Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Mỹ bắt tiến sĩ Trung Quốc đánh cắp bí mật

Kính mời mọi người xem  , nếu ai có chút lòng yêu 
thương nước Mỹ quốc gia đã cựu mang người Việt 
ty nạn CS sẽ không khỏi rùng mình và bàng hoàng , 

và cũng không ngạc nhiên khi mà lũ CS Tàu đã tự tin
 tuyên bố sẽ thống lãnh Thế Giới năm 2025 là cũng
 đúng thôi ,  sự thật là vậy khi Tàu Công đã bóp còi 
qua mặt Nga , Nhật và Châu Âu thì đương nhiên 
thua rồi , 

chỉ còn Mỹ , mà nước Mỹ đã bị gián điệp Tàu Cộng 
hoành hành bá đạo như chốn không người , 

thời Ông Obama ,  thật lạ kỳ sao những tên gián 
điệp gốc Trung Cộng , có nhiều người cũng đã 
từng bị điều tra bị bắt ...

Nhưng sao không bị kết án , bị bỏ tù ..??? 
mà lại để kéo dài đến đời TT Trump ??? 

Tại sao Ông Obama lai bịt mắt che tai làm ngơ ?? 

vì tiền ?? hay vì hèn nhát nhu nhược ?? 

Ong who cares nuoc My ra sao ???

Còn rất nhiều gián điệp gốc Tàu cộng , tôi chỉ nêu
 lên 1 số mà thôi , vi trang email đã quá dài chưa
 kể ra những gián điệp người Mỹ gốc di dân và 
người Mỹ gốc Mỹ ( số này thì it hơn )  

  May mắn thay cho dân Mỹ cho nước Mỹ , nếu 
không phải để đến đời TT Trump mới find out và
 kết án bắt lũ gián điệp gốc Tàu Cộng này thì không
 biết nước Mỹ sẽ ra sao ??

 khủng khiếp quá toàn những gián điệp ở bộ phận
 quan trọng thậm chí cả quân sự như hạt nhân  ..
.xem như kế hoạch thống lãnh Thế Giới 
( vành đai và con đường )   của CS Tàu đang
 tiến hành tốt đẹp suông sẻ đã bị chính tay Ông
 TT Trump đập bỏ ...

 bảo sao mà Tàu cộng căm ghét và hận thù TT.Trump ...
 Đến nay vẫn chưa chấm dứt đâu mọi người à , 
Ông TT Trump còn moi lũ Tàu Cộng gián điệp tại 
Mỹ ra để diệt dài dài .....

GOD BLESS D. TRUMP 

Mỹ bắt tiến sĩ Trung Quốc  đánh cắp bí mật trị giá 1 tỉ USD

Ngày 21/12/2018 (giờ địa phương), Bộ Tư pháp Mỹ cho biết,
 một người đàn ông quốc tịch Trung 
Quốc đã bị bắt với  cáo buộc đánh
 cắp bí mật thương mại trị giá hơn 
1 tỉ USD tại công ty dầu mỏ của Mỹ.

                            
Tan Hong Jin
Người đàn ông này tên là 
Tan Hong Jin, 35 tuổi, vốn là
 một kỹ sư người Trung Quốc và 
lấy bằng tiến sĩ tại
 Viện Công nghệ California. 

Tan có chuyên môn chính là "phát triển vật liệu và
 hệ thống dùng cho dự trữ năng lượng tái tạo".

Reuters đưa tin, Tan bị bắt tại Oklahoma hôm 20/12/2018 
và dự kiến sẽ ra tòa vào ngày 26/12.
 Theo trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách 
về an ninh quốc gia, Tan đã tải xuống nhiều tập
 tin liên quan tới việc sản xuất "sản phẩm thị trường 
năng lượng" của công ty dầu mỏ Mỹ.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, Tan có 
một ổ cứng di động lưu trữ các tập tin mật liên quan
 tới tài sản trí tuệ của công ty dầu mỏ Mỹ, 
trong đó có dữ liệu về pin lithium-ion. 

Trong khi về chuyên môn, Tan không có phận sự nào 
có thể tiếp cận số dữ liệu trên.

Sau khi nghỉ việc, Tan đã xóa dữ liệu và nộp lại ổ cứng
 này cho công ty, tuy nhiên công ty vẫn phát hiện ra 
các tài liệu đã bị xóa. Khi FBI lục soát nơi Tan ở, 

họ phát hiện ra trong máy tính xách tay của Tan
 có một bản thỏa thuận làm việc với công ty của 
Trung Quốc cũng về dây chuyền sản xuất pin lithium-ion.

Mỹ bắt giữ kỹ sư gốc Trung Quốc vì ăn cắp bí mật của Coca-Cola

16/02/2019 
Một kỹ sư gốc Trung Quốc từng làm 
tại Coca-Cola đã bị Mỹ bắt giữ vì 
đánh cắp các bí mật thương mại
 trị giá ước tính 120 triệu USD cho
 một công tyTrung Quốc, 
Theo Bộ Tư pháp Mỹ.


Trợ lý Tổng chưởng lý Mỹ John Demers – Ảnh: Internet 

Theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ, 
Bà You Xiaorong, 56 tuổi, bị cáo buộc
ăn cắp công nghệ đóng gói không
 BPA (BPA free) thuộc sở hữu
 chung của một số công ty.

 Ngoài bà You – 
một cựu lãnh đạo doanh nghiệp này ở Atlanta
 cũng có liên quan đến vụ án nhưng không bị 
nêu rõ tên tuổi trong cáo trạng .


Một người phát ngôn của Coca-Cola, công ty 
có trụ sở ở Atlanta từ chối bình luận về vụ việc.

 Tuy nhiên, người này xác nhận bà You Xiaorong
 từng làm việc cho Coca-Cola.

Theo cáo trạng của tòa thì bà You cùng một công 
dân Trung Quốc có tên Liu Xiangchen, 61 tuổi, và
 một người thân của Liu (tên tuổi của người thân 
này chưa được công bố)
 tìm cách ăn cắp các 
công thức đóng gói thực phẩm không chứa 
bisphenol-A (viết tắt là BPA). Bà You từng là 
người đứng đầu đội nghiên cứu công nghệ nói trên

“Nghìn Nhân tài” là chương trình tài
 trợ kinh phí của Trung Quốc nhằm 
tôn vinh những công dân nước
 này trở về sau khi nghiên cứu và 
làm việc ở nước ngoài, mang theo
 những công nghệ giúp phát triển
 kinh tế nước nhà. 

Theo tình báo Mỹ, chương trình “Nghìn Nhân tài” 
cho thấy Trung Quốc đang khích lệ những người 
Trung Quốc ở nước ngoài đánh cắp công nghệ 
và tài sản trí tuệ của quốc gia Mỹ mang về nước. 
 Trợ lý Tổng chưởng lý Mỹ John Demers bình luận về vụ án.

kỹ sư Mỹ gốc Hoa đánh cắp công nghệ mật cho Trung Quốc

04/08/2018 
Một kỹ sư Mỹ gốc Hoa bị buộc tội đánh cắp dữ liệu
 công nghệ turbin của tập đoàn công nghiệp Mỹ, đưa
 tài liệu sang Trung Quốc bằng cách giấu vào các tệp 
ảnh kỹ thuật số.

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 2/8 cho biết đã 
bắt giữ một kỹ sư người Mỹ gốc Hoa,
 cáo buộc người này đánh cắp
 công nghệ mật của tập đoàn công 
nghiệp General Electric (GE), nơi 
anh ta đã làm việc.
AFP dẫn lời các công tố viên liên bang
 cho biết nghi phạm là Xiaoqing Zheng,
 55 tuổi, quốc tịch  Mỹ. 
Tuy nhiên, các điều tra viên nghi Zheng
 còn có thêm quốc tịch Trung Quốc .

Nghi phạm đã trình diện tại tòa án hạt Albany,
 New York vào ngày 2/8, một ngày sau khi ông 
bị đặc vụ Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt giữ.

Xiaoqing Zheng bị các đặc vụ FBI áp giải rời khỏi nhà
 riêng ở New York ngày 1/8. Ảnh: Twitter.

Zheng bị điều tra trong 4 năm qua.
FBI xúc tiến vụ bắt giữ sau khi lục 
soát nhà riêng của nghi phạm ở
 Niskayuna, New York và phát hiện một
 sổ tay về hoạt động gián điệp cho 
Trung Quốc. 

Quyển sổ trình bày chi tiết những "bổng lộc" Bắc 
Kinh hứa tưởng thưởng cho những ai mang công 
nghệ về nước.

FBI còn thu giữ thêm một hộ chiếu của Zheng 
cho thấy nghi phạm đã sang Trung Quốc 5 lần 
trong vòng 2 năm qua.

Theo các điều tra viên, Zheng 
đánh cắp các bí mật công nghiệp
 của GE từ năm 2014,

chuyển về Trung Quốc hàng nghìn tài liệu quý giá.

 Tập đoàn Mỹ bắt đầu giám sát Zheng sau khi kỹ sư 
này bị phát hiện chuyển nhiều hồ sơ về công nghệ
 turbin đến tài khoản email cá nhân.

FBI còn phát hiện Zheng làm việc 
cho nhiều công ty Trung Quốc hoạt 
động trong cùng lĩnh vực công 
nghệ của GE Power, công ty con 
của GE chuyên sản xuất và mua
 bán công nghệ máy phát điện.

Bất kỳ đối thủ nào của GE nhận được những công 
nghệ mà Zheng đánh cắp đều sẽ thu được giá trị 
về kinh tế", đặc vụ FBI MD McDonald viết trong 
báo cáo gửi tòa.

Đặc vụ FBI áp giải Xiaoqing Zheng đến tòa án ở Albany,
 New York. Ảnh: Albany Times Union.

Các công tố viên cáo buộc Zheng phạm tội đánh
 cắp bí mật thương mại. Mức án tối đa cho tội danh 
này là 10 năm tù cùng khoản tiền phạt 250.000 USD. 

Sau khi ra tù, Zheng cũng bị cơ quan chức năng
 giám sát trong vòng 3 năm trước khi được tự do
 hoàn toàn.

Vụ án gián điệp thương mại được 
công bố giữa lúc chiến tranh thương
 mại Mỹ - Trung đang tăng nhiệt. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp 
tục gia tăng sức ép, buộc Bắc Kinh
 phải điều chỉnh các chính sách 
thương mại không công bằng và 
chấm dứt tình trạng đánh cắp tài 
sản trí tuệ của những công ty Mỹ.

Ngày 1/8, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 44 công ty
 và tổ chức Trung Quốc vào danh sách kiểm soát 
xuất khẩu, xem nhóm này là "mối đe dọa lớn" đối 
với an ninh quốc gia.

Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ (BIS)
 còn cáo buộc nhiều công ty, tổ chức
 trong danh sách đã thu thập bất hợp
 pháp sản phẩm và công nghệ 
Mỹ để ứng dụng vào lĩnh vực quân 
sự tại Trung Quốc.

Mỹ bỏ tù kỹ sư âm mưu tuồn công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc

01/09/2017 
AFP ngày 1.9 đưa tin tòa án Mỹ đã tuyên án 2 năm tù 
giam đối với kỹ sư gốc Trung Quốc do âm mưu 
đánh cắp công nghệ hạt nhân. 

Theo thông báo từ Bộ Tư pháp Mỹ,
Hà Tắc Hùng, (66 tuổi,còn có tên
Allen Ho) đã nhận tội vào tháng 1
 và phiên tòa ngày 31.8 còn tuyên 
bị cáo 1 năm thử thách cùng 
số tiền phạt 20.000 USD 

Allen Ho bị giam do lôi kéo các 
chuyên gia hạt nhân
 ở Mỹ hỗ trợ phát triển và sản xuất 
vật liệu hạt nhân đặc biệt cho một 
công ty năng lượng hạt nhân nhà 
nước ở Trung Quốc,” 

theo thông cáo của Cục An ninh quốc gia thuộc Bộ 
Tư pháp.

Bản án do thẩm phán liên bang công bố tại Tòa án 
cấp quận ở bang Tennessee.

Theo cáo trạng, Allen Ho điều hành công ty năng 
lượng ETI tại bang Delaware (Mỹ) bị cáo buộc 
"tiếp cận và lôi kéo các chuyên gia hạt nhân
 tại Mỹ" cho chương trình phát triển hạt nhân 
của Trung Quốc.

Làm cho ETI nhưng Allen  Ho đồng 
thời làm cố vấn cấp cao cho Tập 
đoàn Năng lượng Hạt nhân 
Trung Quốc (CGN). Các quan chức
 Mỹ cho rằng Allen Ho và CGN hợp
 tác từ năm 1997 đến nay.
Tin tặc rình rập nhà máy điện hạt nhân Mỹ
Hàng chục công ty vận hành nhà máy điện hạt 
nhân ở Mỹ trở thành mục tiêu tấn công mạng
 của tin tặc, đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia.

Theo ông Michael Steinbach, đại diện Cơ quan 
an ninh quốc gia của Cục điều tra liên bang (FBI),
 trường hợp của Ho đưa ra thông điệp cảnh 
báo quan trọng với cộng đồng hạt nhân Mỹ
 rằng "các tổ chức nước ngoài muốn có thông 
tin mà bạn đang sở hữu".

Phía Mỹ sẽ áp dụng các công cụ thực thi pháp
 luật để ngăn chặn những người định đánh cắp 
công nghệ và chuyên môn hạt nhân của Mỹ, 
ông cho biết.

Mỹ bắt nghi phạm tuồn công nghệ quân sự cho Trung Quốc

24/05/2017 

Một phụ nữ gốc Hoa ở bang California 
đã bị bắt vào ngày 23.5 vì tội âm mưu 
thu mua và xuất khẩu bất hợp pháp 
những công nghệ viễn thông quân sự,
 không gian  cho Trung Quốc.

Reuters ngày 24.5 dẫn thông tin từ 
Bộ Tư pháp Mỹ cho hay bà Si Chen, 
còn gọi là Cathy Chen, 32 tuổi, 
bị truy tố theo 14 tội danh mà hình
 phạt nặng nhất
 có thể là án tù 150 năm.

 Chen, sống tại vùng Pomona ngoại ô Los Angeles
, bị cáo buộc đã vi phạm luật về kiểm soát hoạt động 
xuất khẩu những mặt hàng và công nghệ viễn thông 
quân sự Mỹ.

Cụ thể, bản cáo trạng đã cáo buộc bà 
Chen sử dụng nhiều bí danh để tiến
 hành thu mua và chuyển lậu 340 
bộ phận thiết bị nhạy cảm cho Trung 
Quốc từ
 tháng 3.2013 đến tháng 12.2015 mà
 không có bất kỳ giấy phép xuất khẩu 
nào, trong số đó bao gồm những
 loại thường sử dụng trong công 
nghệ “phá sóng” viễn thông.

Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đã trừ khử 
gần 20 nguồn tin và “phá hủy một cách có hệ 
thống” các chiến dịch tình báo của CIA tại nước này.

Bị cáo cũng bị buộc tội buôn lậu các thiết bị sử dụng
 trong các ứng dụng liên lạc không gian, làm giả vận 
đơn khi khai khống đơn hàng ở mức 500 USD,
 trong khi giá trị thực tế của chúng phải ít
 nhất 100.000 USD.

Bên cạnh đó, bà Chen còn dính cáo 
buộc âm mưu, rửa tiền, khai không
 đúng sự thật đối với 
cơ quan di trú và sử dụng hộ chiếu giả.

Kỹ sư Apple gốc Trung Quốc bị bắt vì đánh cắp bí mật công nghệ tuồn cho start-up Trung Quốc

12/07/2018 
Kỹ sư Apple gốc Trung Quốc bị bắt vì đánh cắp bí mật 
công nghệ tuồn cho start-up Trung Quốc - VnReview - Tin nóng

Cựu kỹ sư Apple Xiaolang Zhang có 
nguy cơ phải đối mặt với bản án
 10 năm tù vì bí mật sao chép, 
đánh cắp nhiều tài liệu mật về dự 
án xe tự lái của 
Apple trước khi nghỉ việc.

Xiaolang Zhang, một cựu kỹ sư tại Apple người 
gốc Trung Quốc đã bị FBI bắt giữ tại sân bay sân bay
 quốc tế San Jose, Mỹ hôm 7/7 trước khi anh này 
về Hàng Châu, Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp
 nhiều dữ liệu quan trọng của Apple.

Zhang làm việc tại Apple kể từ tháng 12/2015 tới
 tháng 5/2018. Anh bị tòa án liên bang Mỹ tại quận 
Bắc California cáo buộc với tội danh đánh cắp
 bí mật thương mại. Zhang có nguy cơ phải đối 
mặt với án tù 10 năm và khoản tiền phạt lên 
tới 250 ngàn USD.

Phát ngôn viên của của Apple chia sẻ với tờ 
The Verge : "Apple giữ bí mật và bảo vệ tài sản 
trí tuệ rất nghiêm ngặt. Chúng tôi đang làm việc
 với các cơ quan chức năng về vấn đề này và 
quyết sẽ đưa Zhang và bất kỳ cá nhân nào
 có liên quan phải chịu trách nhiệm về hành
 động của mình".


Theo bản cáo trạng, Zhang gia nhập Apple 
với vị trí kỹ sư thiết kế và thử nghiệm các bo
 mạch điện tử trong dự án xe tự lái của Apple.

 Sau đó, Zhang đã xin nghỉ phép một tháng để 
về chăm vợ sinh đẻ vào hồi cuối tháng Tư. 

Nhưng lưới trời lồng lộng khó thoát. Đội ngũ bảo
 vệ sản phẩm mới của Apple đã vào cuộc sau khi 
phát hiện nhiều nghi vấn về Zhang.

 Họ lần theo các hoạt động của Zhang trong quá
 khứ và phát hiện thấy, anh ta đã lấy dữ liệu và
 xóa các mục, bao gồm bảng mạch và máy
 chủ Linux từ phòng thí nghiệm xe tự lái của Apple.

Zhang thừa nhận về những cáo buộc và cho biết 
đã sao chép nhiều dữ liệu trên máy chủ và chuyển 
sang laptop của người vợ. 

Sau khi buộc phải giao nộp chiếc laptop để phục vụ 
điều tra, Apple đã phát hiện tới gần 40GB dữ liệu, 
trong đó có khoảng 60% dữ liệu tối quan trọng
với Táo Khuyết.

Từ cuộc điều tra nội bộ, Apple đã báo FBI vào 
cuộc để thực hiện lệnh khám xét nhà của Zhang
 vào hôm 27/6. 
Zhang cũng đã thừa nhận những điều tương tự
như với Apple trước đó. Hôm 7/7, 

điệp viên Trung Quốc tìm cách ăn cắp công nghệ

31/10/2018 
Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội một nhóm 
được cho là điệp viên Trung Quốc
 tìm cách đánh cắp công nghệ
 từ một số công ty Mỹ. 

Đây là cáo buộc gián điệp
 thứ ba của phía Mỹ đối với Trung 
Quốc trong vòng
 chưa đầy hai tháng qua.

Theo Reuters, điệp viên Từ Ngạn Quân bị bắt ở Bỉ hồi 
tháng Tư sau một cuộc điều tra của Cục Điều tra
 liên bang Mỹ (FBI) và hôm 9/10 vừa rồi đã bị dẫn 
độ về Mỹ. 
Tờ Washington Post nói Từ đã bị các điệp viên
 Mỹ “dụ” tới Bỉ để bắt giữ. 

FBI đã gọi đây là cuộc dẫn độ chưa có tiền lệ và 
nói vụ việc cho thấy bức tranh về hoạt động do
 thám kinh tế của Trung Quốc đối với các công
 ty Mỹ. 

Cáo buộc đối với Từ Ngạn Quân xuất hiện trong 
lúc Mỹ đang gây sức ép với Trung Quốc về các
 chính sách thương mại, cáo buộc Bắc Kinh 
xâm phạm các sở hữu trí tuệ của người Mỹ. 
Từ Ngạn Quân bị dẫn độ về Mỹ
Theo cáo buộc từ phía Mỹ, 
nhóm điệp viên gồm 10 người, do các đặc vụ thuộc
 chi nhánh Giang Tô của Bộ An ninh Quốc gia 
Trung Quốc dẫn dắt, đã tìm cách xâm nhập vào
 hệ thống máy tính của một công ty Mỹ và một 
công ty Pháp có văn phòng ở thành phố Tô Châu, 
tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. 


Cả hai công ty này đều là nhà sản xuất động
 cơ turbine cánh quạt trang bị cho các máy bay
 thương mại, Bộ Tư pháp Mỹ nêu cáo buộc hôm
 thứ Ba.

 Các thành viên nhóm này còn nhắm tới
 các công ty không gian và hàng không khác của
 Mỹ có tham gia sản xuất linh kiện cho động cơ
 máy bay, theo phía Mỹ
.
“Mối nguy từ các hoạt động xâm nhập được 
chính phủ Trung Quốc bảo trợ là có thật và liên
 tục diễn ra”, 

John Brown, đặc vụ phụ trách văn phòng San 
Diego của Cục Điều tra liên bang Mỹ nói trong 
văn bản của Bộ Tư pháp Mỹ. 

Theo văn bản này,
 các hoạt động xâm nhập máy tính nói trên bắt 
đầu diễn ra từ tháng 1/2010 tới tháng 5/2015.

“Hôm nay, FBI, với sự hỗ trợ của các công ty
 tư nhân, các đối tác của chính phủ Mỹ và quốc tế, 
gửi tới chính phủ Trung Quốc và các chính phủ
 nước ngoài có dính líu đến các hoạt động xâm 
nhập một thông điệp mạnh mẽ”, văn bản viết

Cáo trạng của Mỹ nói có 12 công ty là nạn nhân, 
tám trong số này có trụ sở tại Mỹ, đều hoạt động
 trong lĩnh vực hàng không, công nghệ hoặc
 “hạ tầng quan trọng”.


 Các công ty còn lại gồm hai của Pháp, một của 
Anh và một công ty quản lý tên miền của Australia.
 Công ty nạn nhân duy nhất được nêu tên cụ thể 
là Capstone Turbines, có trụ sở ở Los Angeles, Mỹ.

Cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ xuất hiện chỉ sau 
hơn hai tuần cơ quan này công bố thông tin về vụ 
dẫn độ chưa có tiền lệ một người mà phía Mỹ nói 
là điệp viên của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc
 chi nhánh Giang Tô từ Bỉ về Mỹ.

Điệp viên Từ Ngạn Quân bị cáo buộc đã tìm cách 
đánh cắp các bí mật công nghệ từ công ty hàng
 không GE và một số công ty công nghệ hàng 
không khác của Mỹ. Cụ thể,

 Từ bị cáo buộc tìm cách tiếp cận các thông tin 
về công nghệ sản xuất cánh quạt trong động cơ
 máy bay, công nghệ sản xuất thân vỏ…


Mỹ kết án tù người tuồn bí mật hạt nhân sang Trung Quốc

02/09/2017 
Kỹ sư  Szuhsiung Ho bị kết án 20 năm tù vì chia sẻ
 những kỹ thuật hạt nhân nhạy cảm cho Trung Quốc 
mà không được phép

Kỹ sư Szuhsiung Ho hôm 1/9 bị kết
 án 20 năm tù giam và phải nộp phạt 
40.000 USD vì tội chuyển
 trái phép nhiều tài liệu và công nghệ 
hạt nhân Mỹ cho Trung Quốc. 

Bộ Tư Pháp Mỹ khẳng định
 hành động của Szuhsiung Ho giúp
 Trung Quốc phát triển ngành năng 
lượng trong gần 10 năm qua
BBC đưa tin. 

Việc hỗ trợ tài liệu, công nghệ giúp Bắc Kinh cắt
 giảm chi phí và thời gian phát triển các loại lò 
phản ứng phức tạp, cũng như hoàn thiện hệ thống
 lắp đặt thanh nhiên liệu và cảm biến giám sát 
lõi phản ứng. 

Nhiều công nghệ đòi hỏi phải có 
giấy phép từ Bộ Năng lượng Mỹ trước khi được
 chia sẻ cho nước ngoài

Kevin Mallory  cựu điệp viên CIA phải đối mặt với cáo buộc hoạt động gián điệp. cho Trung Quốc

09/06/2018 

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo một cựu nhân viên tình 
báo nước này bị tuyên có tội tuồn tài liệu mật cho 
Trung Quốc.
Bồi thẩm đoàn liên bang tại bang Virginia ngày 8.6 
tuyên bố ông Kevin Mallory có tội đưa thông tin
 quốc phòng để tiếp tay cho chính quyền nước ngoài 
và một số tội danh khác, theo Reuters.

Kevin Mallory (trái), cựu điệp viên CIA phải đối mặt 
với cáo buộc hoạt động gián điệp. Nhân viên FBI lục
 soát nhà Mallory ở Virginia - Ảnh: LinkedIn/Fox News


Bị cáo 61 tuổi từng là nhân viên của Cơ quan Tình báo
 quốc phòng (DIA) và sau đó phụ trách tuyển mộ và
 quản lý các tình báo viên cho Cơ quan Tình báo
 trung ương (CIA). 

Kevin Mallory làm việc 20 năm trong ngành tình báo Mỹ, 
ông ta là một sĩ quan CIA - Ảnh: AFP
Reuters dẫn cáo trạng cho hay các nhà điều tra tìm
 thấy nhiều tài liệu mật trong chiếc điện thoại mà 
ông Mallory nhận từ một người tên Michael Yang để liên lạc.

Nhân viên FBI khám xét nhà riêng của Kevin Mallory ở ngoại ô Washington tháng 6/2017 - Ảnh: ABC 7
Bị cáo này đối mặt với mức án tối đa là tù chung thân
. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết phiên tuyên án sẽ diễn
 ra vào ngày 21.9.

Mỹ buộc tội cựu điệp viên CIA làm gián điệp cho Trung Quốc

09/05/2018 
Mỹ buộc tội cựu điệp viên CIA làm gián điệp cho Trung Quốc
Theo hãng tin AFP, 3 năm trước thời điểm rời Cơ quan
 tình báo trung ương Mỹ (CIA) năm 2007, 
ông Jerry Chun Shing Lee đã nhận tiền từ các điệp 
viên Trung Quốc để rồi “bán lại” cho họ những thông
 tin “liên quan tới an ninh quốc gia của Mỹ”, cáo
 trạng của Bộ Tư pháp Mỹ nêu.

Ông Lee, 53 tuổi, vào thời điểm đó đang là cư dân
 ở Hong Kong và có quốc tịch Mỹ. Ông này đã được
 các điệp viên Trung Quốc tiếp cận và đề nghị mua 
bán thông tin mật.

Đương nhiên ông Lee đã che giấu khoản tiền nhận
 được từ họ.

Tháng 1 năm nay, ông Lee bị bắt. Theo lệnh bắt ông 
này được công bố vào thời điểm đó, trong một đợt 
lục soát năm 2012, các điệp viên của Cục điều tra 
liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện trong hành lý của
 ông Lee có các cuốn sổ ghi chép tên, thông tin liên 
lạc và các chi tiết khác liên quan tới các mật vụ 
nằm vùng và các nguồn tin bí mật tại Trung Quốc của CIA.

Trong các cuộc thẩm vấn tự nguyện
 với các đặc vụ của FBI năm 2011, 
ông Lee (từng có 14 năm công
 tác tại CIA) thừa nhận đang chuẩn
 bị một tài liệu mật báo cáo cho các 
điệp viên Trung Quốc.


Nhưng rồi đã gần 6 năm trôi qua kể từ 
thời điểm đó 
nay ông này mới bị bắt. Các quan chức
 Mỹ không giải thích vì sao họ đã phải 
mất thời gian rất lâu
 như vậy thì mới có thể đưa ra các cáo
 buộc tội danh với ông Lee

Ngày 8-5, ông Lee bị cáo buộc một tội “âm mưu 
thu thập hoặc chuyển giao thông tin quốc phòng
 nhằm trợ giúp cho chính phủ nước ngoài” và 
hai tội “lưu giữ phi pháp các tài liệu liên quan tới 
an ninh quốc gia”.

Trung Quốc đánh cắp công nghệ hàng hải của Mỹ

02/05/2018 
Hai công dân Trung Quốc vừa bị buộc 
tội gián điệp kinh tế và đánh cắp công
 nghệ hàng hải cho chế độ Trung Quốc.

Hành vi trộm cắp bí mật thương mại đã 
giúp Trung Quốc thành lập một nhà 
máy vào năm 2016 để sản
 xuất bọt cú pháp với công nghệ độc
 quyền của công ty Mỹ.

Shan Shi, 53 tuổi, và Gang Liu, 32 tuổi, là thủ phạm 
chính của kế hoạch ăn cắp bí mật thương mại từ một
 công ty kỹ thuật đa quốc gia phát triển bọt syntactic 
(syntactic foam) –  được sử dụng cho mục đích quân
 sự và thương mại, bao gồm cả việc khai thác dầu 
mỏ ngoài khơi.


Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố vào ngày 27/04 rằng
 Shi, Liu và bốn người khác đã bị truy tố vào 
tháng 06/2017 về tội âm mưu ăn cắp bí mật 
thương mại của Hoa Kỳ.

 Một bản cáo trạng 
mới bổ sung thêm tội âm mưu gián điệp kinh tế
 cho Shi và Liu, và cáo buộc rửa tiền cho Shi.


Các bị cáo âm mưu chuyển giao bí mật thương 
mại cho một công ty ở Trung Quốc Đại Lục, được
 gọi là Công ty Công Nghệ và Kỹ Thuật Vật Liệu
 CBM (CBMF) có trụ sở tại thành phố Thái Châu, 
tỉnh Chiết Giang, và cuối cùng đã xây dựng 
 được một nhà máy sản xuất bọt syntactic với 
công nghệ đánh cắp từ một công ty đa quốc gia, 
được gọi là “Công ty A” trong bản cáo trạng.


Các thành viên của âm mưu này thành lập một 
chi nhánh CBMF ở Houston, Texas, được gọi là 
CBMI – trong đó Shi là chủ tịch – để giúp công ty
 mẹ ở Trung Quốc phát triển khả năng sản xuất
 bọt syntactic, theo bản cáo trạng. 
Cả hai công ty đã bị truy tố về ba cáo buộc trên. 



Mỹ buộc tội hai công dân Trung Quốc tấn công 45 hãng công nghệ và tổ chức chính phủ Mỹ

21/12/2018 
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 20/12 buộc tội 2 công dân Trung Quốc tham gia vào chiến dịch tấn công mạng toàn cầu nhằm đánh cắp bí mật và tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty công nghệ cũng như dữ liệu cá nhân của hơn 100.000 thành viên của Hải quân Hoa Kỳ.
Lệnh truy nã của FBI với hai công dân Trung 
Quốc Zhu Hua và Zhang Shilong

Zhu Hua và Zhang Shilong bị buộc tội âm mưu xâm 
nhập máy tính và lừa đảo đường dây (wire fraud)
 cũng như trộm cắp danh tính - một phần trong các
 chiến dịch lâu năm nhằm đanh cắp từ nhiều chính 
phủ nước ngoài và hàng chục công ty. 


Cáo trạng cho hay Zhu và Zhang tham gia vào 
hành vi trộm cắp công nghệ bắt đầu từ năm 2006 
và một chiến dịch đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ 
cùng các dữ liệu khác từ các công ty quản trị
 khách hàng từ xa từ năm 2014. 

Cả hai truy cập máy tính của các công ty nạn nhân
 tại “ít nhất 12 nước”. Giám đốc FBI Christopher 
Wray phát biểu tại họp báo: “Mục tiêu cả Trung 
Quốc, đơn giản là thay thế Mỹ làm quốc gia siêu 
cường nhất thế giới”.

12/10/2018 
Công tố viên Benjamin Glassman thông báo việc Mỹ 
điều tra ông Xu về hành vi gián điệp kinh tế.
 Ảnh: THE ENQUIRER

Một quan chức tình báo Trung Quốc bất ngờ bị 
Mỹ lập kế hoạch nhiều tháng liền để bắt giữ, 
điều tra về hành vi gián điệp kinh tế. 

Dàn trận công phu bắt giữ nghi phạm 

Người bị bắt là ông Yanjun Xu , Phó Giám đốc 
Cục An ninh quốc gia tỉnh Giang Tô thuộc Bộ An 
ninh quốc gia TQ, gọi tắt là MSS. 

Đây là quan chức tình báo TQ đầu tiên bị bắt giữ, 
điều tra và đang trong quá trình bị truy tố tại Mỹ. 

Lực lượng chấp pháp Mỹ cho biết ông Xu đã tìm 
cách đánh cắp các bí mật thương mại từ ba 
công ty Mỹ, trong đó có GE Aviation - 
một công ty con của General Electric, có trụ sở 
tại vùng Evendale, ngoại ô TP Cincinnati thuộc
 bang Ohio.

 Đây là một trong những công ty hàng không 
hàng đầu thế giới chuyên cung cấp hệ thống
 động cơ máy bay thương mại và máy bay 
quân sự, điển hình như Boeing Co, Airbus SE.


Tuyên bố của Bộ Tư pháp cho biết ông Xu còn là 
gián điệp ở hai công ty khác, một trong số đó 
được mô tả là “một trong những công ty vũ trụ
lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất hàng đầu
 về máy bay phản lực thương mại và các hệ
 thống phòng thủ, không gian và an ninh”; 
công ty còn lại là một doanh nghiệp (DN) công 
nghệ hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất máy bay 

không người lái.

Mỹ bắt công dân Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

26/09/2018 
 Công dân Trung Quốc sang Mỹ học, từng gia nhập
 Lục quân Trừ bị Mỹ vừa bị bắt với cáo buộc làm gián điệp.

Công dân Trung Quốc Ji Chaoqun, 27 tuổi vừa bị bắt 
tại bang Chicago (Mỹ) ngày 25-9 với cáo buộc làm 
gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, theo Bloomberg .


Theo cáo buộc, Ji Chaoqun bị nghi ngờ  làm việc
 “dưới sự chỉ đạo của một sĩ quan tình báo cấp
cao Sở An ninh tỉnh Giang Tô”, trực thuộc Bộ An
 ninh Quốc gia Trung Quốc - cơ quan chuyên
 trách về phản gián, tình báo nước ngoài và
an ninh chính trị.

Sĩ quan tình báo này đã yêu cầu Ji Chaoqun
 tìm kiếm thông tin, giúp Trung Quốc tuyển mộ 
các kỹ sư và nhà khoa học trong ngành công
 nghiệp quốc phòng có thể mang tới lợi ích cho
 Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Ji Chaoqun đến Mỹ năm 2013 học thạc sỹ ngành kỹ sư điện tử tại Viện Công nghệ Illinois, bang Chicago. Ảnh: FACEBOOK
Nước Mỹ chấn động vì mật vụ FBI là gián điệp Trung Quốc
Nhân viên FBI ở văn phòng New York tên Kun Shan Chun làm việc cho Trung Quốc từ năm 2011-2016, đã chuyển nhiều thông tin nhạy cảm cho phía Trung Quốc

Mỹ trục xuất người Canada gốc Trung Quốc do trộm bí mật thương mại

03/07/2018 
Jerry Jindong Xu, người Canada gốc Trung Quốc – 

cựu nhân viên công ty hóa chất Mỹ Chemours, đã 
nhận tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại. 

Ông Xu bị kết án 10 tháng tù giam và trục xuất 
sang Canada vào ngày 27/6, theo Epoch Times.
Các cảnh sát Hoa Kỳ đã đưa Jerry Jindong Xu ra
 khỏi phòng xử án và lên chuyến bay đến Canada
 tại sân bay quốc tế Philadelphia,
 theo một báo cáo của tạp chí tin tức Delaware.

Công dân nhập tịch Canada 48 tuổi, sinh trưởng 
tại Trung Quốc. 
Sau khi nhận tội và bị kết án, ông bị cấm vĩnh viễn
 không được trở lại Hoa Kỳ.

Các tài liệu của tòa án tiết lộ trong khi làm việc 
tại Chemours có trụ sở ở Delaware từ năm 2015 
đến năm 2016. 
Ông Xu đã ăn cắp hàng chục tài
 liệu bí mật chứa thông tin độc quyền về cách sản
 xuất natri xyanua, .

Ông Xu đã trộm tài liệu, hình ảnh và sơ đồ liên quan
 đến các nhà máy sản xuất natri xyanua
. Với mưu đồ thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc 
để xây dựng nhà máy natri xyanua ở Canada.

Thậm chí, ông còn tự đề nghị một chuyến đi riêng 
đến nhà máy natri cyanide của Chemours ở
 Memphis, Tennessee để tham quan và bí mật 
chụp ảnh các sơ đồ trong hệ thống.

Ông Xu cũng âm mưu giúp xuất khẩu các sản 
phẩm natri xyanua được sản xuất ở Trung Quốc. 
Và khi thảo luận với các doanh nghiệp Trung Quốc,
 ông dùng tên công ty Xtrachemical để giao dịch thuận lợi.


07/05/2018 
Hàng loạt nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ gốc Hoa bị 
bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp kinh tế và trộm 
bí mật thương mại.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong những năm
 gần đây tập trung vào tội phạm mạng, gián điệp
 kinh tế và trộm bí mật thương mại.


tin liên quan Mỹ lo ngại hoạt động gián điệp từ
 Trung Quốc Trong phiên điều trần trước Ủy ban
 Tình báo Thượng viện Mỹ mới đây, 

Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo các giáo 
sư, nhà khoa học và sinh viên Trung Quốc ở Mỹ
 là “mối đe dọa cho toàn xã hội”. 

Theo tờ The New York Times, Nhà Trắng đang cân 
nhắc những biện pháp (bao gồm hạn chế cấp thị thực) 
nhằm ngăn chặn công dân Trung Quốc tham gia 
vào những dự án nghiên cứu nhạy cảm tại các 
trường đại học ở Mỹ do lo ngại họ có thể trộm bí mật. 

Chính phủ Mỹ có động thái này sau khi hàng loạt 
nhà khoa học gốc Hoa và mang quốc tịch Trung 
Quốc lãnh án tù về tội trộm bí mật thương mại. 

Mỹ bắt cựu nhân viên tình báo làm gián điệp cho Trung Quốc

05/06/2018 
Chính quyền Mỹ đã bắt giữ một cựu nhân viên Cơ
 quan tình báo quốc phòng (DIA) với cáo buộc làm 
gián điệp cho Trung Quốc.

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 4.6 thông báo Cục Điều tra 
liên bang (FBI) đã bắt tạm giam
 ông Ron Rockwell Hansen (58 tuổi) 
hôm 2.6 để điều tra nghi án bán tài liệu mật cho 
Trung Quốc. 

Theo Reuters, ông Hansen bị bắt khi đang trên 
đường đến sân bay quốc tế Seattle Tacoma ở 
bang Washington để bay đến Trung Quốc. 

Giới công tố viên cho biết ông Hansen làm 
nhân viên tuyển dụng và quản lý mạng lưới 
tình báo ở nước ngoài cho DIA từ năm 2006. 

Trước đó, ông này cũng là sĩ quan chuyên về 
tình báo trong Lục quân Mỹ.

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách An ninh quốc gia, ông John C.Demers, hôm 10-10 cho biết Xu bị dẫn độ đến Mỹ. Ảnh: EPA

Giám đốc FBI cảnh báo nguy cơ gián điệp Trung Quốc 'trên khắp Mỹ'

Giám đốc FBI nói rằng gián điệp Trung Quốc có mặt ở mọi nơi trên 50 tiểu bang của Mỹ, từ lĩnh vực nông nghiệp đến công nghệ cao, tạo ra mối đe dọa lớn cho nước này. 

Các mối đe dọa từ Bắc Kinh gồm gián điệp kinh tế lẫn gián điệp truyền thống. Theo giám đốc FBI, họ không hoạt động theo cách tình báo truyền thống mà đánh mạnh vào nguồn nhân lực, cũng như các phương tiện mạng.
Giám đốc FBI nói: “Các cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy gián điệp kinh tế Trung Quốc có mặt ở 50 tiểu bang. Nó bao gồm mọi thứ từ hạt ngô ở Iowa, đến các tuốc bin gió ở Massachusetts, từ nông nghiệp cho đến công nghệ cao. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khối lượng và quy mô của gián điệp Trung Quốc là không thể coi thường”.

FBI mới đây đã cảnh báo các trường đại học Mỹ về điệp viên tình báo Trung Quốc đang hoạt động tại các cơ sở của họ, qua đó nhiều chuyên gia còn chỉ ra sự lơ là của các cơ sở này trong việc ngăn chặn xâm nhập. 
Giám đốc FBI Christopher Wray nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng, FBI  đang xem xét các hoạt động "lén lút" tại hàng chục Viện Khổng Tử - các học viện vốn do Chính phủ Trung Quốc bảo trợ thường liên kết với các trường đại học và trường công với mục đích cung cấp cho sinh viên Mỹ các khóa học tiếng Quan Thoại.
Khoảng 350.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học Mỹ, chiếm 35% trong số hơn 1 triệu người nước ngoài đang theo học tại các trường đại học trong nước, theo ước tính của viện Giáo dục Quốc tế.
-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét