Năm nay Tổng thống Trump quyết định cho giải mật những tài liệu về những ngày cuối cùng của Tổng thống Kennedy, trong đó cũng có đưa ra ánh sáng vụ giết oan gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Người Việt giờ đây mới nhao nhao lên tiếng bênh vực Ngô Đình Diệm trong khi trước đây cũng chính người Việt tin vào bịa đặt của CIA mà nguyền rủa gia đình họ Ngô không tiếc lời.
Trong khi đó lịch sử Việt Nam còn một vụ án oan khác mà người Việt cố tình nhém đi sau khi Trung Cọng cho giải mật hồ sơ Cố vấn Trung Cọng chỉ huy Quân đội CSVN từ 1950 đến 1954. Mà trong đó có vụ giết hết những sĩ quan trí thức trong quân đội Việt Minh. Vụ án này đã được đại Tá Phạm Quế Dương và Đạ tại tá Thanh Tịnh nêu ra từ năm 1988 nhưng bị nhém đi sau Hiệp ước Thành Đô 1990.
Thành lập “Quân đội Nhân dân”
Sau hồi ký của Bí thư Trung ương ĐCSVN Hoàng Tùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho ra hồi ký “Đường Tới Điện Biên Phủ”. Ngay trong những trang đầu Tướng Giáp ghi rõ một dấu mốc lịch sử của việc thay ngôi đổi chủ của đảng CSVN và lực lượng kháng chiến Việt Minh :
“Mao Trạch Đông nói : Việt Nam đang cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở Miền Bắc.” ……“Ngay sau khi Bác trở về nước cuối tháng 3 năm 1950, các bạn Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện lời cam kết” ( Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 14 và 15)…
“Cho tới hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 1.200 tấn vũ khí, đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô”(Trang 109).
Những đoạn trích dẫn trên đây cho thấy kể từ 1950 Việt Minh đã đổi chủ. Ông chủ mới đã thành lập quân đội mới với vũ khí, trang bị mới; đổi tên từ “Bộ đội Việt Minh” thành “Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Hằng sư đoàn, trung đoàn được đưa sang TQ. Chính Võ Nguyên Giáp dẫn 20 ngàn người đầu tiên sang Quảng Tây để được huấn luyện. Ông kể :
“Tháng 4 năm 1950, 2 trung đoàn của 308 đi theo đường Hà Giang qua Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí. Tiếp đó, 1 trung đoàn của 312 đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây). Bạn cũng chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho 2 trung đoàn khác phải ở lại chiến trường để đối phó với quân địch…”
*Chú giải : Như vậy truyền thuyết nói rằng quân đội Việt Minh từ giáo mác với gậy tầm vông mà đã dần dần biến thành Quân đội nhân dân với vũ khí hạng nặng để chọi với quân Pháp và chiến thắng là điều không thể có được.
Ngoài ra Võ Nguyên Giáp cũng xác nhận : “Qua ba tháng luyện tập, được bắn đạn thật, các chiến sĩ tiến bộ khá nhanh. Nhiều đồng chí Trung Quốc rất ngạc nhiên khi thấy bộ đội ta, từ cán bộ tới chiến sĩ, nghe giảng bài đều ghi chép rất nhanh, tỏ vẽ nghi ngại rằng trong quân đội Việt Nam có quá nhiều phần tử trí thức”
“Ta phải cố gắng làm cho bạn hiểu số đông cán bộ ta là học sinh, còn hầu hết chiến sĩ là thanh niên nông thôn, nhiều người chỉ bắt đầu học chữ sau khi vào bộ đội”.(trang 15).
Điều gì khiến các cán bộ Trung Quốc phải sợ trí thức trong quân đội Việt Nam? Rõ ràng là họ không muốn quân đội của họ có lồng vào một số thành phần gai cấp thù địch. Họ muốn đây là đội quân của Cọng sản, chiến đấu cho giai cấp vô sản, chứ không phải là đội quân kháng chiến yêu nước.
Loại bỏ trí thức trong vị trí chỉ huy, thay bằng bần cố nông thất học
Hồi ký của Tướng TQ Vương Chấn Hoa cho thấy ngay năm 1951 các cố vấn TQ đã phát hiện ra thành phần trí thức tiểu tư sản có trong đội ngũ QĐNDVN mới được thành lập ( Bộ đội Việt Minh cũ ) :
“Bởi vì Quân đội Nhân dân nói chung không đề bạt cán bộ trong chiến sĩ ( Bần cố nông ), mà là tuyển dụng học sinh thanh niên ( trí thức tiểu tư sản ) được học trường quân sự hoặc đợi huấn luyện tập huấn ngắn ngày, rồi phân phối về bộ đội làm cán bộ trung đội, đại đội… Đó là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ đội. Trong cán bộ các cấp hiện có thành phần cũng khá phức tạp” ( Bản dịch của Dương Danh Di ).
“Thành phần khá phức tạp” nghĩa là “có cả thành phần giai cấp kẻ thù của chủ nghĩa CS” ( Trí-Phú-Địa-Hào : trí thức, tư sản, người gàu có tại nông thôn, người có uy tín trong dân chúng ). Ảnh hưởng tới sức chiến đấu nghĩa là bộ đội trí thức hễ thấy chết thì lùi lại, trong khi chiến thuật biễn người của Mao Trạch Đông dạy cho chến sĩ thấy chết thì cũng cứ xông tới để được chết vinh quang (!!).
Hồi ký của tướng TQ Vương Chấn Hoa :
Tháng 8/1950, sau khi đoàn cố vấn Trung Quốc đến Việt Nam, phía Việt Nam chỉ cần cố vấn giúp đỡ về công tác quân sự, còn về công tác chính trị không muốn để cho cố vấn nhúng tay vào. … ( Dương Danh Di dịch ).
Cũng theo Vương Chấn Hoa, Tướng cố vấn trưởng Vi Quốc Thanh coi đây là “vấn đề nhức nhối”, ông buộc Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp phải loại thành phần trí thức ra khỏi các vị trí chỉ huy:
“– Một là luân phiên huấn luyện cán bộ hiện có, nâng cao tố chất quân sự và trình độ chính trị của họ. – Hai là coi trọng đề bạt cán bộ từ trong chiến sĩ, từng bước thay đổi thành phần của đội ngũ cán bộ. …” ( Vương Chấn Hoa, Dương Danh Di dịch ).
Ngoài ra hồi ký của tướng cố vấn TQ Vương Nghiên Tuyền xác nhận Võ Nguyên Giáp có nhận được chỉ thị của Vi Quốc Thanh và có nói hùa theo :
“Các chỉ huy cao cấp dự toạ đàm cuối cùng nhận thức được trong chiến sĩ thực sự có nhân tài, nên đề bạt cán bộ từ trong chiến sĩ ( Tức là lấy binh sĩ thất học thay thê cho cấp chỉ huy trí thức ) . Sau chiến dịch Biên Giới, Võ Nguyên Giáp đi cùng cố vấn pháo binh Đậu Kim Ba, xuống bộ đội mở ba cuộc chiến sĩ toạ đàm …”
“…Sau đó đồng chí ( Giáp ) nói với cố vấn: Bộ đội cấp dưới ( binh sĩ thất học ) có những nhân tài cầm quân đánh giặc. Ý kiến của các đồng chí ( cố vấn TQ ) đúng, phải tìm nhân tài có kinh nghiệm tác chiến từ cấp dưới, đưa lên vị trí lãnh đạo, mới có thể nâng cao sức chiến đấu”. ( Dương Danh Di dịch ).
Thế nhưng sau này Võ Nguyên Giáp lại viết hồi ký đổ cho Nguyễn Chí Thanh chứ không phải cố vấn TQ :
“Anh Thanh (Nguyễn Chí Thanh) cho rằng phần lớn cán bộ sơ cấp, trung cấp của ta ( tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng) xuất thân từ tầng lớp Tiểu tư sản học sinh, chỉ mới giác ngộ về dân tộc, còn ít giác ngộ giai cấp nên thiếu kiên định. Trọng tâm đợt chỉnh huấn này, nên nhằm vào cán bộ” ( Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 210 ).
Các cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn là những người xuất sắc nhờ có kiến thức. Những người này được tinh lựa trong hàng ngũ binh sĩ mà lên; vị trí chỉ huy của họ do được mọi người trong đơn vị tin tưởng mà đề cử ra. Nhưng một điều trớ trêu là họ xuất sắc nhờ họ có học, nhưng sự có học của họ lại do vì xuất thân là con nhà tư sản. Mà theo chỉ đạo của cố vấn La Quý Ba thì từ nay họ bị loại khỏi địa vị chỉ huy, thay vào đó là những anh Chí Phèo xuất thân bần cố nông thất học.
Và rồi thảm kịch bùng nổ khi Mao Trạch Đông cử cố vấn Kiều Hiểu Quang sang VN thực hiện Cách mạng Cải cách ruộng đất vào năm 1953. Tướng TQ Vương Nghiên Tuyền ghi lại :
“…quân đội Việt Nam tiến hành chỉnh huấn quân sự, chính trị quy mô lớn vào hè thu năm 1953. Trước tiên triển khai chỉnh quân chính trị gần giống phong trào chỉnh quân kiểu mới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tiến hành giáo dục tố khổ, nâng cao giác ngộ giai cấp…”
“Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thông qua”Dự thảo cương lĩnh và chính sách ruộng đất” tháng 1-1953.. … tất cả cố vấn Trung Quốc trong quân đội Việt Nam đều lao vào công tác giúp quân đội Việt Nam” ( Thực hiện chiến dịch tố khổ ).
“ …. gần 10.000 cán bộ xuất thân từ công nông được thử thách trong chiến đấu đảm nhiệm các chức vụ quan trọng hơn…”( Dương Danh Di dịch ).
Gần 10.000 bần cố nông thất học được đưa lên làm chỉ huy. Có nghĩa là gần 10.000 sĩ quan chỉ huy tài giỏi bị thay thế. Họ bị hạ bằng phương pháp “tố khổ”, một hình thức giống như đấu tố trong Cải cách ruộng đất. Kết quả của tố khổ là mấy ngàn sĩ quan chỉ huy bị giết.
Hồi ký của Hoàng Tùng : “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ, mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử”!
Không thể trách các cố vấn Trung Cọng, họ đều xuất thân thất học nên suy nghĩ của họ là suy nghĩ của bần cố nông. Nhưng tồi bại cho Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Hai ông đều là trí thức tiểu tư sản, xuất thân trường Tây, thế mà muối mặt nghe theo lời cố vấn giết oan mấy ngàn sĩ quan của mình. Họ không có tội gì hết, chỉ có tội là yêu nước nhưng có tài nhờ có học !!
BÙI ANH TRINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét