TRUMP THẮNG NGƯỢC SAU BẦU CỬ GIỮA KỲ. TẬP BÍ XỊ VÌ PHÁ TRUMP HOÀI MÀ CHẲNG ÍCH CHI
Cái khác biệt đặc trưng giữa "Kẻ ngu và Kẻ trí" là kẻ ngu luôn cố níu lấy tất cả, kể cả những thứ không thuộc về mình, người trí biết lấy thứ cần lấy và biết buông bỏ thứ không thuộc về mình cho kẻ địch sau đó vận dụng trí tuệ để biến thứ vũ khí trong tay kẻ địch phục vụ cho lợi ích của mình. Donald Trump chính là một hình mẫu của KẺ TRÍ trong mưu lược ứng thời.
Điều cốt lõi đem đến sự vĩ đại và trường tồn của nước Mỹ đó chính là thể chế Tam quyền phân lập gồm 03 nhánh Chính phủ - Quốc hội - Tối cao pháp viện. Chính phủ là cơ quan hành pháp có trách nhiệm đề xuất và thực thi các nhiệm vụ được nhánh lập pháp là Quốc hội phê chuẩn nhưng phải chịu sự giám sát của nhánh tư pháp là Tối cao pháp viện. Cái hay của Quốc hội Mỹ là sự phân vai giữa Thượng viện và Hạ viện với sự có mặt của hai chính đảng lớn là Dân chủ và Cộng hòa.
Nếu chính phủ kiểm soát được Quốc hội bằng việc đảng của tổng thống kiểm soát được Lưỡng viện thì quá tuyệt vời như kiểu "sơn son thiếp vàng", tuy nhiên điều này cũng có mặt tiêu cực của nó là tính phản biện sẽ bị hạn chế vì Chính phủ và Quốc hội sẽ cùng một cực. Ngược lại nếu Hạ viện với Thượng viện do hai chính đảng chia nhau kiểm soát thì giữa cơ quan hành pháp là Chính phủ với cơ quan lập pháp là Quốc hội sẽ có phản biện tích cực trước mọi quyết sách của quốc gia. Tính tích cực này đã được xác lập lại sau cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vừa qua khi Đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện và Đảng Dân chủ chiếm lấy quyền kiểm soát Hạ viện.
Tuy nhiên điểm khác biệt dưới trào tổng thống Trump đó là phe Dân chủ luôn xuất hiện những nghị sỹ cực đoan chăm chăm đánh phá cá nhân tổng thống, luôn tìm cách ngăn cản, hạ bệ tổng thống. Vì vậy nếu tổng thống không có giải pháp "kèm" Hạ viện như "kèm" Maradona trong đá banh thì Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát sẽ quậy tanh bành tổng thống, ghế tổng thống sẽ bị thổi bay trong lần tranh cử ở nhiệm kỳ tiếp theo là khó tránh khỏi.
Trước tình hình trên, khi nhận thấy việc Đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Hạ viện sẽ làm cho phe Dân chủ cực đoan thêm hăng máu, bên cạnh đó nếu Trump cố sức vận động cho Đảng Cộng hòa giành ưu thế tại cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ tạo ra sự nhàm chán trong lòng cử tri Mỹ trong cuộc giữ ghế tổng thống vào năm 2020. Vì vậy Trump quyết buông bỏ Hạ viện để tập trung giữ lấy Thượng viện nhưng đồng thời cũng đã làm cho phe Dân chủ tự phân cực tư tưởng ngay tại Hạ viện, buộc hàng lãnh đạo tại Hạ viện của phe Dân chủ phải hợp tác với phe Cộng hòa để duy trì quyền lãnh đạo tại Hạ viện nhằm áp đặt những nghị sỹ Dân chủ cực đoan phải phục tùng theo số đông.
Vì vậy, mặc dù Đảng Cộng hòa hiện nay không kiểm soát được Hạ viện tuy nhiên họ đã hoàn toàn kiểm soát được Thượng viện tại kết quả cuộc bầu cử cuối cùng trong các cuộc bầu cử giữa kỳ vào Thượng viện Mỹ năm 2018. Ứng cử viên Cindy Hyde-Smith của Đảng Cộng hòa đã thắng cử trong cuộc bầu cử lại để giành chiếc ghế Thượng nghị sỹ đại diện cho bang Mississippi ở miền nam Hoa Kỳ vào hôm 27/11/2018 với việc giành được 54% phiếu bầu, đánh bại ứng cử viên Mike Espy của đảng Dân chủ. Như vậy, đảng Cộng hòa đã nắm đa số 53-47 tại Thượng viện khi quốc hội tái triệu tập vào tháng Giêng năm 2019, so với đa số 51-49 hiện nay.
Tại Hạ viện, sau kết quả bầu cử giữa kỳ ngày 06/11/2018 thì Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên trong tám năm khi đoạt ít nhất 38 ghế, trong khi chưa được định đoạt kết quả chung cuộc tại hai đơn vị bầu cử sát nút. Thế nhưng, dù cho Đảng Dân chủ đã kiểm soát Hạ viện nhưng điều quan trọng là ai sẽ được các nghị sỹ tại Hạ viện bầu vào ghế chủ tịch Hạ viện vào tháng 01/2019.
Thật may mắn cho tổng thống Trump là ngay sau khi Đảng Dân chủ chiến thắng tại Hạ viện, bà nghị sỹ Đảng Dân chủ Nancy Pelosi là người đầu tiên cũng là duy nhứt được Trump gọi điện chúc mừng với nhận định bà ta sẽ là ứng viên của ghế chủ tịch Hạ viện. Ngược lại, ngay trong nội bộ Đảng Dân chủ bà Nancy Pelosi đã nhận không ít lời chỉ trích, phản đối của các phần tử Dân chủ cực đoan. Mặc dù bà Nancy Pelosi vấp phải sự ngăn cản của những người đồng đảng nhưng vào ngày 28/11/2018, bà vẫn nhận được 203 phiếu ủng hộ từ các thành viên của đảng Dân chủ đề cử bà làm Chủ tịch Hạ viện.
Dù bà Nancy Pelosi đã nhận được 203 phiếu từ các thành viên của Đảng Dân chủ ủng hộ bà vào chức chủ tịch Hạ viện tuy nhiên để chính thức trở thành chủ tịch Hạ viện thì bà phải sẽ phải trải qua cuộc bỏ phiếu vào tháng 01/2019 khi Quốc hội khóa mới bắt đầu làm việc. Tại cuộc bỏ phiếu sắp tới bà Nancy Pelosi phải nắm được ít nhứt 218 phiếu ủng hộ để trở thành Chủ tịch Hạ viện. Tức nếu xem như hiện nay bà đã có 203 phiếu đề cử từ phe Dân chủ và 203 phiếu này cũng sẽ tiếp tục ủng hộ bà vào tháng 01/2019 tới thì bà phải có được ít nhứt 15 phiếu nữa từ các nghị sỹ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và 15 lá phiếu từ Đảng Cộng hòa sẽ quyết định chiếc ghế chủ tịch Hạ viện của bà Nancy Pelosi. Nói cách khác bà Nancy Pelosi phải hàm ơn Đảng Cộng hòa khi bà ta đắc cử chức chủ tịch Hạ viện và ngược lại bà cũng sẽ nhận ra một điều rằng chính những kẻ cực đoan trong Đảng Dân chủ của bà là những kẻ "đồng sàng - dị mộng" họ vì lòng dạ tiểu nhơn, vì thù Trump mà ghét lây cả những ai được Trump ủng hộ trong đó bà là một nạn nhân điển hình. Chính những kẻ cực đoan trong Đảng Dân chủ mới là những kẻ phá hoại nền Dân chủ Mỹ, gây chia rẽ trên chính trường nước Mỹ chứ không phải là ông Trump, là Đảng Cộng hòa. Những kẻ chuyên giật dây phá hoại ông Trump là ai ngoài những cái tên đầy quyền lực, có tầm ảnh hưởng lớn tại Đảng Dân chủ như Obama, Hillary Climton, Jonh Kerry, tỷ phú Sorros,...
Donald Trump đích thị là SIÊU NHÂN, biết "buông bỏ thứ không thuộc về mình cho kẻ địch sau đó vận dụng trí tuệ để biến thứ vũ khí trong tay kẻ địch phục vụ cho lợi ích của mình". Ngược lại những kẻ suốt ngày đánh phá Donald Trump hoặc là kẻ TIỂU NHƠN hoặc là kẻ ngu ngốc và phần lớn trong số kẻ ấy đã vì đồng tiền bẩn của khối cộng sản, khối độc tài mà tán tận lương tâm vì chúng sợ quyền lực của Donald Trump sẽ hủy diệt khối xã hội chủ nghĩa, nơi mà chúng được sinh ra, được sống ký sinh như loài giòi bọ, loài sâu mọt của cuộc đời này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét