từ Bắc vào Nam tháng 8 năm 1954.
Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho ông lúc bấy giờ là một nhân viên CIA Mỹ cố giúp ông để chiêu dụ những người đang nằm trong các phe phái khác, Đại Tá Edward Lansdale
Một cách ngắn gọn, Ông không có bất cứ một quốc gia đồng minh nào có thể nương nhờ khi ông về nước, trong khi đó cộng sản Hà Nội có cả một nguồn viện trợ khổng lồ từ Liên Xô, Đông Âu và đặc biệt là Trung Cộng và đã hoạt động từ năm 1930. Ông ngay cả cũng không có được một đảng phái hay một tổ chức quốc gia quan trọng nào làm hậu thuẫn, và tài chánh thì quá eo hẹp, trong khi đó thì ông lại có quá nhiều kẻ thù: Pháp và tay sai, các Giáo Phái và Bình Xuyên, mà nguy hiểm nhất là cộng sản. Một số các chính trị gia khác đồng ý hổ trợ cho ông vì lúc đó thật sự mà nói chẳng ai dám dấn thân lãnh nhận một tài sản quốc gia thảm thương như thế. Nhưng ông đã chấp thuận, vì chỉ một lẽ duy nhất: ông yêu nước!
 
III- Những thành tựu TT Ngô Đình Diệm đã đem lại cho đất nước
Sau 11 tháng cầm quyền trong sóng gió Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định tình hình chính trị tuyệt vọng của Miền Nam nhờ vào uy tín và lòng can trường của ông. Sau 11 tháng theo dõi khả năng và những thành tựu của ông, chính phủ Eisenhower không còn thấy mình phiêu lưu khi hổ trợ cho Ngô Đình Diệm nữa, mới chính thức quyết định hổ trợ cho ông
Một số bài viết và dư luận cho rằng Mỹ đã hổ trợ và viện trợ rất nhiều cho TT Ngô Đình Diệm ngay khi ông về nước, nhờ vậy ông mới làm nên cơm cháo. Điều này hoàn toàn không đúng. Căn cứ vào các sự kiện lịch sử xảy ra lúc bấy giờ và căn cứ vào các tài liệu được giải mã cách đây hơn 15 năm thì quả thật số viện trợ cho TT Ngô Đình Diệm khi ông về nước trong 11 tháng đầu tiên hầu như chỉ là con số không. Nổi bật chỉ có sự tiếp xúc và vận động kín đáo của Đại Tá Edward Lansdale với các phe nhóm chính trị như Cao Đài Hòa Hảo để thuyết phục họ ủng hộ TT Ngô Đình Diệm v.v.
Xin dẫn chứng sự yểm trợ yếu ớt và đầy nghi ngờ của Hoa Kỳ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm giai đoạn 1954-1955 như sau:
Cứ hai lần mỗi tháng, Joe Lawton Collin, bạn thân tổng thống Eisenhower, và là đặc sứ của ông tại Sài Gòn, đề nghị tổng thống Eisenhower phải loại bỏ Diệm và thay thế bằng Phan Huy Quát hay Trần Văn Đỗ. Còn người Pháp thì khỏi nói, họ xem TT Ngô Đình Diệm là kẻ thù của họ. Hãy nghe tướng Pháp Paul Ely đại diện tối cao của Pháp phá đám với người Mỹ như sau:” Ông ta chỉ là tên bù nhìn tệ hại nhất không được nhân dân ủng hộ. Cho nên vì lợi ích của Việt Nam và lợi ích của thế giới, không nên cứu Diệm. Chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã tin rằng chính phủ Ngô Đình Diêm sẽ không tồn tại quá sáu tháng và vì vậy họ chỉ viện trợ rất cầm chừng với thái độ chờ xem, và thậm chí đã có những chỉ dấu loại bỏ ông, như Collin đã ngày đêm thuyết phục tổng thống Eisenhower và tổng thống Eisenhower đã sắp sửa nghe lời Collin. Bất thần, trong tình huống tuyệt vọng đó, đầu tháng 5 năm 1955, tổng thống Ngô Đình Diệm với lòng can đảm và sự sáng suốt, ông đã lật ngược thế cờ, triệt hạ những tên trùm Bảy Viễn, Lại Văn Sang, Nguyễn Văn Hinh, thu phục được sự ủng hộ của Cao Đài Hòa Hảo và các tướng như Trịnh Minh Thế. Với sự thành công tuyệt vời này, Hoa Kỳ từ đó mới dám thở phào viện trợ cho chính phủ TT Ngô Đình Diệm, triệu hồi Lawton Collin về nước.
 
Có thể tóm tắt công lao của tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc tái thiết và ổn định Miền Nam qua lời nhận xét của một vĩ nhân thế giới, Tổng Thống Eisenhower như sau: He is a miracle man.
Không thần kỳ sao được khi từ một quốc gia bị sáu vấn nạn: một là là chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954, hai là vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân, ba là vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp, bốn là tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền, năm là thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự, sáu là, và nguy hiểm nhất là, phải đối đầu với khối cộng sản thế giới, ông đã làm cho Miền Nam trở thành Hòn ngọc Viễn Đông!
Ai có thể phản bác lại lời của Tổng Thống Eisenhower rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là một miracle man, một con người của huyền thoại?
 
Vài nét chính về những thành tựu trong việc tái thiết xứ sở dưới sự cầm quyền của TT Ngô Đình Diệm:
 
1/Cuộc di cư vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam năm 1954
Đây là một thành tích vĩ đại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà không ai có thể phủ nhận. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ công ơn của TT Ngô Đình Diệm
Đáp máy bay về nước ngày 26 tháng 6 năm 1954, ngày 30 tháng 6 ông bay ra Hà Nội để xem xét dân tình, ngày 20 tháng 7 năm 1954 Pháp và Bắc Việt ký hiệp ước chia đất nước Việt Nam, tổng thống Ngô Đình Diệm tuyệt vọng bay ra Hà Nội ngày 3 tháng 8, đọc một bài diễn văn kêu gọi dân chúng theo ông di cư vào Nam xây dựng đất nước tự do, và khoảng một triệu người đã nghe ông theo ông vào Nam với sự trợ giúp bằng không vận và đường hàng hải của Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ v.v
Ngày 4 tháng 8 cuộc di cư chính thức bắt đầu. Trong lúc chính quyền đang còn rất mong manh, bị sự chống đối và hoành hành của Bình Xuyên Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh, Tổng Thống đã lập Phủ Tổng Ủy Di Cư đảm nhận việc tiếp thu gần một triệu đồng bào Miền Bắc vào Nam. Lo ổn định đời sống cho khoảng một triệu người ồ ạt di cư vào Nam trong một thời gian chỉ hơn một tháng và gìn giữ cho đời sống vật chất an ninh xã hội tại Miền Nam không bị rối loạn phải nói là một công việc quá phi thường vượt quá sức của một chính phủ còn quá non trẻ, không tiền, trên nền tảng của một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, chia rẽ, tệ nạn xã hội và cộng sản hoành hành.
 
Hãy so sánh tất cả các cuộc di cư, nhập cư và tị nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới đê thấy rằng chưa có một vị nguyên thủy quốc gia nào có khả nặng làm việc như Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ông gìn giữ xã hội Miền Nam không bị rối loạn vì số lượng di dân quá bất thần và quá lớn, cung cấp những dịch vụ cần thiết như nhà ở thực phẩm y tế thuốc men, giáo dục cho một triệu người và nhanh chóng ổn định đời sống họ trong vòng vài tháng. Ai có thể phủ nhận được nỗ lực kinh khủng và khả năng tổ chức hiếm có, sử dụng, và theo dõi đồng tiền viện trợ một cách hữu hiệu, và đặc biệt là sự cần kiệm của chính phủ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong vấn đề định cư một số quá lớn người như thế? Điều gì đã làm cho ông can đảm đứng ra lãnh nhận gánh nặng to lớn này và đã hoàn thành tốt đẹp công tác định cư cho cả triệu đồng bào trong tình thế bấp bênh của chính quyền và đất nước như thế? Không gì khác hơnđó chính là lòng yêu nước thương dân vô hạn và sự can đảm thông minh phi thường của ông!
 
2/Giáo dục và y tế: 
Trong khi ở Miền Bắc, giáo dục rất thiếu sót chương trình trung học chỉ có 10 năm, và đội ngũ khoa học kỹ thuật của họ rất tồi tệ, thì ở Miền Nam Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những điểm sáng chói như sau: Chương trình trung học ở Miền Nam đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là 12 năm. Chương trình đại học cũng có chất lượng của các nước phương tây. Xin được dẫn chứng vài vì dụ:
Chương trình mở mang giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm đem lại số học sinh và số trường trung học tiểu học tăng vọt hàng năm với tốc độ khoảng 60% 70%. Từ năm 1957 đến 1961, số học sinh và trường học tăng lên gấp 4. Ông cũng cho thành lập rất nhiều các trường dạy nghề. Về giáo dục đại học, tổng số sinh viên tăng trong vòng 3 năm là 60% vào năm 1957. Đại Học công lập Huế và đại học tư thục Đà Lạt được mở ra dưới thời của TT Diệm theo sau là Viện Đại học Sài Gòn The University of Saigon, là một viện đại học công lập, được thành lập vào năm 1957 dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở Miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ. Năm 1961 ông cho thành lập Đại Học Y Khoa Huế. Số sinh viên chỉ trong vòng 3 năm sau khi ông về nước chấp chánh đã tăng lên gấp 4 lần đồng thời chính phủ cũng có chương trình cấp học bổng cho sinh viên du học ở các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu Việt Nam hóa đội ngũ giáo sư đại học với tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại Học Y Khoa là một dẫn chứng cụ thể rằng Tổng Thống coi trọng quốc thể, vào năm 1961 trường này đã hoàn toàn không còn giảng viên người Pháp. Xin được lập lại, chỉ sau 5 năm cầm quyền, ông đã xây dựng được một trường hệ thống Đại Học mà các nước trong vùng phải kính nể. Ông đã chứng minh cho thế giới thấy người Việt Nam hoàn toàn không thua bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Nhiều bệnh viện nổi tiếng chẳng hạn bệnh viện Bình Dân cũng được thành lập để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho dân chúng và giảng dạy y khoa.
 
3/Kinh Tế:
 Nhờ kiến thức sâu rộng về chính trị, bản chất thông minh, trọng của công, cần kiệm và rất cẩn trọng trong việc sử dụng tiền viện trợ, ông đã lèo lái đất nước đưa đến bến bờ của sự thanh bình thịnh vượng và nhân quyền. Qua chương trình CIP ( Comercial Import Program), mỗi năm ông nhận viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ là 322 triệu năm 1955, và nhờ việc sử dụng hiệu quả và chính xác, viện trợ Mỹ đã tăng lên 450 triệu Mỹ Kim sau đó. Với sự trợ giúp này, ông lại nhanh chóng biến Miền Nam thành một hòn ngọc viễn đông trong một thời gian kỷ lục là ba năm, đến nỗi tổng thống Eishenhower đã đón ông với 21 phát súng đại bác. Xin được cụ thể hóa vài thành tựu nổi bật về kinh tế của ông như sau:
 
1.Toàn bộ hệ thống giao thông thủy bộ và đường xe lửa xuyên Việt được tái thiết lại, phục vụ nhu cầu thương mại và sản xuất và nông nghiệp. Chương trình cải cách ruộng đất và khuyến nông đã biến những thửa ruộng và đồn điền bỏ hoang thành những cánh đồng phì nhiêu và đồn điền trù phú, làm đem lại số gạo và cao su xuất cảng tăng vọt. Đơn cử là chỉ mới năm 1957 mà số gạo sản xuất là 3 triệu tấn, chăn nuôi heo gà vịt phát triễn mạnh và đã xuất cảng được một số lượng đáng kể hàng năm.
 
2.Điều quan trọng đáng nói là dù Miền Nam căn bản là một quốc gia nông nghiệp, ông vẫn quyết tâm biến Miền Nam trở thành một quốc gia kỹ nghệ. Giai đoạn này chúng ta thấy Miền Nam đã có những nhà máy ván ép, nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy xà bông, viện bào chế dược phẩm v.v. TT thống Ngô Đình Diệm là con người thấy xa trông rộng và rất chu đáo trong tất cả mọi kế hoạch phát triễn quốc gia. Chương trình mở mang và nâng cao chất lượng giáo dục song song với phát triễn kinh tế là một dự án đồng bộ và hoàn chỉnh nhằm chuẩn bị tài nguyên con người để thực hiện việc kỹ nghệ hóa Miền Nam. Các trường đại học và các trường dạy nghề đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật ở mọi mọi lãnh vực từ hành chánh đến khoa học đến kỹ thuật để có thể đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ hóa đất nước. Trung tâm nguyên tử Đà Lạt và đập Đa Nhim cộng với 2 kế hoạch ngũ niên 1957 đến 1961, 1962-1967 và chương trình đẩy mạnh mở mang giáo dục là một bằng chứng về một kế hoạch phát triễn rất hợp lý và đồng bộ của tổng thống để có đủ tài nguyên vật chất và tài nguyên con người cho một quốc gia kỹ nghệ. Nếu tổng thống còn sống, thì chắn chắn Miền Nam còn tiến xa hơn Nam Hàn gấp bội, một Nhật Bản thứ hai cũng không phải là điều nói quá, vì ông và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu là người đã sống ở Nhật hiểu biết về Nhật. Tuy không tin tưởng và cũng không hợp tác với chính phủ Nhật, nhưng ông rất ngưỡng mộ thể chế chính trị, sự phát triễn kinh tế khoa học của Nhật. Khuôn mẫu chính trị và sự tiến bộ của Nhật Bản là điều TT Ngô Đình Diệm muốn Việt Nam đạt được.
 
4/ Quân sự và nội chính: 
Ông hết sức quan tâm đến vấn đề nội chính và quốc phòng. Để đối đầu với cộng sản, ông phân chia Miền Nam thành 4 vùng chiến thuật, không ngừng canh tân quân đội và Việt Nam hóa quân đội và đào tạo các chuyên viên hành chánh cao cấp của quốc gia. Ông hết sức chú tâm đào tạo một thế hệ sĩ quan trẻ có tiêu chuẩn ngang với quốc tế để thay thế hàng ngũ sĩ quan được Pháp đào tạo. Sự cải tổ sâu rộng và đầu tư hai trường quân sự lớn hàng đầu Đông Nam Á và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh là những ví dụ cụ thể.
 
- Học Viện Quốc Gia Hành Chánh:
Xuất thân là khôi nguyên trường Hậu Bổ, tức trường dạy về chính trị luật pháp và hành chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi chấp chánh, ông đã hết sức coi trọng công việc nội chính quốc gia. Ông bắt tay cải tổ trường QGHC mà trước đây đặt ở Đà Lạt và trực thuộc bộ Giáo Dục. 1954, ông cho dời trường về Sài Gòn và đặt học viện này dưới sự đào tạo và giám sát của Phủ Thủ Tướng sau đó thuộc phủ Tổng Thống, tức trực thuộc sư chăm sóc của ông
Chương trình học của học viện này do Michigan State University (MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình. Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa. Sinh Viên cũng được huấn luyện quân sự ở các trường quân sự chuyên nghiệp như trung tâm huấn luyện Quang Trung, học chiến thuật ở rừng cao su Phú Thọ hay trung tâm Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám v.v Môn học chính của QGHC gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh và cả quân sự. Tùy theo bằng cấp tốt nghiệp là tham sư, đốc sự hay giám sự, các chuyên viên hành chánh cao cấp này sẽ về làm việc tại các bộ như Bộ Nội vụ hoặc cơ quan hành chánh địa phương. Giám sự được bổ nhiệm ở các phủ bộ chuyên môn khác như Bộ Tài chánh, Tổng Nha Kế Hoạch. Sau khi ra trường thì chuyên viên được bổ dụng từ Phủ Thủ tướng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo hay Tổng Nha Ngân Sách và các Bộ cấp quốc gia cho đến các ty, các sở ở địa phương như phó tỉnh trưởng hoặc phó quận trưởng.
 
- Trường Võ Bị QGVN:
Tuy trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được thành lập năm 1950 nhưng đên năm 1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới thực sự có những cải tổ sâu rộng và huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1961, TT Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại cơ sở đào tạo mới tại đồi 1515, ông đưa ra chương trình đào tạo 4 năm thay vì 3 năm như trước đây, nhưng vì những rối ren chính trị và ông bị thảm sát, mãi đến năm 1966 chính phủ tiếp theo mới thực hiện được chương trình này. Trường VBQGVN đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho Không Quân, Hải Quân và Lục Quân.
 
-Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1955 đến 1961 đã cung cấp 2/3 số sĩ quan cho QLVNCH và khoảng trên 90% các binh chủng như Thiết Giáp, Công Binh Pháo Binh Quân Nhu Quân Cụ truyền tin. Giữa tháng 10 năm 1961 ông lại tiếp tục cải tổ tách các trường đào tạo chuyên môn thành các trường riêng chỉ còn giữ lại Bộ Binh và Thiết Giáp là chính
 
-Phân chia các vùng chiến thuật: 42 tỉnh Miền Nam được chia làm 4 vùng chiến thuật với trách nhiệm bảo vệ các vùng chiến thuật này Quân Đoàn. Quân Đoàn 1 bản doanh tại Đà Nẵng, QĐ II tại Pleiku, Quân Đoàn III tại Biên Hòa, QĐ IV tại Cẩn Thơ.
 
Để thấy được thành công trong lãnh vực quân sự, chống trả lại các cuộc tấn công quân sự của khối cộng sản trong giai đoạn của tổng thống Ngô Đình Diệm, cần đánh giá sức mạnh quân sự của đối phương. Giai đoạn này đặc biệt là bắt đầu vào khoảng năm 1961, 1962 cộng sản gia tăng chiến tranh quân sự và gia tăng các hoạt động khủng bố, để cố chiếm lấy nữa nước còn lại nhằm phục vụ cho ý thức hệ cộng sản và gấp rút thỏa mãn ý đồ Hán Hóa Việt Nam của Trung Cộng. Dẫn chứng: trong giai đoạn chiến tranh từ năm 1954 đến 1975, luôn luôn có mặt của cán bộ Trung Cộng và ngay cả của tất cả các nước công sản khác như Tiệp Khắc, Cuba v.v tại Hà Nội. Có lúc con số lính Trung Cộng lên đến 300 ngàn. Hồ Chí Minh và những đảng viên trung ương đã đến tiếp kiến Chu Ân Lại ở Nam Ninh tháng 7 năm 1957 để cùng hợp tác soạn thảo kế hoạch cài cán bộ cộng sản nhằm phục vụ mưu đồ thôn tính Miền Nam. Kế hoạch này gồm 2 chiến lược chính đó là làm suy yếu chính quyền VNCH bằng các âm mưu gây bất ổn chính trị xã hội, hai là tấn công quân sự và tấn công khủng bố. Tất cả các kế hoạch này lấy tinh thần ái quốc chống ngoại xâm và bịa đặt vấn đề đàn áp Phật Giáo để lừa phỉnh lòng yêu nước và đánh lận tín ngưỡng của người dân VN. Sự hiện diện trong chiến tranh của bọn cộng sản Bắc Việt chỉ là bề ngoài, bên trong chính là Trung Cộng vẽ kế hoạch từng giai đoạn và cung cấp vũ khí tiền bạc. Như vậy chính phủ Ngô Đình Diệm đang đối đầu với cả một khối cộng sản lúc đó đang vô cùng mạnh, và nguy hiểm hơn nữa là khi chính quyền Kennedy đồng ý trung lập Lào, tạo đường giao thông cho Hà Nội liên tiếp đưa quân vào Miền Nam và làm gia tăng các trận tấn công quân sự của Hà Nội vào Miền Nam.
Tuy phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như trên, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giữ cho hậu phương Miền Nam luôn thanh bình ấm no, người dân đi lại an toàn, không có nạn đắp mô xe đò đánh du kích v.v
 
5/ Ngoại giao: 
với sự thành cộng vượt bực về chính trị kinh tế và khống chế được cộng sản, ổn định Miền Nam một cách nhanh chóng, ông đã được rất nhiều các nguyên thủ quốc gia cũng như các nhân vật chính trị nỗi tiếng trên thế giới ca ngợi, chẳng hạn tổng thống Lyndon Johson vào năm 1955 và 1961 đã ca ngợi tổng thống Ngô Đình Diệm là Churchill của Châu Á, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch nói rằng 100 năm nữa Việt Nam cũng chưa tìm được người tài đức như TT Ngô Đình Diệm. Tổng Thống Eisenhower gọi ông là Miracle man, ông được giải thưởng Magsaysay và đã tặng số tiền này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trước uy tín cá nhân và những thành tựu vượt bực về kinh tế quân sự, Miền Nam đã được trên 80 quốc gia công nhận, rất nhiều nước mời tổng thống Ngô Đình Diệm công du, và vinh dự nhất là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và New York của ông đã được đích thân TT Eisenhower ra tận máy bay đón và chào mừng bằng 21 phát súng đại bác.
Cho đến bây giờ, thật hiếm hoi có một vị nguyên thủ quốc gia được Hoa Kỳ đón tiếp với thủ tục cao quý nhất như vậy. Đó là niềm vinh dự cho cá nhân TT Ngô Đình Diệm và cũng là niềm vinh dự cho chính thể VNCH và cho chính chúng ta hôm nay.
 
6/ Thành công về mặt an ninh tình báo:
Theo cuốn hồi ký của Đại Tướng Việt Cộng Văn Tiến Dũng, số cán bộ cộng sản gài tại Miền Nam là 60 ngàn tên, sau 3 năm dưới sự cầm quyền của chính phủ TT Ngô Đình Diệm con số này chỉ còn lại 5 ngàn. Tức là trong ba năm chính phủ đã tận diệt trên 90% số cán bộ nằm trong màng lưới gián điệp. Đây là sự tự thú mà chính cộng sản sau 1975 đã đưa ra, như vậy thành công vô cùng to lớn này là do ai? công lao này là do ai? Nếu không phải là của TT Ngô Đình Diệm và các ông như Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn, Dương Văn Hiếu và toàn bộ hệ thống tình báo công an mật vụ của Đệ Nhất Cộng Hòa. Hế thống tình báo này đã bắt và loại trừ được 55 ngàn tên cán bộ cộng sản qua chiến dịch tình báo xâm nhập chiêu hồi và tố cộng, bẽ gãy âm mưu thâm nhập vào hệ thống quân sự dân sự và chính quyền VNCH. Hệ thống tình báo thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm là một hệ thống vô cùng hữu hiệu và có công lớn với đất nước, đã phá vỡ một hệ thống tình báo cộng sản tinh vi và dày đặc, thế nhưng người ta vẫn lập đi lập lại như một thành ngữ: hệ thống mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo trong lúc kết luận điều tra của Liên Hiệp Quốc là hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng đàn áp Phật Giáo của chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Liệu chúng ta có thể chấp nhận sự thật bị đánh tráo này không, hoặc để cho những kẻ cuồng tín tiếp tục vu khống?
Để đánh giá thành công này, chúng ta phải xem xét đến cách cài người vô cùng tinh vi của khối cộng sản có tên gọi là Lucy. Xin được điểm qua kế hoạch Lucy của Xô Viết để chúng ta thấy rằng loại trừ được hệ thống cộng sản nằm vùng không phải là một công việc dễ dàng mà là một công việc muôn vàn khó khăn mà hệ thống công an mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diêm và ông Ngô Đình Cẩn đã đạt được.
 
Kế hoạch Lucy là gì?
Đó là kế hoạch mà sau cách mạng Nga 1917, Nga đã chỉ thị cho các cán bộ cộng sản trẻ của mình ở lại trong hệ thống quân đội và chính quyền Đức dù lúc đó chính quyền Đức bị bại trận và số lính tình nguyện giải ngũ rất nhiều, chỉ còn lại khoảng 100 ngàn. Các cán bộ trẻ này vẫn sống một đời bình thường hoàn toàn không hoạt động tình báo gì cả. Nhóm này hiện diện trong các lãnh vực quân sự, dân sự và trong các ngành quan trọng của chính quyền. Hai mươi năm sau, khi thế chiến II bùng nổ 1939, các cán bộ cộng sản này trở thành những sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ quân đội Đức, tức là trở thành những tên cán bộ điệp viên cộng sản cho Nga ngay trong chính quyền nổi tiếng sắt máu tàn bạo và tinh vi của Hitler. Những tên sĩ quan cao cấp này của Đức đã cung cấp toàn bộ tin tức tình báo kế hoạch hành quân cho Nga và đã góp phần tạo nên chiến thắng cho Liên Xô trong trận đệ nhị thế chiến. Chính phủ Nhật Hoàng cũng bị bại trận trước Nga cũng trong môt tình huống tương tự khi một điệp viên cộng sản Đức trở thành một chuyên viên tín cẩn của chính quyền quốc xã Hitler làm việc cho tòa Đại sứ Đức tại Tokyo.
Điểm qua kế hoạch cài người Lucy để chúng ta thấy rằng việc loại trừ khoảng 55 ngàn điệp viên cộng sản tại Miền Nam mà Văn Tiến Dũng đã thừa nhận là một kỳ công của hệ thống “ Mật vụ Nhu Diệm” của ông Phan Quang Đông, Ngô Đình Cẩn và Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung. Trở lại vấn đề cán bộ tình báo nằm vùng tại Miền Nam Việt Nam: Trong lúc chính quyền của TT Ngô Đình Diệm là một chính quyền mới khai sinh sau ngày chia đôi đất nước, chỉ thật sự có quyền lực và được Hoa Kỳ viện trợ đáng kể sau khi dẹp loạn Bình Xuyên Bảy Viễn và Nguyễn Văn Hinh, tức là 11 tháng sau khi về nước chấp chính, thì chính quyền CSVN lúc đó đã hoạt động được 24 năm, có ngân sách điều hành dồi dào và rất ổn định từ khối cộng sản quốc tế đặc biệt là Trung Cộng, nên đã tạo được một màng lưới gián điệp nguy hiểm nằm sâu và nằm sẳn trong tất cả các cơ quan dân sự, chính quyền, quân đội và tôn giáo của Miền Nam. Ngoài ra còn có thêm số cán bộ cộng sản từ Bắc được gởi vào Miền Nam qua làn sóng di cư 1954. Điều này giải thích lý do tại sao điệp viên cộng sản đã trở thành các đảng viên cao cấp trong các đảng phái quốc gia, trở thành các sĩ quan cao cấp, trở thành tướng lãnh, trở thành các nhà tu, nhà báo, các chính trị gia đối lập và thậm chí len lõi vào cả Dinh Độc Lập. Đó cũng giải thích lý do tại sao có quá nhiều tên cán bộ cộng sản giả dạng quốc gia mà chỉ sau 1975 dân chúng mới biết, chẳng hạn như Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ ni sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang v.v
Cuối 1956, khi thấy nền kinh tế và chính trị Miền Nam càng ngày càng vững mạnh, cộng sản Hà Nội và Bắc Kinh cùng với Liên Xô đổi chiến lược tấn công, đó là bên cạnh các cuộc tấn công quân sự, tổ chức chiến tranh khủng bố ám sát bắt cóc trên toàn Miền Nam gây hoang mang lo sợ trong dân chúng, đồng thời năm 1960, chúng đẻ ra tổ chức gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được lãnh đạo bởi những tên cộng sàn gộc pha trộn các trí thức thiên tả của Miền Nam, chẳng hạn Nguyễn Hữu Thọ, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, rêu rao rằng đây là tổ chức do dân chúng Miền Nam nổi dậy chống chính quyền. Thủ đoạn chính trị này đã lừa bịp một số trí thức Miền Nam như Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Đoàn văn Toại v.v hăng say hoạt động cho chúng, đồng thời đã lừa bịp được dư luận thế giới rằng MTGPMN không phải là tổ chức cộng sản mà chỉ là do dân Miền Nam nổi dậy
Nói chung, chính phủ VNCH không phải chỉ đối đầu với cộng sản Miền Bắc, mà chính là đối đầu với Bắc Kinh và Nga, đòi hỏi chính phủ phải thấy xa trông rộng và bắt buộc phải giới hạn một số quyền tự do bình thường để khống chế số Việt Cộng nằm vùng ngụy trang trong các tổ chức báo chí, tôn giáo, học sinh sinh viên, tôn giáo v.v.Trong đó đòi hỏi chính quyền phải chọn người tài giỏi tâm đầu ý hợp trong quan điểm và đường lối chống cộng. Số kết luận rằng chính phủ TT Ngô Đình Diệm độc tài, thì họ là những người đã nhắm mắt bịt tai để không thấy rằng, dưới thời chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm người dân có được các quyền căn bản về tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do biểu tình tự thiêu chống đối thóa mạ chính phủ, tuy vậy chính phủ vẫn thừa khả năng vô hiệu hóa mạng lưới tình báo cộng sản. Đó là một điểm son khi điểm lại lịch sử
Hãy nghe cộng sản ghi nhận về hệ thống an ninh tình báo mật vụ Nhu Diệm như sau:
“Từ 1957 đến 1958, tình thế dần dần đổi thay. Kẻ thù liên tục phá hoại sự thi hành hiệp định Geneva, củng cố và tăng cường một cách tích cực ngành an ninh quân sự và bộ máy hành chánh, từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, ám sất tàn bạo cán bộ và thật sự đã phá hủy đảng ta một cách hữu hiệu…”
Chúng ta phải công bằng rằng tất cả những thành công về giáo dục, y tế, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nội chính, an ninh tình báo của TT Ngô Đình Diệm trong hoàn cảnh đất nước phải đương đầu với cộng sản Việt Nam, chống Nga, chống Bắc Kinh, là vượt quá sự mong đợi của người dân Việt Nam, vượt quá sự tiên liệu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Uy tín của Miền Nam và của cá nhân của Tổng Thống lên cao đến mức TT Eisenhower, không những là vĩ nhân của Hoa Kỳ mà còn là vĩ nhân của thế giới, đã thân chinh đón ông tận cửa máy bay với thảm đỏ trải dài từ chân cầu thang và 21 phát súng đại bác chào mừng, là một chứng minh rõ ràng nhất mà không ai có thể phản bác về uy tín và thành công quá lớn của Tổng Thống
Tóm lại, những người cho rằng TT Ngô Đình Diệm độc tài đàn áp Phật Giáo gia đình trị, hầu như họ đã tránh né việc mà họ phải làm để thuyết phục dư luận rằng họ đúng, đó là họ phải so sánh tình trạng đất nước trước khi ông về, với một đất nước sau đó với 9 năm đất nước dưới quyền lãnh đạo của ông, rồi sự suy yếu bệ rạc xảy ra ngay sau khi đất nước không còn bóng dáng ông nữa. Những kẻ đánh giá sự nghiệp của một vị lãnh đạo quốc gia mà chỉ đưa ra tình hình bất ổn chính trị của đất nước do Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu gây ra vài tháng trước khi ông mất là một việc làm gian trá đánh lận con đen, tự làm giảm giá trị của mình và không ai có thể chấp nhận được. Vì vậy sự kết luận rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người không có tài tham quyền cố vị là những lời nói vô giá trị mà không lịch sử nào nhìn nhận.


Phật Giáo giết cu Diệm..Nên mất miền Nam VN !!!
 
Đã có nhiều sách viết về nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa: Đỗ Mậu, Lê Trọng Văn, Hồ Sĩ Khuê, Nguyệt Đam & Thần Phong, Nguyễn Mạnh Quang, Vũ Ngự Chiêu v..v... Nhưng xin đọc để biết người Tây Phương đánh giá ông Ngô Đình Diệm như thế nào.
 
Sau khi về làm Thủ Tướng và rồi Tổng Thống, ông Ngô Đình Diệm đã cai trị miền Nam như thế nào. Những tài liệu nhận định về con người Ngô Đình Diệm và chính quyền Ngô Đình Diệm của một số tác giả ngoại quốc có tên tuổi sau đây sẽ trả lời câu hỏi này.
Những tài liệu này cũng còn cho thấy ý nghĩa đích thực của phong trào tranh đấu Phật Giáo 40 năm trước đây và không còn bị lừa dối bởi những luận điệu quái gở như Phật Giáo thân Cộng, Phật Giáo làm “mất nước” (sic) v..v.. của một đoàn thể đã nổi tiếng là “đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc.”
1. "Vietnam: Crisis of Conscience" by Robert McAfee Brown, Abraham J. Heschel & Michael Novak, Associated Press, New York 1967, p. 30:
Ký giả người Úc Denis Warner viết “Trong nhiều năm, cái chế độ bạo ngược chuyên chế mà Tây phương đồng minh với ở Saigon (chế độ Ngô Đình Diệm) thì còn tệ hơn là cái chế độ mà Tây phương đang chiến đấu để chống(chế độ CS)”. Diệm và gia đình ông ta đã giết hoặc lưu đày tất cả những thế đối lập. “Diệm đã mất đi sự tin cậy và trung thành của dân chúng” như Bộ Trưởng McNamara đã nhận định ngày 26 tháng 3, 1964.
(The Australian writer Denis Warner wrote that "the tyranny the West allied with in Saigon was in many years worse than the tyranny it was fighting against." Diem and his family had murdered or exiled all potential opposition. Diem had "lost the confidence and loyalty of his people," as Secretary McNamara put it on March 26, 1964.)
2. "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald (Winner of the Pulitzer Prize, Winner of the National Book Award, Winner of the Bancroft Prize For History), Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139:
Cái chất công giáo của Diệm, không hề mở mắt hắn đến với những ý tưởng mới, mà chỉ thuyết phục hắn là cai trị bằng nghi lễ và huấn thị đạo đức là có thể thành công, mà nó có vẻ như vậy trong các làng mạc ở miền Bắc và Trung sống trong cái vỏ bằng sắt và điều khiển bởi các linh mục.
Cái mà hắn ta không ý thức được là cái kiểu cai trị thiển cận như vậy của các giáo xứ có thể thực hiện chỉ vì người Pháp đã bảo vệ họ và tổ chức nền hành chánh quốc gia. Do đó, tham vọng của hắn phục hồi xã hội cổ xưa giống như là của những tên thực dân Pháp, coi mình như cha người ta, đã chống những chương trình cải cách của những giới chức hành chánh nơi thành thị – sự khác biệt là trong khi người Pháp giữ lãnh vực hiện đại cho riêng họ thì Diệm không nhận ra được sự quan trọng của vấn đề hiện đại hóa. Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thị trấn ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương...
Những ký giả như Robert Shaplen đã chỉ trích Diệm như làm cho những nông dân xa lánh vì những biện pháp đàn áp của hắn.
Một số đông những giới chức và ký giả, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm và có khuynh hướng chính trị khác nhau như Douglas Pike, Chester Bowles, và chuyên gia chống nổi loạn người Anh, Robert Thompson, đều coi Diệm như là kẻ thù của chương trình chống Cộng.
Trong tất cả những năm cầm quyền, Ngô Đình Diệm chỉ có một đồng minh ở thôn quê, đó là những người Công giáo, đặc biệt nhất là những người di cư từ ngoài Bắc vào. Ngay từ đầu, Diệm dùng trong bộ máy hành chánh phần lớn là những người Công giáo, và thiên vị các làng Công giáo đối với phần còn lại của quốc gia. Những giới chức của Diệm, làm việc chặt chẽ với các linh mục, đem phần lớn viện trợ Mỹ cho các làng Công giáo, và phần lớn những nông sản. Chúng cho những người Công giáo quyền khai thác lâm sản và độc quyền sản xuất loại hàng hóa nông sản mới do các kỹ thuật gia Mỹ đưa vào giúp. “Theo đạo có gạo mà ăn” là một câu tục ngữ khi xưa của người Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Dưới thời Diệm người dân Việt đã phải theo cái lệnh này. Đặc biệt ở miền Trung, hàng ngàn người, trong vài trường hợp hầu như toàn thể khu định cư, theo đạo để tránh những dịch vụ cỏ vê của chính phủ, hoặc để tránh biện pháp tái định cư trong vài vùng rừng rú hay sình lầy gian khổ – để giúp những người Công giáo lân cận. Nuôi người Công giáo trong sự tổn hại của phần còn lại của dân chúng, lẽ dĩ nhiên, là một chính sách thiển cận, nhưng Diệm không thấy một đường lối nào khác, và Mỹ cũng không đề nghị cho Diệm một đường lối nào khác. (2)
3. "Background to Vietnam" by Bernard Newman. Signet Books, New York 1965, p. 117:
Bất kể hiến pháp viết như thế nào, Diệm cai trị như là một nhà độc tài. Triết lý chính trị của ông ta dẫn xuất từ một nhóm Công giáo Pháp, những người đã đặt ra thuyết Nhân Vị. Thuyết này nhấn mạnh đến nhân cách để chống với quan niệm đưa quần chúng vào kỷ luật của Cộng Sản. (Thực ra, đây chỉ là một chiêu bài chống Cộng vì trong cấu trúc toàn trị của Công Giáo thì tín đồ chỉ có quyền vâng phục các bề trên, do đó làm gì có Nhân Vị. TCN). Chi tiết về thuyết này phức tạp, khó hiểu đối với mọi người trừ một triết gia. Một chuyên gia Mỹ được mời đến để cố vấn cho hệ thống thuế má địa phương mô tả thuyết Nhân Vị như là “một pha trộn lộn xộn của những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghi ngờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệm là không thể thành đạt được gì nhiều ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát của chính phủ.”
Trên thực tế chính phủ đây là chính phủ Diệm.
...Ngày tháng qua, cách cai trị của Diệm càng ngày càng trở nên không thể chịu được, và tới năm 1963 hắn là một nhà độc tài hoàn toàn, chỉ nghe những thân nhân trong gia đình. Hắn hoàn toàn xa lạ với quần chúng. Người ta phàn nàn là hắn đã trao những chức vụ tốt nhất cho người Công giáo: nhưng những người Công giáo là “người ngoại quốc” – những người di cư từ ngoài Bắc vào. Sự bất mãn đưa đến phong trào chính trị của Phật Giáo.” (3)
4. "Backfire: Vietnam - The Myths That Made Us Fight, the Illusions That Help Us Lose, The Legacy That Haunts Us Today" by Loren Baritz, Ballantine Books, New York 1985, pp. 83-85:
Công giáo Việt Nam phát triển do chính sách kỳ thị Phật Giáo một cách có hệ thống của Ngô Đình Diệm. Người Công giáo được dùng trong các dịch vụ dân sự, trong khi những người Công giáo sống trong những làng mạc thường không bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc làm đường xá và những việc công cộng. Không giống như những Chùa Phật Giáo, nhà thờ Công giáo được đặc quyền sở hữu tài sản đất đai, cũng như trong thời Pháp thuộc. Với thời gian, sự kỳ thị đối với tuyệt đại đa số dân chúng này đưa đến những phản đối chính trị chống Diệm của những nhà sư Phật Giáo.
...Diệm làm cho người Mỹ khó chịu không chỉ vì đường lối cai trị của hắn. Hắn thích thú trong việc đàn áp những đối lập chính trị mà hắn đã bắt giữ lên tới 40000 người. Đầu năm 1959, Diệm hợp thức hóa sự tàn bạo của mình bằng sự thiết lập những tòa án quân sự để xử những đối lập chính trị và xử tử hình trong vòng ba ngày. Những tòa án này bắt giữ, điều tra, và tuyên án những kẻ phạm tội.
Diệm hăng say đóng cửa những nhà báo không ủng hộ hắn. Tệ hơn cả, hắn dẹp bỏ cấp lãnh đạo trong các làng mạc và thay thế họ bằng những người của Diệm. Hắn đã trở thành một nhà độc tài. (4)
5. "A Bright Shining Lie" by Neil Sheehan, Vintage Books, New York 1989, p. 143:
Lansdale để cho những tiên kiến của mình đưa tới những giả định sai lầm... Lansdale nghĩ rằng những người Công giáo di cư từ miền Bắc là những người yêu nước đã “chiến đấu giành lại sự tự do của đất nước từ người Pháp”. Hắn không nhìn thấy sự sai lầm nào trong vấn đề Mỹ chỉ tin cậy vào sự trợ giúp đặc biệt của người Công Giáo. Hắn không nhìn thấy vấn đề có một người Công Giáo làm tổng thống của cái mà hắn quan niệm là “Việt Nam Tự Do” là không thích hợp.
Công giáo Rô Ma là một thiểu số có nhiều tỳ vết ở Việt Nam. Lansdale lo việc phân biệt giữa người Mỹ và những tên “thực dân” Pháp. Điều hắn làm là đưa ra sự phân biệt tuy chẳng có gì khác nhau.. Chỉ dựa vào người Công giáo giúp đỡ, và bằng cách đặt một người Công Giáo lên cầm quyền ở Saigon, hắn ta đã chứng tỏ là Mỹ đã nhảy vào thay thế người Pháp. Những người Việt Nam theo đạo Công giáo đã được người Pháp sử dụng như là một đạo quân thứ 5 để xâm nhập Việt Nam trước thời thuộc địa và những người Công Giáo đã được Pháp tưởng thưởng cho sự hợp tác của họ với những tên thực dân Pháp. Người Công Giáo thường bị coi như là thuộc một tôn giáo”ngoại lai”, “không phải là Việt Nam”. Với sự ra đi của người Pháp, hiển nhiên là người Công Giáo phải tìm một một ngoại bang khác để bảo vệ họ. Họ nói với Lansdale những gì mà họ cho rằng Landale muốn nghe...
..Trong sự hướng dẫn Diệm của Lansdale đến thành công bằng cách diệt các giáo phái dựa trên lý thuyết Diệm là Magsaysay để lập một chính phủ tập trung quyền lực mới, không bao giờ Lansdale lại nghĩ rằng Diệm bắt đầu chính sách cai trị của mình bằng cách loại bỏ những người chống Cộng hữu hiệu nhất ở miền Nam.
Dòng họ Ngô Đình tiến tới sự áp đặt trên miền Nam Việt Nam cái tôn giáo Công giáo ngoại lai của họ, đảng Công giáo bảo thủ từ ngoài Bắc vào và từ vùng quê hương của họ ở miền Trung. Diệm và gia đình bổ nhiệm những sĩ quan chỉ huy đơn vị, những nhân viên hành chánh và cảnh sát bằng những người Công giáo, từ miền Bắc và từ miền Trung, quê hương của Diệm. Diệm và gia đình hắn bổ nhiệm những người Công giáo vào cấp chỉ huy quân đoàn, hành chánh và cảnh sát. Nông dân ở miền đồng bằng sông Cửu Long thấy mình bị cai trị bởi những tỉnh trưởng, hạt trưởng, bởi những viên chức hành chánh ngoại lai và thường là cao ngạo và tham nhũng... (5)
nhũng... (5)
6. "America in Vietnam" by Dr. John Guilmartin, United Press International/Bettmann, England 1991, p.69:
Những ảnh hưởng đối nghịch của sự thiếu khả năng và tính toán sai lầm của Diệm không chỉ chấm dứt ở sự thất bại về quân sự chống Việt Cộng. Nghi ngờ tất cả những người không có cùng đức tin Công giáo của mình, và hoan hỉ với sự thành công trong việc dẹp bỏ các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, họ khởi sự chiến dịch chống Phật Giáo.
(The adverse effects of the Diem's ineptitude and miscalculation did not end with military failure against the Viet Cong. Suspicious of all who did not share their Catholic faith, and having enjoyed success in suppressing the Hoa Hao and Cao Dai, they embarked on an anti-Buddhist campaign.)
7. "Vietnam: The Valor and the Sorrow" by Thomas D. Boettcher, Little Brown & Company, Boston 1985, p.150:
“Trong 10 đô la viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất. Diệm lo lắng về những cuộc đảo chánh hơn là Cộng sản.
...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của Diệm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội. Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với Diệm. Không lạ gì, hoạt động của Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng. Và những biện pháp đàn áp của Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ. Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù.
Cho tới năm 1960, điều khác biệt duy nhất giữa hai chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh là ở những lá cờ của họ.” (6)
8. "The Indochine Story" by the Committee of Concerned Asian Scholars, A Bantam Book, New York 1970, pp. 32 & 34:
“Một nhân vật Mỹ ủng hộ Diệm lúc đầu kết luận: Lạm dụng quyền lực, độc tài, tham nhũng, coi thường cấp dưới, và không đếm xỉa gì đến nhu cầu của dân chúng một cách ác độc, đó là tấm gương mà gia đình họ Ngô để cho những bộ trưởng, nhà lập pháp, tướng lãnh, tỉnh trưởng, trưởng làng mà họ Ngô dùng như những quân cờ noi theo.
Đàng sau gia đình nhà Ngô là Mỹ. Ở dưới gia đình này chẳng có gì mấy. Gia đình này đã trải cái bóng của họ trên xã hội Việt Nam; tuy nhiên cái rễ của họ thật sự chỉ cắm nông vào đất Việt. Điều này định trước những phương pháp Diệm dùng để kiểm soát đất nước... Chỉ có một đường lối: đàn áp và củng cố quyền lực trong tay những anh em và thuộc hạ của Diệm.. Săn lùng toàn diện những người bất mãn được tổ chức ở thôn quê năm 1956, và tăng gia cường độ khi tình hình suy kém.
75000 người hay hơn nữa bị giết trong chiến dịch này. Còn nhiều người hơn nữa bị tống giam bởi sắc lệnh số 6 của tổng thống, ký trong tháng 1, 1956. Sắc lệnh nói: “Những cá nhân coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh chung có thể bị bắt giam trong những trại tập trung do lệnh của cơ quan hành pháp. Tình trạng trong những trại tập trung của Diệm, chỉ bị phanh phui sau khi Diệm đổ, thật sự nhơ nhớp. Cố ý để cho chết đói, cố ý làm cho mù, cố ý hành hạ..., danh sách này thật là dài.” (7)
9. "The Story of Vietnam" by Hal Dareff, An Avon Camelot Book, New York 1966, p. 108:
“Nay Diệm đã thắng mọi kẻ thù, anh em nhà Diệm muốn chắc rằng không ai có thể bứng họ đi. Ở ngoài mặt, Nam Việt Nam là một thể chế Cộng Hòa với một hiến pháp mới toanh hứa hẹn tự do và dân chủ cho quần chúng. Tuy nhiên, thực tế thì lại trái ngược hẳn... Nhu là cánh tay phải của Diệm.. Hắn tổ chức gian lận bầu cử, đưa vào quốc hội những tay sai của hắn, và sai bọn Cần Lao đi rình mò khắp nước để kiếm những người chống đối hắn.
Chế độ Diệm bắt đầu thoái trào vào đầu năm 1963. Tổng thống cai trị dân trong dinh thự của mình như là một thể chế quân chủ, cắt lìa khỏi quần chúng. Sự thù ghét Diệm và gia đình hắn gia tăng đến độ người ta có thể cảm thấy đầy trong bầu không khí ở Saigon. Tin đồn về đảo chánh loan truyền trong thành phố hầu như hàng ngày. Trong những hoàn cảnh như vậy, Diệm chỉ lo bám chặt vào quyền lực. Cuộc chiến (chống Cộng) trở thành thứ yếu. Sĩ quan được thăng cấp nếu giữ được mức tổn thất thấp. Chỉ có một cách chắc chắn giữ được như vậy – không tác chiến. Không tác chiến đã trở thành một cách sống đối với một số cấp chỉ huy và là cách duy trì địa vị.
...Cuộc tranh chấp giữa Diệm và các Phật tử đã được tích lũy kể từ ngày Diệm lên làm thủ tướng năm 1954. Diệm, một tín đồ Công giáo, đương nhiên là cảm thấy thoải mái hơn đối với những tín đồ Công giáo khác. Nhiều chức vụ chỉ huy trong chính quyền và quân đội được trao cho những người Công giáo, những người này được đặc quyền đặc lợi làm tiền trong những thương vụ của chế độ.
Trong số 15 triệu dân ở miền Nam Việt Nam, hơn 1 triệu một chút là người Công giáo. Phần còn lại, phần lớn là Phật tử, phẫn nộ vì chính sách thiên vị người Công giáo. Sự đối xử khác biệt này còn trắng trợn hơn ở các tỉnh lỵ, nơi đây các linh mục địa phương và các giới chức chính quyền, hầu hết là Công giáo, có toàn quyền. Khi các ấp chiến lược được dựng lên, những người Công giáo được miễn làm việc và những người phi-Công giáo bị đưa vào chỗ thay thế họ để làm những công việc lao dịch. Những vùng đất mới được mở mang và phát triển, người Công giáo được chọn những miền đất phì nhiêu ở những miền duyên hải có an ninh. Những đất đai dành cho Phật tử ở sâu trong nội địa, ở đây họ phải lao động dưới sự đe dọa của Việt cộng. Nhiều Phật tử theo đạo (không có nghĩa là tin đạo. CTN) để được sống dễ dàng hơn.” (8)
10. The Two Viet-Nams" by Bernard B. Fall, Frederik A. Praeger Publisher, New York 1967:
Trang 236: Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán Quan Tây Ban Nha của Tòa Án Dị Giáo (Torquemada); và Quan điểm của ông ta về chính quyền thì ít có tính chất của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa hơn là một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến. Một người Pháp theo Công Giáo khi nói chuyện với ông ta muốn nhấn mạnh về ảnh hưởng văn hóa Pháp đối với ông Diệm đã nhấn mạnh những từ như "tín ngưỡng của chúng ta", thì Diệm thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một người Công Giáo Tây Ban Nha" , có nghĩa là, ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) của một đức tin hung hăng, hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo hệ phái Công Giáo Gallican."
(Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism.)
Trang 250: “Trong số những người lên cầm quyền cùng với Diệm năm 1954-55, KHÔNG MỘT NGƯỜI NÀO còn giữ chức vụ bộ trưởng khi Diệm bị giết năm 1963. Một vài người bị lưu đày ở Pháp hoặc Mỹ, và một vài người rút lui với thái độ trông chờ ở Saigon. Một sự dập theo những phương pháp toàn trị của Cộng sản Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng của Ngô Đình Nhu. Đảng này trở thành một hệ thống quyền lực hoàn toàn giống như của Cộng sản, với những thành viên mật và chỉ biết nhau trong những tổ 5 người, và những “nhóm hành động” có nhiệm vụ dẹp bỏ mau chóng và kín đáo những người đối lập... Như vậy, chế độ Diệm sai lầm trong hai phương diện: Quân đội không bao giờ thực sự hữu hiệu, và các sĩ quan ở quân đoàn thì không trung thành với những ông chủ dân sự và nhắm mắt làm ngơ trước sự thất bại của chế độ.
Trong sự mô tả đảng Cần Lao, John C. Donnell định nghĩa Cần Lao như là “một đảng chính trị mạnh gồm những thành viên thường tin rằng mình thuộc những đảng chính trị khác và ngự trị những đảng này.” Nói cách khác, những hoạt động trong hệ thống nội bộ của họ y hệt như của đảng Cộng sản: dò thám bạn bè, xâm nhập đồng minh, và hoạt động như “một quốc gia trong một quốc gia” trong chính guồng máy chính quyền của mình. Nếu không còn cái gì khác, những điều trên có thể làm cho chế độ Nam Việt Nam mang nhãn hiệu một loại “dân chủ của quần chúng” chống-Cộng mà sự khác biệt lớn nhất đối với người anh em song sinh Cộng sản Bắc Việt Nam là thái độ hành trì Công giáo và là sở hữu chủ của những đồn điền cao su.”
(Of the men who came to power with Diem in 1954-55, NOT ONE still held a cabinet portfolio when he was murdered in 1963. Some were sent into exile in France or the US, and a few simply retired and maintained a "wait-and-see" attitude in Saigon. Another imitation of Communist totalitarian methods was Ngo Dinh Nhu's Can-Lao Nhan-Vi Cach Mang Dang, which became the perfect hierarchie paralle’le, with its secret membership and five-men cells whose members knew only each other, and "action groups" that could swiftly and quietly do away with bothersome oppositionists...As it was, the Diem regime erred on both counts: Its army never became really proficient, and its officer corps remained disloyal to its civilian masters and connived in their demise.
In his description of the Can Lao, John C. Donnell defined the Can-Lao as a "powerful elite political party whose members are commonly believed to belong to other political parties also and to dominate them." In other words, it did within its own system exactly what a Communist Party would do: It spied on its own friends, infiltrated its own allies, and acted as a "state within a state" in its own government's machinery. If nothing else, this would brand the South Vietnamese regime as a sort of anti-Communist "people's democracy" whose major difference from its Communist North Vietnam TWIN was its attitude toward the practice of Catholicism and the ownership of rubber plantations.)
11. "An Eye For The Dragon" by Dennis Bloodworth; Farrar, Straus & Giroux, New York 1970, p. 209:
"Cho tới năm 1963 mật vụ của Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước. Hắn và gia đình hắn đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực."
(...By 1963 Diem's secret police had picked up or pushed into the arms of his enemies nearly every prominent nationalist who had fought for the freedom of his country during the previous 20 years. He and his familly suppressed all opposition, filled the jails, muzzled the press, rigged the elections, and clung to all power..)
12. "Intervention and Revolution" by Richard J. Barnet, A Meridian Book, New York 1972, pp. 233-235:
“Khuyến cáo rằng “nếu bầu cử được tổ chức ngày nay (1956) thì tuyệt đại đa số dân Việt sẽ bầu cho Cộng sản,” Cherne tuyên bố rằng uy tín của Mỹ ở Á Châu tùy thuộc vào sự ngăn chận cuộc bầu cử này. Phương pháp giải quyết là củng cố lớp người Công giáo ở miền Nam Việt Nam, chỉ có những người này mới có lý do thuộc về lý tưởng chống Cộng. Nhà văn Công giáo người Anh, Graham Greene, đã mô tả việc Mỹ sử dụng giáo hội Công giáo trong cuộc chiến tranh lạnh ở Việt Nam như sau:
Chính cái ý hệ Công giáo đã làm cho chế độ của ông Diệm sụp đổ, vì sự sùng tín của ông ta đã bị các cố vấn Hoa Kỳ khai thác cho đến khi giáo hội Công giáo ở Việt Nam ở trong cơ nguy cùng chung số phận bất thiện cảm của người dân Việt đối với Mỹ...Những khoản tiền to lớn được dùng để tổ chức những cuộc đón tiếp quan khách ngoại quốc và tạo nên ý niệm giáo hội Công giáo là của Tây phương và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh. Trong những trường hợp hiếm hoi mà Diệm đi kinh lý những vùng trước đây bị Việt Minh chiếm, bao giờ cũng có một linh mục ở bên cạnh, và thường là một linh mục Mỹ...
Điều quan tâm chính của chính quyền Diệm là sự an toàn của chính quyền. Chính quyền Diệm sợ rằng cuộc bầu cử dự định tổ chức vào tháng 7, 1956 đưa đến sự thắng lợi của Hồ Chí Minh và chấm dứt quyền lực của những chính trị gia không Cộng sản..
Những ước tính của cơ quan tình báo quốc gia CIA, soạn trong tháng 2, 1957, mô tả chế độ Diệm như sau:
Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của Diệm. Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì, nhưng thực chất chính quyền là độc tài. Quyền lập pháp của quốc hội bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của Diệm. Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp...Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của Diệm, những người quan trọng nhất là Nhu và Cẩn.”
Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, tuyên bố không những chiến đấu chống Cộng mà cho tới năm 1957 Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì, mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không-Cộng-sản vào tù hơn là người Cộng sản.
...Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của hắn đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành của hắn đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với hắn đã tạo nên một sự liên kết chống hắn mà hắn rất sợ.” (9)
13. "Vietnam Revisited" by David Dellinger, p. 35:
Ngay từ lúc đầu Diệm đã có khuynh hướng toàn trị và gia đình trị mà 8 năm sau dư luận quần chúng lên án chính quyền của hắn.
“Khuynh hướng toàn trị” của Diệm đã đưa đến việc thành lập một đảng chính trị riêng tư, đảng cần Lao, một đảng duy nhất. [Thời đó không thấy ai đòi đa nguyên đa dảng. TCN]
Đảng Cần Lao cũng phục vụ hắn như là mật vụ, dập theo khuôn mẫu của Nhật Bản trong Thế Chiến II – mà Diệm đã nghiên cứu kỹ chi tiết.
Như chúng ta đã thấy, đảng này đã giết hại 90000 người và cầm tù 800000 trong đó có nhiều người bị tra tấn.
..Khi Diệm về Việt Nam năm 1954, một người Công giáo theo lệnh của một thế lực ngoại quốc về cai trị một nước mà 80% là Phật tử, CIA đã thuê vài trăm người để hoan hô hắn tại bến tàu. Nhưng cả CIA lẫn những giới chức Mỹ ủng hộ Diệm đều không làm sao làm ngược được sự kiện là Diệm không có sự ủng hộ của quần chúng, chính sách đàn áp đẫm máu của Diệm đối với từ các nhà sư Phật giáo và các tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài cho tới những nông dân yêu nước, giới tư sản tôn trọng luật pháp, trật tự và một chút công lý, và những tướng lãnh đối thủ – “kéo theo (và đã xảy ra) tất cả những khó khăn vì một con người với nhân cách như vậy.”
(From the very beginning Diem displayed that tendency toward autocracy and family rule for which the mass media would belatedly condemn his administration 8 years later.
Diem's "tendency toward autocracy" led to the formation of a private political party, the Can Lao, which was the only party.
The Can Lao also served as a secret police, modeled after the system the Japanese used in Vietnam during WWII - which Diem had studied in detail.
It also produced, as we have seen, the death of 90,000 opponents and the imprisonment of another 800,000, with many of them tortured...
...When Diem first arrived in Vietnam in 1954, a Catholic coming to rule at the behest of a foreign power in a country whose population was 80% Buddhists, the CIA had hired a crowd of several hundred "welcomers" to greet him at the dock.
But not even the CIA and Diem's more respectable US backers could permanently counteract his lack of an indigenous base, his bloody suppression of all opposition, from Buddhist monks and members of the Hoa Hao and Cao Dai indigenous religions to peasant patriots, bourgeois devotees of law, order and a modicum of justice, and rival generals - "all the difficulties the presence of such a personality would [and did] entail.")
14. "Vietnam: Why Did We Go?" by Avro Manhattan, Chick Publication, California 1984, pp. 56 & 89:
“Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam là một ngưòi theo đạo Công giáo cai trị Nam Việt Nam bằng một bàn tay sắt. Hắn ta thật tình tin rằng Cộng sản là ác và giáo hội Công giáo là duy nhất. Hắn đã được hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII trồng vào cái ghế tổng thống. Hắn đã biến cải ngôi vị tổng thống thành một nhà độc tài Công giáo, tàn nhẫn nghiền nát những đối lập chính trị và tôn giáo. Nhiều nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối những sự bạo hành tôn giáo của hắn. Sự bạo hành kỳ thị đối với người phi-Công giáo, đặc biệt là các Phật tử, đã gây nên sự rối loạn trong chính phủ và trong quân đội thì quân nhân đào ngũ hàng loạt. Điều này đưa đến sự can thiệp quân sự của Mỹ.
Trong chính sách khủng bố này hắn được sự phụ giúp của hai người anh em Công giáo, người đứng đầu mật vụ (Ngô đình Nhu) và tổng giám mục ở Huế (Ngô đình Thục).
Người ta ghi nhận rằng, và những con số sau đây tuy không được chính quyền chính thức khẳng định nhưng có thể coi là đáng tin cậy, là trong thời gian kinh hoàng từ 1955 đến 1960 – ít nhất là có 24000 người bị thương, 80000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500000 bị đưa đi các trại tập trung. Đây chỉ là những con số ước tính bảo thủ, khiêm nhường.
Đặt quyền lợi quốc gia ra đàng sau để đẩy mạnh quyền lợi tôn giáo của hắn, kết quả là tên độc tài Diệm đã đưa đất nước xuống vực thẳm.” (10)
15. "Nobody Wanted War" by Ralph K. White, A Doubleday Anchor Book, New York 1970, p. 91:
“Diệm, người em dở điên và vợ hắn (Nhu và vợ), đã làm cho mọi nhóm quan trọng trong nước, kể cả nhóm chống Cộng thực tế nhất, nhóm này đã thấy rõ gia đình Diệm đã hạ thấp và làm yếu đi cuộc tranh đấu chống Cộng, và sau cùng cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội, những người mà mọi tên độc tài không được lòng người phải trông cậy vào họ để sống còn, xa lìa.
Theo Malcolm Browne, chế độ Diệm đã bị cả nước oán ghét. Nếu nhà Ngô còn cầm quyền cho đến ngày nay (1965) thì chắc chắn là Việt Nam sẽ hoàn toàn là Cộng sản.” [Bọn Công giáo hoài Ngô ngày nay vẫn còn đưa ra luận điệu “Còn cụ thì không mất nước”]
(Diem, his half-mad brother Nhu and his brother's wife had alineated one by one every important group in the country, including most of the realistic anti-Communists who saw how the Ngo family was debassing and weakening the anti-Communist struggle, and at last including the upper echelon of the armed forces, on which every unpopular dictator must rely for survival.
According to Malcolm Browne, there was a "sweeping hatred" of the regime throughout the country. If the Ngo family had remained in charge there is little doubt that Vietnam would be entirely Communist today. (1965).)
16. "The Political Economy of Human Rights. Vol I" by Noam Chomsky and Edward S. Herman, Black Rose Books, Canada 1979, pp. 30, 302-303:
"Joseph Buttinger, một cố vấn của Diệm lúc đầu và là người đã bày tỏ sự ủng hộ Diệm nồng nhiệt nhất trong thập niên 1950, khẳng định là gọi Diệm là phát xít thì không thích hợp vì, tuy chế độ Diệm có tất cả những sự xấu xa của chế độ phát xít, Diệm thiếu cơ sở quần chúng mà Hitler và Mussolini đã có thể tập hợp được.
..Theo Jeffrey Race, một cựu cố vấn quân sự Mỹ cho Nam Việt Nam có rất nhiều tài liệu về lịch sử Việt Nam cận đại, chính quyền Diệm đã khủng bố người dân nhiều hơn là phong trào cách mạng nhiều – thí dụ, thủ tiêu các cựu kháng chiến quân Việt Minh, bắn pháo binh vào những “làng cộng sản” và bắt bớ những người “có thiện cảm với cộng sản”. Cũng chính vì những chiến thuật đó mà lực lượng của phong trào cách mạng càng ngày càng gia tằng ở Long An từ 1960 đến 1963.
..Sử gia của Ngũ Giác Đài viết về “bệnh gần như hoang tưởng của Diệm lo lắng về vấn đề an ninh,” đưa đến những chính sách “khủng bố toàn diện nông dân Việt Nam, và làm suy giảm trầm trọng sự ủng hộ chế độ của quần chúng.”
Sự dùng bạo lực quá mức và trả thù những người cựu kháng chiến của Diệm là sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Genève (Khoản 14c), cũng như là sự từ chối không thi hành điều khoản tổng tuyển cử trên toàn quốc (vào tháng 7, 1956) của Diệm. Lý do chính mà Diệm từ chối không thi hành điều khoản này vào những năm 1955-56 (tổ chức và tổng tuyển cử trên toàn quốc) thật là hiển nhiên: viên quan lại ly hương nhập cảng từ Mỹ vào chỉ có một sự ủng hộ tối thiểu của quần chúng và ít có hi vọng thắng trong một cuộc tổng tuyển cử...Diệm là mẫu người điển hình của một tên bạo chúa phát xít, dùng khủng bố để bù đắp cho sự thiếu hụt sự ủng hộ của quần chúng..” (11)
17. "The American Pope" by John Cooney, A Dell Book, New York 1984, pp. 309-312:
“Lập trường của (hồng y) Spellman về Việt Nam phù hợp với những mong ước của giáo hoàng. Malachi Martin, một cựu tu sĩ dòng tên phục vụ tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, nói rằng giáo hoàng muốn Mỹ ủng hộ Diệm vì giáo hoàng đã bị người anh của Diệm, Tổng giám mục Thục, ảnh hưởng. “Giáo hoàng quan tâm đến sự càng ngày càng thắng lợi của Cộng sản do đó làm suy yếu giáo hội,” Malachi xác nhận rằng: “Giáo hoàng ra lệnh cho Spellman khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam.”
Do đó Spellman xếp đặt một chiến dịch hòa điệu kỹ càng để dựng lên chế độ Diệm. Qua báo chí và vận động trong hậu trường ở Washington, vấn đề đối đầu chống Cộng ở Đông Dương được phổ biến rộng rãi ở Mỹ.
Spellman và Kennedy cũng còn giúp lập lên một nhóm vận động hậu trường Washington. Chủ trương của sự đồng minh này là chống Cộng và phát huy ý hệ Công giáo.
..Do đó, rất nhiều người Mỹ tin rằng Việt Nam là một quốc gia phần lớn là Công giáo. Một phần của cái ấn tượng sai lầm này là kết quả của việc Diệm lên cầm quyền. Với sự giúp đỡ của CIA tổ chức cuộc bầu cử gian lận năm 1955, Diệm hủy bỏ chế độ quân chủ và Bảo Đại bị cưỡng bức phải sống trong cảnh lưu đầy. Cái màu sắc Công giáo đậm đà trong cuộc vận động hậu trường Việt Nam cũng góp phần tạo nên quan niệm sai lầm trên. Còn một yếu tố khác là sự đặt mình vào trong đường lối trên của Spellman.
...Sự tuyên truyền của Spellman về bản chất Công giáo của chính quyền Diệm đã làm rõ rệt thêm hình ảnh không đẹp về vị thế của giáo hội ở Việt Nam. Cái bản chất tôn giáo của chính quyền Diệm và những vấn đề chính quyền đó tạo ra đã được ghi nhận bởi Graham Greene, một tín đồ Ca Tô, trong một bài viết từ Saigon, in trong tờ London Sunday Times ngày 24 tháng 4, 1955:
“Một cuộc viếng thăm không thích hợp của Hồng y Spellman đã được tiếp nối bởi những cuộc viếng thăm của Hồng y Gillroy và Tổng Giám mục ở Canberra. Những số tiền lớn lao đã được dùng để tổ chức những cuộc biểu tình đón tiếp những vị khách này, đưa ra một ấn tượng là giáo hội Ca Tô là của Tây phương và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
...Nam Việt Nam, thay vì đối đầu với chế độ toàn trị của miền Bắc bằng những bằng chứng về tự do, lại rơi vào một chế độ độc tài bất hiệu lực: dẹp bỏ báo chí, kiểm duyệt chặt chẽ, lưu đầy bằng lệnh của chính quyền thay vì phải được xét xử ở tòa án. Thật là bất hạnh khi một chính quyền như vậy lại đồng nhất hóa với một đức tin. Ông Diệm rất có thể đã để lại trên đất nước có tinh thần khoan nhượng này một di sản chống-CaTô.” (12)
18. “The Final Superstition” by Joseph L. Daleiden, Prometheus Books, New York, 1994, p. 62):
"Spelllman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến sâu đậm ở Việt Nam. Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng "dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam."
Mọi viện trợ nhân đạo cho miền Nam đều đi qua các cơ sở của giáo hội Công Giáo và chỉ có những người Công Giáo là được Diệm bổ nhiệm vào trong chính phủ. Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải đạo hàng loạt, số tín đồ Công Giáo chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam. Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của Diệm. Tình trạng ngày càng suy kém, Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện. Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn. Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu. Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ Công Giáo, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của Diệm từ một linh mục hay giám mục Công Giáo nào. Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với Tổng Thống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ Diệm nữa. Ít lâu sau đó Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền. Qua cái diễn tiến kinh khủng này vai trò của giáo hội đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội ." (13)
19. "America's Longest War" by George C. Herring, John Wiley & Sons, New York 1979, pp. 62-65:
“Để làm vui lòng các cố vấn Mỹ, thỉnh thoảng Diệm cũng nói trên đầu môi chót lưỡi về dân chủ, nhưng trong thực hành hắn nắm lấy những quyền lực tuyệt đối. Đích thân hắn ngự trị ngành hành pháp của chính phủ, dành cho hắn và anh em hắn mà hắn đã đưa ba người vào nắm ba chức trong nội các có sáu bộ, mọi quyền quyết định.
Sự tấn công dữ dội của Diệm vào những đối lập chính trị đã gây nên sự bất mãn trong các thành phố cũng như ở thôn quê. Báo chí chỉ trích chính phủ bị đóng cửa ngay.. Dùng quyền hành trong các sắc lệnh của tổng thống, chính quyền Diệm đã lùa vào những “ trại cải huấn” nhiều ngàn người Việt Nam, cộng sản cũng như không cộng sản, những người bị coi như là đe dọa cho trật tự công cộng. Chương trình cải huấn lúc đầu nhắm vào các thành phần kháng chiến Việt Minh ở lại miền Nam, nhưng rồi với thời gian chương trình này được áp dụng cho bất cứ ai dám chống đối chính quyền.
...”Chính quyền có khuynh hướng cai trị dân với lòng nghi ngờ và cưỡng bức”, một phúc trình tình báo của Mỹ kết luận năm 1960, và “đã được đáp ứng bởi thái độ bất thiện cảm và bất mãn của người dân”.
(To please his American advisors, Diem occasionally paid lip-service to democracy, but in actual practice he assumed absolute powers. He personally dominated the executive branch of government, reserving to himself and his brothers, three of whom were appointed to a cabinet of six, all power of decision-making.
...Diem's vigorous assault against political opponents spawned rising discontent in the cities as well as the countryside. Newspapers which criticized the government were promptly shut down...Using authority handed down in various presidential ordinances, the government herded into "reeducation centers" thousands of Vietnamese, Communists and non-Communists alike, who were alleged to be threats to public order. The reeducation program was originally aimed at the Viet Minh "stay-behinds," but in time it was extended to anyone who dared speak out against the government.
...The government "has tended to threat the population with suspicion or coerce it," an American intelligence report concluded in 1960, "and has been rewarded with an attitude of apathy or resentment.”)
20. "Unwinding the Vietnam War: From  War Into Peace" by Reese Williams, The Real Comet Press, Seattle 1987, p. 431:
Sau khi Pháp bị đánh bại và có vẻ như nền độc lập (của Việt Nam) sẽ tới, theo hiệp định Genève. Nhưng thay vào đó Mỹ đã nhảy vào, quyết định là Hồ (Chí Minh) không được thống nhất đất nước đang tạm thời chia cắt, và những nông dân lại cảnh giác khi chúng ta ủng hộ một trong những tên độc tài đồi bại nhất của thời hiện đại – Thủ tướng Diệm, người chúng ta chọn. Người nông dân cảnh giác và co rúm người lại khi Diệm tàn nhẫn dẹp mọi đối lập, hỗ trợ những tên địa chủ bóc lột họ, và từ chối thảo luận với Bắc Việt về sự thống nhất của đất nước
(After the French were defeated it looked as if independence would come again through the Geneva Agreements. But instead there came the US, determined that Ho should not unify the temporarily divided nation, and the peasants watched again as we supported one of the most vicious modern dictators - our chosen man, Premier Diem. The peasants watched and cringed as Diem ruthlessly routed out all opposition, supported their extortionist lanlords, and refused even to discuss reunification with the North.)
(From an address delivered by Dr. Martin Luther King in New York City on April 4, 1967).
Trên đây chỉ là 20 lời phê phán điển hình về chế độ Ngô Đình Diệm của một số trí thức ngoại quốc: ký giả, chính trị gia, giáo sư đại học, nhà quân sự, trong số hàng trăm lời phê phán tương tự khác. Chúng ta cũng nên để ý là hơn phân nửa số tài liệu trích dẫn ở trên được viết sau năm 1975. Nếu độc giả muốn đọc những lời phê phán của người Việt, xin tìm đọc cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cố Thiếu Tướng Đỗ Mậu, trong đó ở phần cuối có 100 lời phê phán của các nhân sĩ, chính trị gia, tướng lãnh, giáo sư đại học, nhà báo v..v.. về Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cho tới ngày nay, cuốn hồi ký chính trị này, với rất nhiều chi tiết lịch sử, vẫn là cuốn sách có giá trị nhất trong những cuốn viết về chế độ Ngô Đình Diệm và những diễn biến chính trị trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa..
Từ 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc trên, chúng ta có thể rút tỉa ra được những gì? Sau đây là vài điểm chính.
1). Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.
2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự là những gia nô vô liêm sỉ.
3). Chính cái chất Công Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.”
Trích từ:
Vài Nét Về “Cụ Diệm”
Trần Chung Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét