Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Suy Tôn Tổng Thống Ngô Đình Diệm] Khuôn mặt này, nụ cười này có thể nào đàn áp Phật...

[Suy Tôn Tổng Thống Ngô Đình Diệm] Khuôn mặt này, nụ cười này có thể nào đàn áp Phật...

Inbox
x

Tran Quang Dieu tranquangdieu@hotmail.com [Daploisongnui] Daploisongnui@yahoogroups.com

1:22 AM (19 hours ago)
to nguyendinhhoai.lobaton12logiachanh2014lienhoahoustonthichkhongtanh.phamdang0308teslavutyvn1975Tranlelytran63sontruong242lavang29diamond1Nguyencaohuutam39diendancusitapsan.tubivat.tubivatrituetudo-ngonluanhoangthucanconggiaovietnamgiaosivietnamlinda77snowducpnguyen70str8vn
 

"Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi (Trần Văn Đôn - tqd), quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lịnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản.”
Đêm 20 tháng 8, lợi dụng lịnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lịnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng ni và Phật tử.
Lực Lượng Đặc Biệt là một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được lựa chọn rất kỹ, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy lực lượng này.
Nghe lịnh tấn công chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm suy sụp thêm cho chế độ nhưng không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng Tham Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết cuộc tấn công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát." (Trung Tướng Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng - Trần Văn Đôn).
"Những sự ganh đua giữa các anh em họ Ngô sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chế độ, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ vào năm 1963." (Giáo sư Miller & Vĩnh Long dịch)?
EmojiTrung Tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH dưới thời ông Diệm, qua hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, Xuân Thu, USA, 1989, trang 247, ông viết trong lúc mà hầu như mọi Tướng Lãnh quân nhân QLVNCH đều còn sống và phần đông là có mặt tại Hoa Kỳ:
Emoji“Trong tài liệu mà ông Võ Văn Hải trao lại cho tôi (Trần Văn Đôn - tqd) có một lá thư của bà Nhu viết gởi ông Nhu lúc đi dự Hội nghị Dân biểu Nghị sĩ Quốc tế tại Yugoslavia năm 1963. Trong thư ý nói: “Tôi có thăm dò ý kiến các bạn ngoại quốc của mình. Họ rất đồng ý với tôi và anh là đến lúc phải thay đổi. Họ sẵn sàng ủng hộ chúng ta.”
Thay đổi ai? Thay đổi việc gì? Chỉ có ông bà Nhu biết rõ điều ấy mà thôi.
Thư này lại nằm trong hồ sơ bí mật của ông Diệm!”

"Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người có sứ mệnh từ trời sai xuống (Thiên Mệnh) ?

Ồ! Vậy mà mấy thứ "Thiên Mệnh" như thế, qua những cơn biến động của lòng người, cuối cùng nó vẫn phải bị ý chí và nghị lực của con người đã vô hiệu hóa "Thiên Mệnh" (hoặc cũng chính vì lẽ do "Thiên Mệnh"?) bằng cách lật nhào chế độ dòng họ Ngô Đình tam đại Việt gian:
"Lần thứ nhất, Tướng Nguyễn Văn Hinh cuối năm 1954 bao vây Dinh Độc Lập, chiếm đài phát thanh, chỉ hằng ngày cho phát thanh chửi rủa gia đình họ Ngô nhưng không làm gì hơn nữa nên người ta gọi "đó là cuộc đảo chánh rùa bò".
Lần thứ hai, Tướng Nguyễn Văn Vỹ đảo chánh ngày 1.1.1955.
Lấn thứ ba, ông Hà Minh Trí (Cao Đài) ám sát hụt Tổng Thống Diệm ngày 21.2.1957 tại Hội Chợ Buôn Mê Thuột.
Lần thứ tư, Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông trong cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960. 
Lần thứ năm, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái chiến đấu cơ giội bom xuống Dinh Độc Lập sáng ngày 27.2.1962.
EmojiLần thứ sáu, đảo chánh thành công bởi một tập đoàn tướng lãnh hùng hậu nhất từ trước, bắt đầu từ chiều ngày 1.11.1963 đến sáng ngày 2-11-1963 thì kết thúc chế độ."
Đảng Cần Lao?
“Như một con rắn độc, cực độc, lắc lư cái đầu ba cạnh, trườn mình trong bóng tối hậu trường chánh trị miền Nam. Đảng Cần Lao đã từng là bộ xương sống của Ngô triều suốt gần mười năm trời.
Con rắn độc đó rất bí mật, người ta chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi (kiến đầu bất kiến vĩ), nghe tên mà không biết mặt (vì nó mang mặt nạ? – tqd), nhưng nó mổ vào đâu là chết đó! Chết ngay tức khắc!
Thiên bút ký (Đảng Cần Lao) này sẽ dẫn bạn đi tìm con rắn độc đó, mà người hướng dẫn bạn là một người đã từng sống trong hậu trường chánh trị cả miền Bắc lẫn miền Nam nhiều năm.” (Đảng Cần Lao XIX)
“Đảng Cần Lao” là tác phẩm của Chu Bằng Lĩnh, tức nhà văn Mặc Thu Lưu Đức Sinh được nhà xuất bản Đồng Nai in và phát hành năm 1971. Dù viết rất nhẹ, tay đưa, tay vuốt nhưng số phận của nó chẳng có gì là suông sẻ, tác phẩm in xong vẫn không cho chào đời được. Theo thân hữu của nhà văn Mặc Thu cho biết, khi tác phẩm in xong có một số người đến gặp tác giả ra điều kiện mua hết số sách đã in với giá một triệu đồng bạc VN (vào năm 1971 là rất lớn - tqd) và không được in tiếp, nếu không chấp nhận họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả. Sau đó, tác giả tìm hiểu thì được biết số tiền một triệu đồng là của ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch Quốc Hội bỏ ra và số người thi hành là của ông Cao Xuân Vỹ… Do đó, tác phẩm Đảng Cần Lao không đến tay quý vị độc giả là do áp lực kể trên. Nhưng may mắn trước đó tác giả đã tiên đoán là sẽ có chuyện xảy ra nên đã cất giấu được một số đem tặng thân hữu và đưa vào Tòa Đại Sứ Mỹ được vài quyển.
Ngay đầu cuốn sách, tác giả đã cho biết là “Viết bằng nước mắt của một người Quốc gia”. Với tiếng kêu trầm thống đó, dù biết rằng sẽ gặp nhiều phản ứng và có khi còn nguy hiểm đến tính mạng nữa, chúng tôi vẫn cho tác phẩm Đảng Cần Lao ra mắt bạn đọc theo ý nguyện của tác giả.” (“Lời Nói Đầu” của sách “Đảng Cần Lao”, do Mẹ Việt Nam, năm 1993, tại USA).
Nguyễn Phương Thiệp khởi thảo Cương lĩnh cho Đảng Cần Lao
 “Mua được mớ lý thuyết của Đảng Bình Sản xong, Thiệp hí hửng ngồi phối hợp các tài liệu này với các “Notes” của Ngô Đình Nhu.
Thiệp khởi sự thảo cương lĩnh cho Đảng Cần Lao.
Công việc đầu tiên của Thiệp là bê toàn bộ phần nhận định tình hình quốc tế và quốc nội của Đảng Bình Sản vào lý thuyết Cần Lao Nhân Vị.
Giờ đây, nếu có người đã từng đọc bản cương lĩnh của Đảng Duy Dân (Đảng Bình Sản Duy Dân – tqd) rồi, tất sẽ phải ngạc nhiên tại sao một đảng Công giáo mà lại có một phần nhận định thời cuộc tương tự như lập trường của Đảng Duy Dân vậy. Tất cả bí ẩn của sự việc đó là do việc Thiệp đã “khuân” cả phần đầu bản lý thuyết của Bình Sản vào bản Cương lĩnh Cần Lao mà không xào nấu, sửa đổi, che giấu cho hết các dấu vết đi. Người ta cũng rất có thể ngờ rằng dầu sao Thiệp cũng chưa có đủ tài để làm nổi công việc đó!
Do đó, linh mục Bửu Dưỡng muốn đổi hai chữ “Nhân Vị” ra hai chữ “Duy Linh” và gọi Đảng Cần Lao Duy Linh Cách Mạng (phải chăng đây là lý do tại sao khi nhà gián điệp Lê Trọng Văn viết hồi ức khi ông chứng kiến cảnh tay chân của nhà Ngô thủ tiêu Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia dưới sông Nhà Bè, ông đã dùng thán từ “Ôi Nhân Vị và Duy Linh”!? – tqd). Nhưng Thiệp nhớ lại lời ông Nhu đã căn dặn: “Đảng sẽ mang tên là Cần Lao Nhân Vị”. Cho nên Thiệp trước những lời lý luận vừa đanh thép vừa hùng hồn của linh mục Bữu Dưỡng chỉ ầm ừ mà không ra từ chối, cũng không ra chấp thuận đề nghị của linh mục Bửu Dưỡng.
Đến phần văn bản của lý thuyết đảng là “Cần Lao” thì theo lời linh mục Bữu Dưỡng giảng giải cho Thiệp: Thế giới ngày nay xây dựng trên các tương quan của sự làm việc, nói chung là tương quan do sức Cần Lao ấn định. Vì vậy Công giáo chủ trương thành lập một lý thuyết nhân bản để hướng dẫn loài người trên căn bản các tương quan Cần Lao đó.
Linh mục Bửu Dưỡng kết luận: Con người làm việc là để phụng thờ Thiên Chúa. Ý nghĩa của tất cả mọi công việc lao động của loài người là cốt làm đẹp lòng Chúa. Do đó, chủ trương xã hội (socialisme) muốn dùng sức lao động (cần lao) để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho con người được no ấm, tự do là trái với bản chất Công giáo. Vì sự no ấm và tự do chỉ do Thiên Chúa ban cho (ban cho cả một thời đại Trung cổ đen tối và man rợ rồi đấy mà? – tqd), không thể nhờ sức cần lao mà có được. Cho nên cần lao thờ phượng Chúa (travailler pour l’amour de Dieu) mà không phải cần lao để xây dựng một xã hội vật chất” (Vậy thì cứ ngồi đó mà nguyện cầu để cho có Chúa nấu cơm cho mà ăn? Nếu cứ theo kiểu đó thì đừng có hòng nói đến chuyện Việt Nam sẽ tiến bộ, văn minh, hiện đại về mặt vật chất, về khoa học kỹ thuật. Các nước văn minh về công kỹ nghệ, người ta không u nệ với mớ lý thuyết bằng “cương lĩnh” cuồng tín như vậy!  – tqd).
Thiệp nghe linh mục Bửu Dưỡng nói đến đây liền nhớ đến chủ trương xã hội của ông Ngô Đình Nhu, một thứ chủ trương đặc sệt mùi Công giáo, nhưng mượn hình thức của sự phát triển xã hội làm phương tiện.
Thiệp thấy Bữu Dưỡng trái ngược hẳn với Ngô Đình Nhu về lý thuyết Cần Lao. Vì thế Thiệp đâm ra e sợ và không dám nghe linh mục Bửu Dưỡng này nói lâu hơn nữa, e rằng sẽ bị “nhồi sọ” và rồi sẽ đắc tội với Ngô Đình Nhu.
Thiệp bèn khéo léo đứng lên cáo từ ra về. Và khi về nhà, Thiệp lục lọi trong tập “notes” của ông Nhu lấy ra tài liệu liên quan đến chủ trương xã hội Công giáo viết bằng tiếng Pháp mà chính tay ông Nhu đã thảo ra.
Muốn được lòng ông Nhu và lại không làm phật ý linh mục Bữu Dưỡng, Thiệp bèn chép một đoạn của chủ trương “nhân vị duy linh” vào bản cương lĩnh Đảng Cần Lao, rồi ngay sau đó Thiệp nhắc lại nguyên văn chủ trương xã hội Công giáo của ông Nhu. Do đó, bản cương lĩnh của Đảng Cần Lao đã có cả ba lý thuyết “trộn sà lách” vào nhau là: Duy Dân - Duy Linh – Xã hội Công giáo.
Tuy vậy cũng ít ai biết được đó là “đĩa sà lách”, vì dưới bàn tay khéo léo và óc thông minh của Thiệp, bản cương lĩnh đó cũng trở thành một món ăn ngon lành, ít ra cũng đối với anh em Diệm – Nhu và ê-kíp.
Vấn đề lý thuyết của Đảng Cần Lao như vậy là tạm thời cũng được Thiệp thu xếp xong. Sau khi cân nhắc lại một lần chót, xóa bỏ bớt đoạn nhận định tình hình thời cuộc của Duy Dân cho ngắn gọn đi một chút, Thiệp liền bắt tay vào việc biên soạn thực sự.
Công việc biên soạn Thiệp phải làm mất ba ngày. Và sau khi đọc lại phần mở đầu và phần chủ trương đường lối của Đảng Cần Lao, Thiệp lấy làm hài lòng.
Những chuyện phản bội ghê gớm…
Sau này nghe anh em Bình Sản như Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan nói thì Thiệp đã lợi dụng danh nghĩa của anh em Bình Sản để mưu cầu tiến thân một mình với ông Nhu. Thiệp nói với ông Nhu là Thiệp đã nắm được “bọn Bình Sản”, về sau, chính ông Nhu đã bắt Thiệp phải thề bỏ dứt bọn Bình Sản này thì ông Nhu mới dùng Thiệp và Thiệp đã thề! (Như thế, đừng có nói đến chuyện “tự do”, “đa nguyên đa đảng” gì gì trước một Đảng Cần Lao như thế một khi nó còn tồn tại! – tqd).
(…)
Đoạn trên đã nói: Cái buổi Nguyễn Phương Thiệp đi gặp Trần Chánh Thành để nghe Thành giảng giải bề sâu của vấn đề Công giáo và Cộng sản trên đất nước Việt Nam đau thương này, Thiệp đã như té ngã từ trên cao xuống vực thẳm. Bao nhiêu những gì là “lý tưởng” được tôn thờ trong lòng Thiệp từ bao năm qua đến đó đã theo nhau sụp đổ theo từng lời dẫn giải của con “cáo già chính trị” là Trần Chánh Thành.
Từ trước đến nay, Thiệp chỉ được hướng dẫn một chiều để chỉ hiểu rằng tất cả những gì thuộc về Mát-Xít đều tệ hại nguy hiểm hết và Cộng Sản là ma quỉ không có chút nào là con người để có thể chấp nhận được.
Nay với những lời giảng dạy có tính chất biện chứng, căn cứ trên một suy luận khoa học thì Thiệp thấy không còn đúng hoàn toàn nữa. Thành giảng cho Thiệp thấy Cộng Sản cũng có những điều hay trong “mục đích” của nó, tuy nhiên nó chỉ bị hư hỏng vì những người Cộng Sản đã lợi dụng và cố tình làm sai đi khiến cho nhân dân phải oán ghét Cộng Sản. Nếu như người Quốc Gia biết lấy những điều hay của nó làm điều hay của mình, làm tốt hơn Cộng Sản thì chắc chắn Cộng Sản không còn đất đứng trên vùng Quốc Gia này. Những thứ Quốc Gia mà hễ cứ nghe nói gì đến Cộng Sản là giẫy nẩy lên phản đối, chê bai thì đó chỉ là những thứ “Quốc Gia ăn hại”, thứ “Quốc Gia ấu trĩ”, thứ “chống Cộng hạ cấp” mà thôi! (Và có lẽ không tránh khỏi thái độ chủ quan, ỷ vào hỏa lực và các phương tiên thuận lợi về chiến tranh mà Hoa Kỳ đã không lường trước được bài học gần trăm năm của người Pháp, để rồi ngày càng lún sâu – sa lầy – vào chiến dịch “lùng và diệt” nhưng không đạt thành mong muốn. Cuối cùng thì giải quyết “trong danh dự”, và bỏ rơi Nam Việt Nam? – tqd).
Thế rồi Thiệp chán nản, mệt mỏi tinh thần thực sự. Thiệp bỏ lên Đà Lạt một mình, Thiệp đã tính buông trôi tất cả vì sợ bị lôi cuốn vào một công cuộc hại dân hại nước. Phải nói rằng lúc đó lương tâm trong con người Thiệp trỗi dậy mạnh nhất. Mạnh đến nỗi Thiệp đã chán nản tất cả những bước công danh, bả vinh hoa, mồi phú quí đang chờ đón Thiệp trước mắt.
Phải công nhận rằng đời Thiệp lúc đó đang gặp vận hên vĩ đại nhất, cơ hội thuận tiện nhất, cơ hội ngàn năm một thuở để Thiệp có thể từ một thư sinh vô danh tiểu tốt có thể dương danh với đời. Trong sự khủng hoảng tinh thần đến tột độ đó, Thiệp nhìn thấy rõ vai trò thực sự của mình: vai trò tay sai cho một bọn chống lại nhân dân. Họ chống lại một nhân dân đói khổ nhân danh một Đảng núp dưới cái tên vô cùng đẹp đẽ, đầy những danh từ mỹ miều: “Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng…”
Biết mình đã lầm đường, Thiệp suy tính lại tình trạng của bản thân trong bảy ngày ở Đà Lạt, Thiệp đã tìm lối thoát: chấp nhận lập trường của Trần Chánh Thành, bắt chước cái hay của Cộng Sản để lợi dụng Đảng Cần Lao mà tiến thân.
Thời gian khủng hoảng tinh thần của Thiệp kéo dài đến mười ngày. Sau một tuần nghỉ ngơi, đi lang thang khắp các đồi núi Đà Lạt, Thiệp đã dần dần lấy lại được bình thản trong tâm hồn.
Giờ đây Thiệp đã lớn lên rất nhiều, trưởng thành về thể xác cũng như tinh thần, không còn là một học sinh vừa rời ghế nhà trường (Nguyễn Phương Thiệp học ngành Luật – tqd) với bao nhiêu lý tưởng ích quốc lợi dân trong đầu nữa.
Thiệp đã trở nên thực tế, hết sức thực tế.
Sau cơn khủng hoảng tinh thần đến khiếp đảm kia, tưởng chừng như đã xô hẳn Thiệp vào chỗ phải buông trôi theo giòng nước tất cả sự nghiệp đời người. Thiệp đã vừa tìm ra một chân lý: thứ chân lý lợi dụng chính trị để tiến thân.
Nhìn vào Trần Chánh Thành lúc đó được xem như con người chống Cộng của miền Nam (với phong trào tố Cộng rầm rộ) Thiệp mới thấy tất cả ấu trĩ của mình trước đây. Ngồi nói chuyện với Thành trong nhiều tiếng đồng hồ mới mở mắt thấy trong thâm tâm Thành rất phục Cộng Sản nhưng ngoài miệng Thành lại rất … chống Cộng.
Như thế là Nguyễn Phương Thiệp đã tìm ra con đường thoát khỏi cơn bế tắt cho tâm hồn, cho tư tưởng của mình đã bị đen nghịt từ khi ngồi nói chuyện với Thành. Cho nên cũng có thể nói Thành là người mở đường, dẫn lối, dắt tay Thiệp đi trên con đường này. Con đường danh vọng mà Thiệp gọi là con đường thực tế đó như vậy đã được định đoạt.
Tác giả phải công nhận “con người Nguyễn Phương Thiệp” vốn không phải là người xấu, trái lại cốt cách rất vững chắc nhờ được hun đúc trong một gia đình thế hệ nối tiếp khoa bảng, văn phong vững chãi, lễ nghĩa sâu bền. Nhưng điều không may cho Thiệp là sống nhằm vào buổi nhiễu nhương, rơi đúng vào tiểu xã hội đọa lạc về tư tưởng chính trị, gặp chung quanh toàn những con người hoạt đầu, chính những con người đó đã làm mờ mắt Thiệp bằng cái bả công danh vốn hấp dẫn những kẻ sĩ muốn một bước dương danh ngay với đời, được cơ hội thi thố tài học với thiên hạ.
Thiệp bị lôi cuốn theo chỉ là thường tình. Không ai có thể nói mạnh trong trường hợp đó mà giữ vững được khí tiết như các nhà nho xưa. Nho bây giờ khác với nho xưa cả ngàn dặm. Cho nên chúng ta cũng đừng trách Thiệp mà chỉ nên tiếc cho Thiệp đừng vội vàng bước ra sân khấu chính trị một cách dễ dàng mau chóng như thế, đừng vội thành công sớm như thế, mà cứ đứng ở thế của kẻ sĩ khí tiết không chịu khuất phục trước cường quyền thì sự nghiệp đời người Thiệp há lại chỉ có bấy nhiêu thôi sao?
Người ta phàn nàn nhất về Thiệp ở chỗ vất bỏ anh em Bình Sản, anh em nhật báo “Miền Nam” một cách dễ dàng quá như bứt đi xa một mình với anh em Nhu, Diệm. Thiệp đã để lộ ra cái khí đởm quá nhỏ nhoi khi thấy miếng mồi phú quí trước mắt, sẵn sàng bỏ phứt anh em để hưởng thụ một mình. Điều khác mà người ta coi khinh Thiệp là ở chỗ sau này Thiệp đã khúm núm chịu đóng vai theo hầu bà Cố Vấn một cách ê chề nhục nhã quá trong khi Thiệp lại lấy thế làm hãnh diện. Tất cả con người Thiệp đã để phơi lộ ra trong mấy hành vi đó cho nên cũng có thể nói sự nghiệp đời Thiệp đến đó là tuyệt đỉnh và cũng đến đó là chấm dứt.
Thực ra, nếu Thiệp dám bỏ qua cái cơ hội đi với Ngô Đình Nhu hồi đó thì với cái sức học đó của Thiệp, với khối óc thông minh đó, và với cái vốn chính trị do các đàn anh Thiệp hướng dẫn cho Thiệp thì chắc chắn sau này Thiệp rất có thể trở nên một lãnh tụ xuất sắc của một đảng phái Quốc Gia, và chính trường sẽ mở cửa cho Thiệp không phải chỉ một vài năm mà cả hàng chục năm là khác.
Trở lại lúc Thiệp ở Đà Lạt, Thiệp đã quyết tâm dùng Đảng Cần Lao vào việc gây uy thế cho mình và cho gia đình mình và công việc đó Thiệp chỉ quy vào mục đích rất cụ thể: làm sao cho công việc chống Cộng của Thiệp đạt đến việc đưa Thiệp vào chức vụ lớn và ở chức vụ lớn đó Thiệp sẽ kiếm ra thật nhiều tiền, có nhiều quyền hành bên cạnh cố vấn Ngô Đình Nhu.
Còn việc viết cương lĩnh cho Đảng Cần Lao thì có gì là quan trọng mà phải quan tâm, lao tâm tổn sức đến như thế. Công việc đó đâu có phải là lý tưởng nữa mà phải khổ sở vì nó! Thiệp tự bảo mình như thế và tự nhiên Thiệp thấy sảng khoái!
Thôi rồi! Như thế là xã hội ta mất hẳn đi một nhân tài có thể làm ích quốc lợi dân thực sự! Con người đó đã đi hẳn vào con đường khác mất rồi! Con đường có thể gọi là “ích dân, lợi nước” nhưng lại không lợi cho bản thân gã.
Sau đó, Thiệp nghe lời khuyên của Thành, chép in hệt tổ chức và kỹ thuật Việt Minh vào cương lĩnh Đảng Cần Lao Nhân Vị.
Trở lại việc Nguyễn Phương Thiệp nghe lời Trần Chánh Thành “khuân” cả lề lối tổ chức của Việt Minh vào cương lĩnh Đảng Cần Lao Nhân Vị (đó là kỹ thuật của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Đảng Cộng Sản Đông Dương sáng lập năm 1944).
Do đó, nếu có lý thuyết gia nào chịu khó phân tách bản cương lĩnh của Đảng Cần Lao, chắc chắn sẽ phải suy nghĩ không ít về lề lối tổ chức phát triển và sinh hoạt của Đảng. Đó là lề lối Việt Minh do Thiệp vâng lệnh Thành mà chép lại vào cương lĩnh Đảng Cần Lao.
Điều này đã khiến mười hai năm sau khi Nhu-Diệm bị tiêu diệt, những phần tử Công giáo trong Đảng Cần Lao còn sót lại đã phải sửa đổi lại bản cương lĩnh đó khá nhiều để bớt đi tính cách Duy Dân và Việt Minh trong bản cương lĩnh đó.
Nhìn vào chủ trương đường lối của Đảng Nhân Xã ngày nay, người ta thấy ngay những điều mà các linh mục và các nhà trí thức Công giáo đã sửa đổi: đó chính là những điều mà Thiệp đã chép của Duy Dân và của Việt Minh theo lệnh của Trần Chánh Thành.
Việc soạn thảo cương lĩnh Đảng Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng như vậy là hoàn tất về phía Nguyễn Phương Thiệp.”
Sau đây là đoạn đề cập đến việc kết nạp Đảng viên Cần Lao, ông Nhu hỏi ông Diệm:
“- Anh Thượng nhắm coi còn ai hoạt động đắc lực được để phát triển đảng của ta không?
Diệm suy nghĩ giây lát, đoạn ngồi lại ghế salon. Thái độ của Diệm rất bình thường, có khi đột nhiên bỏ cuộc thảo luận ra đi, có khi ngồi nói hoài về một chi tiết:
-Tui muốn chú đưa mấy ông thầy già vô, ông Diệm vừa nói vừa nhìn Nhu hỏi ý kiến. Già Vinh, già Tuyến, già Hinh và già Quý là những cán bộ tốt, có tinh thần mến Chúa lắm (Ở đây chúng ta biết, đối với Đảng Cần Lao, dưới nhãn quan của anh em ông Diệm thì đối tượng nhân sự: phải là người có tinh thần “mến Chúa” – tqd).
Nhu gật đầu.”

Một đoạn khác:
“Nói cho đúng thì Diệm chỉ là một hình tượng, chưa phải là linh hồn tối thượng của toàn đảng Cần Lao. Đành rằng Đảng đã được lập ra là để ủng hộ cho cá nhân Diệm và cho chính quyền nhà Ngô, nhưng trên Diệm còn có một thực thể khác, đưa lại cho đảng động lực phát triển và tinh thần tranh đấu: đó là tín ngưỡng (đạo Thiên Chúa La Mã).
Thực chất của Đảng Cần Lao là tinh thần Đạo giáo. Cần Lao được lập ra là để lãnh đạo chính trị dân miền Nam.
Muốn hiểu bản chất sâu kín của Đảng Cần Lao ta cần hiểu sự phân chia giữa thế quyền và thần quyền. Thần quyền là Đạo, do các giám mục, linh mục thay mặt Chúa chăn dắt con chiên. Thế quyền là chính phủ Diệm với các Cố Vấn: Nhu, Cẩn, Thục, Luyện và cả một triều đình ở Dinh Độc Lập – Gia Long. Thế quyền dưới nền Đệ Nhất Cộng Hòa đặt căn bản trên thần quyền. Do đó thần quyền có bổn phận hỗ trợ và tiếp tay cho thế quyền làm nhiệm vụ cai trị của mình (Thế thì bảo sao không xảy ra những biến nạn đàn áp, trù dập các đạo giáo khác, đặc biệt là Phật giáo đã từng mang một bề dày với dân tộc Việt có đến trên 1.500 năm trước khi Ki tô giáo đặt chân đến!).
Nếu có một “quốc giáo” thì vấn đề sẽ dễ giải quyết, thần quyền khi đó chỉ cần ra mặt mà điều động toàn dân, phục tùng thế quyền và ủng hộ thế quyền. Nhưng vì ở Việt Nam, Công giáo chỉ là một đạo trong số bốn đạo lớn, với tỷ lệ tín đồ non hai triệu trong số gần hai chục triệu dân. Vì vậy, mới có việc phải lập ra một đảng chính trị ngõ hầu nắm giữ số hơn mười tám triệu dân ngoại đạo kia. Nếu không có đảng này thì thế quyền là nhà Ngô khó cai trị hữu hiệu được. Do đó, vừa bành trướng Đạo, vừa thành lập một Đảng của Đạo để lãnh đạo toàn dân về chính trị theo con đường của Đạo: Đảng Cần Lao được khai sinh ra là vì vậy.”
(Chu Bằng Lĩnh, “Đảng Cần Lao”, Mẹ Việt Nam xb, USA, 1993, trang 89, 90, 96, 97, 98, 99, 108 và 119 ).
Trích nguyên văn!

Trần Quang Diệu
Đạo Cao Đài Bị Nhà Ngô Đàn Áp Ra Sao (?):
PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO (?):
Phật Giáo Bị nhà Ngô đàn áp ra sao (?):
Trung Tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH dưới thời ông Diệm, qua hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, Xuân Thu, USA, 1989, từ trang 171 đến 179, ông viết trong lúc mà hầu như mọi Tướng Lãnh quân nhân QLVNCH đều còn sống và phần đông là có mặt tại Hoa Kỳ:
“Đại Tướng Lê Văn Tỵ (Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH – tqd) đi Mỹ chữa bệnh. Đến ngày 19 tháng 8 năm 1963, ông Diệm chỉ định tôi chức quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, rồi ông Nhu ra lịnh tấn công chùa để cho tôi và quân đội chịu trách nhiệm. Dĩ nhiên sự việc đó làm cho dư luận trong và ngoài nước kết án quân đội mà người đứng mũi chịu sào là tôi”.
Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lịnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản.”
Đêm 20 tháng 8, lợi dụng lịnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lịnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng ni và Phật tử.
Lực Lượng Đặc Biệt là một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được lựa chọn rất kỹ, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy lực lượng này.
Nghe lịnh tấn công chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm suy sụp thêm cho chế độ nhưng không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng Tham Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết cuộc tấn công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát.
Tôi và ông Khiêm lấy xe đến chùa Xá Lợi vào khoảng 1 giờ khuya. Đến nơi tôi thấy đèn còn bật sáng, cảnh sát còn đi qua lại. Bước vào chính điện, tôi giở mũ, ông Khiêm cũng giở theo. Lính cảnh sát thấy vậy cũng giở mũ và đứng im. Tôi hỏi:
- Quý Thầy đâu hết rồi?
Họ nói dẫn qua Phú Nhuận, còn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết thì được đưa về cơ quan tình báo của Đại Tá Nguyễn Văn Y.
Tôi ra lịnh họ tắt đèn đóng cửa lại, đừng làm mất trang nghiêm nơi thờ phượng. Dặn xong chúng tôi ra về, đến cơ quan của Đại Tá Y. Ông Y cho biết Hòa thượng rất mệt, mai sáng phải cho vô bịnh viện quân sự Cộng Hòa. Chúng tôi trở ra đi thẳng đến dinh Gia Long. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Gặp ông Nhu, ông ta bảo ra lịnh thiết quân luật. Lịnh này ban ra là có ý đổ trách nhiệm tấn công chùa cho quân đội, tôi hiểu ý của ông Nhu nhưng im lặng thi hành.
Lúc 5 giờ sáng, ông Diệm tập hợp Nội Các chánh phủ để trình bày sự việc. Ngay trong phiên họp đó, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức để phản đối sự đàn áp Phật giáo của anh em ông Diệm. Sự từ chức nầy của ông Mẫu làm thế giới xôn xao, Phật tử xúc động, dân chúng cảm phục một người đã thẳng thắn từ bỏ chức vụ để phản đối hành động bất công và tàn bạo.
Lúc đó ông Trần Văn Chương đang là Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, bà Chương là Quan sát viên cho Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, nhận thấy anh em Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, con gái mình tiếp tay phát ngôn hỗn xược mà mình không thể can ngăn được nên cả hai ông bà đều từ chức.
Sự từ chức của ông Mẫu và ông bà Trần Văn Chương là những ngọn đòn đau đớn cho anh em nhà họ Ngô.
Giới nghiêm là hạn chế sự lưu thông về đêm, còn Thiết quân luật là phải đem quân đội ra đường canh gác. Mỗi thứ phù hợp với một tình trạng mà Thiết quân luật chỉ áp dụng khi thật sự nguy hiểm cho nước nhà. Bởi vậy nghe lịnh Thiết quân luật, các tướng ngơ ngác.
Ngày 21 tháng 8, đài VOA loan tin quân đội nghe theo lịnh Tổng Thống đi tấn công chùa. Tôi không biết làm sao cải chính tin đó với đài VOA nên tôi cho Đại Úy Lê Văn Khấn, sĩ quan tùy viên của tôi đi mời ông Conein, sĩ quan CIA quen tôi từ năm 1946 ở Hà Nội hiện đang ở góc đường Công Lý và Nguyễn Đình Chiểu đến Bộ Tổng Tham Mưu gặp tôi đêm đó. Ông Conein sợ tôi gài bẫy nên mang theo súng tùy thân.
Chín giờ tối, ông Conein lại, chúng tôi cho biết quân đội không tham gia trong việc tấn công các chùa như đài VOA đã loan tin để ông Conein về trình lại đại sứ Mỹ. Ông Conein hỏi: “Các tướng lãnh Việt Nam có ý định đảo chánh không?” Tôi trả lời: “Chuyện này rất quan trọng sẽ nói sau.” Rồi ông Conein ra về.
Hai hôm sau đài VOA cải chính, nói rõ là quân đội Việt Nam không tấn công chùa. Ông Nhu nghe tin cải chính nầy rất tức giận, buộc mấy ông tướng phải họp lại (cái này thì quả nhiên là độc tài gia đình trị chứ còn gì nữa? – tqd), tuyên bố đứng sau lưng Tổng Thống và tôi phải ra nhật lịnh nói rằng quân đội có tham gia việc đó. Tôi phải tuân lời. Tuân lời ra nhật lịnh kêu gọi quân đội xiết chặt hàng ngũ sau lưng Ngô Tổng Thống thì được, nhưng nói làm sao cho anh em quân nhân và đồng bào hiểu mình đang tìm cách hạ một chính quyền đang bị dân oán hận!  Tôi ra lịnh cho Đại Úy Phạm Văn Túy, tín đồ Thiên Chúa giáo đang làm việc ở văn phòng tôi thảo nhật lịnh. Cùng tâm trạng như tôi và hiểu ý tôi nên Đại Úy Túy viết đoạn chót mà tôi rất hài lòng:
Cuộc chiến đấu rất nhiều gian khổ, thử thách lòng hy sinh của chúng ta cho chính nghĩa và Tổ quốc. Chúng ta phải cương quyết giữ vững ý chí, chủ động trên khắp các lãnh vực đấu tranh. Tôi (“Tôi” ở đây là Trung Tướng quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Đôn – tqd) luôn luôn ở bên cạnh các anh em. Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.
Báo chí lúc ấy bất bình hành động của ông Ngô Đình Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu có mấy tờ in đậm câu chót trong nhật lịnh nên nhiều người đọc tinh ý sẽ hiểu câu: “Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.
(…)
Việc một nữ sinh (Quách Thị Trang – tqd) bị bắn chết (sáng ngày 25.8.1963 trước chợ Bến Thành, Sài gòn – tqd) làm cho chúng tôi thấy hổ thẹn với quần chúng khi khoác áo quân nhân ra đường. Việc Phật tử bị giam cầm làm cho tôi có mặc cảm tội lỗi. Nói làm sao cho dân chúng hiểu được rằng chúng tôi không làm việc đàn áp đó, chúng tôi không chủ trương giết người biểu tình bất bạo động, chúng tôi không đồng ý bắt giam người như vậy? Nhưng chúng tôi cúi đầu nhẫn nhục chờ ngày không xa chúng tôi sẽ trả lời với mọi người bằng hành động.

Ngày 22 tháng 8, tôi đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Với giọng nói mệt nhọc, ngài hỏi:
Tại sao lại đánh chúng tôi?
Nghe hỏi tôi xót xa quá, nhưng không biết trả lời sao!
Vì thiết quân luật, chúng tôi ở trong trại không về nhà, nhiều anh em cũng như tôi nhận những cú điện thoại trách móc của vợ, không những chỉ các gia đình theo đạo Phật mà người phụ nữ thuộc các tôn giáo khác cũng có người trách chồng sao lại tham gia vào việc đàn áp Phật giáo… Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một tín đồ Thiên Chúa giáo, người ủng hộ ông Diệm hết tình cũng chống vấn đề đàn áp Phật giáo đó của anh em ông Diệm.
Những gì chúng tôi nung nấu từ đầu năm 1960 đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành.” (bằng vào 1 giờ 30 chiều ngày 1.11. 1963 – tqd).
“Ông Nhu đã tỏ vẻ coi thường khi nhận được báo cáo đầu tiên về những đoàn quân tiến về dinh Tổng Thống. Ông tin rằng việc tấn công nầy nằm trong chiến lược của ông nhằm phát giác và tiêu diệt những người đối nghịch của ông.
Theo kế hoạch của ông Nhu thì vài đơn vị trung thành của ông sẽ chiếm vài nơi trọng yếu tại thủ đô. Lúc đó ông và ông Diệm sẽ bay ra Vũng Tàu. Chỉ vài ngày sau, tình trạng lộn xộn và không luật lệ đó sẽ mở ngõ cho kẻ thù của chính quyền vào. Các đơn vị trung thành với chế độ đánh chiếm lại. Lúc đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy (Sài Gòn – tqd).
Một việc không may cho anh em nhà Ngô là ông Nhu đã nhờ Tướng Tôn Thất Đính thực hiện kế hoạch nầy. Trước đó (cũng trong chiều ngày 1.11.1963 - tqd) ông Nhu có điện thoại cho ông Đính nhưng không gặp. Sau đó ông ta có liên lạc với vài tướng lãnh mà ông nghĩ trung thành với chế độ, nhưng cũng không gặp ai cả. Lúc đó, ông mới biết là đảo chánh có thật” - (Trần Văn Đôn, Sđd, tr 270).
Đến 3 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11, Tổng Thống Ngô Đình Diệm điện thoại cho tôi lần đầu tiên và hỏi:
- Các anh làm gì đó?
- Thưa cụ, quân đội đứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc.
Ông Ngô Đình Diệm hỏi tiếp:
- Tại sao các anh làm như vậy?
- Vì chúng tôi yêu cầu đã nhiều lần mà Cụ không chịu thay đổi gì hết. Xin Cụ cải tổ chính phủ, chấm dứt đàn áp Phật giáo và ngày hôm qua tôi có gặp Cụ thì Cụ cũng cương quyết không thay đổi.
- Nói vậy chứ tôi định ngày nay tuyên bố cải tổ chính phủ. - (Y như con nít? – tqd).
- Thưa Cụ muộn quá rồi. Đây có Trung Tướng Dương Văn Minh xác nhận lời nói của tôi.
Tôi chuyển điện thoại cho Trung Tướng Dương Văn Minh.
Khi điện đàm, các tướng tá đang đứng ngồi xung quanh nên chúng tôi nghe Trung Tướng Minh nói:
- Chúng tôi chịu đựng từ mấy năm nay rồi. (Chứ không phải khởi sự từ biến cố triệt hạ cờ Phật giáo và đàn áp giết chết Phật tử đêm 8.5.1963 - tqd).
Rồi ông nói tiếp:
Anh em chúng tôi có mặt ở đây là… Trung Tướng Dương Văn Minh.
Nói đến đây, ông Minh đưa cho từng người hiện diện xưng cấp bực và tên họ của mình, rồi lần lượt các vị như:
- Trung Tướng Nguyễn Ngọc Lễ,
- Thiếu Tướng Lê Văn Kim,
- Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm,
- Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm,
- Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là,
- Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu,
- Thiếu Tướng Trần Tử Oai,
- Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân,
- Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ,
- Đại Tá Nguyễn Đức Thắng,
- Đại Tá Đặng Văn Quang,
- Đại Tá Nguyễn Văn Chuân,
- Đại Tá Nguyễn Khương,
- Trung Tá Nguyễn Văn Thiện,
- Trung Tá Lê Nguyên Khang.
Sau đó, ông Ngô Đình Nhu xin nói chuyện với tôi:
- Tại sao các anh lại phải đánh, có việc gì không bằng lòng thì nói với nhau (Ở đó mà “nói với nhau”! Nếu “có gì không bằng lòng thì nói với nhau” thì ông Nhu đã không thể đe dọa “những Tướng nào mà âm mưu đảo chánh thì sẽ treo cổ nó trên đường Công Lý” và; không thể có chuyện như bắt cóc thủ tiêu man rợ bằng hình thức dìm hai ông Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia xuống lòng sông Nhà Bè? - tqd). Sao mà thiếu tình như vậy? (Tình? đối với Đảng Cần Lao, những Mật vụ, hành xử người dân qua cái gọi là “phong trào tố Cộng”, việc triệt tiêu đối lập, thanh trừng các chính khách v.v… là những điều mỉa mai, cay đắng nhất suốt khung thời gian mà nhà Ngô cầm quyền! – tqd). 
Tôi trả lời:
- Chúng tôi hành động như vậy chỉ vì ý dân. Hôm qua, chính ông Cố Vấn đã nói với tôi rằng ông Cụ không chịu thay đổi gì hết, và sau đó ông Cụ đã xác nhận với tôi là tình hình tốt đẹp (“tốt đẹp” trong việc đi đêm với Bắc Việt, dùng gián điệp VC vào dinh Tổng thống, vào chức vụ Tỉnh trưởng, dùng nhà ông Tàu Mã Tuyên liên lạc với MTGPMNVN, đàn áp khốc liệt Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo v.v…nhưng “tố Cộng” giết người thì cứ làm, cứ ra tay? – tqd) không cần thay đổi gì hết…
Thôi được! Mời mấy anh lên đây (dinh Gia Long – tqd) thương thuyết với chúng tôi. Tôi sẽ bảo đảm an ninh cho các anh.
Tôi chuyển lời mời lên thương thuyết của ông Nhu với các anh em hiện diện để biết ý kiến, đa số các anh em lắc đầu không đồng ý vì nhớ lại cuộc đảo chánh năm 1960, ông Diệm ông Nhu nói thương thuyết, thỏa thuận nhưng đó chỉ là cớ kéo dài để chờ quân tiếp cứu (đích thực là thế chứ không thể có chuyện “Tổng thống không cho quân đội đánh nhau với quân đội” bao giờ, và, việc xỉ gạt đó - 1960, na ná cái họa vua U Vương bên Tàu vào hồi nhà Chu đốt Lộc Đài ở Trung nguyên báo động giả cho chư hầu kéo quân về triều ca cứu giá để cho Bao Tỷ và Muội Hỷ cười! – tqd).
Tôi trả lời với ông Nhu:
- Các Tướng Tá ở đây không một ai đồng ý lên thương thuyết, vì biết đây là một cớ hoãn binh, một cái bẫy mà thôi.
 “Cũng trong lúc 4 giờ chiều, các sĩ quan cao cấp vào thêm Bộ Tổng Tham Mưu như Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Đặng Thanh Liêm, Đại Tá Bùi Hữu Nhơn…
Để yểm trợ cho đoàn quân tấn công thành Cộng Hòa, tôi cho hai khu trục phát xuất từ căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất bay lên bắn yểm trợ cho Bộ Binh.
Các Tư Lệnh Vùng I và Vùng II gọi về báo cáo tình hình và tôi cũng cho biết tình hình thủ đô.
Đến 6 giờ chiều ngày 1 tháng 11, Thiếu Tướng Đính đang chỉ huy tấn công các công sở cho tôi biết ông đã giải thoát nam nữ sinh viên, học sinh bị giam giữ vì tham gia biểu tình phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo. Tôi yêu cầu cho chở tất cả anh em vào bộ Tổng Tham Mưu gặp chúng tôi.
Đến 7 giờ 30, các anh em sinh viên học sinh được giải thoát vào thẳng bộ Tổng Tham Mưu. Nghe tin, chúng tôi xuống tiếp họ.
Vừa xuống cầu thang, chúng tôi nghe tiếng một anh sinh viên (Về sau chúng tôi biết là anh Nguyễn Hữu Đống, sinh viên Kiến trúc) hô to:
- Anh chị em! Quỳ xuống lạy các tướng lãnh đã cứu mạng chúng ta!
Thấy họ sắp quỳ, chúng tôi vội la to:
- Thôi! Thôi! Đừng…
Chúng tôi không nói thêm được gì vì trước cảnh nầy ai cũng quá cảm động, chảy nước mắt.
Nguyễn Hữu Đống đại diện anh em bày tỏ lòng biết ơn và niền hân hoan vui sướng vì quân đội lật đổ được chế độ độc tài tàn ác của gia đình họ Ngô. Giọng anh phát biểu có lúc hét lên như trút uất hận, có lúc hùng hồn đanh thép, lúc lại run run vì cảm động”.
Về sau chúng tôi nghe một vài nhân chứng đi sát với ông Diệm và ông Nhu như Đại úy Đỗ Thọ, sĩ quan tùy viên, Đại úy An, sĩ quan cận vệ cho biết:
- sau khi nói chuyện với đại sứ Mỹ Cabot Lodge vào lúc 3 giờ chiều ngày 1.11.1963,
- sau khi nói chuyện với tôi (Trần Văn Đôn) và ông Minh,
- sau khi biết hầu hết các cấp chỉ huy cao cấp trung thành với ông đã bị bắt,
- sau khi biết hầu hết quân đội theo lịnh của các tướng lãnh đảo chánh và không có Vùng Chiến Thuật nào gởi quân tiếp cứu,
- sau khi biết quân đảo chánh đang đánh thành Cộng Hòa và sẽ tập trung tất cả quân lực đánh dinh Gia Long,
Hai ông ấy (Diệm, Nhu) quyết định đi ra khỏi dinh Gia Long.” (Trần Văn Đôn, Sđd, từ trang 221 đến 225).
Về phía dân chúng đồng bào:
“Không phải đợi đến sáng ngày 2 tháng 11, dân chúng mới tràn ra đường, mà mọi người đã ra đường hoan hô quân đảo chánh ngay trong lúc súng nổ, trong lúc tấn công thành Cộng Hòa.
Đêm 1 tháng 11, chúng tôi ra lịnh giới nghiêm từ lúc 8 giờ tối tới 6 giờ sáng, vì không cho dân chúng ra đường sợ lạc đạn, vậy mà đồng bào vẫn ra đường theo sau quân đảo chánh để ủng hộ tinh thần. Sáng ngày 2 tháng 11, dân chúng Sài gòn tràn ra đường vui mừng hoan hô Quân Đội đã lật đổ một chế độ độc tài gia đình trị. Chúng tôi không làm sao quên được những nét mặt hân hoan, những đôi mắt ngời sáng, những cánh tay đưa cao và những tiếng hoan hô quân cách mạng vào ngày 2 tháng 11 đó.” (Trần Văn Đôn).
Trích nguyên văn!
Trần Quang Diệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét