Bức Tường Berlin sụp đổ: Chủ nghĩa cộng sản đã tự sát!
Thụy My
Người dân Đông Berlin tràn qua gặp người Tây Berlin ở Potsdamer Platz sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ngày 12/11/1989.REUTERS/Wolfgang Rattay/File Photo
Cách đây đúng 30 năm, ngày 09/11/1989, bức tường Berlin chia cắt Đông Đức và Tây Đức đã sụp đổ - một sự kiện lớn của thế kỷ 20. Tất cả các tuần báo Pháp đều dành những hồ sơ được chuẩn bị công phu cho chủ đề này.
Hồ sơ 10 trang của Le Point mang tựa đề « Bức tường sụp đổ, Lịch sử bất ngờ ». Tờ báo đăng ảnh một thanh niên Tây Đức hôm 10/11/1989 bất chấp lực lượng biên phòng Đông Đức, đã leo lên bức tường giăng lá cờ lớn ba màu đen, đỏ, vàng của Cộng hòa Liên bang Đức. Đó là hồi kết của chiến tranh lạnh và khởi đầu cho việc thống nhất nước Đức.
Courrier International chạy tựa trang nhất « Berlin, thành phố độc đáo », dành 12 trang báo để nói về sự khác biệt của thủ đô nước Đức, 30 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tờ báo dịch lại tờ Tagesspiegel, cho rằng Berlin là một thành phố không ngừng chuyển động, Berliner Zeitung đến thăm trụ sở của Neues Deutschland (Nước Đức Mới), tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Đức trước đây, nay trở thành trụ sở của nhiều tổ chức. Một ngạc nhiên lớn : một trong những khách sạn giá rẻ dành cho thanh niên nổi tiếng nhất lại nằm trong khuôn viên đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin.
L’Express dành đến 26 trang với tựa lớn trang bìa « Bức tường Berlin, Châu Âu 30 năm sau », trên nền đỏ với những bức hình đen trắng cắt ghép : nụ hôn, dòng người hân hoan chen chúc trên « bức tường ô nhục » nổi tiếng. Tuần báo Pháp dẫn người đọc « Đi tìm bức tường đã mất », đến một « Berlin không ngừng sáng tạo », « Hungary, ngày mà bức màn sắt rốt cuộc đã bị xé toạc », cùng với các bài phỏng vấn một nhân vật thân cận ông Gorbatchev, cựu tổng thống Ba Lan Kwasniewski, chuyên gia, nhà sử học, nhà báo…
Riêng L’Obs ra số đặc biệt với phụ trương 48 trang về bức tường Berlin gồm ba nhóm bài. « Một khối bị rạn vỡ » gồm những bài báo từ năm 1980 đến 1989, kể lại « Những ngày êm ả ở Đông Berlin », « Những đêm trắng tại Vacxava », và bài phỏng vấn nhà biên kịch Vaclav Havel, sau này trở thành tổng thống Cộng hòa Séc. « Bức tường sụp đổ » lần lượt nói về Mùa xuân Leipzig, Cuộc gặp gỡ những người anh em nghèo khó bên Đông, và thuật lạiMười sáu ngày đã làm thay đổi thế giới. Cuối cùng là « Một thế giới cần tái thiết » : « Lời vĩnh biệt một thế kỷ », « Những kẻ thù lâu đời của tự do », « Tính cách cá nhân của các nhà lãnh đạo mang tính quyết định ».
Cuộc sống sau bức màn sắt
Trong thời gian Liên Xô thống trị khối Đông Âu, các phóng viên của L’Obs, thời đó còn mang tên Le Nouvel Observateur, đã nhiều lần đến vùng đất « Phương Tây bị bắt cóc » - theo Milan Kundera – để tường thuật cuộc sống hàng ngày của người dân sau bức màn sắt.
Chẳng hạn Ba Lan, với ác mộng ban ngày và những giấc mơ đẹp ban đêm. Trong ngày, người dân xếp hàng trước những cửa hàng quốc doanh. Riêng hệ thống Pewex chỉ nhận ngoại tệ, tại đây có thể mua thuốc lá Mỹ, whisky, những cây bút viết ra mực, dao cạo râu có thể cạo được…
Một triệu rưỡi trên 36 triệu dân Ba Lan có được đô la nhờ người thân ở nước ngoài. Nhưng chủ yếu nhờ làm chui mà họ kiếm được ngoại tệ. « Một nhân viên công ty quốc doanh vắng mặt buổi sáng vì kẹt trong đám xếp hàng, vắng buổi chiều vì bận công việc thứ hai » - một tài xế taxi, mà công việc chính thức là kỹ thuật viên vật lý trị liệu ở bệnh viện, giải thích cho nhà báo Pháp.
Ban đêm, tại những khu nhà tập thể ngoại ô, người ta lén lút trao đổi với nhau những băng cassette của Công đoàn Đoàn Kết, bài giảng của Đức giáo hoàng, trích đoạn tác phẩm « 1984 » của George Orwell…Cung Văn hóa ở Vacxava, món quà của Stalin bị người dân rất ghét. Cho dù rào dây thép gai, canh giữ cẩn thận nhưng buổi tối thường bị bôi tinh chất cây nữ lang (Valeriana) vì người ta khám phá rằng chất này dẫn dụ loài mèo đến tiểu vào.
Từ cuộc picnic lịch sử đến Mùa Xuân Leipzig
Hungary là nước đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Theo Le Point, từ đầu năm 1988, công dân Hungary đã được cấp passport ra nước ngoài. Ngày 24/11/1989, Miklos Nemeth được bầu làm tổng bí thư, ngay sau đó ông cắt ngân sách bảo trì phần tường đi qua lãnh thổ nước mình. Nemeth còn đề nghị với Gorbatchev rút đi 80.000 quân Liên Xô và vũ khí nguyên tử, để cho Hungary được tự do hóa chính trị và tháo dỡ bức tường biên giới. Gorbatchev không phản đối.
Hungary và Áo tổ chức cuộc picnic khổng lồ ngày 19/08/1989 tại Sopron, vùng biên giới hai nước. Có 3.000 tờ giấy mời được phát ra, nhưng báo chí nước ngoài đã thông tin về sự kiện, và 10.000 bản photocopy được một người bí mật phân phát tại Đông Đức. Nhân dịp này có 600 người Đông Đức đã trốn ở lại. Hungary quyết định mở cửa biên giới vào ngày 10/09/1989. Chỉ trong vòng năm ngày, 13.674 người Đông Đức đã chạy qua Hung để sang Tây Đức, và đến ngày 05/11, con số này đã lên đến 50.000.
Về không khí sôi sục tại nước Đức trước sự kiện Bức tường, trong bài « Mùa xuân Leipzig », L’Obs thuật lại hôm 23/10/1989, có đến 200.000 người tràn ngập các đường phố, hàng triệu ngọn nến được thắp sáng ở các khung cửa sổ…Khẩu hiệu của cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử nước Đức cộng sản : « Chúng ta là nhân dân ! »
Những thanh thiếu niên mặc đồ jean, phụ nữ với túi xách đi chợ, các công nhân mặc đồng phục…tất cả đều hát « Quốc tế ca », nắm tay đưa cao hoặc giơ hai ngón tay hình chữ V - dấu hiệu chiến thắng. Đoàn người diễu hành suốt ba tiếng đồng hồ, tạo thành một trận bão. Họ không còn sợ gì cả, kể cả Stasi, cơ quan mật vụ. Ngày hôm sau, công nhân một nhà máy nhỏ ở Đông Đức loan báo thành lập nghiệp đoàn độc lập đầu tiên trong 40 năm lịch sử của nước Đức xã hội chủ nghĩa.
Kế hoạch của KGB đưa 400.000 quân đàn áp Đông Đức
Trong bài « Những bí mật cuối cùng của Bức tường » ông Vladimir Fédorovski, nhà cựu ngoại giao Nga nay là nhà văn tiết lộ trên L’Express, vào thời điểm cuối năm 1989, đã có những tranh cãi gay gắt trên thượng tầng quyền lực Liên Xô.
Alexander Nikolaievitch Yakovlev, nhà kiến tạo perestroika đã thu thập được những thông tin về một kế hoạch của KGB nhằm chấm dứt « tình hình đang xấu đi ở Đông Đức », huy động trên 400.000 quân nhân đang đóng ở Đức. Theo dự kiến của tình báo, việc đàn áp biểu tình sẽ tạo ra « 1.000 nạn nhân và bị phương Tây phản đối một thời gian ngắn ». Đối với chế độc độc đoán đã làm cho 25 triệu người chết trước đây ngay tại nước Nga, con số 1.000 người vô tội thiệt mạng chẳng là bao nhiêu, hơn nữa lại ở trên đất Đức.
Yakolev cùng với đồng minh là ngoại trưởng Edouard Chevardnadze phản đối kế hoạch này của giám đốc KGB Krioutchkov và bộ trưởng Quốc Phòng Iazov, còn tổng bí thư Mikhail Gorbatchev chỉ đóng vai trọng tài. Ông Yakolev nói riêng với người đứng đầu điện Kremlin : « Nếu dùng đến vũ lực, chúng ta sẽ trở thành con tin của KGB và quân đội. Đó sẽ là hồi kết của cải cách ở Liên Xô, và cuối cùng chúng ta sẽ mất chức ». Tuy nhiên Gorbatchev vẫn chưa đưa ra được quyết định, ông ngưng họp và quay về nhà, lấy cớ là bà vợ không thích ông về ăn cơm tối quá trễ.
Ông Yakolev bèn dùng một « chiêu » khác : gọi điện thoại cho bà Raissa, phu nhân nhiều ảnh hưởng lên Mikhail Gorbatchev. Hai vợ chồng Gorbatchev tranh luận suốt bữa ăn tối, và hôm sau, kế hoạch đàn áp của KGB bị bác.
Helmut Koln : « Chúng tôi sẵn sàng chi »
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô, nhân tố tài chính đóng vai trò quan trọng.
Hai tuần sau khi từ chối can thiệp quân sự, trong chuyến thăm Bonn của Mikhail Gortbatchev tháng 6/1989, sau một bữa tối linh đình, thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl thổ lộ với nhà lãnh đạo Liên Xô: « Tôi biết rằng thống nhất nước Đức là rất khó khăn, nhưng cũng như sông Rhin, dòng nước không bao giờ ngưng chảy ». Sau một giây ngần ngại, ông Kohl nói thẳng : « Chúng tôi sẵn sàng chi ».
Gorbatchev im lặng rất lâu, rồi hỏi ngắn gọn : « Bao nhiêu ? »
Từ duy nhất này đã quyết định vận mệnh nước Đức và sự sụp đổ của Bức tường. Tổng số tiền Tây Đức chuyển cho Liên Xô là 60 tỉ mark.
Ngày nay, đa số người Nga không ưa ông Mikhail Gorbatchev. Nhưng theo tác giả Vladimir Fédorovski, những ai vẫn hoài nhớ đế quốc Liên Xô cũ đã quên đi một điều chính yếu : Bức tường sụp đổ vì Gorbatchev không muốn giết người để tiếp tục nắm quyền. Không dùng đến biện pháp khủng bố, chế độ khó thể tồn tại lâu dài.
Cộng sản đã giết cộng sản
Nghị sĩ châu Âu Bernard Guetta, thời điểm đó là phóng viên sừng sỏ của Le Monde nhận định, những hình ảnh đầy cảm động đêm 09/11/1989 có thể mang lại cảm giác là đám đông hân hoan đã khiến bảy thập niên xô-viết phải kết thúc. Nhưng trên thực tế, chính chủ nghĩa cộng sản đã tự kết liễu, vì bản thân nó không thể tồn tại lâu dài.
Bắt đầu từ năm 1921, với Chính sách kinh tế mới (NEP) : để tránh phá sản, Lênin cho nới rộng một chút về hướng kinh tế thị trường. Nhưng đến năm 1928, khu vực tư nhân trở nên mạnh mẽ khiến Stalin đột ngột ra lệnh chấm dứt. Đàn áp diễn ra trong suốt một thập niên : ám sát, đày ải…
Nếu không có lời kêu gọi ái quốc, không có Giáo hội, không liên minh với Anh quốc và Hoa Kỳ thì Liên Xô đã cáo chung. Những chiến thắng năm 1944 đã tiếp sức cho Matxcơva tiếp tục đàn áp trong nước và nuốt chửng Trung Âu. Bên ngoài thì lừng lẫy oai phong, nhưng bên trong là những xâu xé trong Bộ Chính trị, và tổng bí thư cuối cùng là Gorbatchev hiểu rằng sẽ khó giữ được chế độ.
Theo L’Obs, Hungary thời đó đang nợ nước ngoài 17 tỉ đô la, Đông Đức 20 tỉ, Ba Lan 38 tỉ. Cuối tháng 10/1989, Đông Đức có nguy cơ vỡ nợ, nên đành bí mật thương lượng với Tây Đức để vay một số tiền lớn, đổi lại sẽ mở cửa một phần biên giới. Ngày 31/10/1989, lần đầu tiên một văn bản của Đông Đức nêu ra khả năng Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng vào năm 2000. Trên thực tế, chỉ 9 ngày sau sự kiện chấn động thế giới này đã diễn ra.
Nhầm lẫn lịch sử khiến Bức tường nhanh chóng sụp đổ
Matxcơva bật đèn xanh cho mở một cửa ở phía nam Berlin, nhưng không hiểu sao bộ Nội Vụ và bộ Ngoại Giao lại nhận được lệnh khác nhau. Tại bộ Nội Vụ, các sĩ quan Stasi và trưởng phòng hộ chiếu soạn ra văn bản cho phép công dân Đông Đức ra nước ngoài vô điều kiện, tại tất cả các cửa khẩu, bắt đầu từ ngày 10/11/1989.
Phát ngôn viên Günter Schabowski của đảng dù là ủy viên Bộ Chính trị nhưng cũng không biết trước quyết định này. Trong cuộc họp báo, ông đã lầm lẫn khi loan báo là văn bản có hiệu lực ngay lập tức hôm đó, 09/11. Hai trăm nhà báo dự cuộc họp nhảy nhổm. Đã quá muộn để ngăn chận quả bom : đến 22 giờ 30 tối, trên 20.000 người đã đặc kín cửa khẩu Bornholmerstrasse. Không chịu nổi áp lực, Harald Jager, trưởng nhóm Stasi tại đây đã cho mở cổng. Bức tường Berlin đã sụp đổ !
Tuy là tình cờ lịch sử, nhưng theo Bernard Guetta, sự cáo chung của bức màn sắt là tất yếu.
Chính chủ nghĩa cộng sản đã giết chủ nghĩa cộng sản, nhưng cơn hấp hối của nó lẽ ra đã kéo dài hơn, nếu không có khuynh hướng dân chủ xã hội và ly khai. Nhà nước phúc lợi khiến kinh tế thị trường chiếm ưu thế so với chủ nghĩa cộng sản, và sự can đảm của các nhà ly khai – thường cũng chính là người cộng sản và cánh tả Thiên Chúa giáo – đã thách thức chế độ độc đảng. Nhân quyền và phúc lợi, kỷ nguyên Ánh sáng và dân chủ xã hội đã kết hợp với nhau để chế độ cộng sản phải chết sớm, và vào một ngày 9 tháng 11, Bức tường không còn tồn tại.
Đi tìm Bức tường đã mất
Nhưng L’Express trong bài « Đi tìm Bức tường đã mất » cho rằng bên cạnh việc lính biên phòng sát hại 140 người Berlin đi tìm tự do, còn có một tội ác nữa, nhưng đối với lịch sử : đó là việc phá hủy Bức tường Berlin, chỉ vài tháng sau sự kiện ngày 09/11/1989. Khi vội vã phá sập 156 kilomet bê-tông cốt thép được dựng lên từ năm 1961 bao quanh Tây Berlin, chính quyền Đức đã không chuyển giao ký ức này cho những thế hệ sinh sau. Mục sư Thomas Jeutner nói : « Bạn sẽ nhìn mọi việc theo một cách khác nếu đã từng sống sau bóng tối của Bức tường ở bên Đông ».
Ngày nay Bức tường Berlin chỉ còn lại ba đoạn. Được biết đến nhiều nhất là đoạn dài 1,3 km : East Side Gallery với nhiều graffiti đẹp đẽ, nhưng lại không khớp với sự thật lịch sử, vì ở bên Đông Đức bị cấm. Một đoạn khác khoảng 100 mét ở gần Checkpoint Charlie, nhưng không có mấy thông tin, lại dễ nhầm với bảo tàng tội ác Đức quốc xã gần đó. Chỉ có Đài tưởng niệm Bức tường ở Bernauer Strasse cách Checkpoint Charlie 3 kilomet là chân thật nhất.
Đây là nơi duy nhất còn giữ lại đoạn tường như xưa, với đầy đủ tường bê-tông, rào sắt, kẽm gai, hào, hệ thống báo động, khu vực cho cảnh khuyển…Đó là nhờ công lao của mục sư Manfred Fischer, mà giáo đường của ông đã bị Bức tường cắt làm đôi năm 1961. Sau ngày Bức tường sụp đổ, khi những người cầm búa, xà-beng đổ đến Bernauer Strasse, vị mục sư đã chặn không cho họ phá đoạn tường, có những đêm ông phải ngủ lại để canh. Mãi đến 17 năm sau, mới có một đạo luật bảo vệ di sản, cấm phá hủy những đoạn tường hiếm hoi còn đứng vững.
Còn về tàng thư của tình báo Đức, Le Point trong bài « Puzzle bí mật của Stasi » cho biết từ 1989 đến nay, những người làm tư liệu vẫn kiên nhẫn nối lại những mảnh vụn của số lượng phiếu theo dõi khổng lồ chưa kịp tiêu hủy, đựng trong 16.000 chiếc bao lớn. Trong 30 năm qua, đã khôi phục được nội dung của 540 bao, còn lại 15.500 bao tài liệu, tức 45 triệu tờ giấy cần lắp ráp lại !
Courrier International chạy tựa trang nhất « Berlin, thành phố độc đáo », dành 12 trang báo để nói về sự khác biệt của thủ đô nước Đức, 30 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tờ báo dịch lại tờ Tagesspiegel, cho rằng Berlin là một thành phố không ngừng chuyển động, Berliner Zeitung đến thăm trụ sở của Neues Deutschland (Nước Đức Mới), tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Đức trước đây, nay trở thành trụ sở của nhiều tổ chức. Một ngạc nhiên lớn : một trong những khách sạn giá rẻ dành cho thanh niên nổi tiếng nhất lại nằm trong khuôn viên đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin.
L’Express dành đến 26 trang với tựa lớn trang bìa « Bức tường Berlin, Châu Âu 30 năm sau », trên nền đỏ với những bức hình đen trắng cắt ghép : nụ hôn, dòng người hân hoan chen chúc trên « bức tường ô nhục » nổi tiếng. Tuần báo Pháp dẫn người đọc « Đi tìm bức tường đã mất », đến một « Berlin không ngừng sáng tạo », « Hungary, ngày mà bức màn sắt rốt cuộc đã bị xé toạc », cùng với các bài phỏng vấn một nhân vật thân cận ông Gorbatchev, cựu tổng thống Ba Lan Kwasniewski, chuyên gia, nhà sử học, nhà báo…
Riêng L’Obs ra số đặc biệt với phụ trương 48 trang về bức tường Berlin gồm ba nhóm bài. « Một khối bị rạn vỡ » gồm những bài báo từ năm 1980 đến 1989, kể lại « Những ngày êm ả ở Đông Berlin », « Những đêm trắng tại Vacxava », và bài phỏng vấn nhà biên kịch Vaclav Havel, sau này trở thành tổng thống Cộng hòa Séc. « Bức tường sụp đổ » lần lượt nói về Mùa xuân Leipzig, Cuộc gặp gỡ những người anh em nghèo khó bên Đông, và thuật lạiMười sáu ngày đã làm thay đổi thế giới. Cuối cùng là « Một thế giới cần tái thiết » : « Lời vĩnh biệt một thế kỷ », « Những kẻ thù lâu đời của tự do », « Tính cách cá nhân của các nhà lãnh đạo mang tính quyết định ».
Cuộc sống sau bức màn sắt
Trong thời gian Liên Xô thống trị khối Đông Âu, các phóng viên của L’Obs, thời đó còn mang tên Le Nouvel Observateur, đã nhiều lần đến vùng đất « Phương Tây bị bắt cóc » - theo Milan Kundera – để tường thuật cuộc sống hàng ngày của người dân sau bức màn sắt.
Chẳng hạn Ba Lan, với ác mộng ban ngày và những giấc mơ đẹp ban đêm. Trong ngày, người dân xếp hàng trước những cửa hàng quốc doanh. Riêng hệ thống Pewex chỉ nhận ngoại tệ, tại đây có thể mua thuốc lá Mỹ, whisky, những cây bút viết ra mực, dao cạo râu có thể cạo được…
Một triệu rưỡi trên 36 triệu dân Ba Lan có được đô la nhờ người thân ở nước ngoài. Nhưng chủ yếu nhờ làm chui mà họ kiếm được ngoại tệ. « Một nhân viên công ty quốc doanh vắng mặt buổi sáng vì kẹt trong đám xếp hàng, vắng buổi chiều vì bận công việc thứ hai » - một tài xế taxi, mà công việc chính thức là kỹ thuật viên vật lý trị liệu ở bệnh viện, giải thích cho nhà báo Pháp.
Ban đêm, tại những khu nhà tập thể ngoại ô, người ta lén lút trao đổi với nhau những băng cassette của Công đoàn Đoàn Kết, bài giảng của Đức giáo hoàng, trích đoạn tác phẩm « 1984 » của George Orwell…Cung Văn hóa ở Vacxava, món quà của Stalin bị người dân rất ghét. Cho dù rào dây thép gai, canh giữ cẩn thận nhưng buổi tối thường bị bôi tinh chất cây nữ lang (Valeriana) vì người ta khám phá rằng chất này dẫn dụ loài mèo đến tiểu vào.
Từ cuộc picnic lịch sử đến Mùa Xuân Leipzig
Hungary là nước đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Theo Le Point, từ đầu năm 1988, công dân Hungary đã được cấp passport ra nước ngoài. Ngày 24/11/1989, Miklos Nemeth được bầu làm tổng bí thư, ngay sau đó ông cắt ngân sách bảo trì phần tường đi qua lãnh thổ nước mình. Nemeth còn đề nghị với Gorbatchev rút đi 80.000 quân Liên Xô và vũ khí nguyên tử, để cho Hungary được tự do hóa chính trị và tháo dỡ bức tường biên giới. Gorbatchev không phản đối.
Hungary và Áo tổ chức cuộc picnic khổng lồ ngày 19/08/1989 tại Sopron, vùng biên giới hai nước. Có 3.000 tờ giấy mời được phát ra, nhưng báo chí nước ngoài đã thông tin về sự kiện, và 10.000 bản photocopy được một người bí mật phân phát tại Đông Đức. Nhân dịp này có 600 người Đông Đức đã trốn ở lại. Hungary quyết định mở cửa biên giới vào ngày 10/09/1989. Chỉ trong vòng năm ngày, 13.674 người Đông Đức đã chạy qua Hung để sang Tây Đức, và đến ngày 05/11, con số này đã lên đến 50.000.
Về không khí sôi sục tại nước Đức trước sự kiện Bức tường, trong bài « Mùa xuân Leipzig », L’Obs thuật lại hôm 23/10/1989, có đến 200.000 người tràn ngập các đường phố, hàng triệu ngọn nến được thắp sáng ở các khung cửa sổ…Khẩu hiệu của cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử nước Đức cộng sản : « Chúng ta là nhân dân ! »
Những thanh thiếu niên mặc đồ jean, phụ nữ với túi xách đi chợ, các công nhân mặc đồng phục…tất cả đều hát « Quốc tế ca », nắm tay đưa cao hoặc giơ hai ngón tay hình chữ V - dấu hiệu chiến thắng. Đoàn người diễu hành suốt ba tiếng đồng hồ, tạo thành một trận bão. Họ không còn sợ gì cả, kể cả Stasi, cơ quan mật vụ. Ngày hôm sau, công nhân một nhà máy nhỏ ở Đông Đức loan báo thành lập nghiệp đoàn độc lập đầu tiên trong 40 năm lịch sử của nước Đức xã hội chủ nghĩa.
Kế hoạch của KGB đưa 400.000 quân đàn áp Đông Đức
Trong bài « Những bí mật cuối cùng của Bức tường » ông Vladimir Fédorovski, nhà cựu ngoại giao Nga nay là nhà văn tiết lộ trên L’Express, vào thời điểm cuối năm 1989, đã có những tranh cãi gay gắt trên thượng tầng quyền lực Liên Xô.
Alexander Nikolaievitch Yakovlev, nhà kiến tạo perestroika đã thu thập được những thông tin về một kế hoạch của KGB nhằm chấm dứt « tình hình đang xấu đi ở Đông Đức », huy động trên 400.000 quân nhân đang đóng ở Đức. Theo dự kiến của tình báo, việc đàn áp biểu tình sẽ tạo ra « 1.000 nạn nhân và bị phương Tây phản đối một thời gian ngắn ». Đối với chế độc độc đoán đã làm cho 25 triệu người chết trước đây ngay tại nước Nga, con số 1.000 người vô tội thiệt mạng chẳng là bao nhiêu, hơn nữa lại ở trên đất Đức.
Yakolev cùng với đồng minh là ngoại trưởng Edouard Chevardnadze phản đối kế hoạch này của giám đốc KGB Krioutchkov và bộ trưởng Quốc Phòng Iazov, còn tổng bí thư Mikhail Gorbatchev chỉ đóng vai trọng tài. Ông Yakolev nói riêng với người đứng đầu điện Kremlin : « Nếu dùng đến vũ lực, chúng ta sẽ trở thành con tin của KGB và quân đội. Đó sẽ là hồi kết của cải cách ở Liên Xô, và cuối cùng chúng ta sẽ mất chức ». Tuy nhiên Gorbatchev vẫn chưa đưa ra được quyết định, ông ngưng họp và quay về nhà, lấy cớ là bà vợ không thích ông về ăn cơm tối quá trễ.
Ông Yakolev bèn dùng một « chiêu » khác : gọi điện thoại cho bà Raissa, phu nhân nhiều ảnh hưởng lên Mikhail Gorbatchev. Hai vợ chồng Gorbatchev tranh luận suốt bữa ăn tối, và hôm sau, kế hoạch đàn áp của KGB bị bác.
Helmut Koln : « Chúng tôi sẵn sàng chi »
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô, nhân tố tài chính đóng vai trò quan trọng.
Hai tuần sau khi từ chối can thiệp quân sự, trong chuyến thăm Bonn của Mikhail Gortbatchev tháng 6/1989, sau một bữa tối linh đình, thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl thổ lộ với nhà lãnh đạo Liên Xô: « Tôi biết rằng thống nhất nước Đức là rất khó khăn, nhưng cũng như sông Rhin, dòng nước không bao giờ ngưng chảy ». Sau một giây ngần ngại, ông Kohl nói thẳng : « Chúng tôi sẵn sàng chi ».
Gorbatchev im lặng rất lâu, rồi hỏi ngắn gọn : « Bao nhiêu ? »
Từ duy nhất này đã quyết định vận mệnh nước Đức và sự sụp đổ của Bức tường. Tổng số tiền Tây Đức chuyển cho Liên Xô là 60 tỉ mark.
Ngày nay, đa số người Nga không ưa ông Mikhail Gorbatchev. Nhưng theo tác giả Vladimir Fédorovski, những ai vẫn hoài nhớ đế quốc Liên Xô cũ đã quên đi một điều chính yếu : Bức tường sụp đổ vì Gorbatchev không muốn giết người để tiếp tục nắm quyền. Không dùng đến biện pháp khủng bố, chế độ khó thể tồn tại lâu dài.
Cộng sản đã giết cộng sản
Nghị sĩ châu Âu Bernard Guetta, thời điểm đó là phóng viên sừng sỏ của Le Monde nhận định, những hình ảnh đầy cảm động đêm 09/11/1989 có thể mang lại cảm giác là đám đông hân hoan đã khiến bảy thập niên xô-viết phải kết thúc. Nhưng trên thực tế, chính chủ nghĩa cộng sản đã tự kết liễu, vì bản thân nó không thể tồn tại lâu dài.
Bắt đầu từ năm 1921, với Chính sách kinh tế mới (NEP) : để tránh phá sản, Lênin cho nới rộng một chút về hướng kinh tế thị trường. Nhưng đến năm 1928, khu vực tư nhân trở nên mạnh mẽ khiến Stalin đột ngột ra lệnh chấm dứt. Đàn áp diễn ra trong suốt một thập niên : ám sát, đày ải…
Nếu không có lời kêu gọi ái quốc, không có Giáo hội, không liên minh với Anh quốc và Hoa Kỳ thì Liên Xô đã cáo chung. Những chiến thắng năm 1944 đã tiếp sức cho Matxcơva tiếp tục đàn áp trong nước và nuốt chửng Trung Âu. Bên ngoài thì lừng lẫy oai phong, nhưng bên trong là những xâu xé trong Bộ Chính trị, và tổng bí thư cuối cùng là Gorbatchev hiểu rằng sẽ khó giữ được chế độ.
Theo L’Obs, Hungary thời đó đang nợ nước ngoài 17 tỉ đô la, Đông Đức 20 tỉ, Ba Lan 38 tỉ. Cuối tháng 10/1989, Đông Đức có nguy cơ vỡ nợ, nên đành bí mật thương lượng với Tây Đức để vay một số tiền lớn, đổi lại sẽ mở cửa một phần biên giới. Ngày 31/10/1989, lần đầu tiên một văn bản của Đông Đức nêu ra khả năng Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng vào năm 2000. Trên thực tế, chỉ 9 ngày sau sự kiện chấn động thế giới này đã diễn ra.
Nhầm lẫn lịch sử khiến Bức tường nhanh chóng sụp đổ
Matxcơva bật đèn xanh cho mở một cửa ở phía nam Berlin, nhưng không hiểu sao bộ Nội Vụ và bộ Ngoại Giao lại nhận được lệnh khác nhau. Tại bộ Nội Vụ, các sĩ quan Stasi và trưởng phòng hộ chiếu soạn ra văn bản cho phép công dân Đông Đức ra nước ngoài vô điều kiện, tại tất cả các cửa khẩu, bắt đầu từ ngày 10/11/1989.
Phát ngôn viên Günter Schabowski của đảng dù là ủy viên Bộ Chính trị nhưng cũng không biết trước quyết định này. Trong cuộc họp báo, ông đã lầm lẫn khi loan báo là văn bản có hiệu lực ngay lập tức hôm đó, 09/11. Hai trăm nhà báo dự cuộc họp nhảy nhổm. Đã quá muộn để ngăn chận quả bom : đến 22 giờ 30 tối, trên 20.000 người đã đặc kín cửa khẩu Bornholmerstrasse. Không chịu nổi áp lực, Harald Jager, trưởng nhóm Stasi tại đây đã cho mở cổng. Bức tường Berlin đã sụp đổ !
Tuy là tình cờ lịch sử, nhưng theo Bernard Guetta, sự cáo chung của bức màn sắt là tất yếu.
Chính chủ nghĩa cộng sản đã giết chủ nghĩa cộng sản, nhưng cơn hấp hối của nó lẽ ra đã kéo dài hơn, nếu không có khuynh hướng dân chủ xã hội và ly khai. Nhà nước phúc lợi khiến kinh tế thị trường chiếm ưu thế so với chủ nghĩa cộng sản, và sự can đảm của các nhà ly khai – thường cũng chính là người cộng sản và cánh tả Thiên Chúa giáo – đã thách thức chế độ độc đảng. Nhân quyền và phúc lợi, kỷ nguyên Ánh sáng và dân chủ xã hội đã kết hợp với nhau để chế độ cộng sản phải chết sớm, và vào một ngày 9 tháng 11, Bức tường không còn tồn tại.
Đi tìm Bức tường đã mất
Nhưng L’Express trong bài « Đi tìm Bức tường đã mất » cho rằng bên cạnh việc lính biên phòng sát hại 140 người Berlin đi tìm tự do, còn có một tội ác nữa, nhưng đối với lịch sử : đó là việc phá hủy Bức tường Berlin, chỉ vài tháng sau sự kiện ngày 09/11/1989. Khi vội vã phá sập 156 kilomet bê-tông cốt thép được dựng lên từ năm 1961 bao quanh Tây Berlin, chính quyền Đức đã không chuyển giao ký ức này cho những thế hệ sinh sau. Mục sư Thomas Jeutner nói : « Bạn sẽ nhìn mọi việc theo một cách khác nếu đã từng sống sau bóng tối của Bức tường ở bên Đông ».
Ngày nay Bức tường Berlin chỉ còn lại ba đoạn. Được biết đến nhiều nhất là đoạn dài 1,3 km : East Side Gallery với nhiều graffiti đẹp đẽ, nhưng lại không khớp với sự thật lịch sử, vì ở bên Đông Đức bị cấm. Một đoạn khác khoảng 100 mét ở gần Checkpoint Charlie, nhưng không có mấy thông tin, lại dễ nhầm với bảo tàng tội ác Đức quốc xã gần đó. Chỉ có Đài tưởng niệm Bức tường ở Bernauer Strasse cách Checkpoint Charlie 3 kilomet là chân thật nhất.
Đây là nơi duy nhất còn giữ lại đoạn tường như xưa, với đầy đủ tường bê-tông, rào sắt, kẽm gai, hào, hệ thống báo động, khu vực cho cảnh khuyển…Đó là nhờ công lao của mục sư Manfred Fischer, mà giáo đường của ông đã bị Bức tường cắt làm đôi năm 1961. Sau ngày Bức tường sụp đổ, khi những người cầm búa, xà-beng đổ đến Bernauer Strasse, vị mục sư đã chặn không cho họ phá đoạn tường, có những đêm ông phải ngủ lại để canh. Mãi đến 17 năm sau, mới có một đạo luật bảo vệ di sản, cấm phá hủy những đoạn tường hiếm hoi còn đứng vững.
Còn về tàng thư của tình báo Đức, Le Point trong bài « Puzzle bí mật của Stasi » cho biết từ 1989 đến nay, những người làm tư liệu vẫn kiên nhẫn nối lại những mảnh vụn của số lượng phiếu theo dõi khổng lồ chưa kịp tiêu hủy, đựng trong 16.000 chiếc bao lớn. Trong 30 năm qua, đã khôi phục được nội dung của 540 bao, còn lại 15.500 bao tài liệu, tức 45 triệu tờ giấy cần lắp ráp lại !
9/11/1989 - "Bức tường ô nhục" sụp đổ / "Wind of Change"
Inbox
| x |
|
5:32 PM (50 minutes ago)
| |||
Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990, gần một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục".
Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Hiện nay, phần còn lại của bức tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bức tường Berlin, ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh Lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Vào ngày 13/8/1961, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR hay Đông Đức) bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít" (Antifascistischer Schutzwall), giữa Đông và Tây Berlin. Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn cái gọi là "những kẻ phát xít" phương Tây vào Đông Đức, nhưng nó cũng nhằm ngăn việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây. Bức tường Berlin vẫn đứng sừng sững cho tới ngày 9/11/1989, khi lãnh đạo đảng Công nhân xã hội thống nhất cầm quyền thông báo công dân của GDR có thể vượt qua biên giới bất kỳ khi nào họ muốn.
Đêm đó, những đám đông hồ hởi đổ về bức tường. Một số tự do vượt qua để vào Tây Berlin, trong khi những người khác đem búa, dùi và bắt đầu đục đẽo tường. Đến nay, Bức tường Berlin vẫn là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất, lâu dài nhất của Chiến tranh Lạnh. Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, hai hội nghị hòa bình của phe đồng minh tại Yalta và Potsdam quyết định số phận của những vùng lãnh thổ Đức. Họ chia nước bại trận thành 4 "vùng cai quản của đồng minh". Phần phía đông của đất nước thuộc về Liên Xô, trong khi phần phía tây thuộc về Mỹ, Anh và Pháp. Dù Berlin nằm hoàn toàn trong vùng Liên Xô kiểm soát (cách ranh giới giữa các vùng cai quản đông và tây hơn 160 km), các hiệp định Yalta và Potsdam chia thành phố thành những phần tương tự. Liên Xô cai quản nửa phía đông, còn các đồng minh khác kiểm soát phần phía tây. Việc chiếm đóng 4 bên ở Berlin bắt đầu vào tháng 6/1945.
Việc Tây Berlin, một thành phố tư bản chủ nghĩa, tồn tại sâu trong lòng Đông Đức theo xã hội chủ nghĩa, "như một cục xương hóc trong cổ họng Xô Viết", như lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, từng nói. Năm 1948, một cuộc phong tỏa Tây Berlin của Liên Xô diễn ra nhằm buộc các đồng minh phương Tây chịu đói và phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, thay vì rút lui, Mỹ và đồng minh tiếp viện từ trên không cho các vùng của họ ở thành phố. Nỗ lực này được biết đến với cái tên Cuộc Không vận Berlin và kéo dài hơn một năm, vận chuyển hơn 2,3 triệu tấn lương thực, chất đốt và hàng hóa khác tới Tây Berlin. Liên Xô dừng phong tỏa vào năm 1949.
Kể từ khi Liên Xô chấm dứt phong tỏa, gần ba triệu người đã di tản khỏi Đông Đức, trong số đó có nhiều người trẻ tuổi, có kỹ năng, như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư. Sau một thập niên tương đối yên bình, căng thẳng bùng phát một lần nữa năm 1958. Những hội nghị và các cuộc đàm phán khác diễn ra mà không đem đến giải pháp nào, trong khi đó, người di tản vẫn tiếp tục. Vào tháng 6/1961, khoảng 19.000 người rời GDR qua Berlin. Tháng sau đó, 30.000 di tản. Trong 11 ngày tháng 8, có tới 16.000 người Đông Đức vượt qua ranh giới để vào Tây Berlin, và vào ngày 12/8, con số này vào khoảng 2.400 người, con số người di tản khỏi Đông Đức lớn nhất trong riêng một ngày. Đêm đó, chính quyền Đông Đức quyết định ngăn dòng người di tản bằng cách đóng cửa biên giới vĩnh viễn. Chỉ trong hai tuần, quân đội, cảnh sát và các công nhân xây dựng tình nguyện của Đông Đức đã hoàn tất hàng rào thép gai và bức tường bê tông, Bức tường Berlin, ngăn đôi thành phố.
Trước khi tường được xây dựng, người Berlin ở cả hai bên có thể di chuyển khá tự do. Họ vượt qua ranh giới Đông - Tây để đi làm, mua sắm, đi nhà hát và rạp phim. Các tuyến đường tàu và tàu điện ngầm đưa hành khách ngược xuôi. Sau khi tường được dựng lên, việc đi từ Đông sang Tây Berlin là điều không thể, trừ việc đi qua một trong ba trạm kiểm soát: trạm Alpha ở Helmstedt, trạm Bravo ở Dreilinden và trạm Charlie ở Friedrichstrasse, trung tâm Berlin. Cuối cùng, GDR xây dựng 12 trạm kiểm soát dọc bức tường. Tại mỗi trạm, binh sĩ Đông Đức kiểm tra các nhà ngoại giao và các quan chức khác trước khi họ được phép đi hoặc đến. Trừ trường hợp đặc biệt, những người đi từ Đông và Tây Berlin hiếm khi được vượt qua biên giới. Việc xây Bức tường Berlin đã không ngăn được dòng người di tản từ Đông sang Tây, nhưng đã xoa dịu cuộc khủng hoảng Berlin. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cũng thừa nhận "một bức tường thì tốt hơn rất nhiều một cuộc chiến tranh". Theo thời gian, các quan chức Đông Đức thay thế bức tường tạm bằng một bức tường kiên cố hơn, khó trèo hơn.
Một bức tường dựng bằng các tấm bê tông cốt thép cao 3,6 m, rộng 1,2 m có phần trên là một đường ống khổng lồ khiến việc trèo qua gần như bất khả thi. Đằng sau bức tường ở phía Đông Đức gồm một dải cát mềm (để cho thấy vết chân), đèn pha, chó dữ, những khẩu súng máy, vọng gác và lính canh với chỉ thị bắn những người bỏ trốn. Ít nhất 171 người thiệt mạng khi cố vượt qua, ở phía dưới hoặc xung quanh Bức tường Berlin. Tuy nhiên từ năm 1961 tới khi bức tường sụp đổ năm 1989, hơn 5.000 người Đông Đức (trong đó có khoảng 600 lính biên phòng) đã vượt qua được ranh giới bằng cách nhảy từ cửa sổ tòa nhà gần bức tường, trèo qua dây thép gai, bay bằng khinh khí cầu, bò qua cống và lái xe băng qua những phần bỏ ngỏ của bức tường.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh bắt đầu "tan băng" ở Đông Âu, vào ngày 1/11/1989, ông Egon Krenz, lãnh đạo mới của Đông Đức đến Điện Kremlin đã gặp ông Mikhail Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Theo International Business Times, trong cuộc gặp mặt bí mật này, ông Krenz mang theo thông điệp ảm đạm: kinh tế Đông Đức đang trên bờ vực sụp đổ và GDR không thể trả lãi cho những món nợ khổng lồ, điều đã bị người tiền nhiệm của ông Krenz giấu kín trước những cố vấn hàng đầu của ông và các lãnh đạo Liên Xô. Ông Krenz nói với Gorbachev rằng nếu không được hỗ trợ về tài chính và quân sự từ Liên Xô, Đông Đức sẽ phải thông báo tình trạng khẩn cấp để ngăn các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn ở Leipzig lan tới Berlin. Tuy nhiên, Gorbachev tuyên bố trách nhiệm ngăn lượng người di tản quy mô lớn khỏi GDR thuộc về ông Krenz.
"Ngay sau đó, Gorbachev ban hành chỉ thị nhắc nhở các vị tướng quân sự rằng quân đội Xô Viết trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được tham gia vào cuộc xung đột giữa chính quyền ở Berlin và công dân Đông Đức", nhà sử học, nhà báo Victor Sebestyen kể về những sự kiện dẫn đến việc Bức tường Berlin sụp đổ, trong cuốn sách Revolution 1989 (tạm dịch: Cuộc Cách mạng 1989). Chính sách từ chối dùng vũ lực của Gorbachev đã ngăn chặn nguy cơ đổ máu khi GDR đổ vỡ.
Vào ngày 9/11/1989, phát ngôn viên đảng cầm quyền của Đông Berlin thông báo về sự thay đổi trong chính sách du lịch. Người này nói rằng ngay từ đêm hôm đó, các công dân GDR được tự do vượt qua ranh giới. Người Đông Berlin và Tây Berlin đổ về phía bức tường, uống bia và sâm panh, hô to "Tor auf!" (Mở cửa đi!). Vào nửa đêm, họ tràn qua những trạm kiểm soát. Hơn hai triệu người từ Đông Berlin thăm Tây Berlin vào cuối tuần đó để tham gia ăn mừng trong một sự kiện được mô tả là "lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới". Những người dùng búa, dùi để đục đẽo tường được gọi là "chim gõ kiến trên tường", trong khi cần trục và xe ủi kéo sập từng phần của bức tường. Ngay sau đó, bức tường bị đánh sập và Berlin lần đầu tiên được thống nhất kể từ năm 1945.
Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990, gần một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
Tham khảo History, WarHistoryOnline , BBC, NewYorkTimes
Bức tường Berlin được dựng lên để chia cắt vùng Tây và Đông Đức.
Mời nghe một bài hát hay:
"Wind of Change" là một bản power ballad năm 1990 được viết bởi Klaus Meine, ca sĩ của ban nhạc Scorpions. Lời bài hát ca tụng những thay đổi chính trị ở Đông Âu tại thời điểm đó – như sự sụp đổ của Bức tường Berlin, tự do gia tăng ở khối cộng sản (điều này đã sớm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô), và rõ ràng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.
Dấu vết của Bức tường Berlin còn sót lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét