Vai trò của Hội Tam
Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ
http://nghiencuuquocte.org/2014/12/04/hoi-tam-diem-lich-su-chinh-tri-my/
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Khi tìm hiểu về lịch
sử nước Mỹ, có một điều đáng chú ý là các nguyên tắc, sứ mệnh của Hội Tam Điểm
(Freemasonry) có dấu ấn đặc biệt quan trọng từ việc đặt nền móng cho nước Mỹ từ
thuở sơ khai đến sự phát triển sau này.
Hội Tam Điểm là gì?
Hội Tam Điểm là một
hội kín có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về
lịch sử ra đời của hội này. Có một trường phái khá phổ biến cho rằng hội này có
nguồn gốc từ Scotland (Scotish Rite), sau đó lan sang Anh và các nước khác. Một
số tài liệu khác “truy ngược” nguồn gốc và cho rằng Hội này ra đời từ trước
Công nguyên trong thời kỳ xây dựng Ngôi đền Vua Solomon (King Solomon’s
Temple).
Từ gốc của Hội Tam
Điểm bắt nguồn từ chữ MASON có nghĩa là thợ nề, tất nhiên không như những người
thợ nề mà ta biết bây giờ. Thời kỳ xa xưa, thợ nề xây dựng các công trình bằng
cách đẽo gọt, ghép những khối đá nặng vài ba tấn mà không dùng đến vôi vữa. Ghép
giữa Free và Mason thành Freemason (Thành viên Hội Tam Điểm) còn có nghĩa là
nền tảng tự do, theo đuổi sự tự do. Từ “Tam Điểm” du nhập vào Việt Nam từ tiếng
Pháp và người Pháp: Các Sư huynh (Frère) hay Sư phụ (Maître) khi viết cho nhau
thường viết tắt là F và M với ba dấu chấm hình tam giác phía sau và người Việt
ta quen Tam điểm là vì vậy.
Theo sử sách, Hội Tam
Điểm không phải là một dạng “dị giáo”, thành viên là những người thông tuệ
trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, theo đuổi tôn chỉ mục đích
vì sự tiến bộ của xã hội và nhân loại và được kết nạp vào Hội theo các nguyên
tắc và nghi thức thần bí. Hội Tam Điểm sử dụng các yếu tố khoa học, tâm linh,
tôn giáo như lựa chọn các số tự nhiên “đẹp”, các biểu tượng tự nhiên, yếu tố
thần bí của tôn giáo, tính trang nghiêm của các nghi thức hành lễ cổ xưa để…
thực hiện sứ mạng “Khai sáng” (Enlighten) nhân loại của mình.
Vậy Hội Tam Điểm có
liên hệ ra sao với các nhà sáng lập nước Mỹ, kiến trúc tòa nhà Quốc hội, kiến
trúc Washington và cấu trúc chính trị nước Mỹ?
Dấu ấn của Hội Tam Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ
Nhiều tư liệu sử học
cho rằng có khoảng 1/3 tổng số 56 vị Khai quốc công thần (Founding Fathers) của
nước Mỹ là thành viên Hội Tam Điểm như George Washington, Thomas Jefferson,
John Adams, Benjamin Franklin…
Kể từ khi giành được
độc lập từ tay nước Anh, phải mất hơn 10 năm ròng rã, George Washington mới
chọn được vùng đất mới làm thủ đô mới cho nước Mỹ, chứ không lấy các thành phố
vốn là nôi “cách mạng” Mỹ như Boston, Pensylvania hay thành phố New York. Theo
cách nhìn của G. Washington, vị trí địa lý nơi được lựa chọn là thủ đô
(Washington DC ngày nay) là vì sự hội tụ phong thủy.
Công việc thiết kế
trung tâm chính trị của Thủ đô Washinngton DC được giao cho Kiến trúc sư người
Pháp Pierre Charles L’Enfante (điểm thú vị là thời kỳ nước Mỹ giành độc lập từ
tay người Anh thì người Pháp giúp rất nhiều do mâu thuẫn Anh – Pháp tại châu
Âu, trong đó có “anh hùng dân tộc” của người Mỹ là một ông Tướng Pháp Lafayet).
Là một thành viên Hội
Tam Điểm và sau khi nhận các “mật lệnh” của George Washington và Thomas
Jefferson, L’Enfante bắt tay ngay vào việc và việc khởi công xây dựng thủ đô
Washington bắt đầu năm 1791. Pierre Charles L’Enfante đã áp dụng rất nhiều
nguyên tắc kiến trúc và thiết kế khác nhau; vừa khoa học, vừa kế thừa các
truyền thống kiến trúc Ai Cập, La Mã và Hy Lạp cổ đại; vừa phải tính toán kỹ
lưỡng kích thước và tỷ lệ cân xứng “chuẩn” của các công trình; đưa các yếu tố
tôn giáo cũng như phối trí hài hòa ảnh hưởng của các vị Thần Đất, Thần Nước,
Thần Gió và Thần Lửa… để đạt “vượng khí” tối đa và sự bền vững cho thiết chế
chính quyền Mỹ.
L’Enfante không chỉ
thiết kế nhà cửa, đường xá mà còn “giấu” vào trong bản thiết kế tổng thể
Washington DC hàng loạt các công trình mà khi nối lại với nhau thì vừa phản ảnh
tối đa yếu tố phong thủy, lại vừa hiện ra các biểu trưng kỳ bí của Hội Tam
Điểm. Cụ thể là:
Một, L’Enfante không đặt
Nhà Quốc hội và Nhà Trắng nằm trên cùng một trục đường và không để hai thiết
chế Quốc hội và chính quyền ở thế “đối đầu” nhau. Từ Quốc hội sang Nhà trắng và
ngược lại phải đi qua ít nhất hai cung đường.
Hai, tuy G. Washington và
các nhà sáng lập nước Mỹ chủ trương xây dựng một nhà nước thế tục, không có sự
can thiệp của tôn giáo vào chính quyền, nhưng do hầu hết họ là những người theo
đạo Cơ đốc nên ảnh hưởng tôn giáo in rõ trong sự vận hành của chính quyền. Điều
này không chỉ thể hiện trong việc thiết kế Đồng bạc xanh với dòng chữ “In God
We Trust” (Chúng con tin vào đức Chúa trời), mà còn trong chính thiết kế của
Trung tâm quyền lực Mỹ. Chẳng hạn, nếu nối hai đường thẳng, một đường từ đỉnh
mái vòm nhà Quốc hội Mỹ đến đài tưởng niệm Abraham Lincoln, một đường từ Nhà
Trắng tới đài tưởng niệm Thomas Jefferson thì sẽ thấy hình một cây Thánh giá
khổng lồ nằm ngay khu vực trung tâm quyền lực của nước Mỹ. Điều này không chỉ
nhìn thấy trên bản đồ mà còn nhìn thấy rất rõ trên các bức ảnh chụp từ trên
cao.
Ba, ngày đặt viên đá khởi
công xây dựng nhà Quốc hội Mỹ được George Washington chọn là ngày 18/9/1793,
được xem là một “ngày lành” trong thiên văn học. Trong ngày hôm đó chòm sao Vệ
nữ (Venus) xuất hiện trước mặt trời ở phía Đông 2h30’ và theo thiên văn học thế
kỷ 18 thì đây là thời điểm tốt để xây nhà hoặc lập quốc. Washington trực tiếp
cử hành một nghi lễ của Hội Tam Điểm tại nơi đặt viên đá đầu tiên cùng một số
thành viên trong Hội quán (Lodge) của mình. Cuốn phía dưới thắt lưng một biểu
tượng Mason giống như chiếc tạp dề hình chữ nhật có kích thước khoảng 30cm x 40
cm (gọi là Apron làm bằng da cừu – con vật được xem là “tinh khiết” và thường
được dùng để lễ Chúa trong các lễ hội tôn giáo cổ xưa), Washington đặt một
chiếc thìa bạc lên tảng đá rồi rắc ngô, tưới rượu vang và dầu olive đều xung
quanh. Các dụng cụ này hiện vẫn được lưu giữ trong một Hội quán Tam Điểm
(Freemasonry Lodge).
Bốn, hình tượng ẩn dụ của
Con cú vọ (Owl), một “linh vật” của Hội Tam Điểm hiện diện rất rõ trong khu vực
trung tâm quyền lực nước Mỹ (xem trong hình) với hai con mắt nhìn xuống toàn bộ
khu vực Washington Mall, còn phần ức và trái tim ôm trọn toàn bộ nhà Quốc hội
Mỹ. Đối với Hội Tam điểm, hình tượng Cú vọ có các ý nghĩa sau:
§ Trong các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, Cú
vọ là biểu trưng của nữ Thần Học tập (Greek Goddess of Learning), còn trong một
số đơn vị tiền tệ của La Mã – Hy Lạp cổ đại và hiện nay, Cú vọ biểu trưng cho
địa vị, sự thông tuệ và của cải;
§ Biểu trưng của thay đổi. Trong văn hóa Ai Cập
cổ đại, văn hóa của người Hindu (Ấn Độ) và Celtic (Scotland) thì Cú vọ biểu
trưng cho người bảo vệ người qua đời (guardian of the death). Còn theo cách
hiểu của người Việt thì tiếng kêu và sự xuất hiện của Cú vọ là điềm xấu, báo
trước cái chết. Tuy nhiên, đối với Hội Tam điểm, Cú vọ chính là thủ lĩnh của
bóng đêm, bảo vệ linh hồn và các di sản tinh thần của người đã mất, chuyển sang
thế hệ kế tiếp; và
§ Cú vọ thể hiện sự khôn ngoan, có khả năng nhìn
xuyên thấu, nhìn một cách tường tận những gì mà người khác không nhìn thấy cho
dù được che đậy kỹ đến đâu.
Năm, cách đánh số nhà ở
Washington DC khá khoa học. Chẳng hạn, đường trong thủ đô được chia theo các ô
bàn cờ, chiều dọc thì đánh theo số từ nhỏ đến lớn, còn chiều ngang thì đánh
theo bảng chữ cái bắt đầu từ chữ A đến chữ cái cuối cùng, còn các đường cắt
xuyên thành phố thì đánh theo tên các bang trong nước, tuy vẫn có một số ngoại
lệ nhỏ là lấy tên danh nhân hay khu vực địa lý đặt cho một số con phố nhỏ. Cách
làm này giúp việc tìm phố xá khá dễ dàng. Chẳng hạn địa chỉ của Sứ quán Việt
Nam tại Mỹ là: 1233 20th Street, NW, Washington DC. Theo đó, khi tìm địa chỉ có
thể biết ngay SQ nằm ở khu vực Đông Bắc của DC, nằm ở trên đường 20 và gần chỗ
cắt với đường M (do 12 là hai số đầu của số nhà 1233 tương ứng với chữ cái M,
có số thứ tự là 12 trong bảng chữ cái).
Những con số, ký hiệu và biểu trưng của Hội Tam Điểm
Có thể nói, ít có thủ
đô nào trên thế giới có nhiều con số, ký tự và biểu trưng của Hội Tam Điểm xuất
hiện với tần suất dày đặc như trong thiết kế của thủ đô Washington DC. Mọi
người cho rằng có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó. Điều này có thể đúng,
nhưng chỉ xảy ra với xác xuất cực nhỏ. Tuy nhiên, với việc hầu hết những người
“khai sinh” ra Washington DC đều là thành viên của Hội Tam Điểm thì khả năng
trùng hợp ngẫu nhiên gần như bị loại trừ.
Đối với các thành viên
Hội Tam Điểm, họ tin rằng nếu như Chúa tạo ra vũ trụ, thì con người với sự
thông tuệ và sự hiểu biết vô song lại nằm ở trung tâm của vũ trụ, điều khiển vũ
trụ, chứ không phải vũ trụ điều khiển con người. Theo họ, sức mạnh của con
người sẽ được nhân lên gấp bội nếu họ nắm được các quy luật tự nhiên, biết cách
kết hợp hài hòa với các yếu tố thiên văn học, số học.
Trong các số tự nhiên,
các thành viên Hội Tam điểm tin vào sự kỳ diệu của một vài số tự nhiên, trong
đó có con số 13 và 33. Tại sao lại là số 33? Có thể thấy như sau:
§ Con số 33 là tượng trưng cho 33 đốt sống lưng
của tuyệt đại đa số con người trên trái đất. 33 đốt sống này liên kết chặt chẽ
giúp con người đứng thẳng và hướng nhìn về phía trước. Đối với Hội Tam điểm,
bản thân con người chính là một “ngôi đền sống” đáng để tôn thờ.
§ Số 33 cũng gắn với 1 truyền thuyết khác của
Thiên chúa giáo là chúa Giesu bị hành hình khi 33 tuổi – Một con số đồng nghĩa
với sự “bất tử” của nhân vật.
§ Cấp độ 33 (Level 33) là cấp độ “đỉnh”, cấp độ
cuối cùng trong thang bậc xếp hạng của Hội Tam điểm
§ Mái vòm Rotunda của tòa nhà Quốc hội Mỹ được
đỡ bởi 33 chiếc cột, mỗi chiếc cột lại cao đúng 3,3m, đồng nghĩa với sự trường
sinh của quyền lực nhân dân (Quốc hội Mỹ).
Ngoài con số 33, con
số 13 cũng là một trong các con số được Hội Tam điểm sử dụng thường xuyên. Tuy
nhiên, đối với đạo Thiên Chúa và hầu hết các nền văn hóa khác thì con số 13
được coi là con số “xui xẻo”. Trong Đạo thiên chúa, con số 13 ứng với số thứ tự
của vị tông đồ cuối cùng của thầy, trò Giesu là Juda đã phản lại chúa
Giesu. Còn ngày thứ 13 nào trong năm mà rơi vào Thứ 6 thì được coi là ngày
“đen đủi”.
Tích của sự kiêng kỵ
đối với ngày này ra đời cách đây đúng 700 năm như sau: Vào ngày Thứ sáu, 13/3/1314,
một Sư phụ của Các Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar) tên là Jacques de Molay
bị đưa lên dàn hỏa thiêu tại Paris. Trước khi chết, Jacques đã rủa xả Vua
Philip IV của Pháp, Giáo Hoàng Clemence V, Thủ tướng Guillaume de Nogaret và
nói tất cả bọn họ sẽ chết đau đớn trong 1 năm nữa và điềm xui sẽ đeo đuổi họ
đến đời thứ 13. Chưa đầy 1 năm sau Vua Philip IV bị chết do ngã ngựa, Giáo
Hoàng Clemence bị chết do tắc ruột non, còn Thủ tướng Guillaume thì treo cổ tự
vẫn. Những cái chết đột ngột đi liền với lời quả báo khiến người dân thành
Paris hoảng sợ vì nghĩ mình là hậu duệ và có thể bị trừng phạt bất cứ lúc nào.
Từ Paris, tin đồn này lan truyền khắp cộng đồng thiên chúa, và từ nơi này sang
nơi khác, sang cả Tân lục địa (nước Mỹ). Thậm chí cho đến nay, nhiều tòa nhà ở
cả Âu lẫn Á không đánh số tầng thứ 13.
Tuy nhiên, đối với
những thành viên Hội Tam điểm, họ không coi số 13 là điềm xui, mà ngược lại,
với nghĩa vụ và trách nhiệm “khai sáng”, họ giải thích con số 13 ở các khía
cạnh tích cực nhất. Cũng như con số 33, tương ứng với số đốt sống lưng của
người, con số 13 cũng được các thành viên Hội Tam điểm giải thích theo cách lấy
con người làm trung tâm. Theo đó, con số 13 tương ứng với toàn bộ số khớp nối
của cơ thể (joints), giúp con người vận động và di chuyển linh hoạt. 13 chính
là con số 12 chuyển động xoay quanh hạt nhân, chẳng hạn như 12 vị Tông đồ quây
tụ quanh chúa Giesu, 12 chòm sao quay xung quanh hệ mặt trời.
Họ cho rằng sự ra đời
của nước Mỹ với 13 Bang miền Bắc là các thành viên sáng lập ban đầu của Liên
bang hợp chúng quốc Hoa Kỳ được coi là “điềm lành”. Các ký hiệu của Hội tam
điểm, con số 13 hoặc các ký hiệu với hàm ý này xuất hiện khá nhiều ở mặt sau
Tấm triện quốc gia (Great Seal of the United States – xem trong hình). Ta thấy
như sau:
§ Con đại bàng là biểu trưng Hội Tam điểm Scotland
(Scotish Rite)
§ 13 dòng kẻ trắng và đỏ trên tấm khăn che trước
ngực đại bàng
§ 13 ngôi sao trong vòng tròn phía trên đầu đại
bàng
§ 13 lá và quả olive bên tay trái đại bàng
§ 13 mũi tên bên tay phải đại bàng
§ 13 chữ cái đại diện cho các chữ “E PLURIBUS UNUM”,
(Out of many, one), có nghĩa từ nhiều bang (hoặc có thể hiểu từ nhiều dân tộc,
từ nhiều nền văn hóa…) hình thành nên một quốc gia (một dân tộc, một nền văn
hóa…), đó chính là nước Mỹ.
Không chỉ “giải xui”
con số 13, biến 13 thành số thiêng, Hội Tam Điểm, còn đưa biểu tượng của mình
vào trong đồng bạc xanh của nước Mỹ
Nếu chúng ta giở đồng
1 USD, lật sang mặt sau và lấy kính lúp phóng to vào ô tròn bên trái thì sẽ
thấy như sau:
§ 2 chữ ở phía trên cũng gồm 13 chữ cái là
ANNUIT COEPTIS (He favors our undertakings) có nghĩa “Chúa phù hộ sự nghiệp của
chúng ta”
§ Dòng chữ phía dưới là NOVUS ORDO SECLORUM (New
order of the ages) có nghĩa Trật tự mới của muôn đời, được nhiều người đời sau
hiểu là hàm ý muốn thống trị thế giới của Mỹ.
§ Nếu vẽ một ngôi sao David (một biểu trưng của
Hội Tam điểm) và xếp trong hình tròn này, ta sẽ thấy 5 đỉnh của ngôi sao David
trùng với 5 chữ cái M A S O N (Tam điểm)
§ Hình Kim tự tháp trong vòng tròn bao gồm 13
bậc
§ Trên đỉnh kim tự tháp là con mắt của Chúa (Eye
of Providence) hay con mắt Quan Phòng có nghĩa con mắt tinh tường nhìn được
khắp thế gian, thiên hạ.
Trên đây chỉ là một số
trong rất nhiều các dẫn chứng về ảnh hưởng nhiều mặt của Hội Tam Điểm đối với
nước Mỹ. Nó cho thấy ngay từ thuở lập quốc, giới tinh hoa cua nước Mỹ không chỉ
tin tưởng ở bản thân, ở một thiết chế lành mạnh, mà còn tin rằng nếu các công
việc của họ phù hợp với quy luật của đất, trời thì nước Mỹ sẽ được hưởng “vượng
khí” nhiều nhất và sẽ không ngừng phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét