Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

NGHỆ THUẬT Của TÂM TRÍ VÕ CÔNG LIÊM

NGHỆ THUẬT Của TÂM TRÍ
VÕ CÔNG LIÊM

Đạo Phật chú trọng đến tâm và trí là điều kiện cần có trong việc tu học Phật. Nhất là Thiền Phật giáo (Zen Buddhist); coi đó là cứu cánh, là phương tiện để đạt tới mục đích; là định đề cố hữu có tính chất khoa học thực dụng cho một vài yêu cầu cần thiết khác. Phật giáo thể hiện một biểu thức qua sự buông thả như một thứ của nghệ thuật –The Art of letting Go, qua hành động lắng đọng của tâm và xác trong cảnh giới của tịnh (meditate) hay còn gọi nghệ thuật về tâm trí –The Art of Mind. Cho dù; nếu ta không muốn chiếm cứ hay chế ngự trong bất cứ một trực giác bén nhạy xẩy đến –even if you don’t gain any intuitive insights. Đấy là một nhận thức hiểu biết (awareness) không vọng động (unperturbed) trong một hiện hữu tại thế. Thời ý thức đó là thể thức của hiện hữu: sự đó gọi là tâm chân –That’s the true mind. Sự thật của nhận thức là hiểu biết / knowing. Hiểu biết là đang đứng ở cái nơi mà ở đó không động trong bất cứ mọi chuyển dịch của đến và đi, của tiến hay thối; tất cả mọi thứ trở nên toàn thiện và không vọng động…Đạt được nó là chân truyền của nhà Phật, là thứ nghệ thuật cao qúy và tối hậu. Tu Phật không vọng mà ngưỡng là chân lý tuyệt đối theo phong cách tu tập mới.
Vậy thì; Phật đã dạy rằng: ‘bất luận là ai không mặc nhận ở cái ngã, thân, xác, trí thời đó là khổ nghiệp còn dai dẳng trong ta; sự đó gọi là avijjà (tăm tối ý thức)’. Bất luận là ai nghĩ cái tâm là tự tại, tự tại là cái tâm; tư duy đó do từ khái niệm nhận thức của nó mà ra. Đó là một sự trộn lẫn giữa thực và hư, giữa bóng tối và ánh sáng là hai trạng huống luôn quấn quýt trong ta làm tăng thêm tăm tối, vị chi; không còn là vấn đề được đặc ra, chúng ta không có cơ hội để tìm thấy (find-out) thứ ánh sáng vi diệu; sự đó gọi là uẩn /avijjà không có lối thoát mà trở nên vòng vo mất lập trường trước một bản thể tại thế.
Vậy thì nghệ thuật của tâm trí là gì? Đạo Phật không quá lời về điều này; dù đó là hành động để giải thoát / enlightenment, bởi; người chân tu không để tâm trí ‘phạm tội’ của phân bua, của lý giải mà đòi hỏi nhận thức hơn là lý luận, là vì; càng luận càng trở nên trống không (nothingness) mà cần có sự buông thả (letting-go) để ngộ hơn giải tức nhận thức mà không vướng vào hay lụy vào. Tu Phật là nghê thuật, một thứ nghệ thuật điêu luyện, pha lẫn vào nhau bằng sắc màu của tác nhân và tha nhân mới làm nên một thứ nghệ thuật chân chính: không vọng động, không vướng, lụy mà là tâm-như-nhất thể / samàdhi (tập trung vào, tác động cầm giữ trí tuệ kiên cố chỉ một không hai) hay còn gọi arahant (một con người đáng kính hoặc một con người chính pháp). Cả hai sắc tố là phẩm vị tuyệt hảo Phật và là đỉnh cao của môn đệ nhà Phật –an epithet for the Buddha and the highest level of his Noble Disciples.
Tâm tĩnh là tâm trí phát kiến để trở nên trong sáng và mọc lên ở đó một tâm thức như-phật, nghĩa là trong bóng không trộn lẫn những gì là phàm phu: của thị, thính, khứu, vị, xúc, duy; tất thảy là hỏa mù, là bóng tối che lấp ánh sáng đi tới. Nhận thức lúc đó không còn cơ may để phát tâm; nó cuốn vào vũng mê. Nhưng nhớ cho điểm này; nếu sự cố cứ lần lượt xẩy ra nếu ta không nhúng vào trong sự nhận thức của những gì thuộc về tâm lý bình thường là chúng ta đánh mất cơ hội nhận thức cho một trực diện cuộc đời; nghĩa là mất hẳn mà không giành lại được của trí tuệ, không chừng mất luôn cả chùy lẫn chài, vô hình chung đưa tâm trí đi vào con đường vô-ngạ. Sự đó Thiền Phật giáo cho là avijjà. Nói rộng ra; thì, đó, là, viễn cảnh đã quán thị mà ta đã móc vào để lay động tâm tư trước mọi hoàn cảnh; ngay cả diễn biến của quá khứ đã sống và đón nhận nó như một kích thích tố đem lại cho đời sống. Dấu hiệu đó đưa ta đến một ký hiệu của sự ‘phá thể’ là để đạt tới cho kỳ được; làm cho xác và hồn chao đảo trước tình huống biến chất, bởi; mọi thứ ta không bao giờ thấy trước, thời bây giờ ta có thể thấy –Things you never saw before, now you see. Những thứ ta không bao giờ biết trước bây giờ ta có thể biết –Things you never knew before now you can know.
Tại sao có những gì đã đến rồi lại đến? Bởi; nó nằm giữa hai trạng huống thuộc tâm lý nội tại: một là của sự hài lòng thái quá, hai là một điều gì gây ra bất mãn. Hai trạng huống đó đã nhận lấy một thảm trạng hết sức nghiêm trọng, bởi; nó còn vướng mắc trong một tâm tư chưa vượt thoát trọn vẹn để đi tới tánh-không. Nếu như thỏa mãn ở chính mình, thời cái sự đó gọi là ham muốn cho sở dục. Đó là vọng động cho một tham vọng. Tham vọng chỉ đi tới cái trống-không mà thôi; nó chỉ lưu lại ở đó cái vô nghĩa, vô giá, vô ưu tợ như lạc giữa Đường Trần –seeming strayed from the Middle-Path. Bất luận nó hiện ra ở đó tốt hay xấu, sự thật hay giả dối không lấy chi làm thỏa mãn, cũng không lấy chi làm bất mãn. Bởi như thế này: nó nằm trong viễn cảnh của vòng quay: sanh (is born) lão (ages) bệnh (illness) tử (dies); đó là luật biến sinh thái; để lại ở đó một tâm-như-phật của một tâm trí tuyệt hảo là cõi hạnh vĩnh hằng nibbàna (nirvana) mà ta thường gọi là cõi niết-bàn; cõi đó không có thật! Cõi đó đã giải phóng ta, không ràng buộc tâm trí từ ham muốn, giận dỗi và ảo tưởng; ba thứ đó nó thuộc về tâm lý nội tại của cảm thức và tác động bệnh lý (mental acts) mà sinh ra những triệu chứng khác của tâm thần.
Đòi hỏi duy nhất của Phật giáo là tâm trong sáng, là đường đi tới (path way) để về cõi-sáng (niết-bàn); đó là nhận thức hiểu biết (knowledge) một nhân tố khác đã tràn ngập của viễn cảnh và niềm tin đã vượt qua lằn biên của tâm trí. Nếu nhận thức được nghĩa lý của chân-không (niết bàn) thời tâm trí đã quán triệt được lẽ sống thì chính ta giành được cái gì là cao siêu diệu vợi, tâm trí tự do được gắn vào đó –The mind can attain the transcendent, free-mind from attachment. Đấy là niết-bàn có thực! Cuộc đời là một thứ ảo giác, ve vãn quanh ta, thôi miên tâm trí ta như một nhu cầu ‘ham sống’. Sự thật của lòng ham muốn là cùng hướng đi với sa-tăng, qủi-ám, dẫn ta đi vào mê-lộ. Muốn đạt tới chân không là diệt mọi vọng động xuất phát từ mọi hướng mà chính ta đang dấn thân vào con đường tục lụy. Mọi thứ như chờ chực để cướp đi sự sống lý tưởng. Nhận thức hiểu biết là để cho nó buông thả / let it go là trọn ý nghĩa tu thân; thời cái sự ham sống trở nên lý tưởng.
Một nhấn mạnh khác: Mọi thứ trên đời đều có thực của nó. Cho dù mọi thứ đó không sống thật mà là sự thật. Thí dụ: Bình giải của H. cho rằng những gì đã diễn tả và lý giải là bằng chứng có thật, dù đó là hư cấu hay trừu tượng không có gì là giả tạo hay ảo. Có chắc rằng đó là sự thật có thực hay vì lý tưởng vấn đề? Nhưng; trên lập trường Phật giáo cho rằng cần có một đòi hỏi nhận thức hơn là lý giải (như đã dẫn ở trên). Đấy là vấn đề tại sao chúng ta phải buông thả cho cả hai về cái gì thật và cái gì giả -This is why we have to let go of both what’s true and what’s false. Mỗi khi nhận diện được sự thật chúng ta chẳng ‘huế buồn chi’ (thơ của HXS) và chúng ta cho chính chúng ta một sự an nhiên tự tại và cảm thông những gì họ đang chạm trán giữa thực và giả; là mối băn khoăn khó vượt qua giữa đoạn đường đi tới của ánh sáng mà họ muốn rọi vào. Điều đó; chúng ta không lấy làm đau khổ bởi đó là sự thật –we won’t be poor, because the truth. Dẫu đó là sự thật của không thật. Theo Pháp Kinh (Dhamma / Saddharma-pundarika / Dharma). Có khi còn gọi là Pháp-tâm: Tâm ở đây là hiện thể như một cứu cánh để diệt ngã, tức giác-sát, chớ không phải lý luận một chiều; nó không phát huy từ sở nguyện của tâm thức thường nghiệm mà cô đọng trong đó cái uẩn / avijjà là vực thẳm.
Trong bài pháp của Huệ Khả (Lăng già sự tự ký) nói rằng: ‘Thực tại chẳng phải thực hay phi thực, chẳng phải Như hay không Như’. Bởi thật hay giả là khái niệm giản đơn trong một tâm thức giản đơn, nó không chứa một đặc chất sâu sắc, và; nó chẳng nêu lên cái lý chánh đáng. Nói cho cùng, diễn giải cho cùng đều nằm trong mộng huyễn, bởi; chưa rốt ráo cái đạo của tâm-như; thời tất không có gì khả quyết hay bất khả quyết nơi Pháp-tánh. Gần như lối ‘giảng thuyết về Thiền của D.T. Suzuki’ cho một ý thức trôi chảy. Thoạt kỳ thủy thì buông thả để nó có một tự giác, giác tha; bắt nguồn từ ý thức hay vô thức khơi động bằng những ý niệm trừu tượng. Nhưng; theo ý của nghệ thuật tâm trí thì phải lao mình vào sáng tạo, ăn những trái chín tinh-hoa và uống nguồn nước như-nhiên thì nhận thức hiểu biết một cách thâm hậu. Trong khi đó họ ném phăng tất cả giá trị của trí tuệ vào vùng nước xoáy, không lối thoát, bởi; ức chế của nội tại; cái đáng (worthy) và cái không đáng (unworthy). Sự đó do tâm bất ổn, trí lung lạc để rồi đưa ra chủ đề có tính chất đả phá vô nghĩa, họ có thể thấy rằng điều đó không thực trong mọi hoàn cảnh, là những gì họ đã đưa ra trước và sau này. Cái đó gọi là bi thảm trí tuệ. Nói theo thuyết nhà Phật ‘vô-niệm’ là cách diễn tả như một ‘chứng ngộ’ vô tư chớ chưa thực sự là ‘đốn ngộ’. Ngộ là không chấp trượt, là buông thả để đi tới tánh-không để không còn ràng buộc tư tưởng. Nếu được vậy họ thực sự tự do và thoát tục để đi tới cõi sáng, là bước đi vào miên viễn kể cả sự nghiệp, là ‘niết bàn’ bằng không đó là vực thẳm tội lỗi, là điạ ngục trần gian.
Nói chung; nghệ thuật của tâm trí là phó sản trong muôn vàn tư duy khác nhau; tất nhiên nó phát sinh từ vô-thức mà ra hay còn gọi là vô-thức-vũ-trụ, là vô thức rèn luyện cho một tâm trí tuyệt hảo không vướng, không lụy vào nhau mà do từ kinh nghiệm hữu thức mà có, tức nó tiềm tàng trong ‘gen’, cũng có thể nó nằm trong phạm vi tâm lý học; dù trong ý nghĩa rộng lớn của từ ngữ này. Ở phạm trù của thiền gọi nó là ‘đại-viễn-cảnh-trí / adarsànajnã’ của tư duy. Vậy vô-niệm là gì? Vô niệm và vô thức là một; nó là một cảm nhận tri giác chớ không cảm thấy của vật lý. Nhưng cảm giác vô niệm thì căn bản hơn, là thức tỉnh bời ý thức ra khỏi những gì hỗn độn, dằn co. Vô niệm chính là ngã/self’ và ngã tự tại /itself đã chạm vào vô thức giữa nguồn cơn của khả tính vô biên. Thành ra ý nghĩa của nghệ thuật vừa là hốt nhiên vừa là trầm tư để đi tới ý thức tuyệt đối của những gì dành cho tâm trí. Không còn sợ phá sản hay lạm phát tư duy.
Từ chỗ đó chúng ta tìm thấy Phật như mẫu thức của chúng ta –So we should looking for the Buddha as our model. Nếu chúng ta nhận ra một khandhas (nghĩa là vô tác dụng /worthless), không kiên định, sợ hãi, lo lắng; thời chỉ có sự thật chân chính là giáo pháp / dhamma như đã nói; sáng suốt: ‘đấy là ngọn đuốc dẫn ta đi’. Tâm trí bừng dậy như một sáng tạo đổi mới, không đem những gì thuộc tàng tích cổ lỗ sĩ làm chứng từ hay thù tạc. Vô hình chung vùi dập vào những gì gọi là sáng tạo mới, hình thức đó tiếp tay phá hủy; trong khi đó người ta đang nhìn tới một viễn cảnh của tương lai. Những gì xưa cũ là bóng ma còn vất vưỡng đâu đây chưa chịu giải thoát; đó là hiện tượng thuộc tâm bệnh (mental phenomena).

Nói tóm lại; mọi thứ là không/nothing chỉ để lại trong ta một tâm-như-nhiên, một trí-tuệ-siêu-việt. Chung qui nghệ thuật của tâm trí nằm trong Nibbàna là vấn đề giản đơn; bởi nó luôn luôn hiện hữu, nó không bao giờ lay chuyển hay đổi thay, nhưng đừng nhìn vào nibbàna cho tất cả. Giữ lại nó như một hiện thực cuộc đời và buông thả nó mà đi. Vậy thì nibbàna là gì? Nibbàna đồng nghĩa Nirvana: là giải thoát, không ràng buộc về tâm trí, không còn vọng động mà ‘thoát tục’, dập tắt mọi vọng niệm thời chắc chắn nó không còn xẩy ra những gì là tàn tích cố cựu; nó thoát để đi tới cõi sáng. Đây gọi là pháp-tánh-chân-như viràga-dhamma là thái độ vô ưu, có nghĩa là không cầu cạnh để phục hồi và cũng không hồ hởi phấn khởi để đón nhận, bởi; giữa thực và giả chưa thực sự hóa giải cho những gì họ muốn bày tỏ mà cần một sự buông thả để trở nên miên viễn; là sống thực. Niết bàn không xa chúng ta, nó ngay trên đầu môi, ngay trong tiếng thở, nhưng; chúng ta đã ‘bỏ quên con tim’ mà mò mẫm giữa bụi mờ và không bao giờ tìm thấy; bởi tâm ta ở trong vũng của avijjà. Tất thảy là cõi không ./..
 
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. cuối 10/2019)

*Một số Phạn ngữ trong chữ nghiêng rút từ ‘Nghiệp kinh / Karma Sutra’.
 
ĐỌC THÊM: -‘Bồ Tát (I) và (II)’ / -‘Đại thừa’ / -‘Đạo Phật’ / -‘Kim cương Tạng thể’ / -‘Tâm thức Vô sư (Krishanamurti)’ / -‘Liên Hoa kinh’ /-‘Lời Phật dạy’ / -‘Pháp giới (Dhammapada)’ / -‘Tất-Đạt-Đa (Siddhartha)’ /-‘Thân tâm nhà Phật’ / -‘Ý niệm Ngã mạn’ / -‘Nẻo về của ý’ / -‘ Bồ-Đề-Đạt-Ma (Thiền tổ)’ / -‘Kinh Đại thừa’ / -‘Bodhisattva’ / -‘Niềm tin và Lòng thương trong tinh thần Phật giáo ngày nay’
 
Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét