Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

HOA KỲ LẬT NGỬA LÁ BÀI BIỂN NAM TRUNG HOA Đại-Dương

GÓP Ý: Hơn chục năm qua, TC đã  cố gắng ‘’hợp tung’’ với ASEAN …và chi ra hàng tỷ Mỹ kim cho ”Nhất đới nhất lộ’’ và Biển Đông là tạo không gian rộng lớn, dù không làm chủ thế giới thì ít nhất cũng chia hai với Mỹ! Nhưng gặp phải TT Trump không vừa, Ông cũng tạo thế  ‘’liên hoành’’  INDO/ASEAN/PACIFIC thành con ‘’cờ vây’’ xiết chặt thế cờ ‘’hợp tung’’ của TC! ‘’Chiến tranh kinh-tế’’ với TC chỉ là ‘’diện’’ và  ‘’điểm’’’’ là ‘’đột kích’’ vào những vùng ‘’nhậy cảm’’ như… Băc hàn - Đailoan - Tân cương - Biển Đông ! TC có ‘’thế’’ nào  để… gỡ! Trong tình thế này, Họ Tập ”bỏ bài’’ thì ‘’thua’’ đau có thể …’’rỗng túi’’,  chạy ‘’‘theo’’ thì đã ..kiệt sức!!! ‘’36 kế’’, chỉ còn ‘’kế hoãn binh’’, chờ ngày TT  Trump rời khỏi Tòa Bạch Ốc vào năm 2020, ngày đó có …phản công cũng không muộn! Trả thù 10 năm còn được, hống chi chỉ đợi hai năm! Điểm này, Cố vấn cho TT Trump không phải nhìn không ra. Nhưng phe Dân-chủ v à đám truyền thông thiên tả đang ‘’rình rập’’… đợi TT Trump sơ hở là tấn công dù … ‘’dưới thắt lưng’’!
‘’Phe ta’’ muốn ‘’hạ’’ TT Trump là Hoa kỳ sẽ đổi hướng theo XHCN là đương nhiên theo TC thì còn chống Tàu chỗ nào!!!??? Lúc đó Hoa kỳ còn là cường quốc …số 1 thế giới nữa không? Và VN ‘’’’dựa’’’’ vào đâu để… thoát Trung!!!???
Đày là lúc Người VN sử-dụng lý trí thật chính xác.
Đừng để ‘’sai một ly đi mật dặm’’ , sau đó, cùng nhau ‘’’đồng ca’’ bản… ‘’Hận Đồ Bàn’’ như dân tộc Chiêm!
‘’Cảm tính’’ thường là ‘’thừa đầu thiếu trí’’! Miễn bàn!!!
VânPhong
Tài liệu tham khảo:
US drops the gauntlet on the South China Sea (The Asia Times)
US tells China to remove missile systems in South China Sea (The Asia Times)
Asean and China should aim to conclude talks on maritime code of conduct in 3 years: PM Lee (The Strait Times)
ASEAN must respond boldly to growing US-China competition (The Nikkei)
US-Brunei Defense Ties in Focus with Military Exercise in South China Sea (The Diplomat)
Are Aircraft Carriers Still Relevant? (The Diplomat)


HOA KỲ LẬT NGỬA LÁ BÀI BIN NAM TRUNG HOA
Đại-Dương

Tình hình Biển Nam Trung Hoa (SCS) chưa bao giờ sáng sủa mà luôn luôn âm ỉ mối nguy cơ chiến tranh bởi những vấn đề liên quan bị vùi chôn, che đậy mọi âm mưu bất chánh.
Các quốc gia lớn nhỏ ở trong vùng cũng như một số cường quốc biển đang vì quyền lợi thiển cận mà diễn giải sai lệch khiến cho tình hình SCS ngày càng phức tạp và khó giải quyết liên quan đến ưu thế chiến lược, chủ quyền quốc gia, hợp tác quốc tế.
Sau 40 năm phát triển nhờ chiến lược “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” của xu hướng cấp tiến trên thế giới mà Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai, sau Hoa Kỳ, nếu tính theo GDP nominal.
Bắc Kinh đã trở thành người khổng lồ nên “phải có không gian cần thiết” để vẫy vùng cho thoả chí mà chẳng bị bất cứ rào cản nào của luật pháp quốc tế.
Chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa
Khi tuyên bố chủ quyền 90% SCS, Bắc Kinh đã tự ý bác bỏ các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) liên quan đến chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán dành cho quốc gia duyên hải mà Trung Quốc từng góp sức xây dựng và đã phê chuẩn. Tên gọi South China Sea là do các nhà hàng hải quốc tếdùng để chỉ hướng mà không hàm ý thuộc chủ quyền của Trung Hoa. Ấn Độ Dương không phải đại dương của Ấn Độ. Vịnh Mễ Tây Cơ không phải Vịnh của nước này. Vịnh Ba Tư cũng chẳng phải Vịnh của nước này dù đã được đổi thành tên Vịnh Á Rập.
Bắc Kinh tuyên bố bên trong Đường 9 Đoạn (chiếm 90% SCS) là “vùng biển lịch sử”, một khái niệm không được đề cập trong UNCLOS.
Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển do UNCLOS sáng lập đã bác bỏ mọi yêu sách đến Đường 9 Đoạn; danh nghĩa “Quần đảo” của hai Nhóm đảo Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa).
Trung Quốc đã điều động ba lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Dân quân biển để kiểm soát thực sự trên SCS đối với các nhược tiểu qua các hành động cướp đoạt, ngăn chặn ngư dân Đông Nam Á hành nghề, kể cả trong ngư trường truyền thống; cản trở việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của các quốc gia duyên hải; đe doạ quyền tự do hải hành (FONOP) của các quốc gia bên ngoài SCS; gia tăng nhịp độ quân-sự-hoá trên SCS, đặc biệt tại hai Nhóm đảo Paracel và Spratly.
Trung Quốc vi phạm chuẩn mực quốc tế buộc Chính quyền Donald Trump phải cương quyết hành động để duy trì luật pháp quốc tế, bảo vệ mọi loại quyền được quy định trong UNCLOS và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, bảo vệ các đồng minh và đối tác trên Biển Nam Trung Hoa..
Phía Hoa Kỳ tuyên bố “Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc rút các hệ thống hoả tiễn khỏi các thực thể địa lý tranh cãi ở Spratly Islands và tái xác định tất cả các quốc gia nên tránh giải quyết tranh chấp thông qua cưỡng chế hoặc đe doạ” tại Đối thoại An ninh và Ngoại giao Mỹ-Trung hôm 11/11/2018 (lần thứ hai trong năm nay). Tổng thống Donald Trump quyết định tiến hành cuộc chiến bao vây Trung Quốc qua chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.
Đại diện Trung Quốc đòi Hoa Kỳ chấm dứt việc gửi chiến hạm và phi cơ đến gần khu vực được coi như lãnh thổ chủ quyền. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trả lời rõ ràng “Mỹ sẽ bay, hải hành và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Trên đường dự Thượng đỉnh ASEAN tại Tân Gia Ba hôm 13/11/2018, phi cơ chở Phó tổng thống Mike Pence bay ngang qua SCS, cách các tiền đồn của Trung Quốc ở Spratly Islands 50 dặm để chứng tỏ không hề sợ sự đe doạ của Bắc Kinh.
Hàng không mẫu hạm và vùng A2/AD
Bắc Kinh đang ra sức quảng bá hoả tiễn DF-21D có khả năng diệt hàng không mẫu hạm trong vùng Chống tiếp cận, Chống xâm nhập (A2/AD). Tuy nhiên, ảo tưởng đó khó thành sự thật.
Trong Đệ nhị Thế chiến đã có 17 hàng không mẫu hạm bị tấn công từ dưới nước và trên không trung, nhưng, chẳng dễ đánh chìm. Đặc biệt, chiếc USS Enterprise (CV-6) bị phi cơ Nhật Bản tấn công trong trận ở Quần đảo Santa Cruz và Quần đảo Đông Solomon vào năm 1942, bị phi cơ tự sát Nhật tấn công ồ ạt vào năm 1945 vẫn hoạt động chiến đấu cho tới khi trở lại xưởng đóng tàu ở Nữu Ước năm 1946.
Loại hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện nay lớn gấp đôi so với Thế chiến Thứ hai đã được chế tạo kiên cố hơn, và khả năng tấn công lẫn phòng thủ cũng gia tăng gấp bội.
DF-21D phải mất 15 phút để tới mục tiêu đủ để HKMH rời vị trí ban đầu. Hoa Kỳ có thể sử dụng chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng nhằm triệt tiêu hệ thống điều khiển nên khó chạm tới Hàng không mẫu hạm Mỹ.
Tiến sĩ Nguyễn Định cầm đầu một nhóm chuyên gia nghiên cứu vũ khí Free Electron Laser trang bị trên các chiến hạm có khả năng tiêu diệt mọi loại hoả tiễn. Quốc hội Mỹ đang xem xét để cấp chi phí sản xuất.
Điều quan trọng nhất là phản ứng của Hoa Kỳ khi một HKMH bị tấn công. Mỹ sẽ trả đũa bằng vũ khí nguyên tử trong vòng 15 phút mà Trung Quốc không có khả năng sống sót.
Thủ tướng Shinzo Abe đã tu chính Điều 9 Hiến pháp Hoà bình 1947 để Nhật Bản có thể tham chiến cùng Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương nhằm chặn đứng tham vọng bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.
Như thế, chiến lược A2/AD của Trung Quốc sẽ không có hiệu lực như quảng cáo.
Hợp tác quốc tế trên Biển Nam Trung Hoa
Sự hợp tác ở SCS gồm hai vấn đề chính: giữa các nước trong vùng và cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc chủ trương giải quyết mọi trở ngại thông qua sự hợp tác của các quốc gia trong vùng mà không có sự can dự từ các nước bên ngoài. Bắc Kinh muốn độc quyền áp đặt luật lệ tuỳ ý, bất chấp luật pháp quốc tế, thông qua các biện pháp đe doạ, chèn ép, mua chuộc, cướp đoạt từng phần đối với các nhược tiểu có vô số viên chức nhà nước tham nhũng.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) hôm 14/11/2018 tại Tân Gia Ba, Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường nói “hy vọng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (Code of Conduct, COC) sẽ được hoàn thành trong ba năm tới để góp phần bảo vệ hoà bình và ổn định trong vùng”.
Nhưng, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, John Bolton tuyên bố sẽ phản đối bất cứ thoả thuận nào giữa Trung Quốc và ASEAN về SCS mà cản trở tự do hàng hải quốc tế.
Hai nội dung do Lý Khắc Cường đòi hỏi khi đàm phán COC: (1) không mời quốc gia bên ngoài khu vực tập trận chung. (2) trong lĩnh vực hợp tác kinh tế biển, không nên triển khai với các công ty bên ngoài khu vực.
Như thế, Trung Quốc sẽ thống trị SCS và Đông Nam Á như một Đế quốc Thực dân Thuộc địa.
Trung Quốc đã ký vào Tuyên bố Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (DOC) từ năm 2002 để tiến tới COC mà cuối 2018 vẫn cần thêm ba năm đàm phán. Hậu ý của Bắc Kinh chờ qua nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump để dễ lừa chính quyền cấp tiến hơn như từng có trong quá khứ.
Chính quyền Trump đã dần dần khôi phục niềm tin đối với ASEAN cũng như các cường quốc biển nên những hoạt động ngoại giao, quân sự đang đi vào cụ thể hơn trong tình đồng minh và đối tác khắn khít vì lợi ích chung.
Đường lối bành trướng bá quyền của Bắc Kinh đang bước vào giai đoạn suy thoái báo hiệu Đế quốc Thực dân Thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc sẽ cáo chung.

Đại-Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét