Không có biến cố Phật Đản ngày 8/5/1963 thì cũng chưa chắc đã có vụ thảm sát ở Đài Phát Thanh biến Huế đêm 8/5. Không có vụ thảm sát ở Đài Phát Thanh biến Huế thì cũng chưa chắc đã có vụ tự thiêu của TT Quảng Đức ngày 11/6. Ánh đuốc Quảng Đức là mồi lửa làm cháy rụi cả một cơ đồ chính trị tôn giáo xây dựng hơn trăm năm qua. Quả vậy, khi vụ Phật Đản mới bùng nổ, một nhà thừa sai kỳ cựu với ba mươi bảy năm kinh nghiệm ở Viễn Đông là Linh Mục Jean Renou đã phải lo ngại thốt lên: 'Thằng cha nầy [Diệm] điên rồi! Hắn đang hủy hoại tất cả những gì chúng ta hoàn thành được suốt một trăm năm mươi năm qua!'[1]
Câu hỏi đặt ra: ánh đuốc Quảng Đức bùng lên đã cho người Phật tử, đồng bào Việt Nam, chính phủ và quần chúng Hoa Kỳ cũng như dư luận thế giới thấy gì về thực trạng Miền Nam, thực trạng Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam trong thời điểm 1963?
Nhưng trước hết, tại sao có biến cố Phật Đản 63, và biến cố đó xảy ra như thế nào?
Câu hỏi đặt ra: ánh đuốc Quảng Đức bùng lên đã cho người Phật tử, đồng bào Việt Nam, chính phủ và quần chúng Hoa Kỳ cũng như dư luận thế giới thấy gì về thực trạng Miền Nam, thực trạng Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam trong thời điểm 1963?
Nhưng trước hết, tại sao có biến cố Phật Đản 63, và biến cố đó xảy ra như thế nào?
MỘT THỰC TRẠNG NHIỀU TÊN GỌI
Biến cố Phật Đản 63 thường được sử sách nhắc tới nhiều cách khác nhau như vụ Đài Phát Thanh Huế, vụ cờ Phật Giáo, phong trào Phật Giáo chống chính quyền, phong trào tranh đấu Phật Giáo, vụ Phật Đản 63... Sử sách cho đến bây giờ cũng chưa đồng ý về một vài điểm như lệnh cấm treo cờ Phật Giáo, như điều gọi là bài diễn văn của Thượng Tọa Trí Quang trong lễ Phật Đản 63, cuộc biểu tình tại Đài Phát Thanh Huế đêm Phật Đản, thỏa hiệp giửa chính quyền và Phật Giáo sau vụ Đài Phát Thanh Huế, Hoa Kỳ và biến cố 1963, chiến dịch Nước Lũ 20/8, việc TT Trí Quang tỵ nạn chính trị trong Tòa Đại Sứ Mỹ, Phật Giáo và Cách Mạng 1/11 v.v...
BIẾN ĐỘNG NƠI THÁNH ĐỊA
BIẾN ĐỘNG NƠI THÁNH ĐỊA
M. MacLear gọi Huế là thánh địa của Phật Giáo Việt Nam như Mecca là thánh địa của tín đồ đạo Hồi hay Vatican là thánh địa của Ki-Tô tử. [2] Huế là cái nôi và là trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam [THPGVN] thành lập ngày 6/5/1951 do sự hợp nhất các đoàn thể và hệ phái Phật Giáo cả ba miền Bắc Trung Nam. Trụ sở trung ương của Tổng Hội là Chùa Từ Đàm, thường được gọi là Chùa Hội. [3]
THPGVN là thành quả của một nổ lực liên tục ngót ba mươi năm để đổi mới hay hiện đại hóa sinh hoạt tu hành của những Phật tử hữu tâm hiếu hoạt để điều hợp một cách hiệu quả hơn các Phật sự toàn quốc trong một tình thế đang có nhiều chuyển biến. Nhưng luật pháp quốc gia không để cho nguyện vọng đó thành tựu vì Dụ số 10 do Bảo Đại ban hành ngày 6/8/1950 chỉ mặc nhiên thừa nhận một tôn giáo duy nhất ở Việt Nam là Ki-Tô giáo La Mã. [4] Nói thế khác, theo tinh thần của Dụ số 10 thì hồi đó Việt Nam là một nước vô tôn giáo, bởi Phật Giáo cũng như Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Tiên Thiên Thánh giáo v.v... đều chỉ có tư cách pháp nhân của hiệp hội, tương tự như hội tương tế, hội đua ngựa, hội thể thao trong khi điều được gọi là Đạo Công Giáo ở Việt Nam thời đó thực tế cũng chỉ là một chi nhánh của Ki-Tô giáo Pháp do Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp trực tiếp điều hành và mãi đến năm 1960 - nghĩa là 9 năm sau khi THPGVN được thành lập - mới được thay thế bằng Hội Đồng Giám Mục được Vatican nặn ra để trông coi Đạo Công Giáo sơ sinh. Thực tế là thế nhưng về phương diện thực thể, chỉ duy nhất Đạo Công Giáo là không bị ràng buộc bởi Dụ số 10. Điều nầy giải thích tại sao khi đã hợp nhất rồi Phật Giáo vẫn phải núp dưới cái tên Tổng Hội Phật Giáo chứ không thể xưng là Giáo Hội Phật Giáo, chưa kể là bất cứ lúc nào chính quyền có thể cấm dùng luôn hai chữ Phật Giáo và phải gọi là Phật Học mới cho lập hội.
THPGVN quyết định lấy cờ Phật Giáo quốc tế làm giáo kỳ. Miếng vải ngủ sắc nầy quả đã ấp ủ nguyện vọng thâm trầm của Phật Giáo trong giai đoạn đó là thoát khỏi những áp lực tôn chính nặng nề và những ràng buộc kỳ thị bất công của Dụ số 10 để được tồn tại như một tôn giáo Việt Nam. Mầm mống của thực tại nhị diện tôn giáo-dân tộc một lần nữa lại được ươm mầm nẩy nỡ. Huế có hai cuộc lễ tôn giáo lớn là lễ Phật Đản và ngày cúng âm hồn 23 tháng Năm âm lịch - thường được gọi là ngày thất thủ kinh đô, dân Huế gián tiếp dùng tín ngưỡng để kỷ niệm ngày độc lập quốc gia bị bức tử khi Pháp đánh chiếm Huế.
MIẾNG VẢI BA XU
Mục chính trong chương trình kỷ niệm Phật Đản 63 là cuộc rước Phật từ Chùa Diệu Đế về Chùa Từ Đàm để cử hành lễ chính thức. Chịu trách nhiệm chung về buổi lễ Phật Đản 63 là TT Trí Quang, Hội Trưởng Tổng Trị Sự HPGVN tại Trung Phần, trực tiếp chịu trách nhiệm cuộc rước Phật là TT Mật Hiển Trị Sự Trưởng GHTGTT. [5]
Theo thông lệ hàng năm, năm 1963 Đài Phát Thanh Huế cũng dành cho Phật Giáo mấy chương trình buổi tối để kỷ niệm Phật Đản. Phụ trách buổi phát thanh Phật Giáo đêm 6/5 là Gia Đình Phật Tử, đêm 7/5 là Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế, và đêm 8/5 hay đêm Phật Đản do chính THPG Trung Phần, ngoài phần tin tức Phật sự, chương trình thường cho phát thanh lại phần phóng sự hay ghi âm buổi lễ Phật Đản chính thức hồi trưa. Cũng như các năm trước, đến ngày Phật Đản các tư gia đều treo cờ Phật Giáo, có nơi lập bàn thờ trước nhà hay những nơi công cộng như ngã ba, ngã tư đường hay các công viên công trường.
Bỗng nhiên ngày 6/5 tức hai ngày trước lễ Phật Đản, các tỉnh thị toàn quốc đã nhận được công điện số 9195 của Phủ Tổng Thống [6] nhắc lại lệnh cấm treo cờ tôn giáo nơi tư gia cũng như nơi công cộng nghĩa là trên đường phố, nơi các lễ đài, các quyền môn mừng lễ. Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Mỹ sau nầy đã ví von rằng Tổng Thống Việt Nam ra lệnh cấm treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản thì cũng chẳng khác gì Tổng Thống Mỹ ra lệnh cấm hát thánh ca trong lễ Giáng Sinh. [7] Cảnh sát công an cứ theo lệnh mà thi hành khiến cho nhiều nơi xảy ra xô xát giữa Phật tử và nhân viên công lực. Phật tử Huế còn xúc động hơn vì suốt mấy tuần qua, Ki-Tô giáo và chính quyền đã tưng bừng kỷ niệm lễ lớn, thứ nhất là tuần lễ khánh thành nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, thứ hai là kỷ niệm lễ bạc ngày thụ phong Linh mục của Ngô đình Thục. Vào hai dịp đó, và thành phố Huế tràn ngập cờ Vatican, ngay cả những nơi không có một tín đồ hay một cơ sở Ki-Tô giáo nào cả.
Công điện nầy đến Huế vào ngày 7/5 và trở thành giọt nước rớt vào bình nước đã đầy be. Trong khi lệnh cấm treo cờ hạ cờ lan khắp thành phố như một trận hỏa hoạn thì THPGVN họp khẩn vào chiều 7/5 và sau đó cử một phái đoàn Trưởng Lão đến gặp Thị Trưởng Huế kiêm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Nguyễn văn Đẳng yêu cầu chính quyền ngưng thi hành công điện về giáo kỳ. Phật Giáo đã quyết định đến hồi phải ăn thua đủ. Cuộc đấu tranh của Phật Giáo thực sự bắt đầu từ lúc đó chứ không phải đợi đến ngày hôm sau với những phát biểu nẩy lửa của TT Trí Quang hay thảm cảnh đẩm máu tại Đài Phát Thanh Huế. Trong cuộc họp khẩn chiều 7/5 này, một số quý Thầy đã chủ trương ôn hòa, một phần vì nghĩ rằng tình đồng hương với gia đình Ngô đình Diệm có thể là nhịp cầu để có thể nói qua nói lại. Lại nữa, dòng họ nhà Ngô là gia đình Phật Giáo trước khi Ngô đình Khả theo Ky-tô giáo thì hương linh và bài vị của chư tiên tổ này đã được gởi lên hương khói ở một ngôi Chùa ở Huế. Phần khác, số Thầy này cũng hy vọng có thể ảnh hưởng đến chính quyền qua Thị Trưởng Nguyễn văn Đẳng vốn là một Phật tử. Số Thầy chủ trương ôn hòa cuối cùng đã thuận theo đa số.
Nếu tinh ý, chính quyền hẳn thấy quyết tâm của Phật Giáo qua hành động xuất tướng bằng phái đoàn trưởng lão đích thân đến Tòa Tỉnh chiều 7/5 để rồi có thể đối phó thức thời và uyển chuyển hơn. Đáng tiếc là chính quyền địa phương cũng như trung ương không chịu thấy điều đó cho nên phái đoàn đại diện Phật Giáo chỉ nhận được những giải thích quanh co và những hứa hẹn mơ hồ tự thị, cũng như khi biến động đã xảy ra rồi thì chính quyền cũng đã giải quyết theo cung cách lấy thúng úp voi. Điều này đã tạo cơ hội cho phe chủ trương làm mạnh có lý do hơn để tiến tới.
Cơ hội trôi qua phần lớn cũng vì uy quyền quốc gia trong chế độ Ngô đình Diệm không nằm trong một hệ thống minh bạch nào cả. Bên cạnh Thị Trưởng còn có Tiểu Khu Trưởng, trên Thị Trưởng và Tiểu Khu Trưởng còn có Đại Biểu Chính Phủ và Tư Lệnh Quân Khu, trên Đại Biểu Chính Phủ và Tư Lệnh Quân Khu còn có Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung Ngô đình Cẩn, trên Cẩn còn có ông bà Cố Vấn Chính Trị Ngô đình Nhu, trên ông bà Nhu là Tổng Thống Ngô đình Diệm, trên Diệm là Tổng Giám Mục Ngô đình Thục thực tế là vua đạo kiêm vua đời, vì về mặt gia đình là quyền huynh thế phụ tuyệt đối, về mặt quyền lực là kẻ vừa chăn chiên vừa giữ thành. Và đương nhiên, trên hệ thống quyền lực bản xứ đó là Đại Sứ Vatican được các Ki-tô tử cung kính gọi là Khâm Mạng Tòa Thánh và trên tất cả là Toà Đại Sứ Mỹ, kẻ khai sinh và thần hộ mạng của chế độ. Khâm Mạng Tòa Thánh và Tòa Đại Sứ Mỹ thì lại như môi với răng như Đại sứ Cabot Lodge xác nhận. [8] Hệ thống quyền lực rối rắm đó thể hiện rõ qua câu nói của Tổng Thống Ngô đình Diệm rằng 'sau Hiến Pháp còn có tôi' để dằn mặt Phật Giáo và những thành phần đối lập đừng hòng dựa vào Hiến Pháp hay luật pháp để đòi hỏi này nọ.
CUỘC RƯỚC PHẬT VÀ NHỮNG BIỂU NGỮ BỐC LỬA
Nếu tinh ý, chính quyền hẳn thấy quyết tâm của Phật Giáo qua hành động xuất tướng bằng phái đoàn trưởng lão đích thân đến Tòa Tỉnh chiều 7/5 để rồi có thể đối phó thức thời và uyển chuyển hơn. Đáng tiếc là chính quyền địa phương cũng như trung ương không chịu thấy điều đó cho nên phái đoàn đại diện Phật Giáo chỉ nhận được những giải thích quanh co và những hứa hẹn mơ hồ tự thị, cũng như khi biến động đã xảy ra rồi thì chính quyền cũng đã giải quyết theo cung cách lấy thúng úp voi. Điều này đã tạo cơ hội cho phe chủ trương làm mạnh có lý do hơn để tiến tới.
Cơ hội trôi qua phần lớn cũng vì uy quyền quốc gia trong chế độ Ngô đình Diệm không nằm trong một hệ thống minh bạch nào cả. Bên cạnh Thị Trưởng còn có Tiểu Khu Trưởng, trên Thị Trưởng và Tiểu Khu Trưởng còn có Đại Biểu Chính Phủ và Tư Lệnh Quân Khu, trên Đại Biểu Chính Phủ và Tư Lệnh Quân Khu còn có Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung Ngô đình Cẩn, trên Cẩn còn có ông bà Cố Vấn Chính Trị Ngô đình Nhu, trên ông bà Nhu là Tổng Thống Ngô đình Diệm, trên Diệm là Tổng Giám Mục Ngô đình Thục thực tế là vua đạo kiêm vua đời, vì về mặt gia đình là quyền huynh thế phụ tuyệt đối, về mặt quyền lực là kẻ vừa chăn chiên vừa giữ thành. Và đương nhiên, trên hệ thống quyền lực bản xứ đó là Đại Sứ Vatican được các Ki-tô tử cung kính gọi là Khâm Mạng Tòa Thánh và trên tất cả là Toà Đại Sứ Mỹ, kẻ khai sinh và thần hộ mạng của chế độ. Khâm Mạng Tòa Thánh và Tòa Đại Sứ Mỹ thì lại như môi với răng như Đại sứ Cabot Lodge xác nhận. [8] Hệ thống quyền lực rối rắm đó thể hiện rõ qua câu nói của Tổng Thống Ngô đình Diệm rằng 'sau Hiến Pháp còn có tôi' để dằn mặt Phật Giáo và những thành phần đối lập đừng hòng dựa vào Hiến Pháp hay luật pháp để đòi hỏi này nọ.
CUỘC RƯỚC PHẬT VÀ NHỮNG BIỂU NGỮ BỐC LỬA
Lễ Phật Đản 63 bắt đầu bằng cuộc rước Phật từ Chùa Diệu Đế lên Chùa Từ Đàm do các đoàn thể như Khuôn Hội Phật Giáo, Gia Đình Phật Tử, Sinh Viên Phật Tử, Công Chức Phật Tử, Tiểu Thương Phật Tử... phụ trách. Hàng lãnh đạo Phật Giáo, các hàng Phật tử, đại diện chính quyền trong đó có Thị Trưởng Huế, các quan khách trong đó có đại diện của Toà Lãnh Sự Mỹ và Đài Loan và đại diện của Phòng Thông Tin Văn Hóa Pháp tại Huế và Phật tử thì tề tựu ở sân Chùa Từ Đàm chờ Phật 'về' đến để cử hành lễ chính thức.
Hôm nay Phật về hơi trễ. Lý do vì đoàn rước Phật vừa băng qua cầu Gia Hội để vào đường chính của thành phố thì một loạt các biểu ngữ lạ xuất hiện ngay trong đoàn rước Phật như sấm chớp làm ù tai hoa mắt không những số công an cảnh sát đang lăm le canh chừng đoàn rước Phật mà cả đối với những dân chúng và Phật tử đứng đầy hai bên đường xem đoàn rước đi ngang. Những biểu ngữ ấy viết:
-Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng. Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào.
-Phản đối chính sách bất công gian ác.
-Cờ Phật Giáo quốc tế không thể bị triệt hạ.
-Phật Giáo đồ chỉ ủng hộ chính sách bình đẳng tôn giáo.
-Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng.
-Phật Giáo đồ nhất trí bảo vệ Chánh Pháp dù phải hy sinh.
-Phản đối chính sách bất công gian ác.
-Cờ Phật Giáo quốc tế không thể bị triệt hạ.
-Phật Giáo đồ chỉ ủng hộ chính sách bình đẳng tôn giáo.
-Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng.
-Phật Giáo đồ nhất trí bảo vệ Chánh Pháp dù phải hy sinh.
Không đợi chính quyền phản ứng bằng cách ngăn chận và giải tán đoàn rước, tịch thu các biểu ngữ và bắt giam những người căng biểu ngữ v.v..., với tư cách người chịu trách nhiệm về đoàn rước, TT Mật Hiển đã ra lệnh ngưng đoàn rước và dẹp các biểu ngữ rồi mới cho đoàn rước tiếp tục. Các biểu ngữ bị tịch thu, đoàn rước tiếp tục tiến lên một quảng thì đợt biểu ngữ thứ hai với nội dung y hệt lại lác đác xuất hiện ở những đoạn khác trong đoàn rước. Tình trạng đó xảy ra mấy lần và cuối cùng Ban Tổ Chức phải mời cả TT Trí Quang xuống hiện trường ra lệnh dẹp các biểu ngữ và hứa với những người trương biểu ngữ là khi về đến Từ Đàm TT sẽ trả lời về những yêu sách hay thỉnh nguyện ghi trên các biểu ngữ đó. Đoàn rước cuối cùng đã về đến Từ Đàm...
Với tư cách trưởng ban tổ chức lễ Phật Đản 63 tại Huế, TT Trí Quang đứng ra cáo lỗi vì lễ đã không cử hành đúng chương trình. Lý do chậm trễ đó là các biểu ngữ đột ngột xuất hiện trong cuộc tuần hành. Một lần nữa, TT yêu cầu Phật tử căng các biểu ngữ ấy lên cao cho mọi người thấy rõ họ muốn gì. Những biểu ngữ đã biến mất hồi sáng giờ lại xuất hiện. TT đọc lần lượt từng biểu ngữ, giải thích nội dung cũng như nguyên nhân tại sai có biểu ngữ đó và ghi nhận nguyện vọng phản ảnh qua những biểu ngữ đó. Không khí khuôn viên Chùa Từ Đàm như có chuyền điện, mặt đất khuôn viên chùa như rung chuyển theo từng lời của TT. TT không đọc một diễn từ soạn sẵn hay ứng khẩu nào cả, nhưng những lời giải thích các biểu ngữ của TT đã biến thành một cáo trạng mạch lạc và minh bạch về thảm cảnh bất bình đẳng và đàn áp tôn giáo mà Phật Giáo là nạn nhân từ thời Pháp thuộc và nhất là từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Việc xuất hiện các biểu ngữ một cách tự phát, cũng như việc TT Mật Hiển và TT Trí Quang ra lệnh tịch thu các biểu ngữ, rồi biểu ngữ lại xuất hiện, rồi lại bị tịch thu và hứa hẹn thực tế chỉ là một cách dàn cảnh cho TT Trí Quang có lý do công khai hóa những nguyện vọng, và cũng là những mục tiêu đấu tranh của Phật Giáo mà thôi. Nội dung của những biểu ngữ cũng như việc viết biểu ngữ, phân công phụ trách căng biểu ngữ đã được quy định trong cuộc họp khẩn chiều ngày 7/5. TT Thiện Minh là người chịu trách nhiệm chuyện này. Một số anh em GĐPT thân tín được phân công viết biểu ngữ và giữ các biểu ngữ để ngày mai căng lên trong cuộc rước. Các biểu ngữ đã được viết vội vàng bí mật trong các phòng tầng trệt của Giảng Đường Chùa Từ Đàm khuya đêm ấy. Công đầu trong chuyện này phải kể anh Nguyễn khắc Từ, một huynh trưởng GĐPT xuất sắc tận trung với nước, với đạo. Đây là một cách dàn cảnh tinh vi, đặt chính quyền và công an cảnh sát vào thế tiến thối lưỡng nan trước quyết định đàn áp hay không. Bởi nếu đàn áp xảy ra, đoàn rước Phật bị giải tán, cuộc lễ Phật tại Từ Đàm cũng bị bãi bỏ và TT Trí Quang sẽ không còn cơ hội công khai hóa những nguyện vọng của Phật Giáo. Nói thế khác, nếu đàn áp xảy ra, cuộc nổi dậy bị dẹp ngay trong trứng nước, trên đường phố Huế.
Sau phần ứng khẩu giải thích biểu ngữ của TT Trí Quang là phần nghi lễ diễn ra một cách bình thường êm đẹp. Buổi chiều hôm đó, TT Thiện Minh, Tổng Ủy Viên Thanh Niên Phật tử của THPGVN và là nhà kiến trúc phong trào Phật Đản 63 đã lãnh đạo một phái đoàn thanh niên sinh viên học sinh Huế ra Quảng Trị dự lễ thượng kỳ Phật Giáo do GĐPT Quảng Trị tổ chức. Trong chuyến đi TT đã nói với người trong đoàn tháp tùng khi được hỏi nếu thất bại thì sao? Câu trả lời của TT như đinh đóng cột: Thất bại thì dắt nhau về Tây Phương mà ở là cùng!
Không khí Huế trở lại bình thường. Nhưng đó chỉ là bình thường giữa hai cơn bão. Bởi theo đúng chương trình thì những lời ứng khẩu nẩy lửa của TT Trí Quang trưa hôm nay đã được ghi băng và sẽ được phát lại trong buổi phát thanh Phật Giáo tối hôm nay...
ĐÀI PHÁT THANH HUẾ ĐÊM PHẬT ĐẢN
Đài Phát Thanh Huế nằm ngay chân cầu Tràng Tiền phía hữu ngạn sông Hương. Đến tối, xướng ngôn viên đài xin lỗi vì lý do kỷ thuật chương trình thường lệ không phát thanh được và lấp chỗ trống bằng nhạc. Điều nầy khiến Phật tử thắc mắc tức bực đổ về đài mỗi lúc một đông. Không biểu ngữ, không hoan hô đả đảo, chỉ lặng yên chờ cho đài giải quyết xong phần kỷ thuật để được nghe lại những lời TT Trí Quang nói hồi sáng. Thế thôi, ít ai nghĩ rằng mình đang được chứng kiến một cuộc biểu tình, một cuộc đấu tranh bất bạo động đang diễn ra từng phút.
Rồi nhạc lấp chỗ trống cũng hết, làn sóng đài bỗng lặng câm, mở đầu cho một đột biến khi một chiếc xe thông tin gắn loa phóng thanh cực mạnh đến loan báo là chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thị xã, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm vậy yêu cầu đồng bào giải tán. Thông báo đầy hăm dọa đó được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với sự tăng cường dồn dập của cảnh sát công an và quân đội tháp tùng một số xe cứu hỏa và xe bọc thép từ từ tiến vào khuôn viên Đài Phát Thanh. Đoàn xe lừ đừ húc đám đông, cán bừa lên xe đạp, xe gắn máy và đồng bào mà tiến tới. Một trong những chiếc xe bọc thép mang tên Ngô Đình Khôi. Đồng lúc, TT Trí Quang cùng với Tỉnh Trưởng Nguyễn văn Đẳng đến và đi thẳng vào Đài Phát Thanh. Hai người vừa vào trong đài chưa được bao lâu thì các xe cứu hỏa bắt đầu xịt nước vào dân chúng và tiếp đó là một tiếng nổ lớn rồi tiếng súng đồng vọng vang rền từ các xe bọc thép, từ số quân nhân và công an cảnh sát tăng cường. Các xe bọc thép vừa bắn vừa húc bừa vào dân chúng. Khuôn viên Đài Phát Thanh Huế diễn ra một cảnh hoảng loạn, đẩm máu và bi hài. Phe chính quyền quyết liệt đánh đuổi dân chúng khỏi khuôn viên Đài Phát Thanh Huế bằng những biện pháp sắt máu. Phật tử cố chạy quanh né tránh. Họ không bỏ chạy mà cứ chực nhào vào để cứu những người bị thương đang quằn quại la liệt bên cạnh số bị chết tan xác, chưa kể là họ không chịu bỏ chạy vì nóng lòng lo cho TT Trí Quang đang kẹt trong Đài không biết sống chết ra sao. Tình trạng kéo dài đến hai giờ sáng thì mới đưổi hết Phật tử khỏi khuôn viên Đài Phát Thanh Huế và khu vực cầu Tràng Tiền. Phe chính quyền vô sự, phía Phật Giáo thì TT Trí Quang được hộ tống về chùa an toàn nhưng có 9 Phật tử chết và 14 bị thương, được bí mật vội vàng đưa về Bệnh viện Huế.
Kẻ chỉ huy cuộc thảm sát này là Thiếu Tá Đặng Sĩ, Phó Tỉnh Trưởng Nội An. Sỹ không chịu lệnh của Đẳng hay lệnh của Cẩn. Sĩ trực tiếp nhận lệnh của TGM Ngô đình Thục người đã xác quyết với Vatican rằng Phật tử chỉ khoảng từ 2 triệu đến 2 rưỡi so với 1 triệu đến 1 triệu rưỡi Công Giáo và ông quyết lấp bằng tỷ số đó bằng bất cứ giá nào với phần thưởng là cái mũ đỏ Hồng Y giáo chủ. [9] Khi biến động Phật Đản 63 xảy ra, Thục có mặt ở Huế và đã nói thẳng 'lá cờ chỉ là một miếng vải ba xu có chi mà phải tranh đấu...' [10]
NGUYỆN VỌNG NĂM ĐIỂM
Huế sôi sục. Suốt đêm 8/5 và ngày 9/5, hàng ngàn đám biểu tình tự phát không chỉ của dân chúng thanh niên sinh viên học sinh nội thành mà cả của đồng bào ngoại thành xa xôi đổ về chùa Từ Đàm để bày tỏ nguyện vọng và hỏi thăm tin tức. Công an cảnh sát quân đội tràn ngập phố phường. Các đám biểu tình tuần hành nầy phải đi qua nhiều nút chận. Không gian căng thẳng như có điện truyền vào nhưng chưa có hành hung đập phá, đốt nhà đốt xe, đốt công sở.
Suốt cả ngày 9/5, Tỉnh Trưởng Nguyễn văn Đẳng đã đích thân đưa TT Trí Quang đi khắp nơi trấn an đồng bào và Phật tử. Hình ảnh một ông Tỉnh Trưởng lái chiếc Citroen 2CV và một ông thầy tu mặc áo nâu đội nón lá đứng trên mui xe khản cổ kêu gọi đồng bào Phật tử giải tán đợi lệnh chùa là hình ảnh đặc thù ngày hôm đó. Chính quyền một mặt nhờ chùa 'chữa lửa', một mặt lại rửa tay chạy tội bằng cách tuyên bố cuộc thảm sát ở Đài Phát Thanh Huế là do Việt Cộng gây ra. Điều nầy đã khiến cho quần chúng Phật tử nổi nóng thêm, càng hăng biểu tình hơn, càng quyết liệt hơn khi đối đầu với nhân viên công lực ngăn chận biểu tình.
Chính quyền cố tìm cách lấy thúng úp voi mà không ngờ rằng hình ảnh các nạn nhân vụ thảm sát đã được bí mật chụp hình và gửi ra ngoại quốc. Đây phải kể đến công lao của Bác sĩ Erich Wulff, một giáo sư Đức giảng dạy ở Đại Học Y Khoa Huế, Bác sĩ Lê khắc Quyến và bác Bữu Tu những người đã ghi nhận hình ảnh các nạn nhân được bí mật chuyển từ Đài Phát Thanh về nhà xác bệnh viện Huế. Không có những hình ảnh đó thì cớ lẽ cũng còn lâu dư luận thế giới mới tin là có cuộc thảm sát đó, và nhìn thấy rõ bộ mặt của cuộc thảm sát đó. Wulff kể rằng sau đêm Phật Đản đẩm máu, ông đem những hình ảnh này cho hai phóng viên kỳ cựu là Turner của hãng Reuters và Sheehan của UPI xem thì những người này làm lơ không dám đụng đến vì thấy trầm trọng quá. Kết quả là như Wulff than thở rằng: Sau 48 tiếng đồng hồ...ngoại trừ đài Hà Nội, không một đài phát thanh nào đưa tin, ngay cả những tờ báo lớn như Le Monde, New York Times đều im bặt. [11] Vì thấy rõ như thế nên Wulff liều đem những hình ảnh này kể cả âm bản ra nước ngoài qua ngã Phnom Penh. Thế giới đã được nhìn thấy bộ mặt của chế độ nhờ hành động liều lĩnh và can trường của Wulff.
Ngày 10/5 Phật Giáo triệu tập quần chúng về chùa Từ Đàm để thông báo hai quyết định, thứ nhất tuyên thánh các Phật tử bị thảm sát tại đài Phát Thanh Huế, thứ hai công bố bản Tuyên Ngôn Của Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Tịnh Khiết, Hội Chủ THPGVN ký phổ biến. Tuyên ngôn này thường được gọi tắt là bản 'nguyện vọng năm điểm' gồm có, thứ nhất lệnh cấm giáo kỳ phải được thu hồi, thứ hai Phật Giáo phải được đối xử bình đẳng như Ki-tô giáo, thứ ba chấm dứt đàn áp khủng bố Phật tử, thứ tư Phật Giáo được tự do truyền đạo và hành đạo, và thứ năm quy trách kẻ chủ mưu tàn sát và đền bù cho các nạn nhân vụ Đài Phát Thanh Huế.
Phật Giáo đã chính thức minh định vấn đề, đến lược chính quyền phản ứng. TT Ngô đình Diệm thấy tình thế trầm trọng có lẽ một phần qua những lời thở than của Ngô đình Cẩn nên đã yêu cầu người thân tín của mình là Đỗng Lý Văn Phòng Võ văn Hải bí mật ra Huế điều tra tại chỗ. Hải trở về Sài Gòn thì bị Ngô đình Thục chận ngay ở phi trường bảo: Anh đừng quên những gì anh đã long trọng hứa với chúng tôi, đó là không làm chính trị. Vậy anh đừng đụng vào chuyện trong nhà của chúng tôi. Thục muốn nhắc lại một lời hứa cũ của Hải. Gia đình Ngô đình Khả và gia đình Hải rất thân nhau, Hải và Diệm coi nhau như anh em. Ngày Diệm về chấp chánh, Diệm năm lần bảy lược mời Hải, cuối cùng Hải nhận với điều kiện là giúp Diệm như bạn chứ đừng lôi kéo Diệm vào chính trị. Hải báo cáo hết sự thực ở Huế, nghĩa là cho Diệm thấy trách nhiệm của Thục trong vụ này và Diệm đã ẩn nhẫn thở than với Hải: Anh thông cảm cho tôi, anh Tổng tôi là quyền huynh thế phụ, tôi đâu dám chống lại. Chính Cabot Lodge sau khi tham khảo với Đại sứ Vatican tại Sài Gòn cũng đã kết luận: Rõ ràng là TGM Thục, anh của Diệm, là ảnh hưởng mạnh nhất trong chính quyền, và đã kích động đàn áp bất chấp nỗi quan ngại của Vatican. [12] Gia đình Diệm thực sự bể làm đôi: Một bên là Diệm, Cẩn và Luyện, một bên là Thục, vợ chồng Nhu và gia đình Nguyễn văn Ấm thân phụ của cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận.
CÔ LẬP ĐÀN ÁP VÀ PHÁ VÒNG VÂY PHONG TỎA
Nguyện vọng năm điểm của Phật Giáo công bố ngày 10/5, đến ngày 23/5 lại được bổ túc bằng một Phụ Đính, và đến 25/5 lại được thêm vào một Phụ Trương. Điều này chứng tỏ chính quyền càng né tránh giải quyết vấn đề thì yêu sách của Phật Giáo càng cô đọng cụ thể thêm.
Nhưng Huế rất cách biệt với tai mắt và dư luận quốc tế, chính quyền rất dễ bưng bít và dập tắt. Cho nên công việc gấp rút là phải đối phó với những âm mưu và hành động cô lập và đàn áp của chính quyền, vừa nuôi dưỡng tinh thần quật khởi của Huế, vừa mở rộng địa bàn hoạt động đấu tranh. Phật Giáo quyết định công việc ở Huế giao lại cho quý TT Trí Thủ, Thiện Siêu, Mật Nguyện, Mật Hiển cùng đảm nhận và HT Hội Chủ lãnh tụ tối cao của phong trào, TT Trí Quang, linh hồn của phong trào, TT Thiện Minh, đầu não chiến lược phải vào Sài Gòn. HT Hội Chủ vào Sàigòn trước một mình trót lọt, nhưng TT Trí Quang và TT Thiện Minh thì chưa chắc. Phật Giáo đang băn khoăn chưa biết tính thế nào thì cơ duyên đến. Duyên may đó hiện thân là Trung Tá Trương Khuê Quang người được Bác sĩ Trần kim Tuyến dàn xếp máy bay riêng bí mật ra Huế điều tra sự tình. Trung Tá Quang là đệ tử TT Thiện Minh đã gặp các Thầy và hiểu rõ hoàn cảnh Phật Giáo. Cho nên khi được yêu cầu tiếp tay Trung Tá Quang nhận lời ngay, nhờ vậy TT Trí Quang và TT Thiện Minh đều bí mật lọt vào Sài Gòn an toàn. Vào đến Sài Gòn, việc đầu tiên là phải có một trụ sở đấu tranh thích hợp. Địa điểm đó không đâu bằng Chùa Xá Lợi trụ sở chính của Hội Phật Học Nam Việt thuộc quyền quản trị của Chánh Trí Mai thọ Truyền. Cho nên chính TT Thiện Minh, đang đêm phải đắp y gặp Chánh Trí Mai thọ Truyền để trình bày nguyện vọng và thế là Chùa Xá Lợi biến thành tổng hành dinh của phong trào. Nhưng giao Chùa Xá Lợi cho Phật Giáo cũng không khác gì giao Lam Sơn cho Lê Lợi, và riêng Chánh Trí Mai thọ Truyền là giao sinh mạng mình và gia đình mình cho Phật Giáo. Tại sao Chánh Trí Mai thọ Truyền chịu hy sinh vậy? Câu trả lời chỉ được tìm thấy 40 năm sau qua lời kể của Sa Môn Mãn Giác: Tôi vẫn còn nhớ như in một vài kỷ niệm về những chuyến Phật sự tôi được Phật Giáo Trung Phần phái đến điều tra tình hình sinh hoạt của các Phật tử các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phan Thiết.
Hồi đó là năm 1957, phong trào Dinh Điền đang được xúc tiến mạnh. Theo như luật lệ quy định, dinh điền là một quốc sách tự nguyện. Muốn được nhận cho lên cao nguyên lập nghiệp thì đương sự phải là nghèo, không ruộng vườn nhà cửa. Thế nhưng khi thực hiện chính sách này thì những người nghèo xin đi không được, trái lại có những người không xin đi, không muốn đi nhưng vẫn bị khủng bố, bức ép ra đi. Đó là những Phật tử có nhà cửa ruộng vườn, những Phật tử nhiệt thành với các Phật sự địa phương, những Phật tử không chịu bỏ đạo để theo Ki-tô giáo. Chương trình Dinh Điền đã bị lợi dụng như một công cụ để phát triển Ki-tô giáo, đập tan tiềm lực Phật Giáo ở những địa phương xa xôi. Tất cả những người có danh sách di dân đều bị thu Thẻ Kiểm Tra, nghĩa là trở thành mộ thứ tù giam lỏng.. Cách duy nhất để được khỏi đi dinh điền là phải bỏ đạo Phật theo Ki-tô giáo. Chưa hết, lên đến khu dinh điền họ vẫn tiếp tục bị đối xử tàn tệ nếu cứ ngoan cố giữ đạo Phật. Trên khu dinh điền, họ chỉ được trồng một thứ cây là cây đay. Mỗi người được phát hai lon tấm hay gạo lức một ngày. Ai chịu theo Ki-tô giáo thì được phát ba lon gạo. Nhà nào có thiết bàn thờ Phật thờ ông bà đều bị đập phá đạp đổ và cấm không được tái thiết.
Trong một chuyến công tác, tôi được chỉ định vào phái đoàn lên cao nguyên thăm đồng bào Phật tử tại các khu dinh điền. Phái đoàn do Hòa Thượng Trí Thủ hướng dẫn và Cụ Chánh Trí Mai thọ Truyền phụ tá. Vì tình trạng tồi tệ như vừa kể nên phái đoàn bị cấm không được vào các khu dinh điền. May mắn cho chúng tôi là khu vực đó có mấy Trung Đội tân binh đang công tác. Một số quân nhân đau lòng phẫn uất vì có bà con bị ép đi dinh điền nên họ tình nguyện đi dẹp đường hộ tống chúng tôi đến tận nơi thấy tận mắt, họ quyết phản ứng nếu bị ngăn cản. Chỉ huy quân sự địa phương cao cấp thời đó chẳng ai khác hơn là Tướng Tôn Thất Đính sau này. Thấy tình thế căng thẳng, Tướng Đính phải can thiệp, điện thoại xin phép Phủ Tổng Thống ở Sài Gòn. Được phép rồi phái đoàn mới được vào thăm đồng bào Phật tử. Sự thật đau lòng bày ra trước mắt chúng tôi. Bàn thờ bị đạp đổ, không được thiết tượng Phật, không được đốt hương, không được tụng kinh. Có một gia đình hai vợ chồng và năm người con, mời phái đoàn vào nhà đóng cửa lại rồi chỉ nhản hiệu bao hương có hình Phật Bà Quan Âm dán nơi cột nhà làm bàn thờ, đêm đêm cả nhà xúm quanh cột nhà niệm Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Cụ Mai thọ Truyền đã không cầm được nước mắt. Thấy một người khô khan nghiêm nghị như cụ Truyền mà cũng phải động lòng nên cả phái đoàn đều khóc theo. Điều này giải thích tại sao năm 1963, khi các cấp lãnh đạo phong trào tranh đấu Phật Giáo chuyển từ Huế vào Sài Gòn, cụ Truyền đã nồng nhiệt hưởng ứng và hoan hỉ giao Chùa Xá Lợi cho các Thầy làm trung tâm tranh đấu. [13] TT Tâm Châu đại diện Phật Giáo Bắc Việt và là Phó Hội Chủ THPGVN được cử làm Chủ Tịch phong trào đấu tranh dưới danh nghĩa Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Ủy Ban này là một tập hợp gồm 10 đoàn thể từng ký tên vào tuyên ngôn ủng hộ 5 nguyện vọng của THPGVN công bố tại Huế. [14]
Ở Huế, sau ngày 10/5, phong trào được quạt lên với chiến dịch mít-tinh, học tập, tuyệt thực, cầu nguyện cho năm nguyện vọng của Phật Giáo được thành tựu. Chủ chốt của chiến dịch nầy là sinh viên học sinh Phật tử. Lực lượng trẻ có học nầy đem lại cho phong trào một sinh khí và sắc diện mới chứng tỏ Phật Giáo không chỉ lôi cuốn thành phần vong niên hay cao niên đã chán sự đời mà còn hấp dẫn thế hệ đang hăm hở hướng về tương lai của dân tộc và tín ngưỡng. Trong khi các Thầy chỉ nhắc đến bình đẳng tôn giáo thì tầng lớp nầy lại nhắc nhở nhiều hơn đến mấy chữ 'Công Bằng Xã Hội' trong ngôn từ tranh đấu của họ. Hai tụ điểm chính của họ là Từ Đàm và Diệu Đế. Họ đến nghe tin tức, trò chuyện với bạn bè đồng lứa, tụng kinh cầu nguyện, phát thanh tin tức Phật sự qua hệ thống phóng thanh trong chùa, phổ biến truyền đơn tài liệu, tuyệt thực, xuống đường bày tỏ nguyện vọng. Họ thường bị đàn áp thẳng tay. Dùi cui, mũi giày trận, báng súng, lưỡi lê, quân khuyển, lựu đạn cay, lựu đạn cháy, xe cây, nhà tù là chuyện cơm bửa. Nhưng chính quyền càng mạnh tay thì lực lượng nầy càng trở nên đông đảo vì cái tính 'quân tử Tàu' hay mã thượng ham vui của lớp trẻ. Tầng lớp nầy lại kéo theo những hỗ trợ mới là giới tiểu thương, quân nhân, công chức, giáo chức, Hướng Đạo.... tăng cường cho lực lượng cơ hữu nòng cốt của Phật Giáo là các Thầy các Cô chùa Hội, các Khuôn Hội Phật tử địa phương và các đoàn Gia Đình Phật Tử kỳ cựu thuần thành.
Tình trạng đó kéo dài cho đến 3/6, khi sinh viên Phật tử tung ra những đợt biểu tình ồ ạt rộng lớn và hứng chịu những đàn áp khốc liệt. Một số sinh viên bị bắt, 149 người bị thương trong đó có 69 người bị thương trầm trọng. Khi bị đàn áp truy kích, cả ngàn sinh viên học sinh phải rút về chùa Từ Đàm. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm và phong tỏa chùa, đồng thời cắt điện cắt nước và cắt luôn thực phẩm tiếp tế cho chùa. Cuộc đàn áp và phong tỏa nầy đã gây những chấn động không lường trước được... Sài Gòn đã được báo động về tình trạng Từ Đàm bị phong tỏa ngặt nghèo này trong lúc TT Quảng Đức tiếp xúc với thành phần lãnh đạo Phật giáo để thông báo nguyện vọng tự thiêu của mình.
BIẾN ĐỘNG NỐI TIẾP BIẾN ĐỘNG
Phật Đản 63 không phải là biến cố chống chính quyền duy nhất từ ngày Ngô đình Diệm lật đổ Bảo Đại để nắm trọn quyền hành. Bởi trước đó ít ra chính quyền cũng đã đi qua năm cơn bão tố chính trị. Đó là cuộc biến động Bình Xuyên-Nguyễn văn Hinh, vụ ám sát hụt Diệm ở Buôn Mê Thuột của Hà minh Trí, phong trào vận động dân chủ chính trị hay phong trào Caravelle của nhóm Nguyễn xuân Chữ, vụ binh biến của Nguyễn chánh Thi và cuộc ném bom Dinh Độc Lập của Phạm phú Quốc và Nguyễn văn Cử, con trai của Nguyễn xuân Chữ trong nhóm Caravelle. Trong cả năm lần đó, không một bản cáo trạng công khai phê phán chế độ được tung ra. Cho nên có thể nói, TT Trí Quang là người đầu tiên công khai ứng khẩu bản cáo trạng cô đọng thành sáu tấm biểu ngữ mộc mạc nhưng vang như sấm sét lan rộng và xoáy sâu vào tâm khảm của dân chúng. Chủ điểm của sáu biểu ngữ đó là tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo và chấm dứt kỳ thị Phật Giáo. [15]
Thật vậy, đất nước chia đôi, Ngô đình Diệm được Mỹ đưa về xóa bỏ chế độ Quốc Gia, lật đổ Quốc Trưởng Bảo Đại, thành lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền Ngô đình Diệm là một cái Big Mac một bên là chính quyền Mỹ, một bên là thế lực Ki-Tô giáo Hoa Kỳ và Vatican, phần giữa là gia đình họ Ngô và tay chân. Ngoài ba thành phần đó ra, tất cả còn lại đều được nhìn dưới con mắt 'ai không theo ta là kẻ thù của ta' như Thánh Kinh cảnh giác. Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, và cả Tin Lành đều được nhìn dưới con mắt ấy. Tình trạng trở thành tệ hại cho người Phật tử từ khi có chiến dịch Tố Cộng, phong trào Dinh Điền khẩn hoang lập ấp và phong trào Ấp Chiến Lược. Dưới mắt một số người hăng say với nhiệm mệnh thừa sai và tin rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện thì các biện pháp chính trị kinh tế xã hội đó là những cơ hội tốt để đưa những kẻ ngoại đạo về với 'ánh sáng Phúc Âm'. Sa vào hoàn cảnh ấy, người Phật tử chỉ còn ba đường hoặc rữa tội để hưởng đặc ân, hoặc 'bỏ' đạo Phật 'theo' Đạo Ông Bà để được tạm thời yên thân, hoặc chọn cái chết để giữ đạo gốc. Tình trạng đó ngày càng trở thành tệ hại, nhất là ở Nam Trung Phần và cao nguyên kể từ năm 1959.
Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Huế, đã không nhắm mắt trước hiện tượng 'bất công gian ác' đó. Ngày 20/2/1962, Hội Trưởng HPGVN tại Trung Phần là HT Thích Giác Nhiên và Pháp Chủ GHTGTP là HT Thích Tịnh Khiết đã đồng gởi cho Tổng Thống Ngô đình Diệm và Chủ Tịch Quốc Hội Trần văn Lắm một hồ sơ đúc kết hàng trăm vụ 'bất công gian ác' đối với Phật tử và yêu cầu chính quyền hãy vì quyền lợi quốc gia kịp thời can thiệp. Ngoài đường bưu điện chính thức, DB Đoàn đình Dương là người đã đích thân trao hồ sơ đó cho Diệm và Lắm. [16] Nhưng ngay cả việc đơn giản hồi âm cho Phật Giáo biết là đã nhận được hồ sơ - một biện pháp hành chánh và lịch sự tối thiểu, Diệm và Lắm còn không thèm quan tâm thì mong gì chuyện xét can thiệp.
Trưa ngày Phật Đản 1963, trong khi đọc và giải thích nội dung sáu biểu ngữ 'tự phát' nêu trên, TT Trí Quang thật ra chỉ nhắc lại những gì Phật Giáo đã nói từ trước. Khác chăng là lần nầy Phật Giáo không dùng văn thư tay đôi tay ba nữa mà bằng biểu ngữ, bằng lời nói công khai cho vạn người nghe, và có thể cho triệu người nghe khi cuộn băng thu âm lễ Phật Đản được quây phát lại trong chương trình phát thanh của Phật Giáo tối hôm đó theo đúng chương trình như đã nhắc trên.
HOA KỲ VÀ VỤ PHẬT GIÁO
Khi vụ Phật Đản xảy ra, chính quyền Kennedy đã bàng hoàng tự hỏi: Họ (Phật tử Việt Nam) là ai vậy? Nếu Kennedy và các cố vấn thân cận không biết chút gì về Phật Giáo thì cũng chẳng có gì lạ bởi hai tai mắt chính của Washington ở Sài Gòn là Đại Sứ Frederick Nolting và Giám Đốc CIA John Richardson đều là những kẻ đã bênh vực anh em nhà Ngô từ đầu đến cuối.
Rủi cho anh em nhà Ngô là khi vụ Phật Đản xảy ra thì Nolting lại rời Việt Nam đi nghỉ phép thường niên để cho Phó Đại Sứ William C. Truehart xử lý thường vụ. Cho nên khi lờ mờ hiểu được 'họ' là ai thì Kennedy đã vội chỉ thị Truehart phải 'dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để khuyến cáo những biện pháp cần thiết'. Ngày 4/6 Truehart gặp Bộ Trưởng Nguyễn đình Thuần cho biết Tòa Bạch Ốc muốn Ngô đình Diệm phải ngưng đàn áp Phật Giáo và phải giải quyết cụ thể những yêu sách của Phật Giáo. Ngày 5/6, Phó Tổng Thống Nguyễn ngọc Thơ được lệnh tiếp xúc sơ bộ với Phật Giáo.
Nhưng trong khi Ngô đình Diệm tỏ ra nhượng bộ áp lực của Mỹ thì bà Ngô đình Nhu lại không. Ngày 7/6, bà đã tố cáo các nhà lãnh đạo Phật Giáo là tay sai cộng sản. Truehart gặp Diệm để than phiền và yêu cầu cách cải chánh thì Diệm tảng lờ như thể là ông cũng nghĩ như bà em dâu vậy. Đây cũng là thời gian Phật giáo đang rúng động vì vụ chính quyền phong tỏa Chùa Từ Đàm.
Ngày 11/6, Washington nhận được phúc trình về tình hình của Truehart gởi sang. Truehart xác quyết cộng sản không có ảnh hưởng đối với phong trào Phật Giáo và quả thật một số Phật tử muốn lật đổ chính phủ. Mặt khác, Truehart nhận rằng nếu để lâu quá thì những phản ứng tích cực của chính quyền nếu có sẽ không gây ra được hậu quả mong muốn. Nhưng có còn hơn không và Truehart tin chính quyền vẫn chưa muộn để thỏa mản những đòi hỏi của Phật Giáo. Có lẽ vì áp lực của Truehart mà chính quyền đã bất thần chấm dứt phong tỏa Từ Đàm.
Hy vọng của Truehart đã bị ngọn lửa Quảng Đức đốt cháy sém. Quyết định tự thiêu của TT Quảng Đức được tiến hành một phần vì tình trạng báo động ở Huế do việc phong tỏa Chùa Từ Đàm. Ánh đuốc Quảng Đức là một mồi lửa giữa cánh đồng khô hạn. Nạn nhân đầu tiên của mồi lửa Quảng Đức là Đại sứ Nolting và chính sách đương hành của Mỹ ở Việt Nam. W.. Colby nhận định rằng ánh lửa Quảng Đức đã làm cho dân Mỹ thấy dân chúng Việt Nam không đứng sau lưng chính quyền của họ và do đó dân Mỹ sẽ không ủng hộ chính sách Mỹ ở Việt Nam nữa. [17] Phong trào tranh đấu của Phật Giáo đã âm ỉ dâng lên sau vụ Đài Phát Thanh Huế, sau các cuộc biểu tình tuyệt thực quyết liệt của sinh viên giờ đã ngùn ngụt lan rộng từ Đông Hà đến Cà Mâu, từ Sài Gòn lên cao nguyên. Nơi nào có chùa là nơi đó có tụng kinh cầu nguyện, có cờ, có biểu ngữ, có truyền đơn, có phát thanh. Phong trào đấu tranh không chỉ thu hút đồng bào Phật tử, tầng lớp trẻ, mà còn thu hút cả những đồng bào khác tín ngưỡng, phong trào Phật Giáo quốc tế, và đặc biệt hơn cả là phần lớn phóng viên truyền thông ngoại quốc đang hoạt động ở Sài Gòn.
Sau vụ tự thiêu của TT Quảng Đức, Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị cho Truehart nói thẳng với Diệm phải công khai thỏa mản hoàn toàn các nguyện vọng của Phật Giáo bằng không Mỹ sẽ tuyên bố không nhắm mắt làm ngơ nếu chính quyền Việt Nam thiếu thiện chí thỏa mản các yêu sách chính đáng của hàng lãnh đạo Phật Giáo. Washington cũng muốn Truehart cho Phó Tổng Thống Nguyễn ngọc Thơ biết tuy Mỹ không chủ trương lật Diệm nhưng nếu Diệm bị lật thì Mỹ sẽ ủng hộ Thơ như người kế vị hợp hiến. Truehart nghĩ đó không phải là một đề nghị hợp thời trong hoàn cảnh nầy nên không nói gì với Thơ. Ngày 12/6 Truehart chỉ cho Diệm biết Bộ Ngoại Giao đã mạnh mẽ khuyến cáo Diệm phải giải quyết vấn đề Phật Giáo.
Ngày 14/6 chính quyền và Phật Giáo chính thức họp ở Hội Trường Diên Hồng và hai ngày sau, ngày 16/6 Thông Cáo Chung về năm nguyện vọng của Phật Giáo được hai bên ký kết.
Ngày 17/6 Phật Giáo tuyên bố trở lại đời sống bình thường và thành tâm cầu nguyện cho Thông Cáo Chung được thi hành nghiêm chỉnh.
Phật Giáo lo âu cầu nguyện là phải bởi cả gia đình nhà Ngô đều không muốn Thông Cáo Chung được thi hành. Vợ chồng Nhu và TGM Thục đã mở chiến dịch phản công rộng lớn qua các tổ chức Thanh Niên Cộng Hòa, Phụ Nữ Liên Đới, Trung Tâm Nhân Vị Vĩnh Long, các cơ quan chính quyền như Thông Tin Dân Vận, Thương Phế Binh, Mật Vụ Công An Cảnh Sát để vu khống, mạ lỵ, hăm dọa, đàn áp, cách chức, cô lập, sách nhiễu và ngay cả khủng bố bằng bắt giam, ám sát, bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu. Ngô đình Diệm không xốc nổi tự thị trắng trợn như những người khác trong gia đình nhưng chính ông đã khơi mầm loạn khi bảo rằng 'Sau Hiến Pháp còn có tôi', nghĩa là không phải ông đội Hiến Pháp trên đầu mà lót Hiến Pháp dưới chỗ ngồi, muốn tôn trọng Hiến Pháp hay không là tùy ông, không cái gì ép ông được.
Mỹ cũng thấy rõ điều đó nên ngày 25/6, Richardson đã đích thân thuyết phục Nhu nên hòa hoản. Nhu trả lời thẳng thừng các cuộc biểu tình của Phật Giáo là phi pháp và hăm dọa trầm trọng đối với chế độ. Và một chế độ không biết thi hành luật pháp thì chế độ đó phải đổ. Nhu quả thực gián tiếp cho Mỹ biết đừng hòng bắt bí TT Diệm, bởi Diệm nhượng bộ quá thì Nhu sẽ không để yên. [18]
BỜ ĐÊ ĐÃ VỠ
Anh em nhà Ngô, Hoa Kỳ và Phật Giáo, cả ba phía đều lâm vào thế bí. Anh em ông Diệm nghĩ Mỹ cũng cần mình chứ không phải chỉ họ cần Mỹ thôi nên họ không tin Mỹ dám thay ngựa giữa giòng. Mỹ không tin anh em ông Diệm còn biết đặt quyền lợi Miền Nam lên trên hết để giải quyết thỏa đáng vấn đề Phật Giáo, trong khi Phật Giáo cũng không còn tin anh em nhà Ngô còn chịu nhìn nhận những đòi hỏi của Phật Giáo là chính đáng. Thế nên, cả ba đều đi đến những quyết định chẳng đặng đừng hay bất đắc dĩ. Anh em nhà Ngô quyết khai thác triệt để tình cảnh Mỹ cần mình chứ không cần Phật Giáo để dứt gọn Phật Giáo và đặt Mỹ trước một sự đã rồi.. Trong khi Mỹ cũng không còn cách nào khác hơn là phải thay anh em nhà Ngô trong ý thức đưa Diệm lên được thì cũng hạ Diệm xuống được. Và Phật Giáo cũng không còn cách nào khác hơn là để chính Ngô đình Diệm chứng minh những điều Phật Giáo tố cáo là đúng, nói thế khác cách tố giác 'bất công gian ác' hay nhất là để cho bất công gian ác xảy ra trước mắt mọi người.
Sai lầm chí tử của Ngô đình Diệm không chỉ là nghĩ rằng ở Miền Nam Mỹ không thể kiếm đâu ra một người như Diệm. Sai lầm chí tử của Diệm còn là ở chỗ đã quên rằng Kennedy cũng là tín đồ Ki-tô giáo. Kennedy thừa biết là dân chúng Mỹ đang âm thầm theo dõi từng hành động của vị Tổng Thống Ki-tô giáo đầu tiên trong lịch sử Mỹ nầy. Kennedy đâu khờ dại hy sinh tất cả tương lai chính trị của mình để bao che những sai lầm của một đồng song đồng đạo ở Việt Nam. Kennedy có khắc khe nặng tay với Diệm thì cũng vì chính tương lai chính trị của Kennedy nữa.
Ngày 4/7, Kennedy cùng các cố vấn thân cận duyệt lại tình hình Việt Nam và đi đến các kết luận như sau: thứ nhất, Quảng Đức tự thiêu là một hành động tín ngưỡng đích thực chứ không phải dàn cảnh, thứ hai vợ chồng Nhu phải đi nhưng chưa chắc Diệm đã chịu, do đó tình trạng sẽ trở nên trầm trọng và thế nào cũng có binh biến. Trong cùng ngày, CIA ở Sài Gòn phúc trình cho Washington biết là có những âm mưu đảo chính thật. Một tuần sau, CIA ở Washington lượng định rằng đảo chính chuyến nầy thì dễ thành công hơn chứ không dấm dớ ạch đụi như lần trước. Ý tưởng thay Diệm bằng biến động quân chính đã định hình.
Ngày 7/7, chính quyề định đưa Nhất Linh ra xử để dằn mặt đối lập. Nhất Linh không để ho chính quyền có cơ hội ấy. Ông tự tử với ý nguyện 'cũng như HT Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do'.
Ngày 14/7 Phật Giáo chính thức tái phát động đấu tranh đòi chính quyền thực thi Thông Cáo Chung. Đại Sứ Nolting lại ra sức cứu Diệm bằng cách một đàng tuyên bố với báo chí là không có kỳ thị tôn giáo ở Miền Nam và đàng khác khuyên Diệm nên khôn khéo hơn.
Ngày 18/7, sau khi tiếp Nolting, Diệm lên đài phát thanh tuyên bố chính quyền sẽ giải quyết êm đẹp vấn đề Phật Giáo.
Ngày 23/7, Sư Bà Diệu Huệ - thân mẫu của Giáo sư Bữu Hội đang được chính quyền nhờ tiếp sức, họp báo đòi tự thiêu.
Ngày 1/8, Phật Giáo chính thức phản đối với Kennedy về những ý kiến thiên lệch của Nolting.
Ngày 3/8, bà Nhu lại xông vào vòng chiến bằng một bài diễn văn dài trong lễ khai mạc khóa Phụ Nữ Bán Quân Sự tại Tòa Đô Chính Sài Gòn với nội dung vu khống, mạ lỵ và hăm dọa Phật Giáo cũng như gián tiếp tố cáo chính quyền Mỹ đe dọa và bắt bí chính quyền Việt Nam hầu bịt mồm bịt miệng bà. Bà khuyên mọi người nên phớt lờ các cuộc tranh đấu của Phật Giáo và chớ quan tâm đến điều mà bà gọi là vụ 'nướng Sư' nghĩa là cuộc tự thiêu của TT Quảng Đức. Lời kêu gọi của bà Nhu có hiệu quả tức thì. Ngày hôm sau, 4/8 ĐĐ Nguyên Hương tự thiêu ở Phan Thiết.
Ngày 5/8, Phật Giáo chính thức báo động về những âm mưu của chính quyền nhằn triệt hạ Phật Giáo cùng những thành phần đối lập bằng những cuộc đảo chính giả gọi là Bravo 1 và Bravo 2 và kế hoạch Nước Lũ.
Ngày 5/8, Phật Giáo chính thức báo động về những âm mưu của chính quyền nhằn triệt hạ Phật Giáo cùng những thành phần đối lập bằng những cuộc đảo chính giả gọi là Bravo 1 và Bravo 2 và kế hoạch Nước Lũ.
Ngày 7/8, Phật Giáo chính thức phản đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm về những lời tuyên bố của bà Nhu. Ở Đà Lạt, Phật tử Âu dương Quang đã chặt ngón tay để góp phần cầu nguyện cho năm nguyện vọng của Phật Giáo chóng thành đạt. Cùng ngày, sinh viên Phật Tử Huế lại phát động đợt tuyệt thực mới để hưởng ứng phong trào tái vận động cho Thông Cáo Chung được chính quyền tôn trọng thi hành. Ngày 12/8, Mai Tuyết An chặt tay ở Sài Gòn để phản đối bà Nhu. Ngày 13/8, ĐĐ Thanh Tuệ tự thiêu tại Huế gây ra những cuộc biểu tình lớn phản đối chính quyền cướp xác của người đã hy sinh.
Ngày 14/8, Nolting đến từ giã Tổng Thống Ngô đình Diệm trước khi rời nhiệm sở. Nolting là người đã cảnh cáo cáo Washington rằng hất Diệm xuống thì sẽ không tránh được nội chiến ở Miền Nam. Nolting yêu cầu Diệm nên trấn an dư luận bằng cách xác nhận thiện chí giải quyết vấn đề của chính quyền.
Ngày 15/8 Nolting rời Sài Gòn, và Diệm xác nhận 'thiện chí hòa giải tột bực' của chính quyền trong vụ Phật Giáo. Ít nữa là có một người không chịu tin lời xác nhận đó, người đó là Ni Cô Diệu Quang đã tự thiêu cùng ngày hôm đó tại Ninh Hòa.
Ngày 16/8, TT Tiêu Diêu tự thiêu tại Chùa Từ Đàm Huế.
Ngày 18/8, Giáo sư Đại Học và tiếp đến là Giáo sư Trung Học ở Huế từ chức trong khi ở Chùa Xá Lợi Sài Gòn, ba chục ngàn người tham dự tuyệt thực và cầu siêu cho những người đã hy sinh trong cuộc tranh đấu từ ngày Phật Đản đến nay. Đây là cuộc biểu tình tại chỗ lớn nhất từ ngày phong trào bùng nổ.
Đêm 20/8, năm ngày sau khi xác nhận thiện chí hòa giải tột bực của mình, Ngô đình Diệm tuyên bố tình trạng giới nghiêm và đồng loạt tấn công các chùa toàn quốc, hốt hết các nhà lãnh đạo Phật Giáo và những thành phần tham gia phong trào. Cách giải quyết vấn đề Phật Giáo hay nhất là dứt hết các Phật tử. TT Thiện Minh bị bắt ở chùa Từ Đàm Huế, TT Tâm Châu, Huyền Quang và tất cả hàng lãnh đạo Phật Giáo đều bị bắt ở Sài Gòn.
TT Trí Quang cũng bị bắt ở Chùa Xá Lợi và bị đưa qua giam trong một khu đồn bỏ hoang ở Rạch Cát, Quận 7 ngoại ô Chợ Lớn để thanh lọc như bao nhiêu người khác. Sang đó, TT được một người tình nguyện tráo tên với TT nên đến lúc thanh lọc thì Thầy được tha về trước. Trên đường về, TT không còn biết đi về nơi nào an toàn hơn là vào tỵ nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ.. Người đóng vai 'Lê Lai cứu chúa' nầy hiện đang còn sống. TT Trí Quang không phải là người duy nhất tỵ nạn trong Tòa Đại sứ Mỹ. Đêm 20/8 khi Chùa Xá Lợi bị tấn công cũng có hai vị sư leo rào trốn sang cơ quan USAID bên cạnh và cũng được nhận cho tỵ nạn. Nhưng chính quyền Diệm chỉ nằn nặc đòi lại một người là TT Trí Quang. Lodge thú nhận là TT Kennedy đích thân chỉ thị cho Lodge chối từ những yêu sách liên tục của chính quyền Diệm về việc này. [19]
Ngày 21/8, Nolting đang họp bàn giao với Tân Đại Sứ Cabot Lodge ở Honolulu thì được thông báo về kế hoạch Nước Lũ, Nolting ngao ngán gởi cho Ngô đình Diệm một bức điện riêng ngậm ngùi than thở 'lần đầu tiên Ngài dối tôi'. Nolting có lẽ là Đại Sứ duy nhất có nghe đài phát thanh mới biết mình đã bị cách chức và có người khác thay thế rồi.
Ngày 21/8, Nolting đang họp bàn giao với Tân Đại Sứ Cabot Lodge ở Honolulu thì được thông báo về kế hoạch Nước Lũ, Nolting ngao ngán gởi cho Ngô đình Diệm một bức điện riêng ngậm ngùi than thở 'lần đầu tiên Ngài dối tôi'. Nolting có lẽ là Đại Sứ duy nhất có nghe đài phát thanh mới biết mình đã bị cách chức và có người khác thay thế rồi.
BẢN ÁN TỬ HÌNH CHO CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Chiến dịch Nước Lũ tấn công chùa chiền toàn quốc đúng là một cơn tsunami không những quất sụm phong trào đấu tranh của Phật giáo mà quét sạch luôn chút thiện cảm còn lại đối với chính quyền Ngô đình diệm cũng như những băn khoăn chần chừa về chuyện có nên tiếp tục duy trì tập đoàn Ngô đình Diệm hay không.
Nhận nhiệm sở xong, Lodge vào Dinh Gia Long trình ủy nhiệm thơ và diện kiến TT Ngô đình Diệm.. Lodge kể lại rằng trong khi Lodge lưu ý Diệm về những điều quan tâm cũng như nguyện vọng của Mỹ thì Diệm im lặng nhìn lên trần nhà, khi Lodge dứt lời thì Diệm bắt đầu nói tràng giang đại hải về những chuyện đâu đâu và về thời niên thiếu ở Huế, Lodge chịu hết nổi phải đứng dậy kiếu từ. Về đến văn phòng Lodge đã phúc trình với Washington rằng Diệm có lẽ đã mất hết khả năng lãnh đạo đất nước, là một Tổng Thống không còn khả năng ăn nói mạch lạc nữa. Và Lodge hạ độc chưởng kết thúc báo cáo: Dựa vào tất cả tin tức và hiểu biết của Lodge về chính quyền Diệm, Lodge phải kết luận rằng trừ trường hợp bà Nhu và ông chồng cuồng tín của bà rời khỏi xứ, Diệm có thể coi như là hết thuốc chữa. [20] Những người ở Washington lâu nay thất vọng về Diệm chỉ chờ có bấy nhiêu để phát thảo bản án tử hình dành cho Diệm. Bản án tử hình đó là công điện ngày 24/8 mà Thứ Trưởng Ngoại Giao George Ball, xử lý thường vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk ký gửi cho Lodge với những đoạn nguyên văn: Rõ ràng Nhu đã tiếm quyền. Hãy cho Diệm cơ hội gạt Nhu và bè nhóm ra một bên. Nếu đã cố gắng hết cách mà Diệm vẫn khăng khăng chối từ thì chúng ta đành phải đối đầu với khả thể là Diệm cũng không cứu được. [21]
Những diễn biến kế tiếp từ công điện đó đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Diệm là lịch sử rồi. Thế nhưng cho đến bây giờ vẫn còn những cố gắng giải thích tại sao chính quyền Kennedy loại anh em Diệm? Câu trả lời cụ thể nhất có lẽ của chính Ball, người đã ký bản án tử hình cho Diệm. Lời nguyên văn của Ball là: Quả tình chúng ta là người đầu tiên bày ra ông ấy [Ngô đình Diệm]. [22] Nghĩa là, đã tạo ra Diệm được thì dẹp Diệm lại cũng phải được thôi, một khi mà Diệm không còn có ích hay hữu hiệu cho những toan tính của Mỹ ở Việt Nam. Mỹ muốn ở lại hay muốn ra đi huề vốn và danh chính ngôn thuận đều cần có một chính quyền bản địa có khả năng giúp Mỹ giữ cho huề vốn và bảo đảm được danh chính ngôn thuận cho chuyện ở đi của Mỹ. Phật Đản 63, vụ tự thiêu của TT Quảng Đức là những bằng chứng Diệm không con khả năng đó nữa. Bằng chứng cụ thể nhất là chiến dịch Nước Lũ đêm 20/8.
Về sự hình thành của công điện 24/8, Ball kể rằng đó là một chiều Thứ Bảy, Ball đang đánh golf với Alexis Johnson thì Averell Harriman, Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách chính trị sự vụ và Roger Hilsman Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Viễn Đông sự vụ đến rồi cả bốn kéo nhau về nhà Ball. Harriman thông báo cho Ball về tình hình Sài Gòn và cho Ball xem dự thảo công điện mà Harriman và Hilsman định gửi để trả lời công điện báo cáo của Lodge. Hilsman là người từng nói: Anh đang ở trong một nước với 95% dân chúng là Phật tử, cầm đầu bởi một anh người Việt nói tiếng Pháp, tha hồ đánh phá chùa chiền, giết ni cô, giết nhà sư. Tôi có thể đoan chắc rằng ngay khi cuộc khủng hoảng của các Phật tử chớm phát, ông ấy [Kennedy] đã ngã lòng rồi, khi cuộc khủng hoảng ấy diễn tiến nửa chừng thì ông ấy quả đã hoàn toàn ngã lòng. [23] Ball chỉ chỉnh lại một đôi chỗ trong dự thảo công điện nhưng bảo hai đồng sự là chỉ thông qua nếu Kennedy đồng ý. Ball đích thân điện thoại cho Kennedy đang nghỉ cuối tuần ở Hyannis Port. Kennedy dè dặt bảo thay Diệm rồi thì có gì bảo đảm là người kế sẽ làm vừa lòng Mỹ? Nói vậy nhưng Kennedy vẫn đồng ý với điều kiện Ngoại Trưởng Rusk và Roswell Gilpatric Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng không có gì thắc mắc. Kennedy bảo nguyên văn: Nếu hai người đó đồng ý thì làm đi. Ball điện thoại cho Rusk và Gilpatric. Rusk chần chừ nhưng Tổng thống đã bật đèn xanh thì cứ làm, và Gilpatric thì đồng ý phần lớn vì Tổng Thống và Ngoại Trưởng đã đồng ý. Ball gọi Giám Đốc CIA John McCone nhưng không liên lạc được nên nói chuyện với phụ tá của McCone là Richard Helms thì Helms cũng đồng ý. Tướng Maxwell Taylor Tổng Tham Mưu Trưởng đang đi ăn tiệm không liên lạc được nên phụ tá là Tướng Victor Krulak trả lời thay là không có trở ngại. Thế là Ball ký cho phép gửi công điện đi.
Hôm sau nghĩ lại Ball thú nhận là lẽ đáng Ball phải tham khảo thêm đề nghị của Lodge cứ tiếp xúc thẳng với các tướng lãnh về chuyện đảo chánh chứ khỏi cần cảnh cáo Tổng Thống Ngô đình Diệm rằng ông không loại vợ chồng Ngô đình Nhu thì chúng tôi loại ông, còn giữ Diệm lại hay không là tùy các tướng lãnh. Điều khiến Ball phân vân là không biết có nên cảnh giác Diệm trước hay không? Nhưng rồi Ball nghĩ lại có làm vậy thì cũng chẳng tới đâu vì anh em Diệm sẽ cho rằng Mỹ chỉ tháu cáy dọa non dọa già nên cứ làm tới thế là đâu lại hoàn đấy. Cho nên rút cuộc, Ball bàn với Mike Forestal đang tạm thời xử lý thường vụ chức Cố vấn An ninh Quốc gia của McGeorge Bundy rồi thông qua bức điện.
Bức điện gửi đi được hai ngày thì có người đăt lại vấn đề. Người đó là McCone đã trở lại làm việc. McCone phản đối chuyện đơn phương bật đèn xanh cho các tướng lãnh đảo chánh. Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara và Maxwell Taylor cũng hùa theo McCone. Rồi đến lược Kennedy cũng nghĩ là đã quyết định vội vàng. Trong khi đó ở Sài Gòn, các tướng lãnh đòi hỏi Mỹ phải bảo đảm là sẽ không đem con bỏ chợ. Lodge đáp ứng đòi hỏi đó bằng cách ra lệnh cho CIA trực tiếp nhúng tay thảo hoạch chiến thuật đảo chánh trong khi phe quân sự đại diện là Tướng Paul Harkins thì cứ đòi Lodge phải nói chuyện với Diệm trước để thuyết phục Diệm loại Nhu. Dĩ nhiên là Lodge không chịu. Và cuối cùng Kennedy đã ngã về phía Lodge. [24] Như vậy, giả thuyết cho rằng anh em Diệm bị loại vì chống lại phe chủ chiến leo thang cần phải xét lại. Bằng chứng là McNamara và Taylor, chưa kể McCone, Harkins, anh em Bundy... những con diều hâu chúa trong chiến tranh Việt Nam, đều chống lại việc loại Diệm.
KẾT LUẬN TẠM:
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NGỌN ĐUỐC QUẢNG ĐỨC
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NGỌN ĐUỐC QUẢNG ĐỨC
Phật Giáo lật đổ Ngô đình Diệm? Phong trào đấu tranh của Phật Giáo thực sự kết thúc vào ngày 21/8 khi Ngô đình Diệm thi hành kế hoạch Nước Lũ đột kích chùa chiền triệt hết các thành phần lãnh đạo và tham gia phong trào. Nói thế khác, phong trào Phật Giáo 63 chỉ kéo dài 106 ngày - từ ngày 7/5 đến ngày 21/8, và thực sự kết thúc 73 ngày trước khi Tướng Dương văn Minh dứt điểm chế độ, hủy bỏ Hiến Pháp 1956 và đặt Miền Nam dưới quyền lãnh đạo của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng vào ngày 2/11. Cho nên, dù không thể phủ nhận rằng không có phong trào đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 thì chưa chắc chế độ nhà Ngô đã bị xóa bỏ. Nhưng quả thực Phật Giáo không trực tiếp lật đổ Ngô đình Diệm bởi Phật Giáo đã làm xong phần mình vào đêm 20/8 khi cả tiếng cầu kinh lẫn lời phản kháng chế độ bất công gian ác đều im bặt. Kế hoạch Nước Lũ là luồng gió thổi sáng ánh đuốc Quảng Đức soi rõ bản sắc của chế độ Ngô đình Diệm, để cho những người có trách nhiệm với chế độ đó phải có thái độ. Những người có trách nhiệm đó là dân chúng và quân đội - trong đó đa số là Phật tử, đã từng 'truất phế' nhà Nguyễn 'suy tôn' nhà Ngô, là Hoa Kỳ - kẻ đã chọn và đưa Ngô đinh Diệm lên ghế Tổng Thống.
Hoa Kỳ không gây ra vụ Phật Giáo để làm áp lực hay lật Ngô đình Diệm, bởi Hoa Kỳ không hề bận tâm Phật Giáo là gì, là ai cả. Băn khoăn của Kennedy trước ánh lửa Quảng Đức là câu hỏi 'Họ là ai vậy?' Ánh đuốc Quảng Đức soi cho Hoa Kỳ thấy rõ thực lực quần chúng của Phật Giáo. Nếu đã nghĩ đến chuyện lợi dụng - hoặc đã lợi dụng được, Phật Giáo thì ngay từ đầu Kennedy hẳn không cần phải băn khoăn như vậy. Chưa kể là dù có muốn chăng nữa thì Hoa Kỳ cũng chẳng lợi dụng được Phật Giáo. Cứ xem Lodge rồi Bunker, Johnson, Nixon đã đối xử với Phật Giáo như thế nào thì đủ rõ.
Giả thuyết cho rằng Hoa Kỳ tạo ra - hay lợi dụng, vụ Phật Đản 63 để làm áp lực hay lật đổ Ngô đình Diệm là một giả thuyết cũng cần xét lại vì quả thực lúc đó Kennedy cũng đang tiến thoái lưỡng nam trước tình hình Việt Nam thì lật đổ Diệm để làm gì?
Muốn leo thang hay rút lui, hoặc giữ nguyên trạng không đánh mà cũng không rút, thì Hoa Kỳ đều cần có ổn định ở Miền Nam. Chưa kể là riêng Kennedy cũng cần thế ổn định đó để chuẩn bị cho cuộc tái ứng cử sang năm. Quấy động hay đàn áp Phật Giáo không phải là cách bảo đảm thế ổn định đó. Cũng vì vậy mà sau ngày Phật Đản, cả hai phe diều hâu và bồ câu ở Tòa Bạch Ốc đều gặp nhau ở điểm muốn Ngô đình Diệm sớm thỏa hiệp với Phật Giáo để tạo ổn định. Anh em Ngô đình Diệm không thấy điều đó, trái lại còn nghĩ rằng ngoài anh em mình ra Hoa Kỳ sẽ chẳng kiếm được ai hơn nên họ điên lên khi nghĩ rằng Hoa Kỳ đã coi trọng Phật Giáo và coi nhẹ mình.
Hoa Kỳ không phải là kẻ đầu tiên nghĩ đến chuyện đảo chánh khi vụ Phật Giáo bùng nổ. Đảo chánh là chuyện tự các tướng tá Việt Nam nghĩ đến trước. Chính CIA ở Sài Gòn xác nhận điều ấy.
Cái chết của ba anh em nhà Ngô là điều đau thương đáng tiếc về phương diện nhân đạo, mặc dù đó chỉ là hậu quả đương nhiên của trò chơi quyền lực. Không ai tin những kẻ thực tâm tham gia ngày 1/11 lại ngây thơ mong muốn anh em nhà Ngô còn sống. Bài học của Nguyễn chánh Thi ba năm trước dạy cho họ nhớ rõ điều đó. Cho nên lòng 'ân hận' về những cái chết nầy xét cho cùng chỉ là những 'ân hận' chính trị của Pontius Pilate.
Người Phật tử không quên ơn những người chủ động chính biến 1/11 dù biết rằng Dương văn Minh, hay Kennedy, Ball, Harriman, Hilsman, Lodge... có cảm thông những đau thương bất công mà Phật Giáo gánh chịu cũng không lật đổ Ngô đình Diệm vì Phật Giáo. Bằng chứng là mục tiêu pháp lý của cuộc đấu tranh của Phật Giáo là Dụ số 10, thế nhưng khi Diệm đã đổ, Dương văn Minh không hề nghĩ đến chuyện hủy bỏ hay ngưng áp dụng văn kiện đó, chẳng khác nào Diệm truất phế Bảo Đại nhưng vẫn duy trì Dụ số 10 của Bảo Đại vậy. Mặt khác, chính Nguyễn Khánh - chứ không phải Dương văn Minh, là người thừa nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Người Phật tử không quên ơn những người chủ động chính biến 1/11 dù biết rằng Dương văn Minh, hay Kennedy, Ball, Harriman, Hilsman, Lodge... có cảm thông những đau thương bất công mà Phật Giáo gánh chịu cũng không lật đổ Ngô đình Diệm vì Phật Giáo. Bằng chứng là mục tiêu pháp lý của cuộc đấu tranh của Phật Giáo là Dụ số 10, thế nhưng khi Diệm đã đổ, Dương văn Minh không hề nghĩ đến chuyện hủy bỏ hay ngưng áp dụng văn kiện đó, chẳng khác nào Diệm truất phế Bảo Đại nhưng vẫn duy trì Dụ số 10 của Bảo Đại vậy. Mặt khác, chính Nguyễn Khánh - chứ không phải Dương văn Minh, là người thừa nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Tùy cơ duyên hoàn cảnh, nếu có một đối tượng thế tục nào cần phục vụ tức thời thì đó chính là quyền lợi và sự sống còn của dân tộc, nhất là trong hoàn cảnh phân tranh thù hận có thể bị ngoại nhân kích động khai thác. Dân tộc chính là chúng sinh cận kề thân thiết nhất. Đó là điều người Phật tử muốn nhấn mạnh khi nói đến Phật Giáo Lý Trần, ngàn năm Phật Giáo.
Đó là điều mà một số người không biết, hoặc không muốn biết, khi đặt vấn đề cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 có lợi có hại gì cho công cuộc chống Cộng hay công cuộc giải phóng Miền Nam. Phản ứng của người Phật tử năm 1963 là một phản ứng tự vệ của kẻ đã bị dồn vào đường cùng, tự vệ không phải trong tinh thần 'tôi chết hãy trả thù cho tôi' như Ngô đình Diệm nói nhưng là 'tôi chết hãy cầu nguyện cho kẻ đã giết tôi' như lời HT Hội Chủ Thích Tịnh Khiết đã nhắn nhủ.
Ánh đuốc Quảng Đức hay ngọn lửa tự vệ của Phật Giáo đã làm cháy sém một cơ đồ. Bỏ hay giữ cơ đồ đó, giữ lại như thế nào, giữ lại để làm gì, đó là câu hỏi đặt ra cho người dân, cho quân đội và cho chính Hoa Kỳ. Phật Giáo không nhân danh tự do dân chủ, không nhân danh 'quyền lợi' chống Cộng để phản đối chính quyền. Đúng ra, Phật Giáo đã chống lại việc nhân danh tư cách và quyền lợi chống Cộng để chà đạp tự do, xâm phạm dân chủ của kẻ khác. Vì ý thức hệ cũng chỉ là một vô minh huyền hoặc nên người Phật tử không đồng hóa tín ngưỡng với ý thức hệ, và cũng không đem tín ngưỡng phục vụ chiến tranh ý thức hệ. Phật Giáo không chống đối ai vì ý thức hệ và cũng không thỏa hiệp với kẻ nhân danh nhu cầu và quyền lợi ý thức hệ để làm Khổ đế trầm trọng thêm.
Trong một tài liệu được giải mật hồi tháng 9/1993 nhan đề Intelligence Memorandum - Thich Tri Quang and Buddhist Political Objectives in South Vietnam, do Directorate of Intelligence của CIA đúc kết ngày 20/4/1966, cơ quan tình báo tối cao của Mỹ gián tiếp xác nhận hoàn cảnh Miền Nam đã không đến nổi tồi tệ te tua nếu có một chính quyền thân Phật Giáo, biết lắng nghe những nguyện vọng chính trị xã hội của Phật Giáo. Tài liệu này hiện có trong LBJ Library, nghĩa là từng nằm trong đống hồ sơ riêng của Tổng Thống Johnson. Johnson có đọc hồ sơ ấy không? Có đọc thì Johnson có tin vào tai mắt thượng thừa của mình là CIA không? Đáng nói là gần hai tháng sau khi hồ sơ ấy xuất hiện trên bàn giấy của Johnson, chính Johnson đã bật đèn xanh cho Nguyễn cao Kỳ-Nguyễn ngọc Loan dẹp phong trào vận động dân chủ, vận động Quốc Hội Lập Hiến phát khởi từ Miền Trung. Năm sau thì Nguyễn văn Thiệu hất nhẹ Nguyễn cao Kỳ và đồng bạn để chiếm ghế Tổng Thống và sáu năm sau thì Thiệu nghe lời Nixon và Kissinger khai tử chế độ VNCH.
Đối với người Phật tử Việt Nam, 106 ngày ngắn ngũi trong mùa hạ 1963 là kết tinh của hàng ngàn năm duyên nợ giữa Phật Giáo và dân tộc nầy. Biến cố đó chính là khởi điểm của con đường thế trị, mà mục tiêu tối hậu là Giải Nghiệp bằng Giải Thực và Giải Hoặc, để chung vai góp sức vào nổ lực kiến tạo Hòa Bình Dân Tộc - Độc Lập Quốc Gia - Cách Mạng Xã Hội. Đó cũng là cách đền ơn trả nghĩa công đức của bao nhiêu thế hệ Phật tử suốt ngàn năm đã góp phần giữ nước và dựng nước. [25]
Từ khi đất nước thống nhất hòa bình độc lập đến nay, các hàng Phật tử, các khuynh hướng Phật giáo đã làm gì và định sẽ làm gì để phát triển khả năng ơn đền nghĩa trả đó?
Hoàng Nguyên Nhuận
Trại Đỗ Quyên, Phật Đản xa nhà 2005.
GHI CHÚTrại Đỗ Quyên, Phật Đản xa nhà 2005.
1. H. du Berrier - Background To Betrayal, Western Islands, Boston 1965, tr. 129.
2. M. Maclear - Vietnam: The Ten Thousand Day War, Thames Methuen, London 1981, tr. 374.
3. Thời gian nầy, Chùa Từ Đàm là bộ tổng chỉ huy của Phật Giáo Việt Nam, nơi đặt văn phòng của Tổng Trị Sự - thường được gọi là VP TTS hay VP 5 cấp trị sự là 1- THPGVN, Hội Chủ là HT Thích Tịnh Khiết hay Ôn Tường Vân, 2- HPGVN tại Trung Phần, Hội Trưởng Tổng Trị Sự là TT Thích Trí Quang, 3- Trị Sự Trưởng Tổng Trị Sự của Hội là TT Mật Nguyện hay Ôn Linh Quang, 4- GHTG Thừa Thiên, Trị Sự Trưởng Ban Trị Sự là TT Mật Hiển hay Ôn Trúc Lâm, 5- Tỉnh HPG Thừa Thiên, Hội Trưởng Ban Trị Sự là TT Thích Thiện Siêu hay Ôn Từ Đàm. Có những chùa và những Phật tử tại gia cũng như xuất gia không chịu gia nhập cuộc cách mạng tôn giáo của THPGVN nên họ đã gọi những người chấp nhận cuộc cách mạng tôn giáo đó là Thầy Cô chùa Hội, Phật tử chùa Hội.
4. Minh Không Vũ văn Mẫu - Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, Giao Điểm, California 2003, tr. 493.
5. Xem ghi chú 3.
6. Lê Cung - Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam Năm 1963, nxb Thuận Hóa Huế 2003, tr. 131. Đây là tài liệu đầu tiên hậu 75 chính thức thừa nhận, dù chưa đầy đủ cụ thể, phong trào Phật Giáo tự phát tự lập ở Miền Nam. 7. W. Rust - Kennedy In Vietnam, Da Capo Press, NY 1985, tr. 94.
8. He established close liaison with Bishop Asta, the Apostolic delegate. Xem William J. Miller - Henry Cabot Lodge, A Biography, J.H.Heineman, NY 1967, tr. 356.
9. Hoàng ngọc thành-Thân thị Nhân Đức - Những Ngày Cuối Cùng của TT Ngô đình Diệm, Ca 1994, tr. 243.
10. Lời của TGM Ngô đình Thục trong buổi nói chuyện với đại diện quân cán chính tại đại giảng đường Đại Học Văn Khoa Huế [khách sạn Morin cũ] sau vụ Đài Phát Thanh Huế xảy ra.
11. Erich Wulff - Lễ Phật Đản 1963 tại Huế, Minh Nguyện dịch, Chuyển Luân số 24.
12. William J. Miller - sđd, tr. 343.
13. Hồ Sơ PGVN, Chùa Việt Nam, Los Angeles 2003, tr. 6. Hồ sơ này được Sa Môn Mãn Giác tái bản trong mùa kỷ niệm 40 năm nhập cuộc của Phật Giáo Việt Nam 1963-2003.
14. Mười đoàn thể đó là GH Tăng Già VN, trị sự trưởng là TT Thiện Hòa, GH Tăng già Nam Việt, TST là TT Thiện Hoa, GH Tăng Già Bắc Việt, TT Thanh Thái, Hội VNPG, hội trưởng Vũ Bảo Vinh, GH Nguyên Thủy VN, tăng thống ĐĐ Bửu Chơn, TH PG Nguyen Thủy VN, hội trưởng Nguyễn văn Hiểu, GH Therevada, Tăng Thống Lục Cả Lâm Em, Đại diện PT Therevada Sơn Thái Nguyên, GH Thiền Định Đạo Tràng HT Minh Trực, Hội PHNV Hội Trưởng Mai Thọ Truyền.
15. Quốc Tuệ - Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Từ Phật Đản Đến Cách Mạng, tái bản Khánh Anh Paris 1987, tr. 43.
16. Tuệ Giác - Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử, Hoa Nghiêm SG 1965, tr. 80 và 119 và Quốc Tuệ - sđd. tr.28-29. Và ghi chú [13]
17. William Colby & Peter Forbath - Honourable Men, Hutchinson, London 1978, tr. 205-206.
18. W. Rust - sđd, tr. 94-107.
19. William J. Miller - sđd, tr.. 356.
20. Unless Madame Nhu and her fanatical husband left the country, Diem could not be saved. William J. Miller - sđd, tr. 344.
21. Nhu has maneuvered himself into commanding position.... Diem must be given chance to rid himself of Nhu and his coterie... If in spite of all of your efforts, Diem remains obdurate and refuses, then we must face the possibility that diem himself cannot be preserved. Xem The Pentagon Papers, Bentam Books, N.Y 1971, tr. 194.
22. George W. Ball - The Past Has Another Pattern - Memoirs, Norton, NY 1983, tr. 371-373.
23. Roger Hilsman - To Move A Nation, Doubleday, NY 1967 do M. Maclear trích dẫn sđd, tr. 86.
24. George W.. Ball - sđd. Tr. 373.
25. Hoàng Nguyên Nhuận - Phù Đổng 63, PGVN, Los Angeles, số Vu Lan, 1996
14/10/2010(Xem: 30909)
04/07/2013(Xem: 31679)
30/10/2018(Xem: 3708)
06/11/2010(Xem: 23843)
08/05/2012(Xem: 19863)
12/08/2014(Xem: 8497)
28/10/2017(Xem: 10483)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét