Lý Anh
Giấc mơ Trung Hoa
…
Sau khi trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2012 và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 17/03/2013, Tập Cận Bình sử dụng thuật ngữ “Giấc mơ Trung Hoa” nhiều lần với dã tâm biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới.
…
Sau khi trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2012 và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 17/03/2013, Tập Cận Bình sử dụng thuật ngữ “Giấc mơ Trung Hoa” nhiều lần với dã tâm biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới.
Trong những lần đọc diễn văn trước toàn quốc, họ Tập thường nói: “Chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiến tới phía trước với tinh thần bất khuất, tiếp tục thúc đẩy chủ nghiã xã hội mang màu sắc Trung Quốc, phấn đấu đạt được ước mơ hồi sinh dân tộc Trung Hoa… Để thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, chúng ta phải cổ súy và kết hợp tinh thần dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần thời đại với cải cách và sáng tạo… ”.
Tuy nhiên, dân Tàu tỏ ra kém lạc quan về “Giấc mơ Trung Hoa” Tập Cận Bình đề ra. Họ xem đây là chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm chiếm được cảm tình và ủng hộ của quần chúng. Điều nầy diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn chồng chất trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gây ra, khiến nền kinh tế đình trệ, ngày càng có nhiều công nhân thất nghiệp, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người dân phẫn uất vì không có quyền tự do, dân chủ. Tham nhũng và ô nhiễm môi trường ngày càng tràn lan!
Một số nhà bình luận thời sự quốc tế cho rằng, “Giấc mơ Trung Hoa” Tập Cận Bình đề ra nhằm biến nước Tàu giàu có, kinh tế phát triển, quân sự hùng mạnh, thực hiện giấc mộng bành trướng bá quyền trỗi dậy. Họ cho rằng, “Giấc mơ Trung Hoa” là cơn ác mộng dành cho các nước láng giềng. Nó cũng là tham vọng tồn tại từ thời đại phong kiến Trung Hoa trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giấc mơ đó chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông với bản đồ “đường lưỡi bò” phi lý do Trung Quốc tự vẽ.
Trong một bài viết về Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 diễn ra vào tháng 10/2017, nhà báo Christian Makarian từng đăng bài bình luận trên L’Express nhận định: “Giấc mơ Trung Hoa là ác mộng của thế giới”. Bài viết mô tả “Giấc mơ Trung Hoa” không chỉ thể hiện ở chỗ Trung Quốc quân sự hóa trái phép những hòn đảo nhân tạo bồi đắp và cải tạo phi pháp trên Biển Đông mà còn có rất nhiều khía cạnh khác”.
Để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, Tập Cận Bình được cử làm “hoàng đế đỏ” (chủ tịch nước suốt đời), tờ Le Figaro, nhật báo nước Pháp ra đời từ năm 1826 tồn tại đến bây giờ, đăng bài bình luận“Ham muốn đế vương dấy lên nhiều lo âu khắp Châu Á”.
Để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, Tập Cận Bình được cử làm “hoàng đế đỏ” (chủ tịch nước suốt đời), tờ Le Figaro, nhật báo nước Pháp ra đời từ năm 1826 tồn tại đến bây giờ, đăng bài bình luận“Ham muốn đế vương dấy lên nhiều lo âu khắp Châu Á”.
Bài báo nhận xét, vào lúc ở Bắc Kinh “hoàng đế đỏ” Tập Cận Bình khẳng định quyền lực không chia sẻ, các nước láng giềng lo sợ đến một Trung Quốc bá quyền ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, nơi được cho là ngã tư chiến lược mới của thế giới. Tờ báo trích dẫn nhận định của Jeff Kingston, giáo sư đại học Temple University, Tokyo: “Đối diện với Trung Quốc, một vòng cung lo ngại đang hình thành từ New Delhi đến Tokyo và qua đến Canberra”.
Bài báo còn bình luận, việc sửa đổi hiến pháp mở đường cho chủ tịch nước giữ chức vụ này vô thời hạn khơi dậy những ký ức của thời các hoàng đế Trung Hoa, thời các nước trong vùng phải đến Tử Cấm Thành triều cống…
Bài báo còn bình luận, việc sửa đổi hiến pháp mở đường cho chủ tịch nước giữ chức vụ này vô thời hạn khơi dậy những ký ức của thời các hoàng đế Trung Hoa, thời các nước trong vùng phải đến Tử Cấm Thành triều cống…
Chiến lược “Vành đai, Con đường”
Để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, Tập Cận Bình đề ra chiến lược kinh tế và chính trị gồm có hai phần: Một Vành Đai (One Belt) và Một Con Đường (One Road), với dã tâm làm bá chủ thế giới …
Một Vành đai với hệ thống đường bộ, đường sắt, và ống dẫn dầu khí xuyên Trung Á đến Châu Âu bắt nguồn từ Tây An băng qua các thành phố lớn gồm Almaty, Bishkek, Samarkand, Tehran, Istanbul, Moscow và Rotterdam, cuối cùng là Venice.
Một Vành đai với hệ thống đường bộ, đường sắt, và ống dẫn dầu khí xuyên Trung Á đến Châu Âu bắt nguồn từ Tây An băng qua các thành phố lớn gồm Almaty, Bishkek, Samarkand, Tehran, Istanbul, Moscow và Rotterdam, cuối cùng là Venice.
Một Con Đường bắt nguồn từ Phúc Châu, kết nối các thành phố ven biển từ Hà Nội, Jakarta, Kuala Lumpur, Kolkata, Nairobi, cuối cùng kết nối với Vành đai ở Venice.
Chiến lược “Vành đai – Con đường” bao gồm xây dựng cảng ở khắp nơi từ Cộng hòa Djibouti, đông Châu Phi, cho tới các bến tàu ở đảo quốc Vanuatu trên Thái Bình Dương; bảo đảm con đường vào biển và đường bộ trên khắp thế giới từ Bắc Cực cho tới Nam Mỹ; thành lập những tổ chức toàn cầu mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank – AIIB)…
Theo National Interest, tạp chí chuyên về chính trị và ngoại giao của Hoa Kỳ, chiến lược giành quyền bá chủ thế giới của Bắc Kinh dựa trên hai yếu tố chính: Thứ nhất là nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ một cách phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế. Thứ hai là sử dụng lợi ích kinh tế buộc các nước phải đồng ý với mình qua hành động thúc đẩy quan hệ gần gũi với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh chủ yếu của các nước liên quan nhằm thực hiện ý đồ đen tối của mình…
Để chống lại dã tâm bành trướng của Trung Quốc và điều chỉnh những hành động sai trái của Bắc Kinh trên Biển Đông nói riêng, quan hệ quốc tế nói chung, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã áp dụng nhiều “thượng sách” có hiệu quả.
Nhiều người đặt câu hỏi, như vậy có bùng nổ chiến tranh không? Một số nhà bình luận cho rằng, quân sự chỉ là cái gậy hậu thuẫn cho các công cụ phi bạo lực Tổng thống Donald Trump đã, đang và tiếp tục sử dụng. Chiến tranh Trung – Mỹ khó xảy ra ở Biển Đông.
Theo bình luận của giáo sư Peter Navarro, giảng dạy kinh tế và chính sách công tại Trường Thương mại Merage Paul (The Paul Merage School of Business), trực thuộc Đại học California, Irvine (UCI), đăng trên The Wall Street Journal số ra ngày 20/06/2018: Thuế quan là công cụ Tổng thống Donald Trump chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng, thuế quan đang là công cụ để Donald Trump điều chỉnh hành vi của Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải thay đổi, quay trở lại tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó mới là sức mạnh thực sự, mới là mục tiêu thực sự Donald Trump và nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông đang hướng tới, không phải một cuộc đối đầu quân sự trên Biển Đông. Công cụ thuế quan, thương mại sẽ giúp Donald Trump điều chỉnh hành vi của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác, bao gồm Biển Đông, bởi vì, lợi ích địa chiến lược của Hoa Kỳ ở đây là có thật …”.
OBOR đi vào ngõ cụt
Nhiều người đặt câu hỏi, như vậy có bùng nổ chiến tranh không? Một số nhà bình luận cho rằng, quân sự chỉ là cái gậy hậu thuẫn cho các công cụ phi bạo lực Tổng thống Donald Trump đã, đang và tiếp tục sử dụng. Chiến tranh Trung – Mỹ khó xảy ra ở Biển Đông.
Theo bình luận của giáo sư Peter Navarro, giảng dạy kinh tế và chính sách công tại Trường Thương mại Merage Paul (The Paul Merage School of Business), trực thuộc Đại học California, Irvine (UCI), đăng trên The Wall Street Journal số ra ngày 20/06/2018: Thuế quan là công cụ Tổng thống Donald Trump chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng, thuế quan đang là công cụ để Donald Trump điều chỉnh hành vi của Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải thay đổi, quay trở lại tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó mới là sức mạnh thực sự, mới là mục tiêu thực sự Donald Trump và nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông đang hướng tới, không phải một cuộc đối đầu quân sự trên Biển Đông. Công cụ thuế quan, thương mại sẽ giúp Donald Trump điều chỉnh hành vi của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác, bao gồm Biển Đông, bởi vì, lợi ích địa chiến lược của Hoa Kỳ ở đây là có thật …”.
OBOR đi vào ngõ cụt
Dư luận cho rằng: Tập Cận Bình đề ra chiến lược “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) nhằm đặt bẫy nợ cho các quốc gia nhỏ tăng sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc.
Ông Wang Yiwei (Vương Nghị Vệ), giáo sư giảng dạy vấn đề quốc tế tại Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh cho hay: “Khi Chiến lược “Một Vành đai, Một Con đường” đưa ra cách đây 5 năm, chủ yếu nhắm vào khu vực Châu Á và Châu Âu, không hề kỳ vọng mở rộng đến các khu vực rộng lớn hơn như Châu Phi”.
Theo giáo sư họ Vương, chiến lược này mở rộng phạm vi, các công ty Trung Quốc, thậm chí một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc, ngày càng gán ghép các dự án của họ không khác gì một phần của chiến lược này. Xu hướng này đôi khi làm tổn thương tầm vóc của chiến lược OBOR.
Ông Vương nói: “Danh tiếng của chiến lược ‘Một Vành đai, Một Con đường’ bị hư hại khi một số cá nhân và tổ chức đang cố gắng xuất khẩu sản phẩm xấu ra ngoài Trung Quốc, sau đó nói rằng họ làm điều này vì OBOR”.
Ông Wang Yiwei (Vương Nghị Vệ), giáo sư giảng dạy vấn đề quốc tế tại Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh cho hay: “Khi Chiến lược “Một Vành đai, Một Con đường” đưa ra cách đây 5 năm, chủ yếu nhắm vào khu vực Châu Á và Châu Âu, không hề kỳ vọng mở rộng đến các khu vực rộng lớn hơn như Châu Phi”.
Theo giáo sư họ Vương, chiến lược này mở rộng phạm vi, các công ty Trung Quốc, thậm chí một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc, ngày càng gán ghép các dự án của họ không khác gì một phần của chiến lược này. Xu hướng này đôi khi làm tổn thương tầm vóc của chiến lược OBOR.
Ông Vương nói: “Danh tiếng của chiến lược ‘Một Vành đai, Một Con đường’ bị hư hại khi một số cá nhân và tổ chức đang cố gắng xuất khẩu sản phẩm xấu ra ngoài Trung Quốc, sau đó nói rằng họ làm điều này vì OBOR”.
Tờ South China Morning Post phát hành ở Hương Cảng cũng nhận định: Các nước đang phát triển dọc theo chiến lược OBOR thường dễ bị tổn thương vì những bất ổn trong hệ thống pháp lý, chính trị và thương mại có thể xảy ra sau bất kỳ sự chuyển tiếp quyền lực nào.
Vì vậy, nhiều nước đã chống lại âm mưu của Trung Quốc khi thực hiện hợp đồng đã ký kết liên quan đến chiến lược OBOR:
Vì vậy, nhiều nước đã chống lại âm mưu của Trung Quốc khi thực hiện hợp đồng đã ký kết liên quan đến chiến lược OBOR:
Sau khi nhậm chức Thủ tướng Mã Lai Á lần thứ 2 vào tháng 05/2018, ông Mahathir Mohamad hủy 2 dự án lớn do Trung Quốc tài trợ vào cuối tháng 08/2017 gồm Liên kết đường sắt East Coast trị giá 20 tỷ Mỹ kim, hai dự án đường ống dẫn khí trị giá 2,3 tỷ đô Mỹ. Ông Mahathir lấy lý do Mã Lai Á không thể chi trả cho những dự án đó và cũng không cần thiết phải làm như vậy …
Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan xưa nay rất mật thiết. Pakistan luôn được Trung Quốc coi là quốc gia mẫu mực trong việc thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường”.
Sau khi lên cầm quyền hồi tháng 07/2018, chính phủ mới do tân Thủ tướng Imran Khan lãnh đạo đã đề nghị Trung Quốc sửa đổi dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (China–Pakistan Economic Corridor – CPEC) kết nối khu tự trị Tân Cương Tây Bắc Trung Quốc đến cảng Gwadar ở tây nam Pakistan có chiều dài khoảng 3.000 km, với chi phí xây dựng khoảng 62 tỷ Mỹ kim, được xem là trung tâm của mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan xưa nay rất mật thiết. Pakistan luôn được Trung Quốc coi là quốc gia mẫu mực trong việc thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường”.
Sau khi lên cầm quyền hồi tháng 07/2018, chính phủ mới do tân Thủ tướng Imran Khan lãnh đạo đã đề nghị Trung Quốc sửa đổi dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (China–Pakistan Economic Corridor – CPEC) kết nối khu tự trị Tân Cương Tây Bắc Trung Quốc đến cảng Gwadar ở tây nam Pakistan có chiều dài khoảng 3.000 km, với chi phí xây dựng khoảng 62 tỷ Mỹ kim, được xem là trung tâm của mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan.
Ngày 13/09/2018, trang mạng www. Epochtimes.com loan tin, một quan chức chính phủ mới của Pakistan nói, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các quan chức Trung Quốc trong chuyến thăm Islamabad, Pakistan yêu cầu thay đổi mục tiêu của dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Họ yêu cầu xây dựng các nhà máy với mục đích nâng cao đời sống của người dân và phục vụ xã hội như cung cấp nước sạch, xây dựng bệnh viện chữa bệnh cho người dân … thay cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở chưa cần thiết …
Sri Lanka là nước vay mượn Trung Quốc nhiều tiền để xây dựng cảng biển Hambantota, nơi vẫn đang vật lộn để thu hút tàu từ các nước đến. Do không trả nổi món nợ đó, tháng 12/2017, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena phải giao quyền kiểm soát cảng và 15.000 mẫu đất xung quanh cho Bắc Kinh với hợp đồng thuê 99 năm.
Vụ thôn tính cảng Hambantota và nhiều sự kiện xảy ra ở các nước khác là ví dụ sinh động về việc Trung Quốc sử dụng các khoản cho vay và viện trợ của mình để đạt được ảnh hưởng trên khắp thế giới. Nhiều nước cảnh giác với chiến lược “Một Vành đai, Một con đường” Tập Cận Bình đề ra, khiến nó
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét