Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế trên Biển Đông?
21/11/2019
Đá Vành Khăn đã được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo
Chia sẻ
Xem bình luận
|
|
Bắc Kinh đang ngày càng tỏ rõ ưu thế và áp đặt sức mạnh của mình để tìm cách thiết lập một hiện trạng mới trên Biển Đông, các chuyên gia cảnh báo và cho rằng Mỹ có thể sẽ phải tìm ‘điểm cân bằng’ để cùng chia sẻ quyền lực với Trung Quốc trên vùng biển này.
Những nhận định này được các chuyên gia đầu ngành về Biển Đông đưa ra tại một hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 18/11 tại thủ đô nước Mỹ, bàn về “Tham vọng hàng hải của Trung Quốc trong chuỗi đảo đầu tiên và xa hơn thế”.
‘Ba giai đoạn’
Mở đầu phiên thảo luận về Biển Đông, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) lưu ý những bước tiến dài trên thực địa về khả năng tác chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và cảnh báo những gì được bàn bạc ở Mỹ cũng như các nước đông nam Á ‘theo không kịp’ các bước tiến của Trung Quốc.
Ông cho rằng Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đã thực hiện chiến dịch từng bước qua ‘nhiều giai đoạn’ nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông một cách nhanh chóng.
Giai đoạn thứ nhất, theo ông Poling, bắt đầu kể từ cuối năm 2013 khi các tàu nạo vét Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Trường Sa để bồi đắp đảo nhân tạo.
Cho đến đầu năm 2017, Bắc Kinh chuyển sang giai đoạn hai là hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo để phục vụ mục đích quân sự và dân sự, bao gồm nhà để máy bay, nhà chứa tên lửa, kho chứa vũ khí và nhiên liệu, hải cảng, radar, thiết bị thu thập thông tin tình báo… Công việc này phần lớn hoàn tất vào cuối năm 2017, ông cho biết.
Giai đoạn ba được thực hiện từ cuối năm 2017: triển khai nhanh chóng các khí tài quân sự tân tiến ra các đảo nhân tạo, bao gồm đưa máy bay quân sự ra các bãi Subi và Vành Khăn, hạ cánh lên Bãi Chữ Thập các máy bay vận tải và tuần tra biển, đưa những tên lửa hành trình đầu tiên ra Trường Sa, thiết lập các thiết bị phá sóng…bên cạnh việc tăng nhanh chóng các bệ phóng tên lửa được triển khai trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang nắm giữ.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất, theo ông, là ‘sự gia tăng như vũ bão các tàu hải giám và tàu dân quân biển của Trung Quốc đóng ở các đảo thuộc Trường Sa’.
“Những chiếc tàu này không phải ra Biển Đông hoạt động rồi về như trước mà thực sự là chúng đóng đô ở các đảo nhân tạo này ít nhất là trong hàng tuần hay hàng tháng trời mỗi lần,” ông nói.
Chính khả năng cơ động này của Trung Quốc đã giúp họ có thể duy trì cường độ quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam quanh sự cố Bãi Tư Chính trong bốn tháng vừa qua, ông cho biết.
“Đây là sự thực hiện quyền lực cưỡng ép ở mức độ thấp của Trung Quốc vốn chưa đến mức sử dụng vũ lực,” ông Poling nhận định.
“Điều này là không thể xảy ra trước khi Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo,” ông giải thích. “Nếu chúng ta quay trở lại thời điểm 2012 hay 2013 lúc đó rất hiếm khi thấy bóng dáng tàu Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Nếu có thì chúng chỉ ra khơi một vài ngày để cắm cờ rồi phải trở về đất liền.”
Ông cho biết ‘có trên 300 tàu dân quân biển Trung Quốc hoạt động mỗi ngày trên mỗi inch của đường chín đoạn (tỷ lệ trên bản đồ)’.
“Chẳng sớm thì muộn các ngư dân Việt Nam hay Philippines đảm bảo sẽ đụng mặt các tàu dân quân biển Trung Quốc,” ông nói.
Việc thực hiện quyền lực cưỡng ép này của Trung Quốc còn được thể hiện trong lĩnh vực khai thác dầu khí, cũng theo ông Poling.
“Bắc Kinh đã quyết định rõ ràng có lẽ từ năm ngoái rằng họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động khảo sát dầu khí nào trên Biển Đông nữa, thậm chí đối với những lô dầu khí đang khai thác,” ông nói.
“Do đó nếu anh đã có một giếng dầu thì anh không thể nào khoan thêm một giếng nữa ở kế bên,” ông nói thêm và dẫn chứng hành vi phá rối của Trung Quốc với hãng dầu khí Shell ngoài khơi Malaysia hồi tháng 5.
“Chúng ta đang ở tình huống mà phía Trung Quốc đang gia tăng áp lực khiến mọi việc trở nên rủi ro cho các chủ thể dân sự (ngư dân, các công ty dầu khí) tiến hành các công việc thường ngày của họ trên Biển Đông.”
Trong khi đó, ông cho rằng, Mỹ và các đồng minh, cho dù là Nhật, Úc hay Anh, Pháp, ‘đều không có sự chuẩn bị’ và ‘không có phương cách để đối đầu với tình huống này’.
Ông dẫn ra là Mỹ ‘không có các quy tắc phải xử lý thế nào với các ngư dân được trang bị vũ khí’ cũng như ‘không hiểu làm sao để khiến Trung Quốc phải trả giá bên ngoài lĩnh vực quân sự’.
“Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và thậm chí là cả Nhà Trắng hầu như không thấy bóng dáng trên vấn đề này,” ông cho biết. “Chỉ còn có Bộ Quốc phòng là thực hiện các chuyến tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) và giúp tăng cường năng lực cho các đối tác trong khu vực.”
“Nguy cơ sẽ là chẳng mấy chốc Mỹ sẽ lâm vào tình thế là các đối tác ở đông nam Á, nhất là Philippines – vốn là đồng minh có hiệp ước với Mỹ - sẽ đặt vấn đề nếu như sự hiện diện quân sự đón đầu (forward deployed presence) của Mỹ không giúp ích gì được cho tôi trong việc đánh bắt hay khai thác dầu khí thì tại sao tôi lại ủng hộ mối quan hệ đồng minh này,” ông đặt vấn đề.
‘Khó duy trì’
Cũng nhìn nhận là các đảo nhân tạo này giúp tăng cường khả năng tác chiến của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng ông Collin Koh Swee Lean, nghiên cứu viên thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, chỉ ra hạn chế là chúng sẽ dễ dàng bị ‘quét sạch’ bởi thời tiết hay bởi một cuộc tấn công từ phía Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột.
“Những hòn đảo nhân tạo này không bao giờ có thể là được xem là ‘hàng không mẫu hạm không thể chìm’,” ông nói. “Các tướng lĩnh của PLA (Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc) đã thừa nhận kín đáo cũng như công khai rằng trong trường hợp chiến sự nổ ra thì những hòn đảo này trên thực tế gần như vô dụng.”
“Chúng sẽ bị phá sạch gần như ngay lập tức ngay khi bắt đầu bất kỳ cuộc xung đột nào trên Biển Đông. Do đó chủ yếu những hòn đảo này chỉ có công dụng trong thời bình.”
“Câu hỏi lớn hơn mà tôi cho rằng Trung Quốc hiện đang đối mặt là làm sao để vận hành những hòn đảo này một cách khả thi và bền vững và đảm bảo rằng chúng vẫn nằm đó,” ông Collin nói thêm và cho biết các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu cách làm sao để cho san hô và xi măng có thể kết dính lại với nhau để không bị sóng biển đánh sập cũng như không bị xói mòn theo thời gian do thời tiết, và làm sao để các thiết bị điện tử không bị ăn mòn.
Hiện nay, Trung Quốc chưa có khả năng ngăn ngừa sự ăn mòn của thời tiết, ông nói và cho biết họ đang tìm cách để làm được điều này trong vòng 10 năm tới và cơ hội họ làm được ‘là rất cao’.
Bên cạnh đó, ông Collin cũng lưu ý rằng mặc dù đội tàu quân sự của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không tăng không giảm gì nhiều nhưng chúng ‘có sự tăng trưởng về chất’.
“Song song với việc xây dựng năng lực linh động là việc xây dựng kho vũ khí tên lửa vốn cho phép Trung Quốc thực thi sức mạnh với phạm vi rộng khắp thậm chí ngoài phạm vi Biển Đông,” ông nói.
“Và trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những bước tiến thú vị của PLA trong việc phối hợp tác chiến trong nội bộ của họ. Chẳng hạn như binh đoàn tên lửa có thể hợp tác với hải quân trong các cuộc tập trận ngoài khơi. Điều này có ý nghĩa lớn,” ông nói thêm.
Ông cũng chỉ ra là Bắc Kinh rất lưu tâm đến việc tăng cường khả năng ‘nhận thức trong lĩnh vực hàng hải’ (maritime domain awareness) và rằng “Bắc Kinh đang chuyển động rất quyết tâm theo hướng này.”
Ông lấy ví dụ là Mạng lưới Quan sát Đại dương (Ocean Observation Network) của Trung Quốc vốn nghe có vẻ vô hại nhưng lại ‘có mục đích kép’ là không chỉ ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai mà còn phục vụ cho mục đích quân sự.
Ông cho rằng Biển Đông được Trung Quốc xem là ‘lãnh thổ xanh’ của họ. Nó không chỉ có 'ý nghĩa lịch sử, chiến lược, kinh tế mà còn là ý nghĩa tình cảm' đối với Trung Quốc, và nó không chỉ là ‘vấn đề bảo vệ chủ quyền’ đối với họ mà còn tạo ra ‘chiều sâu chiến lược’ để đảm bảo an ninh cho Trung Quốc đại lục từ xa, ông cho biết.
Do đó, Trung Quốc đang tìm cách ‘định hình cách hành xử của các nước trên Biển Đông’ theo ý họ.
‘Điểm cân bằng’
Ông Michael J. Green, phó chủ tịch cao cấp chương trình châu Á của CSIS, người điều phối phiên thảo luận về Biển Đông tại buổi hội thảo, đặt vấn đề là ‘phải tìm điểm cân bằng (equilibrium) giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông’.
Ông cho biết rằng có sự đồng thuận rộng rãi giữa các học giả rằng ‘đẩy lùi hiện trạng trên Biển Đông lại như cũ là không có khả năng trừ phi các đảo nhân tạo bị đổ sập’.
“Khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc khoảng 20 năm trước thì để phản ứng trước cuộc khủng hoảng tên lửa ở eo biển Đài Loan, Mỹ đã gửi hai đội tàu chiến theo hàng không mẫu hạm băng qua Biển Đông mà không gặp hề hấn gì,” ông cho biết. “Nếu giờ đây xảy ra cuộc khủng hoảng tương tự thì việc này khó lòng mà làm được.”
“Tôi cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh nhau ở Biển Đông và không có bên nào làm bá chủ được. Cho nên vấn đề là đâu là điểm cân bằng mà Mỹ và Trung Quốc có thể chấp nhận được?”
Về vấn đề này, ông Greg Poling đưa ra hai đề xuất để tăng cường khả năng đối phó của Mỹ trước Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước hết, ông cho rằng ‘sẽ không có cơ hội tìm ra giải pháp cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông’ mà thay vào đó, Mỹ ‘nên tìm phương cách bền vững để quản lý tranh chấp’.
“Chúng ta (Mỹ) không có lợi ích gì về việc ai sẽ sở hữu các bãi đá của quần đảo Trường Sa,” ông nói. “Nhưng chúng ta có lợi ích quốc gia trong việc xây dựng lòng tin về các cam kết với các đồng minh của chúng ta.”
Do đó, đề xuất thứ nhất ông đưa ra là ‘củng cố địa vị của Mỹ’ đối với đồng minh Philippines mà điều này có nghĩa là thực thi Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) vốn được ký giữa hai nước trong khuôn khổ ‘xoay trục về châu Á’ của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
Ông cho rằng chỉ như vậy thì Mỹ mới có thể duy trì một lực lượng luân phiên tại khu vực Biển Đông. Nếu không thì Mỹ không thể nào dễ dàng phá dỡ các căn cứ của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. “Bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ đi qua Biển Đông đều phải chạy về phía đảo Guam,” ông nói.
Ông nhắc lại là sự kiện Bắc Kinh chiếm giữ bãi cạn Scarborough từ tay Philippines hồi năm 2012 đã khiến uy tín Mỹ đối với Manila ‘bị tổn thương nghiêm trọng’. Việc này, cộng với việc Mỹ mới đây rút quân khỏi Syria và bỏ rơi những đồng minh người Kurd, khiến Manila khó lòng tin tưởng Mỹ trở lại.
“Philippines đã đi đến chỗ mà bất cứ điều gì Tổng thống Rodrigo Duterte nói cũng là sự không đáng tin cậy của người Mỹ đã được chứng tỏ trước việc Trung Quốc nhanh chóng thay đổi hiện trạng Biển Đông,” ông nói và cho biết ông Duterte vận động cử tri với lập luận rằng người Mỹ ‘là không đáng tin’ và do đó ‘ông không còn lựa chọn nào khác là phải làm thân với Trung Quốc’.
Đề xuất thứ hai là Washington nên tìm cách quay về tình trạng hồi năm 2016 dưới thời Tổng thống Obama là ‘có một liên minh quốc tế mạnh mẽ sẵn sàng nêu tên và chỉ trích những hành vi sai trái của Trung Quốc’.
Cách làm này, theo lời ông giải thích, là sẽ khiến cho Trung Quốc gánh chịu hậu quả về danh tiếng bên cạnh các hậu quả về kinh tế.
“Chúng ta nên trừng phạt các thực thể Trung Quốc tham gia vào các hoạt động bán quân sự phi pháp trên Biển Đông y hệt như cách mà chúng ta đã trừng phạt các thực thể Nga ở miền đông Ukraine,” ông nói về đề xuất thứ ba.
Những cách làm này, theo ông Poling, không phải là để trở về nguyên trạng như cũ mà là để thúc đẩy những thỏa thuận cùng khai thác tài nguyên cân bằng hơn giữa Trung Quốc và các nước đông nam Á.
Về phần mình, ông Collin nhấn mạnh để có ‘điểm cân bằng’ đó thì các nước đông nam Á cần phải có chính sách nhất quán bất kể các chính phủ khác nhau lên nắm quyền sau mỗi chu kỳ bầu cử.
Ông cũng cảnh báo rằng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) vốn đang được bàn thảo giữa Trung Quốc và Asean, một khi được ký kết cũng nhanh chóng ‘trở thành vô dụng’.
Đó là vì, theo ông Collin, Trung Quốc luôn khăng khăng đòi các quốc gia bên ngoài Biển Đông (nhất là Mỹ) phải chấm dứt và không được hợp tác quân sự với các nước trong khu vực – điều mà Mỹ không thể chấp nhận.
Nếu Mỹ không thể chấm dứt hợp tác quân sự với các nước quanh Biển Đông thì căng thẳng sẽ leo thang trở lại và do đó COC sẽ trở nên vô tác dụng.
Ông Mike Green đồng ý với ông Poling rằng lòng tin của các đồng minh vào Mỹ ‘đã xói mòn’ sau những việc như Mỹ rút quân ở Syria hay mới đây là Mỹ yêu cầu Hàn Quốc phải gánh thêm gáng nặng tài chính cho liên minh giữa hai nước – điều bị Seoul bác bỏ. Điều này cũng thể hiện rõ ở thủ đô các nước đông nam Á, ông cho biết.
“Tôi đã có mặt ở Hà Nội và Jakarta khi Mỹ rút quân khỏi Syria và các chính phủ nước này rất sốc,” ông cho biết. “Tôi đoán rằng hy vọng của chúng ta là các đồng minh và đối tác của chúng ta sau khi bị sốc họ sẽ cảm thấy nhu cầu phải nỗ lực nhiều hơn bởi vì nếu chúng ta muốn làm nhiều hơn để đối phó với hành vi của Trung Quốc thì phần lớn những nỗ lực này đến từ sự phối hợp của các nước.”
Tin tưởng đến đâu?
Trả lời câu hỏi của VOA về liệu Hà Nội có thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ đến đâu trên Biển Đông khi mà Manila, một đồng minh có hiệp ước với Washington, còn không thể tin tưởng vào Mỹ đến nỗi phải xích gần lại Trung Quốc, ông Greg Poling nói rằng Mỹ có thể giúp Việt Nam ‘tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc’.
“Việt Nam là quốc gia duy nhất ở đông nam Á có khả năng đánh Trung Quốc sặc máu mũi (give China a bloody nose) trên Biển Đông mặc dù họ sẽ thua nhanh chóng nhưng không phải là Trung Quốc không lãnh hậu quả,” ông nói và cho rằng Mỹ cần tiếp tục tăng cường ‘xây dựng năng lực cho Việt Nam’ bên cạnh việc bắt các thực thể và công ty Trung Quốc lãnh hậu quả về các hành động hỗ trợ cho chính phủ Trung Quốc trên Biển Đông.
“Khi bị trừng phạt thì Trung Quốc mới chịu tương nhượng,” ông nói.
Trong khi đó, ông Collin đặt vấn đề về việc quân đội Việt Nam sử dụng rất nhiều thiết bị quân sự của Nga và điều này hạn chế khả năng hợp tác quân sự với Mỹ, nhất là khi xảy ra khủng hoảng trên Biển Đông.
Về phần mình, ông Green chỉ ra rằng chính các nước trên Biển Đông cũng ‘không thể tin tưởng được’ đối với Mỹ.
“Vấn đề đặt ra đối với tôi là liệu Mỹ có thể dựa vào Việt Nam hay Philippines đến đâu,” ông nói và dẫn chứng rằng khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có tuyên bố chưa từng có rằng Biển Đông nằm trong phạm vi hiệp ước phòng thủ tương trợ (MDT) với Philippines thì Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã chỉ trích tuyên bố này.
Ông cũng nêu ra ví dụ khi ông còn làm cố vấn cao cấp về châu Á dưới chính quyền George W. Bush, Washington và Hà Nội đã đạt được một loạt thỏa thuận. Tuy nhiên sau đó, Hà Nội đã treo lại những thỏa thuận này vì lo sợ phản ứng từ phía Bắc Kinh.
“Trong vòng mấy năm sau đó, họ đã thương thảo các thỏa thuận với Bắc Kinh,” ông nói thêm. “Rồi sau đó khi Bắc Kinh bắt đầu gây sức ép thì họ quay trở lại với chúng tôi.”
“Nếu bạn làm việc về chính sách châu Á lâu thì bạn sẽ nhận ra có xu hướng ở các đối tác đông nam Á là họ sẽ chỉ trích Mỹ không làm đủ để đối phó Trung Quốc. Nhưng khi chúng tôi làm gì đó thì trong vòng ba bốn năm kế tiếp họ sẽ lên án chúng tôi là ‘làm quá nhiều’,” ông kể và nói rằng mục tiêu của Mỹ ‘không phải là ép các nước này chọn phe mà giúp họ có thể theo đuổi con đường riêng mà không bị cưỡng ép’.
Những nhận định này được các chuyên gia đầu ngành về Biển Đông đưa ra tại một hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 18/11 tại thủ đô nước Mỹ, bàn về “Tham vọng hàng hải của Trung Quốc trong chuỗi đảo đầu tiên và xa hơn thế”.
‘Ba giai đoạn’
Mở đầu phiên thảo luận về Biển Đông, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) lưu ý những bước tiến dài trên thực địa về khả năng tác chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và cảnh báo những gì được bàn bạc ở Mỹ cũng như các nước đông nam Á ‘theo không kịp’ các bước tiến của Trung Quốc.
Ông cho rằng Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đã thực hiện chiến dịch từng bước qua ‘nhiều giai đoạn’ nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông một cách nhanh chóng.
Giai đoạn thứ nhất, theo ông Poling, bắt đầu kể từ cuối năm 2013 khi các tàu nạo vét Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Trường Sa để bồi đắp đảo nhân tạo.
Cho đến đầu năm 2017, Bắc Kinh chuyển sang giai đoạn hai là hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo để phục vụ mục đích quân sự và dân sự, bao gồm nhà để máy bay, nhà chứa tên lửa, kho chứa vũ khí và nhiên liệu, hải cảng, radar, thiết bị thu thập thông tin tình báo… Công việc này phần lớn hoàn tất vào cuối năm 2017, ông cho biết.
Giai đoạn ba được thực hiện từ cuối năm 2017: triển khai nhanh chóng các khí tài quân sự tân tiến ra các đảo nhân tạo, bao gồm đưa máy bay quân sự ra các bãi Subi và Vành Khăn, hạ cánh lên Bãi Chữ Thập các máy bay vận tải và tuần tra biển, đưa những tên lửa hành trình đầu tiên ra Trường Sa, thiết lập các thiết bị phá sóng…bên cạnh việc tăng nhanh chóng các bệ phóng tên lửa được triển khai trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang nắm giữ.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất, theo ông, là ‘sự gia tăng như vũ bão các tàu hải giám và tàu dân quân biển của Trung Quốc đóng ở các đảo thuộc Trường Sa’.
“Những chiếc tàu này không phải ra Biển Đông hoạt động rồi về như trước mà thực sự là chúng đóng đô ở các đảo nhân tạo này ít nhất là trong hàng tuần hay hàng tháng trời mỗi lần,” ông nói.
Chính khả năng cơ động này của Trung Quốc đã giúp họ có thể duy trì cường độ quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam quanh sự cố Bãi Tư Chính trong bốn tháng vừa qua, ông cho biết.
“Đây là sự thực hiện quyền lực cưỡng ép ở mức độ thấp của Trung Quốc vốn chưa đến mức sử dụng vũ lực,” ông Poling nhận định.
“Điều này là không thể xảy ra trước khi Trung Quốc hoàn thành các đảo nhân tạo,” ông giải thích. “Nếu chúng ta quay trở lại thời điểm 2012 hay 2013 lúc đó rất hiếm khi thấy bóng dáng tàu Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Nếu có thì chúng chỉ ra khơi một vài ngày để cắm cờ rồi phải trở về đất liền.”
Ông cho biết ‘có trên 300 tàu dân quân biển Trung Quốc hoạt động mỗi ngày trên mỗi inch của đường chín đoạn (tỷ lệ trên bản đồ)’.
“Chẳng sớm thì muộn các ngư dân Việt Nam hay Philippines đảm bảo sẽ đụng mặt các tàu dân quân biển Trung Quốc,” ông nói.
Việc thực hiện quyền lực cưỡng ép này của Trung Quốc còn được thể hiện trong lĩnh vực khai thác dầu khí, cũng theo ông Poling.
“Bắc Kinh đã quyết định rõ ràng có lẽ từ năm ngoái rằng họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động khảo sát dầu khí nào trên Biển Đông nữa, thậm chí đối với những lô dầu khí đang khai thác,” ông nói.
“Do đó nếu anh đã có một giếng dầu thì anh không thể nào khoan thêm một giếng nữa ở kế bên,” ông nói thêm và dẫn chứng hành vi phá rối của Trung Quốc với hãng dầu khí Shell ngoài khơi Malaysia hồi tháng 5.
“Chúng ta đang ở tình huống mà phía Trung Quốc đang gia tăng áp lực khiến mọi việc trở nên rủi ro cho các chủ thể dân sự (ngư dân, các công ty dầu khí) tiến hành các công việc thường ngày của họ trên Biển Đông.”
Trong khi đó, ông cho rằng, Mỹ và các đồng minh, cho dù là Nhật, Úc hay Anh, Pháp, ‘đều không có sự chuẩn bị’ và ‘không có phương cách để đối đầu với tình huống này’.
Ông dẫn ra là Mỹ ‘không có các quy tắc phải xử lý thế nào với các ngư dân được trang bị vũ khí’ cũng như ‘không hiểu làm sao để khiến Trung Quốc phải trả giá bên ngoài lĩnh vực quân sự’.
“Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và thậm chí là cả Nhà Trắng hầu như không thấy bóng dáng trên vấn đề này,” ông cho biết. “Chỉ còn có Bộ Quốc phòng là thực hiện các chuyến tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) và giúp tăng cường năng lực cho các đối tác trong khu vực.”
“Nguy cơ sẽ là chẳng mấy chốc Mỹ sẽ lâm vào tình thế là các đối tác ở đông nam Á, nhất là Philippines – vốn là đồng minh có hiệp ước với Mỹ - sẽ đặt vấn đề nếu như sự hiện diện quân sự đón đầu (forward deployed presence) của Mỹ không giúp ích gì được cho tôi trong việc đánh bắt hay khai thác dầu khí thì tại sao tôi lại ủng hộ mối quan hệ đồng minh này,” ông đặt vấn đề.
‘Khó duy trì’
Cũng nhìn nhận là các đảo nhân tạo này giúp tăng cường khả năng tác chiến của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng ông Collin Koh Swee Lean, nghiên cứu viên thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, chỉ ra hạn chế là chúng sẽ dễ dàng bị ‘quét sạch’ bởi thời tiết hay bởi một cuộc tấn công từ phía Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột.
“Những hòn đảo nhân tạo này không bao giờ có thể là được xem là ‘hàng không mẫu hạm không thể chìm’,” ông nói. “Các tướng lĩnh của PLA (Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc) đã thừa nhận kín đáo cũng như công khai rằng trong trường hợp chiến sự nổ ra thì những hòn đảo này trên thực tế gần như vô dụng.”
“Chúng sẽ bị phá sạch gần như ngay lập tức ngay khi bắt đầu bất kỳ cuộc xung đột nào trên Biển Đông. Do đó chủ yếu những hòn đảo này chỉ có công dụng trong thời bình.”
“Câu hỏi lớn hơn mà tôi cho rằng Trung Quốc hiện đang đối mặt là làm sao để vận hành những hòn đảo này một cách khả thi và bền vững và đảm bảo rằng chúng vẫn nằm đó,” ông Collin nói thêm và cho biết các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu cách làm sao để cho san hô và xi măng có thể kết dính lại với nhau để không bị sóng biển đánh sập cũng như không bị xói mòn theo thời gian do thời tiết, và làm sao để các thiết bị điện tử không bị ăn mòn.
Hiện nay, Trung Quốc chưa có khả năng ngăn ngừa sự ăn mòn của thời tiết, ông nói và cho biết họ đang tìm cách để làm được điều này trong vòng 10 năm tới và cơ hội họ làm được ‘là rất cao’.
Bên cạnh đó, ông Collin cũng lưu ý rằng mặc dù đội tàu quân sự của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không tăng không giảm gì nhiều nhưng chúng ‘có sự tăng trưởng về chất’.
“Song song với việc xây dựng năng lực linh động là việc xây dựng kho vũ khí tên lửa vốn cho phép Trung Quốc thực thi sức mạnh với phạm vi rộng khắp thậm chí ngoài phạm vi Biển Đông,” ông nói.
“Và trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những bước tiến thú vị của PLA trong việc phối hợp tác chiến trong nội bộ của họ. Chẳng hạn như binh đoàn tên lửa có thể hợp tác với hải quân trong các cuộc tập trận ngoài khơi. Điều này có ý nghĩa lớn,” ông nói thêm.
Ông cũng chỉ ra là Bắc Kinh rất lưu tâm đến việc tăng cường khả năng ‘nhận thức trong lĩnh vực hàng hải’ (maritime domain awareness) và rằng “Bắc Kinh đang chuyển động rất quyết tâm theo hướng này.”
Ông lấy ví dụ là Mạng lưới Quan sát Đại dương (Ocean Observation Network) của Trung Quốc vốn nghe có vẻ vô hại nhưng lại ‘có mục đích kép’ là không chỉ ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai mà còn phục vụ cho mục đích quân sự.
Ông cho rằng Biển Đông được Trung Quốc xem là ‘lãnh thổ xanh’ của họ. Nó không chỉ có 'ý nghĩa lịch sử, chiến lược, kinh tế mà còn là ý nghĩa tình cảm' đối với Trung Quốc, và nó không chỉ là ‘vấn đề bảo vệ chủ quyền’ đối với họ mà còn tạo ra ‘chiều sâu chiến lược’ để đảm bảo an ninh cho Trung Quốc đại lục từ xa, ông cho biết.
Do đó, Trung Quốc đang tìm cách ‘định hình cách hành xử của các nước trên Biển Đông’ theo ý họ.
‘Điểm cân bằng’
Ông Michael J. Green, phó chủ tịch cao cấp chương trình châu Á của CSIS, người điều phối phiên thảo luận về Biển Đông tại buổi hội thảo, đặt vấn đề là ‘phải tìm điểm cân bằng (equilibrium) giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông’.
Ông cho biết rằng có sự đồng thuận rộng rãi giữa các học giả rằng ‘đẩy lùi hiện trạng trên Biển Đông lại như cũ là không có khả năng trừ phi các đảo nhân tạo bị đổ sập’.
“Khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc khoảng 20 năm trước thì để phản ứng trước cuộc khủng hoảng tên lửa ở eo biển Đài Loan, Mỹ đã gửi hai đội tàu chiến theo hàng không mẫu hạm băng qua Biển Đông mà không gặp hề hấn gì,” ông cho biết. “Nếu giờ đây xảy ra cuộc khủng hoảng tương tự thì việc này khó lòng mà làm được.”
“Tôi cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh nhau ở Biển Đông và không có bên nào làm bá chủ được. Cho nên vấn đề là đâu là điểm cân bằng mà Mỹ và Trung Quốc có thể chấp nhận được?”
Về vấn đề này, ông Greg Poling đưa ra hai đề xuất để tăng cường khả năng đối phó của Mỹ trước Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước hết, ông cho rằng ‘sẽ không có cơ hội tìm ra giải pháp cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông’ mà thay vào đó, Mỹ ‘nên tìm phương cách bền vững để quản lý tranh chấp’.
“Chúng ta (Mỹ) không có lợi ích gì về việc ai sẽ sở hữu các bãi đá của quần đảo Trường Sa,” ông nói. “Nhưng chúng ta có lợi ích quốc gia trong việc xây dựng lòng tin về các cam kết với các đồng minh của chúng ta.”
Do đó, đề xuất thứ nhất ông đưa ra là ‘củng cố địa vị của Mỹ’ đối với đồng minh Philippines mà điều này có nghĩa là thực thi Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) vốn được ký giữa hai nước trong khuôn khổ ‘xoay trục về châu Á’ của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
Ông cho rằng chỉ như vậy thì Mỹ mới có thể duy trì một lực lượng luân phiên tại khu vực Biển Đông. Nếu không thì Mỹ không thể nào dễ dàng phá dỡ các căn cứ của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. “Bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ đi qua Biển Đông đều phải chạy về phía đảo Guam,” ông nói.
Ông nhắc lại là sự kiện Bắc Kinh chiếm giữ bãi cạn Scarborough từ tay Philippines hồi năm 2012 đã khiến uy tín Mỹ đối với Manila ‘bị tổn thương nghiêm trọng’. Việc này, cộng với việc Mỹ mới đây rút quân khỏi Syria và bỏ rơi những đồng minh người Kurd, khiến Manila khó lòng tin tưởng Mỹ trở lại.
“Philippines đã đi đến chỗ mà bất cứ điều gì Tổng thống Rodrigo Duterte nói cũng là sự không đáng tin cậy của người Mỹ đã được chứng tỏ trước việc Trung Quốc nhanh chóng thay đổi hiện trạng Biển Đông,” ông nói và cho biết ông Duterte vận động cử tri với lập luận rằng người Mỹ ‘là không đáng tin’ và do đó ‘ông không còn lựa chọn nào khác là phải làm thân với Trung Quốc’.
Đề xuất thứ hai là Washington nên tìm cách quay về tình trạng hồi năm 2016 dưới thời Tổng thống Obama là ‘có một liên minh quốc tế mạnh mẽ sẵn sàng nêu tên và chỉ trích những hành vi sai trái của Trung Quốc’.
Cách làm này, theo lời ông giải thích, là sẽ khiến cho Trung Quốc gánh chịu hậu quả về danh tiếng bên cạnh các hậu quả về kinh tế.
“Chúng ta nên trừng phạt các thực thể Trung Quốc tham gia vào các hoạt động bán quân sự phi pháp trên Biển Đông y hệt như cách mà chúng ta đã trừng phạt các thực thể Nga ở miền đông Ukraine,” ông nói về đề xuất thứ ba.
Những cách làm này, theo ông Poling, không phải là để trở về nguyên trạng như cũ mà là để thúc đẩy những thỏa thuận cùng khai thác tài nguyên cân bằng hơn giữa Trung Quốc và các nước đông nam Á.
Về phần mình, ông Collin nhấn mạnh để có ‘điểm cân bằng’ đó thì các nước đông nam Á cần phải có chính sách nhất quán bất kể các chính phủ khác nhau lên nắm quyền sau mỗi chu kỳ bầu cử.
Ông cũng cảnh báo rằng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) vốn đang được bàn thảo giữa Trung Quốc và Asean, một khi được ký kết cũng nhanh chóng ‘trở thành vô dụng’.
Đó là vì, theo ông Collin, Trung Quốc luôn khăng khăng đòi các quốc gia bên ngoài Biển Đông (nhất là Mỹ) phải chấm dứt và không được hợp tác quân sự với các nước trong khu vực – điều mà Mỹ không thể chấp nhận.
Nếu Mỹ không thể chấm dứt hợp tác quân sự với các nước quanh Biển Đông thì căng thẳng sẽ leo thang trở lại và do đó COC sẽ trở nên vô tác dụng.
Ông Mike Green đồng ý với ông Poling rằng lòng tin của các đồng minh vào Mỹ ‘đã xói mòn’ sau những việc như Mỹ rút quân ở Syria hay mới đây là Mỹ yêu cầu Hàn Quốc phải gánh thêm gáng nặng tài chính cho liên minh giữa hai nước – điều bị Seoul bác bỏ. Điều này cũng thể hiện rõ ở thủ đô các nước đông nam Á, ông cho biết.
“Tôi đã có mặt ở Hà Nội và Jakarta khi Mỹ rút quân khỏi Syria và các chính phủ nước này rất sốc,” ông cho biết. “Tôi đoán rằng hy vọng của chúng ta là các đồng minh và đối tác của chúng ta sau khi bị sốc họ sẽ cảm thấy nhu cầu phải nỗ lực nhiều hơn bởi vì nếu chúng ta muốn làm nhiều hơn để đối phó với hành vi của Trung Quốc thì phần lớn những nỗ lực này đến từ sự phối hợp của các nước.”
Tin tưởng đến đâu?
Trả lời câu hỏi của VOA về liệu Hà Nội có thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ đến đâu trên Biển Đông khi mà Manila, một đồng minh có hiệp ước với Washington, còn không thể tin tưởng vào Mỹ đến nỗi phải xích gần lại Trung Quốc, ông Greg Poling nói rằng Mỹ có thể giúp Việt Nam ‘tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc’.
“Việt Nam là quốc gia duy nhất ở đông nam Á có khả năng đánh Trung Quốc sặc máu mũi (give China a bloody nose) trên Biển Đông mặc dù họ sẽ thua nhanh chóng nhưng không phải là Trung Quốc không lãnh hậu quả,” ông nói và cho rằng Mỹ cần tiếp tục tăng cường ‘xây dựng năng lực cho Việt Nam’ bên cạnh việc bắt các thực thể và công ty Trung Quốc lãnh hậu quả về các hành động hỗ trợ cho chính phủ Trung Quốc trên Biển Đông.
“Khi bị trừng phạt thì Trung Quốc mới chịu tương nhượng,” ông nói.
Trong khi đó, ông Collin đặt vấn đề về việc quân đội Việt Nam sử dụng rất nhiều thiết bị quân sự của Nga và điều này hạn chế khả năng hợp tác quân sự với Mỹ, nhất là khi xảy ra khủng hoảng trên Biển Đông.
Về phần mình, ông Green chỉ ra rằng chính các nước trên Biển Đông cũng ‘không thể tin tưởng được’ đối với Mỹ.
“Vấn đề đặt ra đối với tôi là liệu Mỹ có thể dựa vào Việt Nam hay Philippines đến đâu,” ông nói và dẫn chứng rằng khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có tuyên bố chưa từng có rằng Biển Đông nằm trong phạm vi hiệp ước phòng thủ tương trợ (MDT) với Philippines thì Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã chỉ trích tuyên bố này.
Ông cũng nêu ra ví dụ khi ông còn làm cố vấn cao cấp về châu Á dưới chính quyền George W. Bush, Washington và Hà Nội đã đạt được một loạt thỏa thuận. Tuy nhiên sau đó, Hà Nội đã treo lại những thỏa thuận này vì lo sợ phản ứng từ phía Bắc Kinh.
“Trong vòng mấy năm sau đó, họ đã thương thảo các thỏa thuận với Bắc Kinh,” ông nói thêm. “Rồi sau đó khi Bắc Kinh bắt đầu gây sức ép thì họ quay trở lại với chúng tôi.”
“Nếu bạn làm việc về chính sách châu Á lâu thì bạn sẽ nhận ra có xu hướng ở các đối tác đông nam Á là họ sẽ chỉ trích Mỹ không làm đủ để đối phó Trung Quốc. Nhưng khi chúng tôi làm gì đó thì trong vòng ba bốn năm kế tiếp họ sẽ lên án chúng tôi là ‘làm quá nhiều’,” ông kể và nói rằng mục tiêu của Mỹ ‘không phải là ép các nước này chọn phe mà giúp họ có thể theo đuổi con đường riêng mà không bị cưỡng ép’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét