Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Viễn Kiến Ngoại Giao Của Ông Donald Trump Thời Hậu Chiến Tranh Lạnh

Viễn Kiến Ngoại Giao Của ÔngDonald Trump Thời Hậu Chiến Tranh Lạnh
(Donald Trump’s Post-Cold War Vision of U.S. Foreign Policy)
“The day of the chess player is over,” the businessman once wrote.
 Inline image 1
Donald Trump in 1999, as he contemplated his first presidential bid

Reuters - URI FRIEDMAN 
·          4:50 AM ET
Top of Form

Vào năm 2000, trong khi đùa giỡn với ý tưởng ra ứng cử tổng thống trong vị thế của Đảng Cải Cách (Reform Party), nhà kinh doanh Donald Trump đã ra đời một cuốn sách đồng tác giả với nhà văn Dave Shiflett. Đó là một công trình đã bị lãng quên từ lâu, và bị lu mờ bởi (cuốn sách) “The Art of the Deal” (Nghệ thuật thương lượng) của ông. Nhưng một đoạn trong cuốn sách đó  đã sâu sắc chỉ ra chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ như thế nào dưới thời Tổng thống Trump.
Ông Trump đã viết: trong Chiến Tranh Lạnh "chính sách đối ngoại là một cuộc chơi “cờ vua" giữa các đấu thủ Liên Xô, Hoa Kỳ và các Đồng Minh, còn các nước khác đều là những "kẻ ngoài cuộc". Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi cuộc cờ này, ông lập luận: "Chúng ta đối phó với các quốc gia khác trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Và rất nhiều những “kẻ đứng ngoài” không trông có vẻ vô tư." Như ông Trump đãnhìn ra "ngày của những đấu thủ chơi cờ đã qua rồi ...  và chính sách đối ngoại của Mỹ phải được đặt trong tay những nhà thương lượng (dealmaker)." Ông khẳng định đã có tiền lệ. Trong thời gian gần đây, đã có hai nhà thương lượng vĩ đại từng là tổng thống: Tổng Thống Franklin Roosevelt, người đãthúc đẩy và thương lượng cách thức ngoại giao của ông trong Thế Chiến II, và Richard Nixon, người khởi xướng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân với Nga.
Ông Trump đã viết "Một nhà thương lượng thực sự có thể tung nhiều quả bóng trong không khí, cân nhắc sự cạnh tranh lợi ích với các quốc gia khác, và trên tất cả, luôn đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu. Nhà thương lượng thật sự biết khi nào phải cứng rắnkhi nào nên rút lui. Người đó biết khi nào phảihù dọa (dọa nhưng không làm, Lnd), khi nào thì đe dọa, và phải biết rằng chỉ đe dọa khi đã chuẩn bị đầy đủ cho sự đe dọa đó. Nhà thương lượng là mưu lược, bí mật, tập trung, và không bao giờ chịu nhận ít hơn những gì mà họ mong đợi. Đã trải qua thời gian dài kể từ khi nước Mỹ có một vị tổng thống như thế ".
Tất nhiên, thương thuyết luôn luôn là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại. Sự thương lượng lớn của chính quyền Obama bao gồm các thỏa thuận hạt nhân với Iran và hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân với Nga. Elihu Root, Ngoại Trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ đã ra nước ngoài vì sứ mạng quốc gia năm 1906, đàm phán các thỏa ước trọng tài với 24 quốc gia khác. Hoa Kỳ cám ơn ông đã giải quyết vụ tranh chấp ngư nghiệp phiền phức với Canada.
Nhưng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ gần đây phần lớn là những nhà thương lượng "dở", ông Trump đã lập luận như vậy cách đây 16 năm. "Chúng ta đã bảo vệ các quốc gia khác khi họ gặp rắc rối. Chúng ta dẫn đầu thế giới khi viện trợ nước ngoài. Chúng ta là đối tác thương mại ưa thích của mọi người; chúng ta nhận hàng triệu người tị nạn và di dân mỗi năm; chúng ta bảo lãnh các chính phủ vỡ nợ và nâng đỡ những chính phủ yếu kém, chúng ta dàn xếp những tranh chấp khó giải quyết. Chúng ta có quân đội, phi đội chiến đấu cơ và hạm đội thường trực khắp nơi trên thế giới - chúng ta làm tất cả. Thậm chí nhiều khi chúng ta không bận tâm gửi đi một hóa đơn."
Tầm nhìn phản tín điều của ông về vai trò Hoa Kỳ trên thế giới đã giúp giải thích tại sao ông Trump từ lâu chỉ trích những con cờ Chiến Tranh Lạnh -  bao gồm những liên minh an ninh và đề xuất thương mại tự do và dân chủ - mà chính phủ Mỹ tiếp tục khai triển trong thời hậu Chiến tranh Lạnh chống lại những đối thủ đã không còn hiện hữu: không còn Liên Xô, chỉ cònPutin của Nga; một Trung Quốc đang lên; hoặc cuộc "hỗn loạn" toàn diện do dự đoán việc Hoa Kỳ không còn “lãnh đạothế giới.” Tầm nhìn của Trump giúp giải thích tại sao tổng thống đắc cử Hoa Kỳ gần đây đe dọa sẽ công nhận Đài Loan về ngoại giao trừ phi Trung Cộng thương thảo nghiêm chỉnh với Hoa Kỳ về phương pháp mậu dịch, việc tăng cường quân sự ở biển Đông, và chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nó cũng giúp giải thích tại sao ông Trump lại chọn Giám đốc điều hành công ty ExxonMobil Rex Tillerson để làm ngoại trưởng, người mà ông mô tả như là "một nhà thương thuyết đẳng cấp thế giới ... " để liên hệ với "các loại chính phủ nước ngoài". Trong cuốn “Đế Chế Riêng Tư: ExxonMobil và sức mạnh Hoa Kỳ”, nhà báo Steve Coll cung cấp chi tiết phương pháp thương lượng của Tillerson. Ông mô tả nỗ lực của Giám đốc điều hành về sự thành lập tập đoàn dầu khí trên đảo Sakhalin của Nga vào thời điểm rất sớm nhiệm kỳ của tổng thống Vladimir Putin:
Bằng mọi áp lực, Tillerson áp dụng công thức Exxon: không đầu hàng. "Chúng tôi đưa mọi thứ lên hàng đầu", hồi tưởng của một trong những đồng nghiệp của ông. “Chúng tôi mang vấn đề lên với tổng thống. "...
Putin đề nghị ban hành sắc lệnh cho phép (công ty) Sakhalin-1 hoạt động, nhưng Tillerson từ chối vì Putin không đủ thẩm quyền pháp lý đáp ứng nhửng đòi hỏi của ExxonMobil; Tillerson cho biết sẽ không chấp nhận với nghị định, nhưng phải có luật pháp lâu bền. Tillerson muốn "mọi việc phải phù hợp với pháp luật và quy định của Nga. Nếu không được như vậy, chúng tôi sẽ không làm", viên cựu giám đốc điều hành hồi tưởng. Cuối cùng, sau khi Putin "nổi nóng" trước sự xúc phạm của ExxonMobil, Tổng thống Nga đã đồng ý. ...
Văn hóa đàm phán thô lỗ và cưỡng bách của Nga dường như thích hợp với ExxonMobil.
Tầm nhìn của Trump cũng giúp giải thích tại sao các chính phủ nước ngoài bắt đầu dùng ngôn ngữ của ông trùm bất động sản. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran đã thông báo rằng khả năng thử nghiệm các hỏa tiễn đạn đạo (của Iran) sẽ không cần phải "thương lượng." Đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng "chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ" -  ám chỉ đến tình trạng của Đài Loan- " không phải là món hàng để đổi chác."
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, tư duy giao dịch phóng khoáng có thể trở thành nguyên tắc tổ chức về chính sách đối ngoại của chính phủ, mà không phải chỉ là một yếu tố như các chính quyền trong quá khứ.
Trước đây, những yếu tố không thể tưởng tượng để thương lượng - bao gồm cả một hòn đảo mong manh dễ bị tổn thương với 23 triệu dân ở eo biển Đài Loan - có thể đi vào cuộc. Câu hỏi đặt ra: những gì có thể thương lượng, những gì không thể, sẽ là nguồn dai dẳng không chắc chắn. Những cam kết của Mỹ với các nước thành viên liên minh quân sự NATO có phải là một tài sản có thể trao đổi? Các cam kết an ninh của Hoa Kỳ với các nước Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ như thế nào? Hành vi ban đầu có vẻ giống như làm một điều gì đó (một cú điện thoại cho thấy mối quan hệ của Hoa Kỳ gần với Đài Loan) có thể sẽ trở thành cục diện khác (một nước cờ mở ra cho các cuộc đàm phán phức tạp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trump và nhóm của ông có thể chứng minh được họ là những nhà đàm phán kiệt xuất vì những lợi ích của Hoa Kỳ. Hoặc có thể chứng tỏhọ là những kẻ nguy hiểm hoặc không đủ năng lực. Như Dominic Tierney đã chỉ ra, Trump cho đến nay cho thấy ông ta sẽ thực hiện sự mong muốn của Putin tại Syria và Ukraine để đổi lấy sự cài thiện quan hệ với Nga – một công cụ khá yếu từ một người tuyên bố từng thực hiện những thương lượng lớn.
Trong một ý nghĩa nào đó, kiểu thương lượng của ông Trump ít có thể là hình thức mới của chính sách ngoại giao hơn là sự trở về với hình thức cũ – điều mà Robert Blackwill và Jennifer Harris, là những cựu viên chức lần lượt trong chính phủ George W. Bush và Barack Obama, gọi đó là "geoeconomics." (địa - kinh tế).
Họ định nghĩa" geoeconomics " là "sử dụng các công cụ kinh tế " (tất cả từ thương mại, đầu tư, chính sách tiền tệ, đến viện trợ nước ngoài và các cuộc tấn công mạng chống các ngân hàng để "hoàn thành mục tiêu địa chính trị.” Trong phần lớn lịch sử, từ sự kiện Mua Louisiana đến Kế hoạch Marshall, và đặc biệt là tổng thống Thương Lượng mà ông Trump yêu thích là TT Franklin Roosevelt, Hoa Kỳ đã ưu tiên hóa địa chính trị (geoeconomics) trong chính sách đối ngoại của mình, Blackwill và Harris đã nhận định như vậy. Nhưng kể từ sau chiến tranh lạnh, chính phủ Hoa Kỳ chủ yếu đã sử dụng các công cụ ngoại giao và quân sự, thường xuyên áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với các nước khác, hiếm khi dùng các biện pháp geoeconomic.
 Trong lúc đó, các nước khác bao gồm những đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ như Trung Cộng và Nga, đã sử dụng loại geoeconomic “củ cà rốt và cây gậy”. Trung Quốc là một ví dụ, đã viện trợ kinh tế có điều kiện cho các nước như Costa Rica và những nước có quan hệ  ngoại giao với Đài Loan. Vậy tại sao các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ - một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, - bằng nhiều biện pháp đã chống lại cách tiếp cận tương tự? Như Blackwill và Harris đã viết trong tạp chí Foreign Affairs (Ngoại giao) năm nay:
Nhiều quốc gia hiện tại hoàn toàn sử dụng các công cụ kinh tế để gia tăng sức mạnh, thường là dựa vào Washington. Trung Quốc, một ví dụ, đã cắt bớt nhập khẩu xe hơi Nhật Bản báo hiệu không chấp thuận chính sách an ninh của Nhật Bản; họ bỏ mặc chuối của Philippines thối rữa trên bến của Trung Quốc nhằm phản đối lập trường của Manila về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông; tưởng thưởng các công ty Đài Loan nào diễn hành trong hội nhạc ở Bắc Kinh, và trừng phạt những công ty không làm như vậy. Nga, trong khi đó, cấm nhập khẩu rượu vang Moldova vì Moldova hợp tác sâu với Liên Âu (EU). Moscow giảm nguồn cung cấp năng lượng cho các nước láng giềng khi có bất đồng chính trị; đưa ra viễn cảnh gói cứu trợ kinh tế cho Síp (Cyprus) để đổi lại quyền truy cập các hải cảng và sân bay ở đây, buộc các nhà lãnh đạo EU phải lựa chọn giữa việc chấp nhận gói cứu trợ hấp dẫn hơn hoặc phải sống chung với sự hiện diện quân sự của Nga bên trong EU.
Nhiều trong số các đề xuất chính sách đối ngoại khiêu khích của ông Trump đã bị tấn công trên cơ sở kinh tế. Lấy thí dụ: các nhà phê bình chỉ ra mức thuế 45 phần trăm đánh vào hàng Trung Quốc nhập vào Hoa Kỳ có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại gây thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Nhưng trong cuộc nói chuyện mùa xuân này, Harris và Blackwill lưu ý rằng hành động geoeconomic không thể chỉ đơn giản được đánh giá bằng chi phí kinh tế hay lợi ích của chúng. Harris trích dẫn kịch bản Trung Quốc nếu bán phá giá cổ phần kếch sù chứng khoán Ngân Khố Hoa Kỳ của họ trong nỗ lực trả đũa Mỹ như sau:
Sự khôn ngoan thông thường ...  sẽ không hợp lý về mặt kinh tế. Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng kinh tế về giá trị những gì còn lại (không bán phá giá), nên họ sẽ không làm như vậy. Đó là sự thật nếu bạn nhìn thế giới qua lăng kính thuần lý kinh tế, đặt lợi ích lên hàng đầu.
Nhưng nếu bạn là Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã làm leo thang căng thẳng xung quanh những đòi hỏi chủ quyền hàng hải mà bạn cảm thấy là ưu tiên đối với nền an ninh quốc gia của bạn, bạn tìm kiếm cách bày tỏ không hài lòng với Washington, bạn cần 2 tỷ MK để làm việc này. Nơi nào bạn sẽ lấy ra được 2 tỷ? Phải chăng từ một phần tiền trong việc đóng hàng không mẫu hạm sắp tới, trong khi Hoa Kỳ vẫnở thế siêu cường trong lĩnh vực quân sự? Hoặc nếu muốn, bạn sẽ ngăn chận sự phục hồi nhà đất ở Mỹ và cổ phần của bạn trong công ty tài chánh Fannie và Freddie?
Vì vậy, tôi nghĩ rằng một khi bạn đã tháo bỏ lăng kính hợp lý kinh tế và bắt đầu nhìn bằng ống kính địa chính trị, nó sẽkhông còn được rõ ràng.
Blackwill và Harris không nhất thiết hỗ trợ phương pháp geoeconomics của Trump. Không có chính sách nào trong geoeconomic ưa chuộng của họ "đe dọa các đồng minh thân cận nhất của mình với sự chấm dứt hệ thống liên minh chúng ta đã dựa vào kể từ khi kết thúc Thế Chiến thứ hai để tạo sự ổn định trên thế giới," Blackwill lưu ý như vậy sự tương phản trong đề xuất với ông Trump.
Nhưng họ đều đồng ý rằng Hoa Kỳ cần phải chia sẻ tư duy trong chiến tranh lạnh, bao gồm cả khái niệm mà mỗi bướctiến tự do mậu dịch và thị trường tự do là một thắng lợi về địa chính trị đối với nước Mỹ, như khi tư bản Hoa Kỳ đã cạnh tranh với khối Liên Xô. Thay vào đó, hôm nay "chúng ta đứng lên chống lại các quốc gia như Trung Quốc và Nga vì họ có vẻnhư không tách biệt giữa nhà nước và thị trường, và họ đang kiểm soát nền kinh tế," Harris quan sát. "Có thể đây là thời gian để chúng ta tự hỏi xem sự liên kết tốt đẹp giữa nền an ninh và tính chính thống kinh tế của chúng ta còn tồn tại hay không."
Trong bối cảnh này, những phê phán chính sách dao động của Trump về các liên minh với Hoa Kỳ hoặc những cam kết về tự do mậu dịch nghe chừng như một chút cảnh báo sự ngu dốt chiến lược di chuyển con cờ “rook” đến chỗ này hoặc con cờ“bishop” đến chỗ khác (*). Donald Trump có thể trả lời: "Ai bảo rằng chúng tôi đang chơi cờ vua?"
Hoàng Độ lược dịch.
(*) Rook, bishop, hay king, queen là những con cờ trong bàn cơ vua thịnh hành ở Âu Châu (ghi chú người dịch)
Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét