Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Khách sạn 5 sao Trung Cọng dùng chung một chiếc khăn lau bồn cầu và cốc uống nước: Phần nổi của một tảng băng chìm

Khách sạn 5 sao Trung Cọng dùng chung một chiếc khăn lau bồn cầu và cốc uống nước: Phần nổi của một tảng băng chìm
Thanh Tâm - Thanh Ngọc | September 9,2019

Nhiều khách sạn 5 sao tại Trung Cọng đã bị phát hiện có những hành vi vệ sinh buồng phòng vô đạo đức, đáng bị lên án. Nhưng đó chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm.

Khách sạn 5 sao Trung Quốc dùng chung một chiếc khăn lau bồn cầu và cốc uống nước: Phần nổi của một tảng băng chìm
Đến Trung Cọng, hẳn ai cũng sợ phải đi vào nhà vệ sinh công cộng vì chúng rất bẩn. Đa phần chúng không có giấy vệ sinh, một số thậm chí không có cửa, và những người cá biệt còn chẳng buồn kéo cửa lại. Thế nhưng, nếu ai đó cho rằng vào nhà vệ sinh trong các khách sạn 5 sao là an toàn hơn thì họ đã nhầm to.

Từ tiêu chuẩn “5 sao”: Bồn cầu và cốc uống nước dùng chung một khăn lau

Năm 2017, một video về các nhân viên lau chùi trong ba khách sạn quốc tế ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Cọng là Sheraton, Shangri-La và Kempinski sử dụng cùng một bàn chải hoặc khăn tắm để lau bồn cầu, chậu, cốc uống nước, thậm chí toàn bộ phòng, đã được tung lên mạng.
Trong đoạn clip được quay bởi Pear Video, một phóng viên đã bí mật đóng giả thực tập sinh vị trí nhân viên lau chùi tại khách sạn. Trong clip, các nhân viên đã giặt chiếc khăn tắm trong bồn cầu trước khi dùng để lau sàn và nói với phóng viên rằng: “Đừng làm thế này nếu thấy có khách ở gần đó”, “Cẩn thận nhé, đừng để sếp nhìn thấy việc này”.

Tính xác thực của đoạn video đã được các cơ quan y tế kiểm tra và xác nhận, tờ Stomp đưa tin.

Trong một video dài 12 phút khác xuất hiện vào năm 2018 trên Weibo, các nhân viên lau chùi đã bị phát hiện sử dụng khăn tắm bẩn để rửa cốc và khay đựng sau khi họ lau vòi hoa sen và bồn rửa cũng bằng chính tấm khăn đó.
Đoạn clip gây sốc đã vạch trần tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng tại các khách sạn cao cấp, lan truyền ồ ạt và thu hút hơn 66.000 lượt thích, khoảng 30.000 bình luận chỉ sau khi đăng 12 giờ. Với gần 30 triệu lượt xem, đoạn video đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng.

“Nó thể hiện việc quản lý vô cùng lỏng lẻo lỏng và sự vô trách nhiệm với khách hàng”, tờ SCMP trích dẫn bình luận của một người dùng mạng.

Một người khác nhận xét: “Mọi người đều biết mà, khách sạn thì có cái chất lượng cao, cái chất lượng thấp. Nhưng có những người chẳng có lương tâm nữa rồi”.
Khách sạn đầu tiên trong video được cho là Conrad Bắc Kinh. Nhân viên lau chùi bị ghi lại cảnh đang lau kính, gương và phòng tắm với một chiếc khăn tắm bám đầy đất mà cô nhặt lên từ sàn nhà. Một nhân viên khác cũng bị phát hiện rửa cốc cà phê bằng khăn bẩn.

Khách sạn Conrad Bắc Kinh (ảnh: Agoda).

Trong một cảnh khác dường như được thực hiện trong phòng khách sạn Park Hyatt, một nhân viên lau khô chiếc cốc bằng tạp dề. Còn bên trong một căn phòng ở khách sạn Shangri-La tại Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, các nhân viên sử dụng cùng một chiếc khăn để lau bồn rửa và cốc. Nhân viên lau chùi tại các khách sạn này không hề để tâm đến các quy trình vệ sinh.

Các hành vi mất vệ sinh tương tự đã được ghi nhận tại hơn một chục khách sạn 5 sao ở Trung Cọng, bao gồm Le Royal Meridien Shanghai, Sheraton ở Quý Dương, Bulgari và Waldorf Astoria ở Thượng Hải. 11 trong số 14 khách sạn bị phát hiện trong vụ bê bối đã gửi lời xin lỗi, theo thông tin từ tờ ABC.

Đến những chiếc đồng hồ hàng hiệu của quan chức

Những video nói trên được ghi lại bằng một camera ẩn cài trong các phòng khách sạn khác nhau bởi một người Trung Cọng nổi tiếng trên mạng với bút danh Huazong.

Huazong cho biết ông thường xuyên sử dụng dịch vụ của các khách sạn sang trọng, dành hơn 2.000 đêm tại 147 khách sạn cao cấp tại một số thành phố của Trung Cọng, theo tờ SCMP. Ông cho rằng việc vệ sinh buồng phòng của các khách sạn Trung Cọng có tiêu chuẩn thấp hơn so với các khu vực khác của châu Á.

Ông Huazong nổi tiếng trở lại vào năm 2011 sau khi tải lên một bài thuyết trình PowerPoint dài 48 trang trên tài khoản Weibo cá nhân về các quan chức chính phủ và những chiếc đồng hồ đeo tay sang trọng của họ. Ông Huazong gọi đó là dấu hiệu của tham nhũng tràn lan, bởi vì các quan chức không thể mua được những chiếc đồng hồ đắt tiền của các thương hiệu hàng đầu như Rolex, Piaget, Omega và Cartier với mức lương của họ.

“Một chiếc đồng hồ có thể dễ dàng vạch trần hành vi bất chính của một số quan chức tham lam, nó chính là dấu vết vụng về mà tham nhũng để lại”, ông Huazong nói với tờ The Telegraph qua Weibo. Tuy nhiên sau đó, bài đăng đã bị bộ phận kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Cọng (ĐCSTC) chặn và xóa mất.

Các quan chức ĐCSTC vốn bị nhiều tai tiếng vì tham nhũng. Sheng Guangzu, cựu Cục trưởng Cục Đường sắt Trung Quốc, đã bị Huazong phát hiện đeo chiếc Rolex Oyster Perpetual DateJust trị giá 7.300 bảng Anh (tương đương 8.800 USD), một chiếc Paget Altiplano trị giá 7.000 bảng Anh (khoảng 8.400 USD) và một chiếc Omega Constname trị giá khoảng 3.000 bảng Anh (khoảng 3.600 USD) trong một loạt các bức ảnh.

Những chiếc đồng hồ mà Sheng Guangzu đeo đều là loại đắt tiền (ảnh: Telegraph).

Ông Huazong bắt đầu để ý những chiếc đồng hồ đeo tay của các quan chức sau thảm họa đường sắt Ôn Châu xảy ra vào tháng 7 năm 2011 khiến 40 người thiệt mạng. Vụ việc đã gây ra phản ứng dữ dội của công chúng về nạn tham nhũng và rút ruột công trình trên tuyến đường sắt cao tốc ở Trung Cọng. Không có cơ quan báo chí tự do hay cơ quan tư pháp độc lập nào tồn tại được trong suốt gần 70 năm cai trị của ĐCSTC, cũng dễ hiểu khi tham nhũng trở thành đặc trưng của nó.

“Khi một quốc gia suy đồi đến mức chỉ một tia sét có thể gây ra tai nạn cho cả đoàn tàu… không ai trong chúng ta tránh khỏi. Trung Cọng hôm nay là một đoàn tàu đang lao đầu vào cơn bão sét… còn chúng ta đều là hành khách”, một người dùng Weibo viết, theo The Guardian.

Nguyên nhân sâu xa

Tình trạng vệ sinh tồi tệ trong các khách sạn 5 sao, hành vi thô lỗ của khách du lịch Trung Cọng cũng như nạn tham nhũng tràn lan chỉ là ba trong rất nhiều biểu hiện cho thấy đạo đức xã hội Trung Cọng đang xuống dốc nghiêm trọng.

Trong mấy nghìn năm lịch sử, Trung Hoa từng được mệnh danh là “lễ nghi chi bang” – mảnh đất của lễ nghi, nơi con người cư xử với nhau bằng lễ nghĩa và lòng tôn kính. Luận Ngữ, một kinh điển của Nho gia, có chép chuyện Khổng Tử cảnh cáo con trai Khổng Lý rằng: “Bất học lễ, vô dĩ lập”. Ý nghĩa là, nếu như không học lễ, thì không có cách nào để lập chỗ đứng trong xã hội. Một số gia huấn, học quy nổi tiếng thời cổ đại đều có một lượng lớn quy phạm lễ nghĩa về các phương diện như ăn ở đi lại, đối nhân xử thế hàng ngày… Tuy nhiên, kể từ khi ĐCSTC lên nắm quyền, nó đã sử dụng bạo lực để phá hoại văn hóa truyền thống, đức tin Thần Phật cũng như các quy phạm đạo đức thông qua những chiến dịch khét tiếng tàn bạo như Đại Cách mạng Văn hóa.

Trong văn hoá truyền thống, hình tượng người quân tử được miêu tả là “quần áo chỉnh tề, dung mạo đoan chính” (Khổng Tử), vừa tu dưỡng phẩm đức tốt đẹp vừa có vẻ ngoài lịch sự nho nhã. Thế nhưng ĐCSTC lại gán cho diện mạo chỉn chu là “tư sản”, tuyên dương những ai “toàn tay chai sạn, đầy thân lấm bùn” là có tinh thần “cách mạng” nhất. Bên cạnh đó, văn hoá đấu tranh của ĐCSTC cũng khiến hành vi của cá nhân trở nên thấp kém, không nghĩ đến người khác, tùy tùy tiện tiện, miễn là thuận tiện cho bản thân là làm. Bê bối vệ sinh buồng phòng ở các khách sạn 5 sao nói trên là một ví dụ điển hình cho sự xuống cấp đó.

Thanh Tâm – Thanh Ngọc

Cleaners in top luxury hotels in China caught using the same toilet brush to wash cups and basins

Kayla Wong | December 28, 2017 @ 04:49 pm494 

When you stay at a 5-star hotel, you don’t expect to worry about the basic in-room facilities, such as clean sheets or sanitised towels and cups.
But it seems that you don’t always get what you paid for,
A few months after a video revealed unchanged bed linen and dirty toilets at five international hotels in Beijing, three well-known 5-star hotels in Harbin, Heilongjiang province are now embroiled in a similar scandal.
The hotels are operated by Kempinski, Shangri-La and Sheraton.
Cleaning staff were seen in undercover video footages released on Dec. 26 using the same brush to clean the toilets, wash basins and even drinking cups.

They were also seen drying the cups with used bath towels that they also use for cleaning the toilet.


Andy


Hygiene problems confirmed

According to China Daily, results of tests done after the video went viral online confirmed that the hotels had hygiene problems.

The three luxury hotels were also accused of failing to change bath towels, bed sheets and pillow cases for new guests, despite charging a fair bit of price for a room.

A room at these hotels costs anywhere from 800 to 2,800 RMB (~S$163 to S$572) per night.

Sun Chang, the manager of an advertising agency in Beijing, said that he chose to stay at well-known 5-star hotels during his business trips as he heard that such negligence happens in some mid-tier hotels.

However he didn’t expect to encounter the same problems in luxury hotels too:

I’m considering taking my own sheets, sleeping bags, kettles and bathrobes on my next trip.

Wu Ben, an associate professor of hotel management at Shanghai’s Fudan University, said that it’s difficult to monitor cleaners in the hotel rooms without cameras being installed:

Without the proper detection equipment, one is unlikely to notice dirty bedding and poorly cleaned toilet seats.

Harbin has now launched a citywide inspection of all hotels.

Netizens get snarky
Most netizens were snarky about the news, saying that being poor is a blessing in disguise as it means that they won’t have to tolerate such poor hygiene practices.


Screenshot via Weibo
Translation: Luckily I don’t have money to stay at a hotel.


Screenshot via Weibo
Translation: When it comes to hygiene issues, for most Chinese stuff, you shouldn’t have any expectations. Perhaps you don’t believe me, but this is the truth. China’s awareness of hygiene is too poor.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét