Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

THẢO LUẬN TIẾP VẤN ĐỀ DÂN CHỦ

ông Đặng văn Âu dốt mà hay nói chữ !  Lịch sử nước nhà thì dốt như con chó, mà luôn mở mõm chó ra là trách móc, phỉ báng và chửi bới tổ tiên Việt Nam ta đã gây ra nghiệp qủa, diệt chủng Chiêm Thành ác độc để ngày nay con cháu phải trả qủa báo.   Đúng là lập loạn của một.. thằng ngu, đã ngu mà đéo chịu học hỏi nghiên cứu lịch sử một cách rốt ráo trước khi sủa bậy.  Ta đã cảnh báo nhiều lần rồi, với lời dạy dỗ rất ư là tế nhị, nhưng thằng chó đẻ này đéo chịu nghe, cứ lập lại hoài điệp khúc nguyền rủa tổ tiên Lạc Hồng ác độc, diệt chủng dân Chiêm, gây nghiệp qủa.   Đây là tài liệu lịch sử dưới đây, qúy vị hãy đọc rồi nghiền ngẫm coi ta có nói đúng  không nào.  Mà cũng lạ, qúy vị thấy thằng khốn ĐVA này nói sai, miệt thị tổ tiên mình như thế, mà đéo có đứa nào lên tiếng sửa đổi nó cả, đúng là một  lũ hèn !

  
Việt Nam không hề đánh chiếm Thủy Chân Lạp

Việt Nam và Cao Miên là hai lân bang luôn thù nghịchnhau. Từ 10 thế kỷ qua, ngay khi Cao Miên còn suy yếu phải thần phục Việt Nam,Cao Miên vẫn tìm cách gây hấn với Việt Nam. Thí dụ như trong 183 năm trị vìdưới triều đại nhà Lý (1012-1195), Chân Lạp đã cử các sứ bộ đến kinh đô ThăngLong của Đại Việt để triều cống đến 24 lần, nhưng giữa các lần triều cống ấy,Chân Lạp lại đem quân, hoặc đơn phương, hoặc liên kết với Chiêm Thành đánh pháđến 9 lần châu Nghệ An, vùng biên viễn của Đại Việt. (Nguyễn Tiến Dũng. Về quanhệ của Đại Việt và Chân Lạp – Nghiên cứu lịch sử số 11 (2010), tr.39).


Trong thời chiến tranh giữa Miền Nam với Cộng Sản Miền Bắc(1960-1975), Cao Miên đã cho Cộng sản thiết lập căn cứ trên đất Miên, sử dụnghải cảng Sihanoukville và các phi trường để chuyển vận người và tiếp tế hậu cầncho đoàn quân xâm lược (với điều kiện "tặng" cho Miên 1 lô hàng trongsố 10 lô).

Sở dĩ Cao Miên khiêu khích và hiếu chiến với Việt Nam như vậy vìCao Miên mang nặng tâm thức là Việt Nam đã chiếm đất Thủy Chân Lạp để thành lậpđất Nam Kỳ. Giới lãnh đạo Cao Miên, từ hoàng tộc đến giới trí thức theo chủnghĩa dân tộc cực đoan luôn dùng mọi mưu chước để khích động lòng căm thù củangười dân Miên dùng bạo lực để đánh phá Việt Nam, giết hại kiều dân Việt Namtrên đất Miên và gần đây nhóm Khmer Krom đòi Việt Nam phải trả lại lãnh thổ NamKỳ, vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. 

Bài viết căn cứ vào các sử liệu và luận cứ về công pháp quốc tếcũng như các thỏa ước biên giới đã ký kết để chứng minh là người Việt không hềđánh chiếm Cao Miên, và sự hình thành đất Nam Kỳ là do sự cộng cư của những thổdân bản địa, những người dân Việt miền Thuận Quảng xuôi Nam, và những ngườiMinh Hương, tất cả đã cùng đồng lao cộng khổ đến khai phá một vùng đất hoang vuvô chủ.

Phù Nam: tiền đề của Thủy Chân Lạp

Tưởng cũng cần nhắc lại, theo truyền thuyết và cổ sử Trung Quốcvà được chép lại trong sử Việt, vùng đất hoang vu nầy, từ đầu công nguyên đếnthế kỷ thứ 7 thuộc về Vương Quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dàitừ trung Lào qua Nam Thái Lan đến bán đảo Mã Lai về phía Tây, và về phía Đôngchạy dọc theo theo bờ biển từ phía Nam Champa đến Hà Tiên. (Wikipedia)

Vương quốc nầy gồm những dân cư hải đảo như Mélanésien,Indonésien, Môn, theo văn minh Ấn Độ. Di tích còn tìm thấy được của nền vănminh Phù Nam, thường gọi là văn hóa Óc Eo đã được Louis Malleret, thuộc TrườngViễn Đông Bác Cổ (École française d’Extrême-Orient, viết tắt là EFEO) khám phá ranăm 1944 ở Óc Eo gần núi Ba Thê nay thuộc tỉnh An Giang.

Nguồn: Internet

Vì nhiều lý do phức tạp và không xác định rõ rệt (không là đềtài của bài viết vì giới hạn trang giấy) có một cuộc nổi dậy của một sắc tộctên là Kambuja (nghĩa là những đứa con của Kambu, tên của thủ lãnh, sau nầyđược người Pháp đổi lại là Cambodge, Chenla) từ miền Korat (Bắc Cao Miên và HạLào bây giờ) tràn xuống vùng Biển Hồ, đánh đuổi người Môn và lập nên vương quốcChân Lạp vào thế kỷ thứ 7. Vương quốc Phù Nam bị tan rả sau năm 627, những tiểuquốc trong Phù Nam cũ lần lượt thành lập những quốc gia mới, những người Mônchạy sang sinh sống ở vùng sông Ménam (Thái Lan), Miến Điện, một số ít chạysang vùng Đồng Nai và cao nguyên Trung Phần (người Stieng, người Mạ bây giờ).

Vương quốc Chân Lạp mới nầy đóng đô ở Anglor và phát triển quyềnlực ở vùng Biển Hồ mà cao điểm là xây dựng các đền đài Anglor (vùng Siemreap)vào thế kỷ 12-13. Anglor Wat là đền đài lớn nhứt được xây từ 1112 đến 1152. Đếnthế kỷ 13, Anglor bao gồm một diện tích độ 100 km2 và là một trong những thànhphố lớn nhứt thế giới thời ấy. 

Năm 1431, Xiêm tàn phá Anglor, vương triều phải dời đô về PhnomPenh (1439). Đến thế kỷ 16 kinh đô lại dời về Oudong (hiện nay là một huyện củatỉnh Kompong Speu, cách Phnom Penh 30 km) rồi mới trở lại Phnom Penh từ 1866dưới thời Norodom đệ nhứt. 

Anglor từ đó đã bị bao phủ trong rừng sâu cho đến năm 1851 mớiđược Henri Mouhot, một nhà côn trùng học người Pháp vô tình tìm thấy nhân khiđi nghiên cứu côn trùng và chỉ bắt đầu được trùng tu lại từ 1880. (EncyclopédieEncarta 2001. Paris: Microsoft, 2001, article sur le Cambodge). 

Nhưng nội bộ các vương tộc Chân Lạp, từ lúc thành lập, luôn luôntranh chấp nhau, chia cắt đất nước thành nhiều lãnh địa (như vào thế kỷ thứ 8có đến 5 lãnh địa). Họ rất hiếu sát và hay trả thù, trong 3 lần dời kinh đô từAnglor, qua Oudong rồi Phnom Penh hay mỗi lần thay đổi triều đại, dân Miên tànphá hết di tích và tàn sát phe đối nghịch. Nội chiến đã làm quốc gia suy yếu,Chân Lạp thường bị Xiêm (đến 1939 mới đổi là Thái Lan) nhiều lần đánh chiếm đấtđai hay phải cắt đất dâng cho Xiêm mỗi khi có một ông hoàng Miên sang Xiêm cầucứu.

Cuộc Nam Tiến dưới thời chúa Nguyễn

Cuộc Nam Tiến của dân Việt Nam đã bắt đầu trong bối cảnh nộichiến nầy của xứ Chân Lạp và cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn của Việt Nam.

- Năm 1620, vua Chey Chetta II đến Thuận Hóa xin cầu hôn vớicông chúa Ngọc Vạn (khi trở thành hoàng hậu có tên là Ang Cuv hay Sam Đát), concủa chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Cuộc hôn nhân nầy chẳng qua là một dịp đi tìmđồng minh của vua Chân Lạp, cầu viện chúa Nguyễn để đánh lại Xiêm lúc nào cũngđe dọa Chân Lạp. Chúa Nguyễn cũng lợi dụng việc gả con gái để đưa quan quân lênChân Lạp và mang về những tiếp liệu cần thiết (lúa gạo, trâu bò, voi) để đánhchúa Trịnh và đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưusông Mekong.

Tuy trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế là đấtvô chủ bởi lẽ từ 10 thế kỷ, vì sự suy yếu nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp vớiXiêm, vùng đất nầy hoàn toàn hoang vu không có guồng máy cai trị của Chân Lạp.

- Năm 1623, niên kỷ đầu tiên đánh dấu cuộc Nam Tiến, chúa Sãicho đặt hai trạm thu thuế ở Prei Nokor (Saigon, nay ở khoảng Quận 5) và KasKrobei (Bến Nghé, nay ở khoảng quận 1) (theo Địa chí văn hóa TPHCM, tr. 475).Sự kiện chúa Nguyễn cho đặt hai trạm thu thuế cho phép ta suy luận rằng trướcđó, lưu dân người Việt đã đến khẩn hoang lập làng ở vùng đất vô chủ nầy rồi, vàtrạm thuế của chúa Nguyễn chỉ là chánh sách "dân làng đi trước nhà nướctheo sau". Trịnh hoài Đức cũng xác nhận trong Gia Định Thành Thống Chí:"Dân Nam vô Mô Xoài từ các Tiên hoàng đế tức Nguyễn Hoàng (1558-1613),Nguyễn Phước Nguyên (1613-1625)". 

Như vậy, Mô Xoài (tức Bà Rịa bây giờ) là địa điểm đầu tiên cóngười Việt đến quần cư.

Từ đó, chúa Nguyễn khuyến khích dân Thuận Quảng và đưa tù binhbắt được trong cuộc chiến tranh với chúa Trịnh vào Nam khẩn hoang lập ấp ở vùngđất mới.

- Sau những đợt di dân tự nguyện và cưỡng bách của người Việt,vào giữa thế kỷ 17, có hai đợt di dân của người Trung hoa đến.

Năm 1679, khoảng 3000 binh sĩ trung thành với nhà Minh đi trên50 chiến thuyền đến xin chúa Nguyễn cho lập nghiệp. Chúa Nguyễn Phúc Tần chiara hai nhóm, một nhóm do Trần Thượng Xuyên chỉ huy đến khai phá vùng Cù Lao Phố(Biên Hòa), một nhóm do Dương Ngạn Địch chỉ huy xuống Mỹ Tho và Cao Lãnh. 

Trong cuộc cộng cư nầy, những cuộc hôn nhân giữa người Minh vớingười Việt đã tạo thành cộng đồng người Minh hương. Năm 1710, theo giáo sĩLabbé, số người Việt và Minh Hương lên đến 20 000 người, phần lớn tập trungtrong vùng Đồng Nai và Tiền Giang.

Năm 1671, một nhóm di dân khác cũng người Minh do Mạc Cữu chỉhuy đổ bộ lên đảo Koh Tral (Pháp âm từ tiếng Miên là Koh Sral = tiếng Việt làPhú Quốc) rồi dùng đường bộ lên Kampot, đến Oudong xin thần phục vua Miên. MạcCữu được vua Miên cho phép khai thác một vùng đất rộng lớn trong vịnh Xiêm La,gọi là Căn Khẩu, mở sòng bạc, buôn bán với các ghe tàu qua lại, thu hút lưu dânTrung Hoa từ khắp nơi tới, có một thế lực rất lớn trong vùng. Bị vua Xiêm đánhphá, Mạc Cữu được chúa Nguyễn cứu trợ, nên sau khi dẹp được quân Xiêm, Mạc Cữuxin sát nhập tất cả đất đai đã khai khẩn về chúa Nguyễn năm 1724. Chúa Nguyễnđổi tên Căn Khẩu thành dinh Long Hồ, sau nầy là Hà Tiên.

Vua Miên vẫn tiếp tục cầu cứu với chúa Nguyễn mỗi khi có cuộcxâm lăng của Lào hay Xiêm, hay giải quyết những tranh chấp trong hoàng tộc, vàđể trả ơn, một vùng đất rộng lớn từ Hà Tiên, Châu Đốc qua đến lãnh thổ Cao Miênhiện nay như Kompong Som, Kampot... lần lượt được các vua Miên dâng tặng cho chúaNguyễn 

- Năm 1732, vua Preh Satha II dâng đất Meso (Mỹ Tho) và Longhor(Long Hồ)

- Năm 1757, vua Pheh Bat Ria dâng đất Phsar Dec (Sa Đéc) và 2huyện Tầm Bôn, Lôi Lạp thuộc tỉnh Long Hồ (Vĩnh Long) cùng tỉnh Moat Chruc(Châu Đốc)

- Năm 1758, vua Ông Tôn, dâng đất Prac-Pra-Bang (Tràvinh), Kleng(Sốc Trăng)…

Như vậy, đến năm 1758, cuộc Nam Tiến xem như chấm dứt. Lãnh thổViệt Nam đã mở rộng từ vùng Đồng Nai đến Hà Tiên.

Việt Nam không hề đánh chiếm Thủy Chân Lạp

Trong việc mở mang đất Nam Kỳ, một vấn đề cần được minh xác.

Vì thiên kiến của một số người Miên quá khích phần lớn thuộcthuộc hoàng tộc, vì quyền lợi của thực dân Pháp chia rẽ Việt Miên Lào trongchánh sách chia để trị, và vì óc tự hào quá đáng của một số người Việt, mộtthiên kiến thường được lưu truyền theo đó đất Nam Kỳ là đất Thủy Chân Lạp khixưa đã bị Việt Nam thôn tính.

Lập luận nầy sai vì những lý do sau đây:

- Lúc ban đầu, cuộc Nam Tiến là một cuộc cộng cư giữa ngườiViệt, người Tàu và người bản địa (Miên, Môn, Chàm) để khẩn hoang một vùng đấtvô chủ.

- Sau đó, đến thế kỷ 18, những đất đai vùng châu thổ Cửu Long vàvùng ven vịnh Xiêm La mà vua chúa Chân Lạp lần lượt dâng tặng, hoặc trực tiếpcho chúa Nguyễn, hoặc gián tiếp qua tay dòng họ Mạc là những cống vật để tạ ơnsự giúp đỡ quân sự cho Chân Lạp để bảo vệ đất Chân Lạp, chống đỡ lại sự uy hiếpthường xuyên của Xiêm La. Đối với triều đình Việt Nam, đó là những cử chỉ thầnphục của Miên, bởi lẽ những đất đai mà vua Miên dâng tặng cho chúa Nguyễn khônghẳn thuộc vua Miên, vì từ sau khi Phù Nam tan rã, vùng đất nầy chẳng bao giờđược Miên kiểm soát hay đặt bộ máy cầm quyền.

Nếu dựa vào các nguyên tắc về công pháp quốc tế ngày nay cũngnhư theo quan niệm vương quyền thời quân chủ ngày xưa, vùng đất hoang vu thườngđược gọi là Thủy Chân Lạp trước khi chúa Nguyễn đưa dân Thuận Quảng vào lậpnghiệp không thể xem là đất của Chân Lạp. 

Ngày nay, để được gọi là quốc gia, cần có ba yếu tố: lãnh thổ,dân tộc, và chánh quyền, cũng như ngày xưa, khi uy quyền của vua lan rộng đếnđâu thì lãnh thổ nới rộng đến đó. Thần dân tùy thuộc một triều đại chớ khôngtùy thuộc một lãnh thổ. Nơi nào dân không nộp thuế khóa, không triều cống phẩmvật, nơi đó xem như đất vô chủ.

Chân Lạp không phải là Phù Nam

Tất cả luận cứ như trên dựa vào tiền đề Chân Lạp là thừa kế toànbộ lãnh thổ của Phù Nam nếu căn cứ vào truyền thuyết thần thoại và cổ sử TrungQuốc mà Việt Nam sao chép lại (xem Lưong Ninh. Vương Quốc Phù Nam: lịch sử vàvăn hóa.- Hà Nội : Nhà XB Văn hóa, 2005)

Tuy nhiên, từ sau khi khám phá di tích Óc Eo năm 1944 bởi LouisMalleret cũng như nhiều khai quật cổ vật sau năm 1975 thực hiện bởi chánh phủViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu Pháp tại trường Viễn Đông Bác Cổcũng như các chuyên viên khảo cổ, văn minh học Việt Nam và thế giới đã hoàinghi hay bác bỏ luận thuyết cho là nước Chân Lạp là thừa kế nước Phù Nam cũ vìnhững lý do sau đây:

1- Về địa vực 

Nước Chân Lạp trải dài từ cao nguyên Korat, dọc lưu vực sôngChi, sông Mun, theo dãy Dangrek về phía đông đến vùng cao nguyên Champassak củaLào. Như vậy, lãnh thổ của Chân Lạp chỉ ở vùng trung lưu sông Mê Kông, khu vựcgần Biển Hồ trong khi nước Phù Nam cũ còn kéo dài xuống Nam Bộ đến Vịnh TháiLan.

2- Về văn hoá Phù Nam 

Những cuộc khai quật ở Óc Eo, Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa,Cạnh Đền, Mốp Văn (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp) v.v.… đã tìm thấy khoảng 20000 di vật gồm đủ các loại: rìu đá, đồ gốm, các tượng bằng gỗ, đá hay đồng;những hột lúa cổ; di cốt người, động vật; ngoải ra còn tìm thấy những dấu vếtkiến trúc cổ, mộ táng cổ, đặc biệt các đồng tiền La Mã có hình hoàng đếAntonious Pious và hoàng đế Marcus Aurelus, các đồng tiền hình vua Ba Tư, đồtrang sức bằng thủy tinh, đá quý…Tất cả các cổ vật nầy chứng tỏ văn hóa Óc Eocó một nền kinh tế rất phát triển, có quan hệ thương mại và văn hóa với vùngĐông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và vùng Địa Trung Hải. Điều nầy chứng minhPhù Nam là một quốc gia có truyền thống hàng hải và thương nghiệp trong khiChân Lạp chỉ phát triển ở vùng Biển Hồ lấy nông nghiệp làm chính yếu. Ngoài ra,về nhân chủng và tôn giáo, người Phù Nam là người gốc Nam đảo (Austronesian) vàtheo Ấn giáo (Hindu) trong khi người Chân Lạp là người gốc Nam Á(Austroasiatic) và theo Phật giáo. 

3- Về sinh hoạt và quần cư của người Miên ở vùng Thủy Chân Lạp sau thời kỳ PhùNam tan rã (sau thế kỷ thứ 7) 

Các sách sử Việt Nam, ngay cho sử Miên trong Chroniques royalesdu Cambodge không hề nhắc đến. Chỉ có sứ thần nhà Nguyên tên Chu Đạt Quan đếnviếng Vương quốc Angkor - Khmer trong 3 năm (1295-1297), và trong hồi ký"Chân Lạp phong thổ ký" đoạn mô tả vùng hạ lưu sông Mékong, ông viếtnhư sau: "Sau khi qua khỏi biên giới ở Chân Bồ (Chen Pu, tức Vũng Tàu hayBà Rịa) ta thấy mọi nơi um tùm các cây đan chen nhau trong khu rừng thấp, nhữngcửa sông rộng lớn của con sông (tức Mékong) chạy dài hàng trăm lí (1 lí = 77m), bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây leo quanh dài tạo thànhnhiều chỗ trú ẩn xum xê. Tiếng chim hót và tiếng thú vật kêu vang liên tục khắpnơi. Ở khoảng nửa đường trong chuyến đi vào từ cửa sông, thình lình ta mới thấyvùng đất mở ra với những cánh đồng hoang, không thấy có một gốc cây nào... Hàngtrăm, hàng ngàn trâu rừng tụ họp đầy bầy ăn cỏ trong vùng nầy…

Có hai loại người thổ dân ở rải rác: loại đầu là những ngườihiểu ngôn ngữ của xứ Chân Lạp, loại hai là những người sống hoang dã từ chốinền văn minh và không hiểu ngôn ngữ xứ sở Chân Lạp. Họ không có nhà cửa, dẫngia đình đi lang thang đội các bình thực phẩm bằng đất sét trên đầu…" (LêHương. Chân Lạp phong thổ ký- Saigon, 1973 tr. 60, 80; dịch từ Chou Ta-Quan.Notes on The Customs of Cambodia). 

Những thổ dân mà Chu Đạt Quan mô tả là những người Chân Lạp trốnchạy các cuộc ruồng bắt nô lệ trong thời kỳ xây đền Anglor, còn người sốnghoang dã là người Phù Nam cổ còn sống sót ở lại. Sau khi người Việt, người MinhHương đến khai khẩn lập làng xóm vào đầu thế kỷ 17, một số người Miên chạy trốnnhững cuộc nôi chiến ở vương triều và sát hại của quân Xiêm, họ theo sôngMékong và sông Vàm Cỏ đến vùng hạ lưu Mékong để sinh sống. Người Miên sinh hoạttheo lối da beo, tập trung trên các giồng đất cao để trồng lúa rẫy, tránh xangười Việt và người Minh Hương ở vùng đồng bằng trồng lúa nước. Đó là lý dogiải thích sự có mặt của người Miên tại những vùng đất kém phì nhiêu, xa trụcgiao thông tại Nam Kỳ như Trà Vinh, Sốc Trăng, Bạc Liêu hay vùng biên giới nhưChâu Đốc, Tây Ninh.

Tranh chấp ranh giới

Sau khi Pháp chiếm Cao Miên biến thành xứ bảo hộ (1863) và NamKỳ thành xứ thuộc địa (1867), Pháp xúc tiến việc ấn định đường ranh giới MiênViệt nhằm bảo vệ quyền lợi của Pháp tại 3 quốc gia trong Liên Bang Đông Dương(Việt, Miên, Lào) để ngăn chận sự xâm nhập của Xiêm do nước Anh chỉ huy từ xa.

Việc thành lập đường biên giới Việt-Miên bắt đầu bởi một Thỏaước sơ khởi (1870) và Thỏa ước thực thụ ký ngày 15-7-1873 giữa vua Miên NorodomI (trị vì 1860-1904) và Thống đốc Nam Kỳ Dupré. 

"…Biên giới giữa xứ Nam kỳ thuộc Pháp và Vương quốc CaoMiên sẽ được đánh dấu bằng các cột mốc, có đánh số ghi chú công dụng của cột.Tổng số cột mốc là 124. Cột số 1 sẽ được đặt ở điểm cực Đông của đường biêngiới và các cột kế tiếp sẽ tiến dần về hướng Tây theo thứ tự của các con số đến124. Điểm bắt đầu là cột số 1 đặt trên bờ con sông nhỏ Tonle-Tru, hướng chungcủa đường biên giới là đi về hướng Tây-Nam và đi ngang qua các làngSroc-Tun…."

"Arrangement conclu entre Sa Majesté le roi du Cambodge etle Contre-Amiral Gouverneur et Commandant en Chef en Cochinchine déterminantdéfinitivement la frontière entre le royaume du Cambodge et la Cochinchinefrançaise…

…La frontière entre la Cochinchine française et le royaume duCambodge sera marquée par des poteaux numérotés et portant une inscriptionindiquant leur objet. Le numéro 1 sera placé à l’extrémité Est de la frontièreet la gradation sera continuée vers l’Ouest dans l’ordre naturel des chiffresjusqu’au poteau 124. Le point de départ est la le poteau no.1 planté sur lebord de la petite rivière de Tonle-Tru, la direction générale de la frontièreest ensuite le Sud-Ouest et passée par les villages de Sroc-Tun…"

(Source: Bibliothèque nationale de France. Bulletin officiel del’Annam et du Tonkin, 1873.- p.435 (https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k1261881t/f3. item).

Thỏa ước năm 1873 nầy sau đó được sửa đổi, điều chỉnh bởi nhiềunghị định của Toàn Quyền Đông Dương năm 1898, 1899,1914, 1935, 1936.

Đường biên giới nầy, từ khi hình thành đến nay đã gặp nhiềutranh cãi, tranh chấp của Cao Miên về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên vùngđất Nam Kỳ. Trước hết phải khẳng định rằng luật pháp quốc gia (Việt, Miên) vàquốc tế đã thừa nhận đất Nam Kỳ đã là lãnh thổ của Việt Nam, nhưng thỉnh thoảngchính quyền Cao Miên vẫn đặt lại vấn đề đòi lãnh thổ và phủ nhận cơ sở pháp lýcác thỏa ước biên giới ký kết trong thời thuộc địa. Năm 1959, đại diện Cao Miêntại Liên Hiệp Quốc đã cho lưu hành một tài liệu tựa là: "Nam Kỳ, lãnh thổcủa người Khmer" trong đó Cao Miên nêu lên "không có bất cứ một vùnglãnh thổ Nam Kỳ nào là phần thưởng được trao cho người Annam bởi một quyết địnhmang tính quốc gia tối cao, cũng như không có cộng đồng quốc gia, hội quốcliên, hoặc một tổ chức pháp lý quốc tế nào thực hiện hành động như vậy".(Nguyễn Sĩ Tuấn. Các hiệp định biên giới VN-Campuchia).

Rõ ràng là Cao Miên ăn ngược nói ngạo, nhưng chính phủ Pháp,quốc gia đại diện cho Triều đình Huế đã phản bác luận điệu gian trá nầy vớinhững dẫn chứng như sau (tóm tắt)

- Cao Miên đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của VN trên đất NamKỳ khi ký kết các hiệp ước song phương và đa phương 

-  Hiệp ước Việt – Xiêm - Cao Miên (1845) 

Tháng 12-1845, ba quốc gia Việt, Xiêm và Cao Miên ký một hiệpước thừa nhận về mặt pháp lý Nam Kỳ thuộc về Việt Nam. Sau đó, hiệp ước 1846giữa Việt và Xiêm, với sự có mặt của Miên tái xác nhận vấn đề nầy. Raoul MarcJennar, trong luận văn tiến sĩ Les frontières du Cambodge contemporain đã xácđịnh hai văn kiện nầy có giá trị pháp lý quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trênđất Nam Kỳ trước khi người Pháp đến xâm chiếm.

- Hiệp ước Việt – Xiêm (1847) 

Năm 1847, hai nước Việt và Xiêm đã ký một hiệp ước với sự chứngkiến của vua Cao Miên là Ang Dương. Đây cũng là một văn bản mang tính pháp lýquốc tế khẳng định vùng đất Nam Kỳ thuộc chủ quyền Việt Nam trước khi Pháp sangxâm chiếm và đô hộ. Nội dung hiệp ước, theo các sử gia thì hiệp ước đã côngnhận Ang Dương là vua Cao Miên, nhưng Cao Miên nhận là chư hầu của hai nướcViệt và Xiêm; triều đình Huế phong vua Ang Dương làm Cao Miên Quốc vương, trảlại cho Cao Miên các quận chúa và hoàng tộc hay đại thần đã bị đem sang giữ ởViệt Nam và ngược lại, Cao Miên xác nhận các đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam.

- Hiệp ước Pháp – Tây Ban Nha – Việt Nam

Hiệp ước Pháp -Tây Ban Nha-Việt Nam (ký tại Sài Gòn ngày5-6-1862 tức là Hòa ước Nhâm Tuất) đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trênlãnh thổ Nam Kỳ. Điều 3 của bản hiệp ước quy định "chủ quyền đối với batỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cũng như Côn Đảo được chuyển nhượng hoàntoàn cho nước Pháp". Điều nầy mặc nhiên thừa nhận vùng đất này vốn là củaViệt trước khi bị “chuyển nhượng" vì theo nguyên tắc, chỉ có chủ nhân mớicó quyền “chuyển nhượng” cho một đối tượng khác.

Luật 49-733 trả Nam Kỳ cho Việt Nam 

Ngày 4 tháng 6 năm 1949, tại Toulon (Pháp), Tổng Thống PhápVincent Auriol, Thủ tướng Henri Queuille và Bộ Trưởng Lãnh thổ hải ngoại PaulCoste-Floret đã ký luật 49-733 trao trả đất Nam Kỳ lại cho Việt Nam.

Trước khi Pháp chuẩn bị trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam, Sihanoukgởi cho Chủ tịch Liên Hiệp Pháp ngày 2 tháng 4, 1969 bức thơ phản đối ranh giớiCao Miên với Nam Kỳ cho là do Pháp qui định dựa theo quyền lợi của Pháp tại NamKỳ.

Ngày 8/6/1949, Chánh phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu nầy củaSihanouk: "Về pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tínhcác cuộc đàm phán song phương với Cao Miên để sửa lại các đường biên giới củaNam Kỳ vì Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước năm 1862 và1874… Chính phủ Pháp cũng khẳng định rằng chính từ triều đình Huế mà Pháp nhậnđược toàn bộ miền Nam Việt Nam… Về pháp lý, Pháp có đủ cơ sở để thỏa thuận vớiHoàng đế Bảo Đại việc sửa đổi quy chế chính trị của Nam Kỳ"

Ngoài ra, chính phủ Pháp còn lưu ý Cao Miên "nên thận trọngvề luận thuyết cho rằng miền Tây Nam Kỳ vẫn còn phụ thuộc triều đình Khmer lúcPháp đến và Hà Tiên đã được đặt dưới quyền của Hoàng đế An Nam từ năm 1715 cũngnhư kinh nối Hà Tiên với Châu Đốc được đào theo lịnh của các quan An Nam từ nửathế kỷ trước khi chúng tôi đến…"

(Raoul Marc Jennar. Les frontières du Cambodge contemporain.-Paris : INALCO, 1998. p. 97 (Thèse de doctorat, catalogue Sudoc).

Cuộc phản kháng vẫn tiếp tục dai dẳng 

Sarin Chhrak, đồng chí quá khích của Sihanouk, trong luận ántiến sĩ Les frontières du Cambodge đã nêu lên một luận thuyết ngang ngược làhai thỏa ước biên giới năm 1870 và 1873 không có giá trị pháp lý vì vua Cao Miênđã bị chánh quyền bảo hộ Pháp ép ký, và Cao Miên hôm nay đã độc lập có quyềnxét lại các thỏa ước nầy. Luận thuyết nầy là một yêu sách mà người Miên thườngviện dẫn để đòi đất, đánh phá VN, nhưng các luật gia quốc tế đều bác bỏ chiếutheo nguyên tắc giữ nguyên trạng (Uti posideis). Nếu các quốc gia sau khi độclập đòi thay đổi biên giới theo ước muốn của mình thì thế giới sẽ hổnloạn. 

Cũng dựa vào tài liệu nầy của Chhak, dưới thời VNCH năm 1967,Sihanouk đã vẽ lại bản đồ của Miên, tuyên bố là vùng đất dọc theo biên giới từtỉnh Darlac xuống đến khu tả ngạn sông Bé, đến Thủ Dầu Một, toàn bộ tỉnh TâyNinh chạy dọc đến tỉnh Tân An và phía Tây của Hà Tiên là thuộc về đất Miên.

Sau chiên tranh Việt-Miên năm 1979, phong trào Khmer Khom đựợcphe Sam Rainsy (đối lập với phe thân Việt Cộng Hun Sen) hỗ trợ phát động chiếndịch đòi toàn bộ đất Nam Kỳ và dùng các cơ quan truyền thông để chống Việt Namtrên diễn đàn quốc tế bằng các vu khống. Họ nhắc lại âm mưu của Pháp trao trảNam Kỳ cho Việt Nam bằng đạo luật ngày 4 tháng 6 năm 1949 và cứ mỗi năm vàongày 4 tháng 6, họ tổ chức biểu tình khắp nơi trong nước và ngoài nước để đòiViệt nam trả đất. Để tạo hận thù, họ vu cáo những tội ác ghê rợn của VN nhưthiêu sống 10 000 người Miên năm 1945, giết hàng ngàn người Miên ở Trà Vinh,Vĩnh Long rồi thả xác trôi sông từ 1976 đến 1979, cấm sư sải Miên hành đạo...

Cuối cùng, cũng cần nói thêm là không phải chỉ riêng VN đượcMiên tặng đất mà Xiêm cũng được tặng đất và còn được tặng nhiều hơn. Những tỉnhChantaburi, Prachinburi, Xurin, Xixaket... ngày nay của Thái Lan trước kia làđất của Chân Lạp. Vì khiếp sợ Thái Lan hay vì cùng chủng tộc và tôn giáo, SarinChhrak và dân Miên ngậm câm mà chỉ chỉa mũi dùi vào Việt Nam.

Kết luận

Trên con đường Nam Tiến, dân tộc Việt Nam đã xóa mất nước ChiêmThành. Đó là một hành động thôn tính lãnh thổ và diệt chủng tàn bạo, là một tộiác mà khi nhắc đến, người Việt không có gì vinh quang để tự hào, mà trái lạiphải cúi đầu nhận tội. Nhưng đối với Cao Miên, người Việt không hề đánh chiếm đấtCao Miên, bởi lẽ cuộc khai quật các cổ vật của nền văn hóa Óc Eo do LouisMalleret thực hiện năm 1944 tại vùng núi Ba Thê (An Giang) và của chánh phủ VNtại các địa điểm khác trên Nam Bộ sau nầy đã chứng minh miền Châu thổ sông CửuLong và vùng Đồng Nai là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam cũ, đã hoang phế từsau khi Phù Nam tan rã, và người Việt, người Minh Hương cùng với người bản địatrong đó có người Miên đến khai khẩn trên vùng đất vô chủ đó.

Lẽ ra, sau năm 1944 là năm khai quật Óc Eo, Cao Miên đã phảihiểu lịch sử của đất nước mình để từ bỏ cái mặc cảm (tự tôn và tự ti) là ViệtNam đã cướp đất Thủy Chân Lạp, và như vậy không nên tổ chức cướp bóc, giết hạingười Việt (cáp duồn), đeo đuổi chính sách thù nghịch với Việt Nam Cộng Hòabằng cách tấn công quấy phá miền biên giới, trợ giúp Cộng Sản đánh chiếm MiềnNam. Càng trầm trọng hơn, Cao Miên còn tàn sát, kỳ thị Việt kiều đã là công dânsinh sống trên đất nước họ từ nhiều thế hệ và đến nay đã trở thành máu thịt củahọ cũng chỉ vì cái tâm thức thù hận truyền kiếp đối với người Việt. 

Tưởng cũng cần biết là chiến dịch "bài Việt" đã bắtđầu từ năm 1945 với chủ nghĩa dân tộc cực đoan của vua Norodom Sihanouk, ngườilãnh tụ tối cao của dân tộc Cao Miên. 

Là người quỹ quyệt và cao ngạo, trong 67 năm trên chính trường(1945-2012), Sihanouk đã đảm nhiệm không biết bao nhiêu chức vụ đến đổiGuinness đã liệt kê tên ông vào danh sách các chánh khách có nhiều chức vụnhứt, kể cả chức vụ cố vấn cho Khmer Rouge tàn sát dân Khmer. Sihanouk còn làmột nhà chánh trị thời cơ đã theo Pháp rồi chống Pháp, Mỹ, Việt Cộng, nhưng lạituyệt đối trung thành với Trung Cộng và Hàn Cộng, và đặc biệt thù nghịchVNCH. 

Để phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từ năm 1945, Sihanoukđã cấp 250 học bổng cho học sinh, sinh viên, đa số tốt nghiệp từ Lycée Sisowathsang Pháp du học tại Montpellier, Lyon… đặc biệt tập trung tại Paris. Đa số cácsinh viên nầy ngưỡng mộ Robespierre, nhà cách mạng Pháp và được tiếp cận, họctập chủ nghĩa Marx Lénine, để khi trở về nước trở thành những lãnh tụ các đảngphái, lãnh đạo guồng máy chính trị của Cao Miên trong nửa thế kỷ qua. Những tênkhát máu trong Đảng Khmer Rouge đã tàn sát hơn 1.5 triệu người Cao Miên đềuxuất thân từ cái "vườn ương cây Paris" nầy như Saloth Sar (Pol Pot,anh cả), Nuon Chea (anh Hai), Ieng Sary (anh Ba), Khieu Samphan (anh Tư), TaMok (anh Năm)... là những tội đồ diệt chủng của thế giới cận đại. (Paris,pépinière des Khmers Rouges. – Le Parisien, 18 avril 2015). 

Truyền thuyết và huyền thoại sai lầm của cổ sử, chánh sách chiađể trị các thuộc địa Đông Dương của Pháp, và bản chất gian tham, thù hận củaCao Miên đã khiến Cao Miên chìm đắm trong nhiều tai biến mà Việt Nam đôi khicũng bị vạ lây.

Đã đến lúc, tuy muộn màng, sự thật của lịch sử phải được phơibày. Sự thật là nước Chân Lạp không phải là nước Phù Nam cũ mà chỉ là một tiểuquốc trong Vương Quốc Phù Nam. Cho dù Cao Miên mạo nhận vùng đất còn lại củaPhù Nam để đặt tên là Thủy Chân Lạp, nhưng trong suốt hơn 10 thế kỷ, vươngtriều Cao Miên không hề đặt chân đến vùng đất hoang vu nầy. Sự kiện Cao Miêndâng tặng phần đất mạo nhận nầy cho chúa Nguyễn là một cử chỉ thần phục hay tạơn chúa Nguyễn đã giúp Cao Miên bảo vệ lãnh thổ của họ thường xuyên bị Xiêm Lađánh chiếm. Ngay đến hai ông tiến sĩ trong cái "lò" của Sihanouk,trong hai luận án cũng không nói đến chuyện Việt Nam đánh chiếm đất mà nói làlường gạt chiếm đất (Mak Phoen. Chroniques royales du Cambodge. - Paris: EFEO,1981 và Khin Sok.. Le Cambodge entre le Siam et le VN de 1775 à 1860 - Paris:EFEO, 1991).. 

Hiểu như vậy, người Việt Nam phải chấm dứt luận điệu tự tôn sailệch cũng như người Cao Miên phải từ bỏ sự lạm nhận gian trá vùng đất vô chủ đểchấm dứt vu cáo Việt Nam cướp đất Thủy Chân Lạp. Lịch sử trung thực là như vậyvà phải nói rõ như vậy cho người Việt Nam và người Cao Miên biết để hai nướclân bang tập sống chung trong hòa bình. Vả chăng, cả hai nước hiện nay đã cùngnằm chung trong cái rọ là chư hầu của Tàu thì nếu gây gổ nhau cũng chẳng nêncơm cháo gì chưa kể bị đàn anh trừng phạt vì tội gây rối. 


TẠISAO HAI NƯỚC CHIÊM THÀNH VÀ CHÂN LẠP BIẾN MẤT TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI ?.
Phan Hưng Nhơn
Gần đây trên một bài báo nọ, có người đã viết:  “công bằng mà nói thì dân tộc nào cũng có đầuóc thực dân cả, không nhiều thì ít, nhưng tôi nghĩ rằng thực dân Việt siêu hơnthực dân Pháp và Tàu nhiều, không tin ư ?. Thì Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã bị xóa trên bản đồ thế giới đó.”
Thật là một phát ngôn kém suy nghĩ, kém hiểu biết về lịchsử bang giao Việt – Chiêm, phụ hùa với những dư luận lỗi thời từng đổ lỗi chongười Việt Nam về sự suy thoái của nước Chiêm Thành.  Vì vậy, cũng nên tìm hiểu nguyên do suy thoáicủa nước Chiêm Thành thật sự từ đâu ?  Sởdĩ có dư luận đó, là do căn cứ trên hiện tượng người Việt Nam từ lưu vực sông Hồngđã dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng đất cũ của Chiêm Thành và đồng bằngsông Cửu Long.
SỰSUY THOÁI CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH
Người Việt nam gọi họ là Chàm.  Chiêm Thành là do người Hán đặt ra.  Người Chiêm Thành gồm nhiều sắc tộc khácnhau.  Mỗi sắc tộc lại bao gồm nhiều thịtộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau. Có hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno)sống ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và NghĩaBình ngày nay; vùng lãnh thổ họ có tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ10).  Còn thị tộc Cây Cau chiếm cứ vùnglãnh thổ mang tên là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu vực sông Đồng Nai do tậptục, lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xảy ra xô xát cácthị tộc nhỏ khác tuy sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giữđộc lập với nhau.  Tổ chức chánh quyềnkhông chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm Thành mầm mống chia rẽ vì sắc tộc đã cósẵn.  Thêm vào đó, giới thượng tầng tănglữ và qúy tộc tuy thiểu số lại điều khiển đa số dân chúng qúa nghèo khổ.  Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biểnhoặc làm hải tặc.
Khoảng năm  605, thịtộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai quản luôn vùng lãnh thổ Indrapura phía Bắccủa thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành.  Chánh quyền Chiêm Thành thường đem quân đi cướpbóc hoặc chinh quạt khắp nơi.  Trên mặtbiển, họ tổ chức những đoàn cướp biển.  Hải tặc Chiêm Thành một thời là mối hãihùng cho những thường thuyền qua lại ở biển Đông từ Nam Trung Hoa cho đến NamDương.  Suốt thời gian dài hải tặc ChiêmThành hùng cứ vùng biển Đông cho đến thời các nước phương Tây làm chủ Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương với những tàu bè lớn, trang bị súng ống tối tân ngăntrở hoạt động của những người sống nghề cướp biển với những hải thuyền nhỏ vớikhí giới thô sơ.

NGUYÊNNHÂN NGOẠI LAI
Các hải thuyền Chiêm Thành thường đi gây hấn nhiều nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước đemquân đánh trả.  Trung Hoa tuy ở xa nhưngcũng đã hai lần đến đánh Chiêm Thành vào các năm 605 và  1282.
Sẵn có lực lượng hải thuyền hùng mạnh, thương gia ChiêmThành buôn bán nhiều nơi khắp Đông Nam Á làm cho vương quốc Jawa chú ý vì bị cạnhtranh.  Người Jawa hai lần đánh cướpChiêm thành.  Một lần vào năm 774, ngườiJawa đánh chiếm và tàn phá thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và năm 787, họ đánh pháthị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hại cho dân chúng địa phương.  Sự bang giao giữa hai nước về sau thân hữuhơn vào cuối thế kyẻ thứ 9 sau các cuộc trao đổi viếng thăm giữa sứ bộ hai nướcvà nhất là sau khi vua Chiêm Thành Chế Mân lấy công chúa Tapani của vương quốcJawa.
CHIÊMTHÀNH VÀ NƯỚC CHÂN LẠP
Sau khi Phù Nam, nước lân bang phía nam Chiêm Thành bịChân Lạp sát nhập vào giữa thế kỷ thứ sáu, Chiêm Thành áp dụng lối ngoại giao mềmdẻo để ngừa hờ sự bành trướng của Chân Lạp. Hoàng thân Chiêm Thành Jadgaharm cưới công chúa Cavani con vua Chân LạpIcanavar-man.
Đến thế kỷ thứ 9, bang giao giữa hai nước ngày càng căngthẳng, năm 950 Chân Lạp đem quân đánh Chiêm Thành ở vùng Nha Trang, nhưng giữathời gian từ 1074 đến 1080, quân Chiêm lại xâm chiếm đến vùng Sambor (bắc NamVang).  Năm 1145, quân Chân Lạp phục thùđánh chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành.  Năm1177, vua Chiêm Thành Jaya Indra-Varman phái một đội chiến thuyền hùng hậu tiếnngược dòng sông Cửu Long đánh phá thành Angkor, giết vua Chân Lạp, nhưng sau đóphải thối binh vào năm 1181.  Năm 1190,Chiêm Thành lại tấn công Chân Lạp lần nữa, nhưng lần này quân Chân Lạp phảncông lại rồi tiến chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành, rồi chia nước Chiêm Thành làmhai tiểu quốc đặt dưới quyền đô hộ của Chân Lạp.  Năm 1192, hoàng thân Chiêm Thành Vidyanandanađánh đuổi được quân Chân Lạp, thống nhất trở lại được nước Chiêm Thành.  Đến năm 1203, vua Chân Lạp đem đại quân đánhchiếm Chiêm Thành và sát nhập Chiêm Thành vào lãnh thổ Chân Lạp.  Mãiđến năm 1220, dân Chiêm Thành mới có cơ hội độc lal65p nhờ Chận Lạp bận rộn đốiphó với Xiêm La (Thái Lan).
CHIÊMTHÀNH VÀ VIỆT NAM
Suốtthời gian dài Chiêm Thành thường hay quấy nhiều miền Nam nước Việt.  Năm 192, tướng Khi Liên của Chiêm Thành từngkéo quân đánh phá vùng Tường Lam phía Nam quận Nhật Nam.  Nhưng nước Việt suốt mấy thế kỷ vẫn phải chịuđựng vì mãi lo chống đỡ những cuộc xâm lăng của kẻ thù phương bắc (TàuHán).  Năm 982, sau khi chiến thắng quânxâm lược Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan hệ bang giao hòa bình và phái sứ gỉasang giao hiếu với quốc vương Chiêm Thành. Nhưng quốc vương Chiêm Thành vẫn giữ thái độ thù nghịch với triều Lê, bắtgiam sứ gỉa của Lê Hòan.  Do đó, Lê Hoànphải kéo quân tiến đánh thủ đô Indrapura (Đông Dương, thuộc tỉnh Quảng Nam ngàynay), đánh bại lực lượng quân sự của Chiêm Thành.  Sau khi hoàn thành thắng lợi đó, Lê Hoàn rútquân về nước.
Năm1069, Chiêm Thành lại liên kết với nhà Tống để đánh nước Nam, mộtđạo quân do Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh kinh thành Phật Thệtức Vijaya ở Bình Định.  Bắt được vuaChiêm Thành là Chế Củ định đem về Thăng Long để trừng phạt thì Chế Củ liền dângtặng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để cứu chuộc tự do cho bản thân.  Vua LýThánh Tông đánh Chiêm Thành chỉ có mục đích cần ổn định vùng lãnh thổ phía Namcủa Đại Việt để rảnh tay kháng chiến chống quân xâm lăng nhà Tống ở phương Bắc,chớ không có ý định chiếm đất của Chiêm Thành.  Chínhviệc Chế Củ dâng đất để chuộc tự do bản thân đã tạo tiền lệ cho các nhà lãnh đạoĐại Việt về sau có nhiều đòi hỏi hơn.
Đến thời Chế Mân, vua Chiêm Thành vì muốn cưới cho bằngđược công chúa Huyền Trân, đã hoàn toàn tự nguyện tặng hai châu Ô, Lý.  Vua Chế Mân từng cưới công chúa Tapani củaJawa, nay lại cưới thêm công chúa Huyền Trân vì muốn tính bảo đảm an ninh chotriều đại ông ta.
Nhưng suốt thời gian dài, Chiêm Thành vẫn luôn luôn là mốiđe dọa thường xuyên cho dân nước Việt, nhất là dưới thời Chế Bồng Nga, người đãbao lần đem quân uy hiếp ngay cả kinh đô Thăng Long.  Suốt30 năm lãnh đạo Chiêm Thành của Chế Bồng Nga, lãnh thổ Việt đã phải chiẹu baonhiều cảnh cướp phá hủy diệt !  Chonên sau này khi bị nước Việt trả đũa, Chiêm Thành bị mất đất đến vùngAmaravati.   Từ năm 1660, lợi dụng tìnhthế chưa ổn định của Nguyễn Hoàng mới vào miền Nam, Chiêm Thành gia tăng quấy phá, buộc lòng Nguyễn Hoàng pháiquân chống cự vượt đèo Cù Mông tiến chiếm Phú Yên, lập Phú Yên thành TrấnBiên.  Để tạo sự hòa hiếu với ChiêmThành, chúa Nguyễn Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đành gả con gái Nguyễn Phúc NgọcKhoa cho vua Porome vào năm 1631.
Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm đem quân đánh PhúYên.  Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần đưa quânvượt đèo Cả sang đánh.  Bà Thấm thua,dâng đất vùng Kauthara để xin hàng.  HiềnVương nhận rồi lập thành phủ Diên Khánh (trong đó có Nha Trang ngày nay).   Năm 1692, vua Chiêm Thành Bà Tranh đem quântấn công phủ Diên Khánh, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đếnkháng cự.  Qua năm sau, Cảnh bắt được BàTranh và giải về Phú Xuân.  Chúa NguyễnPhúc Tần lấy đất Chiêm Thành còn lại lập ra Phủ Thuận, nhưng vẫn bổ nhiệm ngườiChiêm như Kê Bà Tử, Ta Trà Viên cai trị Phủ Thuận.  Như thế đến thời này nước Chiêm Thành không còn nữa, tuyngười Chiêm vẫn còn một vùng đất tự trị ở Bình Thuận.  Đến thời vua Minh Mạng, hoàng thân Chiêm PoPhank To cai trị vùng tự trị này lại theo về phe với tổng trấn Gia Định là LêVăn Duyệt, nên bãi bỏ tổ chức hành chánh riêng của người Chiêm.
Đếnđây có thể hiểu vì đâu mà nước Chiêm Thành bị suy thoái.
1)    Giớilãnh đạo Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc quấy rối khắp nơi từ Việt Nam,Mã Lai, Chân Lạp, xem chiến tranh cướp bóc như một loại hình sinh hoạt kinh tế.  Đánh phá nước người ta thì sao khỏi bị chinhphạt trở lại.  Những cuộc chiến tranh nhưthế làm cho nước Chiêm Thành kiệt quệ. Tài sản quốc gia tập trung vào việc mua sắm vu khí, nuôi quân khiến nềnkinh tế quốc gia lụn bại, dân chúng càng nghèo khó.  Những cuộc chinh phạt trả đũa của các nướcnhư Việt Nam, Jawa, Chân Lạp càng tàn phá Chiêm Thành nặng nề.  Chiêm thành từng hai lần bị Chân Lạp đô hộ.
2)    Trênmặt biển, người Chiêm Thành tổ chức những đoàn hải tặc khiến một thời hải tặcChiêm Thành là mối hãi hùng cho những thương thuyền qua lại ở biển Đông.  Nhưng khi các nước phương Tây như Bồ, HoàLan, Anh đưa các thương thuyền lớn trang bị khí giới tối tân đã làm mất quyền lợicủa những nước sống bằng nghề cướp biển với những tàu nhỏ trang bị khí giới thôsơ như Chiêm Thành.  Chiêm Thành mất đi mộtnguồn lợi tức lớn.
3)    Nềnkinh tế của Chiêm Thành dựa trên căn bản ngoại thương.  Chiêm Thành có một đội hải thuyền đông đúc đểbuôn bán với các nước Mã Lai, các nước ở quần đảo Indonesia.  Nhưng từ cuối thế kỷ 16, tiếp theo sự sụp đổcủa các nước Hồi Giáo khối Indonesia và sự xuất hiện của các thương thuyền Tâyphương, nhất là của Hòa Lan và Bồ Đào Nha thì việc giao thương bằng đường biểncủa người Chiêm Thành lâm cảnh bế tắc.
4)    Khihai nguồn lợi tức chính là cướp bóc và giao thương bị bế tắc thì chỉ còn hy vọngvào nông nghiệp.  Nhưng từ xưa tới nay,Chiêm Thành không mấy chú ý đến ngành nông. Đất đai bỏ hoang không cày cấy. Trước đây vì thường đi gây hấn khắp nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước,nhất là Chân Lạp, Jawa, đem quân đến đánh trả đũa, thì cảnh cướp bóc tàn phá lạixảy ra ngay trên lãnh thổ Chiêm Thành. Các thánh địa Chiêm Thành bị tàn phá hủy hoại và cứ mỗi lần sau chiếntranh như thế, triều đình Chiêm Thành lại chỉ lo bắt dân tái dựng thánh địa thìcòn đâu người để lo gầy dựng nông nghiệp, nên người Chiêm Thành chỉ còn cứucánh sau cùng là cướp phá phần đất biên cương phía Nam của đất Việt, để rồi cứnhư thế tạo thêm những cuộc chinh phạt của người Việt.  Tại những vùng đất mà Chiêm  Thành đã dâng để cầu hòa, chúa Nguyễn đưa dânmình tới khai thác, mở mang cày cấy, sống hòa lẫn với dân Chiêm Thành nên họ ởlại rất đông vì ở đấy đời sống thiết thực được chăm lo, tổ chức xã thôn đượcxây dựng vững mạnh.  Sở dĩ được như thếvì các chúa Nguyễn cần xây dựng một hậu cứ vững chắc để chống các chúa Trịnh ởĐàng Ngoài.  Các chúa Nguyễn không muốntrong khi họ phải lo chống cự với chúa Trịnh mà người Chiêm liên tục tạo tìnhthế bất ổn thường xuyên ở biên giới phía Nam.
Nhưvậy đủ thấy rõ nguyên nhân suy thoái của Chiêm Thành tiềm ẩn trong tổ chức xã hộido tộc họ lãnh đạo Chiêm Thành và chính nhờ những suy thoái đó mà cuộc Nam tiếncủa người Việt phần nào dễ dàng hơn.
Về trường hợp nước Thủy ChânLạp cũng vậy.  năm 1658, chính vua NặcÔng Trấn đã dâng vùng đất hoang vu Bà Rịa, Biên Hòa..vv..  để nhờ chúa Nguyễn Phúc Chu làm hậu thuẫn đểchống với quân phản loạn trong nước và sự xâm lăng của Xiêm La (Thái Lan) trướcđó đã nhiều lần đánh phá Chân Lạp.  Xã hộiChân Lạp cũng giống như xã hội Chiêm Thành với một giai cấp lãnh đạo hiếu chiến chỉ biết giao thương và gây hấn,cướp bóc gây lợi nhuận riêng tư của tộc họ cầm quyền, lơ là với sinh hoạt củaquần chúng.  Do đó, khi giai cấp lãnh đạo suy thoái kéo theo sự suy thoái của nước Chân Lạpcũng như sự suy thoái của tộc họ lãnh đạo Chiêm thành kéo theo sự suy tàn củanước Chiêm Thành, chớ không phải nguyên nhân nào từ bên ngoài !!  Bởi chán nản hết hy vọng vào lớp lãnh đạo nhưthế mà ngày xưa ở những vùng đất dâng cho Việt nam để bù thiệt hại, dân Chàm phầnđông ở lại rất nhiều.  Bằng cớ là ngàynay người Chiêm Thành vẫn sinh sống ở miền Trung.  Các sắc tộc Chiêm như Churu, Ragla hoặcBanhar vẫn tồn tạo ở vùng Cao Nguyên nam Trung phần.  Tôn giáo, tập tục, văn hóa, thánh địa của ngườiChiêm vẫn được người Việt tôn trọng.  Chẳngnhững thế, văn hóa và văn minh Chiêm hội nhập nhiều vào văn hóa văn minh ngườiViệt về nhiều mặt như ngôn ngữ, âm nhạc, ca nhạc, những điệu múa cung đình hoặctrang phục.  Mảnh đất miền Trung ngày naynhư là quê hương chung của hai dân tộcChiêm -Việt đã hội nhập cùng nhau và không còn xa lạ với nhau nữa, vì sau thờigian dài bình đẳng sống chung với nhau, hiểu biết nhau hơn, họ đã xem nhau nhưĐỒNG BÀO !
Người ChiêmThành đã hiểu sự suy thoái của quê hương họ là do những mầm mống nội bộ, chớkhông phải do người Việt Nam gây ra !  Họ đã hiểu nếu không có sự hiện diện của ngườiViệt Nam, Chiêm Thành tất phải rơi như Mã Lai, Chân Lạp, Phi Luật Tân, NamDương vào tầm tay các nước thực dân Pháp bị đuổi khỏi Việt Nam.   Chúng đã cho tay sai kêu gọi người Chàm ở miềnTrung và người Thượng ở Cao Nguyên thuộc Hoàng Triều Cương Thổ nổi loạn để gâykhó khăn cho chính phủ Việt Nam, đồng bào Chiêm vẫn thờ ơ vì họ hiểu từ ngày hộinhập vào xã hội Việt, được đối đãi bình đẳng như đồng bào, họ có nhiều cơ hộithăng tiến hơn thời họ phải sống dưới chế độ qúy tộc và tăng lữ Chiêm.
Rất đáng tiếc là ngày nay cóít người Việt lại tự hào qúa đáng khi họ nói: “Bắc cự Trung Hoa, Nam cự ChiêmThành”, hoặc có nhiều người Việt kém hiểu biết, nói: “thực dân Việt siêu hơn thựcdân Pháp và thực dân Tàu”.  Họ không hiểuthực dân là dân các cường quốc đi xâm chiếm các nhược tiểu để vơ vét tài nguyêncác nước này, như thực dân Anh, Pháp từng chiếm cả lục địa Phi Châu, hoặc cùngvới thực dân Hòa Lan đã chiếm cứ Ấn Độ và Đông Nam Á.  NgườiViệt Nam đã tiến về Nam là do các vua Chàm Chế Mân và Chế Củ đã tạo ra tiền lệdâng đất để lấy vợ hoặc để chuộc tự do cho bản thân !  Những cuộc chinh phục của người Việt chỉ đểtrả đũa những cuộc gây hấn của chính quyền Chiêm  Thành, chỉ nới rộng một chút lãnh thổ gọi làbồi thường thì làm sao lại có thể nói là siêu hơn thực dân Pháp từng chiếm cứ cảlục địa Phi Châu, một phần Đông Nam Á và các hải đảo Thái Bình Dương, hoặc Tàutừ một nước Hoa Hạ nhỏ bé đã bành trướng xâm chiếm hàng trăm tiểu quốc lân bangđể thành một cuờng quốc rộng lớn như ngày nay và đang còn muốn xâm chiếm cả nướcViệt Nam của chúng ta nữa !
Những lời lẽ kém hiểu biếtnhư thế không nên có, vì chỉ gây sự phẫn nộ của người Chiêm và gây thêm mốichia rẽ giữa hai dân tộc, vô tình tiếp tay cho ước vọng của thực dân Pháp khichúng bị đuổi khỏi Việt Nam.

PHANHƯNG NHƠN







On Fri, Nov 22, 2019 at 12:34 AM Tran Ho TranHo1@yahoo.com [thaoluan9] <thaoluan9@yahoogroups.com> wrote:
 



BÊN TRỜI LẬN ĐẬN
(BÀI THỨ BA)
THẢO LUẬN TIẾP VẤN ĐỀ DÂN CHỦ
BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU
Thànhphố Westminster, Quận Cam, Hoa Kỳ.
Thứ5 ngày 21 tháng 11 năm 2019.
TônThất Sơn, bạn đồng môn Quốc Học thân mến,
Tôilấy cớ là người học trò Quốc Học để viết thư tâm tình với Thầy Lê Trọng Quát,vì Thầy đang vận động xin chữ ký đồng hương nhằm thỉnh cầu Tổng thống DonaldTrump giúp tái cứu xét Hiệp Định Paris năm 1973. Tôi dự định viết nhiều bài chongười Thầy từng là chứng nhân lịch sử, từng tham gia chính trường để trả lờicâu hỏi của Thiếu tá Không Quân Vũ Ngô Khánh Truật vì sao đất nước Việt Nammình ra nông nỗi nầy.
Nhưngbỗng nhiên, Sơn viết cho tôi một bức thư góp ý về vấn đề tôi phàn nàn Quốc DânĐảng tổ chức hội luận mà lại có cả đại diện đảng Việt Tân, một đảng thoát thaitừ một tổ chức lừa đảo, bịp bợm bị nhà báo khui ra sự thật thì sử dụng bạo lựcđể bịt miệng. Khi không còn có thể sử dụng bạo lực, thì dùng tiền lừa đảo để kiệnnhà báo hoặc thuê bọn đầu trâu mặt ngựa, vô giáo dục phun chất bẩn vào bất cứai đụng đến sự làm ăn bất chính của chúng nó. Tôi biết Sơn là một người yêu nước,khác với những ông bác sĩ chỉ biết chúi mũi làm ăn, rồi khi có tí tiền thì đikiếm danh; chứ không thực tâm vì danh dự của người Việt Nam. Có lòng với đất nước,dấn thân hoạt động là đúng, nhưng muốn đem nhiệt tình phục vụ quần chúng, nhàtranh đấu phải trang bị cho mình vốn liếng kiến thức để không hối tiếc vì mìnhtrót “trao duyên nhằm tướng cướp”. Sơn đã tham gia Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, Sơnđã tham gia Tập thể Chiến sĩ của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, rồi cuối cùng nhậnra mình lầm, đúng không? Vì vậy, bức thư Sơn góp ý cho tôi về vấn để tôi phànnàn cuộc hội thảo của Quốc Dân Đảng cần phải bàn cho rốt ráo nhằm mục đích hướngdẫn cho người có nhiệt tình khỏi bị hố.
Tôiđã thuật lại khi còn trẻ, non nớt về mặt nhận thức, tôi đã tham gia vào một đảngcó quá trình Chống Cộng nghiêm túc của nhà cách mạng Trương Tử Anh, nhưng lạikhông tìm hiểu vì sao đảng lại chống một vị Tổng thống được Hoa Kỳ giúp chặn đứngcuồng vọng xâm lăng của một tên tay sai Quốc tế có chủ trương biến con ngườithành sức vật.
Vừarồi, tôi viết cho Sơn một bức thư có tựa đề “DÂN CHỦ KHÔNG PHẢI LÀ LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN VIỆT NAM” để đưa raquan điểm của mình, khiến cho người trí thức có tấm lòng chân chính yêu nước phảiđộng não để mổ xẻ vấn đề tại vì sao đất nước mình ra nông nỗi này. Cái mà tôichờ đợi ở nơi người trí thức phải có tinh thần trách nhiệm với nòi giống, vớinon sông; chứ không phải tôi mong nhận được những lời khen ngợi có tính cách xãgiao. Nếu tất cả những nhà trí thức chân chính trùm chăn, thì nền Dân Chủ khôngbao giờ đến với nhân dân Việt Nam.
Theosự tự học hỏi của tôi, vốn dĩ Hoa Kỳ là một vùng đất hoang vu mà mau chóng trởthành Quốc gia lãnh đạo thế giới, là do những người có tinh thần tự do và có đứctin mạnh mẽ vào giáo lý Đức Chúa Trời để làm nền tảng xây dựng Quốc Gia. Giáolý Đức Chúa Trời sản sinh ra một lớp người đạo đức, có tinh thần yêu nước nồngnàn thì mới  xây lên được một chế độ côngbằng, dân chủ, văn minh. Hoa Kỳ bá chủ thế giới không giống như vó ngựa củaThành Cát Tư Hãn đi đến đâu, cỏ nơi đó không thể mọc.
NướcMỹ bị Đế Quốc Anh đô hộ, nhà cách mạng George Washington lãnh đạo cuộc khángchiến chống lại Thực dân giành Độc Lập thành công. Những phụ tá của ông đề nghịông lên ngôi Vua để ngang hàng với Vua nước Anh, nhưng ông từ chối. Ông muốnxây dựng nền Cộng Hòa trên xứ sở này. Sau hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, những cộngsự viên của ông đề nghị ông làm Tổng thống mãn đời, nhưng ông từ chối. Ông nói:“Một người dù tài ba lỗi lạc đến thế nào, thì sau 8 năm cầm quyền cũng khôngcòn sáng kiến và năng lực để phục vụ nữa”. Thế là sau Tổng thống GeorgeWashington, những vị Tổng thống kế tục đều giữ chức hai nhiệm kỳ. Cho tới khi Tổngthống Franklin D. Roosevelt nại cớ Chiến tranh Thế giới II chưa chấm dứt, tiếptục tranh cử Tổng thống thêm hai nhiệm kỳ nữa, thì Quốc Hội mới viết Tu ChínhAn giới hạn Tổng thống hai nhiệm kỳ.
HiếnPháp Hoa Kỳ dựa trên nền tảng của Thánh kinh để viết ra. Hoa Kỳ may mắn có vị Tổngthống không tham quyền cố vị, vì ý thức “quyền lực sinh ra tham nhũng (powercorrupts). Điều tôi muốn nói là dù có một Hiến Pháp Dân chủ, nhân bản, nhưng gặpphải một nhà lãnh đạo không lương thiện thì nền Dân Chủ đó trở thành trò hề.
Bằngcớ cho ta thấy hiện nay nền Dân Chủ nước Mỹ đang gặp cơn khủng hoảng, vì nhữngnhà lãnh đạo chính trị trong đảng Dân Chủ rời xa giáo lý Thiên Chúa. Họ cổ súyphá thai và đồng tính luyến ái, cộng với xu hướng Xã hội Chủ nghĩa đòi mở toangbiên giới mà không cần biết sự tồn vong của Quốc gia. Là nạn nhân Xã hội Chủnghĩa, chúng ta thấy rõ hơn ai hết, Cộng sản là một tôn giáo của loài yêu tinh,ma quỷ. Nếu Hoa Kỳ trở thành một quốc gia Xã Hội Chủ nghĩa, thì thế giới sẽ bịTrung Cộng thống trị ngay!
Khiđem chủ nghĩa hay ý thức hệ vào việc cai trị thì nó sẽ trở nên độc tài toàn trị.Nên nhớ độc tài toàn trị (totalitarianism) hay chuyên chính khác với độc tài(dictatorship). Độc tài chuyên chính cấm ngăn toàn diện mọi mặt của đời sống, kểcả tôn giáo. Còn độc tài chỉ hạn chế một số quyền công dân, nhưng không biếncon người thành súc vật. Trong những buổi huấn luyện đoàn viên, tôi thường giảngcho anh em trong Tổ Chức hiểu rằng Tư Bản (Capitalism) không phải là Chủ Nghĩa,vì nó không đề ra nhân sinh quan, vũ trụ quan để cưỡng bách mọi người phải tuântheo. Tư Bản là một Chủ Thuyết (Theory) Kinh tế với chủ trương Thị trường Tự do.Cộng Sản ngụy biện, chúng bịa ra cái gọi là Kinh tế Thị trường Định hướng Xã hộiChủ nghĩa, một thứ luận điệu của những thằng lãnh đạo ngu dốt quen thói lừa bịpdân đen. Trí thức nào phản đối, chúng khớp mỏ.
Độctài của Lý Quang Diệu là có mục đích khép quần chúng vào kỷ luật, giáo dục ý thứctrách nhiệm Cộng Đồng nhằm đưa Singapore tiến tới Dân Chủ. Tương tự như thế, nhàđộc tài Phác Chính Hy đã đưa Nam Hàn tiến đến nền Dân Chủ hôm nay.
Chủnghĩa đề ra nhân sinh quan, vũ trụ quan giống như tôn giáo. Mà đã là tôn giáothì phải nhất nguyên; chứ không thể là nhị nguyên hay đa nguyên. Một ngườikhông thể vừa là Thiên Chúa giáo, vừa là Phật giáo. Cộng sản là một tôn giáo củaQuỷ sứ, Ma vương vì nó rao giảng những tín điều cao quý, nhưng khi thực hànhthì hết sức man rợ, tồi bại. Cộng sản lấy phương châm “Cứu cánh biện minh phương tiện” để hành động. là một minh chứng rõrệt. Tức là dù vô đạo đức, phi nhân tính đến thế nào bất kể, miễn là đạt được mụcđích. Và cái mục đích của nó là đoạt quyền thống trị toàn diện để biến CON NGƯỜI thành SÚC VẬT. Do đó, Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh mới sử dụng câu nói “Cởitrói văn nghệ sĩ” trong cái khẩu hiệu “ĐỔIMỚI HAY LÀ CHẾT”, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì trói lại. Người mà bị  trói là súc vật, chứ còn gì nữa?
Tôicó một cô cháu ở Paris, con ông anh ruột, gửi cho tôi một email như sau: “Từnay, chú đừng bao giờ gửi cho cháu những bài chính trị của chú nữa. Cháu thôngcảm những ông lính như chú còn mang mặc cảm hận thù, nên không thể thoát ra khỏicái quá khứ chiến tranh”. Đọc xong cái email, tôi buồn suốt một ngày, vì đó làcô cháu tài hoa mà tôi rất thương yêu, từng bế bồng nó lúc nhỏ và nó vượt biểntrốn chạy Việt Cộng.
Tôibiết phần lớn tuổi trẻ ở Âu châu đều mắc phải căn bệnh “liberal”, lại thêm tinhthần Chống Mỹ, nên giọng văn của cô cháu gái mới phũ phàng với tôi đến như vậy.
Tôilại còn có cô cháu khác ở London, con cựu Thủ tướng Phan Huy Quát  nhà báo Lê Phan  cũng lây căn bệnh “socialist”, mặc dầu có Bố là Chủ tịch Á châuChống Cộng (thay ông Cốc Chính Cương người Đài Loan) và chết một cách nhục nhãtrong tù Việt Cộng. Một hôm, bà chị tôi em ruột Hùm Xám Đặng văn Việt  gọiđiện thoại cho tôi biết cháu Lê Phan đang ở Quận Cam. Bà cho tôi số điện thoạicủa cháu và dặn “Chú gọi cho cháu để Cậu Cháu gặp nhau”. Tôi vâng lời, gọi chocháu Lê Phan nhiều lần, khẩn khoản mời cháu đến nhà ăn một bữa cơm gia đình đạmbạc. Cháu hứa khi xong phận sự với tờ báo Người Việt thì cháu đến, nhưng khôngbao giờ cháu đến, vì cháu biết tôi ủng hộ Tổng thống Donald J. Trump, một lãnhtụ Chống Cộng, nhưng cháu tôi ghét thậm tệ!
BạnTôn Thất Sơn, đồng mông Quốc Học thân mến,
Làmột cựu chiến sĩ, miệt mài với sứ mệnh giành Tự do Dân chủ cho đồng bào suốt mấychục năm, tôi không đau đớn làm sao được, khi có hai cô cháu mà mình hết sứcthương yêu, hết sức quý mến, hết sức kỳ vọng vì một cô hoạt động trong ngànhtruyền thông, có Ông Ngoại (Thượng thư Đặng văn Hướng, Bộ trưởng trong Chính phủLiên Hiệp của Hồ Chí Minh, bị đấu tố cho đến chết vào năm 1952 trong Cải CáchRuộng Đất, có Cha là Thủ tướng Phan Huy Quát bị Việt Cộng giết dần giết mòntrong tù) và một cô cháu có hai ông bác ruột (tức là hai anh ruột tôi) bị ViệtCộng thanh toán tại Đông Dương Đại Học Xá trong cái gọi là Chiến dịch Ôn Như Hầudo Võ Nguyên Giáp chỉ huy, mà bây giờ cả hai đoạn tuyệt với Cậu, với Chú chỉ vìtôi ủng hộ Tổng thống Donald Trump, một vị lãnh tụ quyết tâm xóa số Chủ nghĩa CộngSản. Làm sao tôi có thể giải thích cho hữu lý để thỏa đáng nỗi thắc mắc củamình, ngoài quy luật NHÂN QUẢ từ tổtiên để lại?
Kỹsư Nguyễn Gia Kiểng ở Pháp, tác giả cuốn TổQuốc Ăn Năn, cũng chạy theo luận điệu của bọn nhà báo tả khuynh để miệt thịTổng thống Donald Trump thì mong gì nơi hạng trí thức tranh đấu Dân Chủ ĐaNguyên? Tối thiểu kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng phải hiểu tham vọng bá chủ hoàn cầu củaTrung Cộng thông qua kỹ thuật ăn cắp, hối lộ để khuynh đảo thế giới nhằm tiến tớinền độc tài toàn trị, là thảm họa. Khi Trung Cộng vượt qua Mỹ thì cả thế giới đềubị thống trị; chứ đâu chỉ riêng có Hoa Kỳ?
*
Từkhi còn chiến đấu trên mảnh đất Miền Nam, tôi luôn tự hỏi tại sao dân tộc mìnhphải chịu nỗi bất hạnh của chiến tranh huynh đệ tương tàn dai dẳng, trong khicác nước chung quanh như Thái, Mã Lai, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân thì được hưởngthái bình thịnh tri? Tại sao các con cháu cùng một mẹ mà chém giết lẫn nhau mộtcách man rợ, kinh hồn như thế này? Tại sao “Gia tài của Mẹ để lại cho con một bọn laicăng, một lũ bội tình” như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ai oán?
Tôibèn nghĩ tới LUẬT NHÂN QUẢ như lờiPhật dạy hay lời truyền “Đời cha ăn mặn,đời con khát nước” của tiền nhân. Phải chăng tại vì tổ tiên chúng ta đãdùng nhiều biện pháp thâm hiểm, độc địa, tàn ác để tiêu diệt cả dân tộc Chàm? Bởivì làm thế nào giải thích cho được những con người thông minh nhất, tài giỏi nhấtcủa Đất Nước lại đi tôn thờ một tôn giáo ma quỷ không cần che giấu chủ trương “Vô gia đình – Vô Tổ quốc – Vô Tôn giáo” vàkhẩu hiệu “Trí phú địa hào – Đào tận gốc,trốc tận rễ” ?
Khiđọc mẩu chuyện của thầy Lê Tuyên Giáo sư Đại học Huế – thuật lại cuộcdu ngoạn tại nước Tây Ban Nha, thì có một vị Linh mục chưa hề quen biết, thuộcdòng Thánh Matthew, khuyên các người Việt Nam đừng trở về nước, bởi vì nước ViệtNam đã bị mất vào tay dân tộc mà tổ tiên các ông đã tiêu diệt họ. Dĩ nhiên mọingười trong phái đoàn cho rằng lời tiết lộ của Linh mục là nhảm nhí, không đángtin, vì nước Việt Nam lúc bấy giờ đã có nền Cộng Hòa được hơn 50 quốc gia trênthế giới nhìn nhận. Ngay cả ở đoạn cuối câu chuyện với du khách, vị Linh mục đãđọc cho phái đoàn nghe một câu Kiều của Nguyễn Du “Nghiệp duyên cân lại, nhắc đicòn nhiều”, mặc dầu vị Linh mục chưa từng học tiếng Việt, nhưng mọi ngườicũng không tin lời tiết lộ của vị Linh mục nói nước Việt Nam không còn nữa!
Tôitin thầy Lê Tuyên không có lý do gì để phịa câu chuyện đi thăm ngôi giáo đường ởTây Ban Nha, gặp vị Linh mục nói cho biết nước Việt Nam đã mất.
Lạithêm, tôi đọc cuốn tự truyện của nhà văn Trần Thị Bông Giấy thuật lại câu chuyệntình của bà: Bông Giấy có người bạn tình đầu tiên tên là Thuận văn Chàng gốcChàm, sinh viên sĩ quan Võ bị Đà Lạt. Chàng thổ lộ giấc mộng của mình sau khira trường, sẽ gia nhập Nhảy Dù, đánh giặc thật hăng để mau lên Tướng, hòng lấylại Đất Nước Chàm về cho nòi giống mình. Rõ ràng người Chàm vẫn còn nuôi giấc mộngphục quốc.
Tôiđã mơ hồ tự hỏi phải chăng Tổng thống Nguyễn văn Thiệu sinh trưởng ở Phan Ranglà hậu thân người Chàm thể hiện hoài bão của anh sĩ quan Nhảy Dù Thuận vănChàng?
Càngngày tôi càng nhận thấy sự tin tưởng sở dĩ Đất Nước mình ra nông nỗi này là dosự nguyền rủa của oan hồn dân Chàm. Có độc giả đã phản bác rằng nhiều nước trênthế giới cũng từng tiêu diệt dân tộc khác, chứ đâu phải chỉ có tổ tiên mình.Tôi không cãi, vì trong vấn đề tâm linh, tôi không đủ kiến thức để luận giải. NếuSơn hoặc có ai đó có thể giải thích hữu lý hơn vì đâu Nước Non mình ra nông nỗinày, tôi xin lắng nghe.
Tôichỉ nhìn những hiện tượng xảy ra cho nước mình mà suy đoán lời thông báo của vịLinh mục chưa từng biết nước Việt Nam mình ở phương hướng nào, mà nói với thầyLê Tuyên nước mình đã mất và thêm vào mẩu chuyện của nhà văn Trần Thị Bông Giấykể, càng củng cố niềm tin của tôi. Độc giả đồng ý hay không đồng ý, tin haykhông tin, không quan trọng, những sự kiện đã xảy ra và đang xảy ra thì rõ ràngcó hiện tượng quỷ ám đã và đang đè nặng trên dân tộc mình.
Oanhồn của người Chàm nguyền rủa dân ta phải bị như thế này:
·      Ta sẽ làm choDân tộc Việt Nam các ngươi phải thờ lạy một người Tàu làm Cha Già. Lăng mộ củangười Tàu đó sẽ là hòn đá tảng khiến cho Dân Tộc các ngươi không thể ngóc đầu dậyđược. Còn các Chùa sẽ rước tượng người Tàu đó vào ngồi ngang hàng với Phật. Sưsãi là Công An, Mật Vụ trá hình.
·      Ta sẽ làm cho nhữngnhà thông thái nhất của các ngươi trở nên ngu si, cúi rạp mình thờ một Tôn giáocủa Quỷ. Chúng sẽ đi rao giảng tín điều của Quỷ. Kẻ nào không tin, sẽ bị chúngchôn sống hoặc bị chúng chặt ra làm nhiều mảnh.
·      Ta sẽ làm chocha mẹ, anh em, vợ chồng các ngươi đấu tố lẫn nhau, rồi giết hại nhau một cáchtàn khốc. Các ngươi sẽ đi xin khí giới của nước ngoài về giết hại lẫn nhau. Thếgiới Tự do sẽ đứng về phía bọn xâm lăng và kết tội phía tự vệ. Các ngươi sẽ phảnbội nhau, vu khống, chụp mũ, bôi nhọ nhau để cho nhân loại khinh bỉ một dân tộcluôn luôn tự hào về một nòi giống có bốn ngàn năm Văn Hiến. Rồi các ngươi sẽ bịtống giam vào các trại tập trung để cho đứa con nít hành hạ!
·      Ta sẽ làm chocác bậc anh hùng, ái quốc của các ngươi bị chà đạp và phải chết một cách nhụcnhã, những đứa bán nước, phản dân sẽ được thờ lạy, tôn vinh.
·      Ta sẽ làm cho mảnhđất xinh đẹp của các ngươi biến thành địa ngục, dân các ngươi phải liều mình ùara biển cho bão táp dập vùi hay xuyên rừng sâu cho thú dữ xé thịt.
·      Dù đã thoát rakhỏi ngục tù Việt Cộng, đến được Đất Nước tự do, các người vẫn còn bị bọn thảokhấu hăm dọa mạng sống hay bị bọn thảo khấu mạ lỵ.
Bạn đồng môn Quốc Học Tôn Thất Sơn thân mến,
Sự kiện Trí Quang mới chết càng làm cho tôi thấy hiệntượng quỷ ám càng rõ nét. Cao Huy Thuần và Thái thị Kim Lan đều là người gốc Huế,có bằng Tiến sĩ, tức là thành phần có học, chắc chắn họ có đủ kiến thức để nhậnra Trí Quang là một tên Việt Cộng đội lốt Thầy Chùa, lợi dụng Phật Giáo để tiếptay với quân xâm lược Cộng Sản Bắc Việt thôn tính Miền Nam. Tại sao họ có thểthương khóc một tên giặc giống như Tố Hữu khóc Staline một cách bỉ ổi và đốn mạtnhư thế? Tố Hữu đã chết, ngay cả những người cộng sản cũng cảm thấy ghê tởm cáitư cách nịnh bợ một cách đáng khinh. Chắc chắn bọn Cao Huy Thuần, Thái thị KimLan cũng biết sự ca ngợi Trí Quang của chúng cũng sẽ lưu lại vết dơ đời đời chodòng họ, tổ tiên chúng nó. Thế mà chúng nó vẫn nói những lời tán tụng trơ trẽn,thì tôi nghĩ rằng chúng nó đều bị quỷ ám! Lại thêm cái ông cư sĩ Võ văn Ái đemsử gia Muller và Bộ trưởng Ngoại giao Albright để “chộ” thiên hạ, tôi xin nóithẳng Võ văn Ái đúng là một tên hoạt đầu chính trị, hết tôn vinh Hộ Giác làmTăng thống Hải ngoai đến Hòa thượng Chánh Lạc (một nhà sư bị Tòa án Hoa Kỳ phạtvì cái tội dâm ô với phụ nữ) làm lãnh tụ. Thảo nào hai anh em nhà Viên Lý, ViênHuy trụ trì Chùa Điều Ngự chửi cho cũng phải. Toàn là một lũ buôn thần bánthánh!
ViệtCộng thờ tôn giáo của Quỷ, nên chúng mang tượng của một thằng Tàu vào thờ trongChùa. Việt Cộng xuất cảng Ni, Sư ra khắp thế giới để làm trụ trì. Tôi đã chứngminh với những Phật tử rằng các trụ trì phần lớn ở tuổi con cháu chúng ta,nhưng con cháu chúng ta đâu có đi tu nhiều như thế mà làm trụ trì hầu hết cácChùa trên thế giới? Tất nhiên các trụ trì đó phải được xuất cảng từ trong nước.Nên nhớ bọn Việt Cộng có kế hoạch gửi Công An sang các nước như Tích Lan, Ấn Độ,Népal học giáo lý Phật giáo để làm Thầy Chùa biết cách ru hồn tín hữu mê muội;chứ không phải loại gà mờ chính trị như các chú tiểu con nhà nghèo được cha mẹgửi vô Chùa tu cho đỡ tốn cơm nhà.
Hầuhết các Phật tử mà tôi quen biết đều nhìn nhận lập luận của tôi là đúng, ngoạitrừ một số cuồng Đạo Phật, không chịu mở mắt như Cao Huy Thuần mới coi TríQuang là Cha Đẻ của mình! Cao Huy Thuần hãy để cho Thầy Tuệ Sĩ tôn Trí Quanglàm Cha Đẻ là đủ rồi! Cao Huy Thuần, Thái thị Kim Lan và Võ văn Ái đều là một bọntà ma ngoại đạo; chứ chẳng Phật giáo gì cả! Chúng được cơ quan truyền thôngthân Việt Cộng phỏng vấn, đăng bài thì càng cho ta thấy rõ sự toa rập của quỷ sứ!
Nhiềuvị Phật tử mang cấp bậc Trung tá, Đại tá nói với tôi: “Những gì anh nói về sưQuốc doanh đều đúng cả. Nhưng bây giờ chúng mình già rồi, cần tìm đến một nơithiêng liêng để lạy Phật; còn ai làm điều sai thì người đó có tội với Phật!” Tôiphải nhắc cho các ông sĩ quan cấp tá rằng Cộng sản vô thần, chúng đâu có tinvào luật nhân quả để tránh làm điều phi đạo đức, vô luân thường? Đức Phật tinhtấn, đời nào Ngài có mặt tại những nơi buôn thần bán thánh? Các anh hãy tìm đọccuốn “Hành Trình Về Phương Đông” của Nguyên Phong Hồ Hiếu để biết Chùa nào nguynga lộng lẫy thì Chùa ấy không có Phật. Vì nghe sự chống chế của các ông cựu Trungtá, Đại tá Việt Nam Cộng Hòa như vậy, nên tôi mới viết cho Sơn bức thư có tựa đề“DÂN CHỦ KHÔNG PHẢI LỜI GIẢI CHO BÀITOÁN VIỆT NAM” để các nhà trí thức phải thấy trách nhiệm khai dân trí là vôcùng quan trọng. Đừng họp nhau làm các cuộc hội thảo vô bổ, có tính cách trìnhdiễn, rồi ai về nhà nấy đắp chăn nằm ngủ, coi những sự tán dương một tên Việt Cộngđội lốt Thầy Chùa là không gây ảnh hưởng xấu nơi giới trẻ.
Nhiềuanh em trong các đoàn thể đấu tranh như Đại Việt, Quốc Dân Đảng bất bình vớitôi, vì tôi nói thẳng. Anh em chỉ biết bất bình nhưng không đưa ra lý lẽ để phảnbác lập luận của tôi, mà đòi đấu tranh với kẻ thù luôn luôn ngoa ngôn, ngụy biệnthì trước sau gì nòi giống Việt Nam sẽ không còn trên mặt địa cầu là hiểnnhiên.
Xinnhắc cho Sơn và những ai đang ấp ủ hoài bão đấu tranh cho Việt Nam Tự Do Dân Chủthì phải thấy đảng Việt Tân, con đẻ của Măt Trận Kháng Chiến Lừa Đảo của HoàngCơ Minh, đang bị Việt Cộng dùng làm tay sai để chế ngự Cộng Đồng Tị Nạn Cộng Sảnkhắp nơi trên thế giới. Việt Tân thoát thai từ Mặt Trận Lừa Bịp, nên những đầulĩnh của Việt Tân không thể công khai biện minh họ có chính nghĩa. Việt Tân chỉdùng bọn đầu đường xó chợ, vô giáo dục, phun ra những lời thô tục, nhớp nhúa đểcho người ngoại quốc khinh bỉ nòi giống Việt Nam. Đó là một âm mưu của Việt Cộngđể cho cả thế giới nghĩ rằng Quốc hay Cộng đều hủi như nhau!
ViệtCộng không những bán nước cho Trung Cộng mà thôi. Việt Cộng còn có âm mưu tiêudiệt nòi giống Việt Nam bằng những biện pháp tiêu diệt nhân cách của nhân dân,khiến cho từ trên xuống dưới không còn ai biết xấu hổ, biết nhục.
Dođó ở Hải ngoại, không bị Việt Cộng dùng bạo lực trấn áp, người trí thức phải chốnglại tay sai Việt Cộng thì mới đào tạo thế hệ tương lai cho nòi giống xứng đángvới danh nghĩa “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Nhược bằng trí thức hèn hạ thì bị bọnViệt Tân  tay sai Việt Cộng  khống chế, để cho Cộng Đồng chỉ còn mộtlũ lưu manh làm đại diện!
Thưsau, tôi sẽ dẫn chứng những sự kiện để cho Sơn và mọi người thấy rằng tình trạngsa sút của người Việt Nam hiện nay là vì bị quỷ ám!
Thânái,
BằngPhong Đặng văn Âu, bạn đồng môn Quốc Học của Sơn.
Telephone:714 – 276 – 5600 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét