Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Tình hình biến động, Tàu Cộng rã rời

Nguyễn Lộc Yên 
image.png

- Lãnh đạo một đất nước là việc lớn, có thể đưa quốc gia đến hưng vong. Thế mà, hiện nay Chủ tịch nước Tàu là Tập Cận Bình lại lâm vào thế “Tứ bề thọ địch.” Nước Tàu phải đối đầu một lúc nhiều biến động trong nước và từ các nước bên ngoài đang nghi ngờ hay muốn tiêu diệt nước Tàu. Vậy những diễn biến nào có thể gây cho nước Tàu rã rời?

Người dân quật cường trong nước 

1- Tình hình tại Tân Cương: 

Tân Cương có diện tích: 1,660,000 km2, dân số (2010) là 21,813,334, mật độ 13.1/km2. Hiện nay, Tân Cương có khoảng trên 10 sắc dân, trong đó chủ yếu là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), người Kazakh, người Hồi, người Iran, người Tạng Hồi giáo, người Mông Cổ, người Pakistan... đa số họ theo đạo Hồi. Theo AFP. "Không còn là bí mật khi hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt tùy tiện phải chịu tra tấn và tẩy não chính trị tại các trung tâm và nhà tù tập trung." Chẳng những “Khu tự trị” Tân Cương mà các “Khu tự trị” Nội Mông, Tây Tạng... Họ đã đấu tranh liên tục, bởi sự cai trị hà khắc của Tàu cộng, truyền thông đã ghi nhận: “Năm 2002, người Duy Ngô Nhĩ tại Bishket (thủ đô Kyrgyzstan), các thành viên của tổ chức bí mật (Tổ chức giải phóng Đông Turkestan) đã bắn chết viên lãnh sự Tàu cộng ở đấy (1)”. Người Tây Tạng tự thiêu từ đầu năm 2009 đến nay, đã có 110 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối bạo quyền Bắc kinh hủy diệt văn hóa và tôn giáo của họ (2). 


2- Hồng Kông biểu tình phản đối nhà cầm quyền: 

Lịch sử hình thành đặc khu Hongkong. Năm 1839, nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện nên giữa nhà Thanh và nước Anh đã xảy ra cuộc “Chiến tranh Nha phiến”. Quân Anh chiếm đảo Hongkong năm 1841, đại tá hải quân Anh là Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng nhà Thanh là Kỳ Thiện ký Thoả ước ngưng bắn nhưng hai chính phủ chưa phê chuẩn. Đến năm 1842, đảo Hongkong mới chính thức là nhượng địa của nước Anh theo Thoả ước Nam Kinh. Từ đấy, người Anh xây dựng Hongkong thành Victoria City. Vào năm 1997, Anh quốc giao Hongkong cho nước Tàu; như vậy người Hongkong đã ảnh hưởng Tây phương tới 155 năm về tự do, nhân quyền. Hồng Kông được hưởng quy chế đặc biệt cho đến năm 2047. Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "Một quốc gia hai chế độ". Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) là Đặc Khu Trưởng Hongkong tuyên bố dự luật “Dẫn độ về Hoa Lục” đã gây ra cuộc biểu tình phản đối, cả triệu người Hongkong xuống đường từ ngày 2-6-2019, với hai yêu sách: Hủy bỏ vĩnh viễn dự luật dẫn độ và trưởng đặc khu Hongkong thân Bắc Kinh phải từ chức. Người Hongkong nghĩ đến năm 2047, tới 28 năm nữa có thể Hoa Lục sẽ thay đổi thể chế chính trị. Về dự luật dẫn độ, không ai tin rằng bà Lâm có thể tự ý quyết định mà không có Bắc Kinh đã ngấm ngầm chỉ thị. Tập Cận Bình lãnh đạo 1,4 tỉ người Tàu đã bất lực trong việc kiểm soát một lãnh thổ chỉ có 7 triệu dân.

Tàu Cộng đối chọi gay go với các nước ngoài 

1- Chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu: 

Hiện nay, nhân vật giúp Tổng thống Trump để tranh hùng trong trận thương chiến về kinh tế với Tàu cộng, chẳng những Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton tài giỏi mà còn có quân sư Robert Lighthizer là một người lỗi lạc. Robert Lighthizer sinh năm 1947 (nay 72 tuổi) tốt nghiệp Luật sư năm 1973. Đến năm 1983, Lighthizer được Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn thuận làm Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ cho Tổng thống Ronald Reagan. Ngày 3-1-2017, Tổng thống Donald Trump đề cử Lighthizer giữ nhiệm vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, đã được đại đa số Thượng Viện Hoa Kỳ đồng thuận vào ngày 11-5-2017. Lighthizer là nhà đàm phán thương mại luôn đem về thành quả rực rỡ cho đất nước Hoa Kỳ: 

a- Đàm phán thương mại giữa 3 nước Bắc Mỹ là Hoa Kỳ với Canada và Mexcico: 

Robert Lighthizer đã đàm phán thành công Hiệp Định Thương Mại USMCA (United State-Mexcico-Canada Agreement) để thay thế Hiệp Định Thương Mại NAFTA (North America free Trade Agreement) giữa ba nước Mỹ-Canada-Mexcico đã lỗi thời (từ năm 1994 đến 2018). Hiệp Định Thương Mại USMCA đã ký kết giữa ba nước Mỹ-Mexcico và Canada vào ngày 1-12-2018 tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20, Argentina. Vì NAFTA có nhiều sai sót, Tàu cộng đã lợi dụng để bán hàng không thuế vào thị trường Mỹ qua ngả Mexico và Canada. Hiệp Định Thương Mại USMCA qui định hàng hóa phải là Made in Canada và Mexcico chứ không phải từ nước ngoài (tức là Made in China) lại nhập vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, Canada phải mua thực phẩm nông sản của Hoa Kỳ để cân bằng cán cân mậu dịch. 

b- Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: 

TT Trump và Robert Lighthizer đều lo ngại kinh tế Tàu cộng đã, đang gây khó khăn nền kinh tế Hoa Kỳ. Tiến sĩ Peter Navarro đồng tác giả với Greg Autry ra sách “Death by China” (Chết bởi Tàu cộng) đã thẳng thắn phát biểu: “Luật sư Lighthiezer là người có đầy đủ khả năng trong cuộc đàm phán 90 ngày của Hoa Kỳ để đối đầu với Trung cộng.” Rõ ràng, Mỹ là nạn nhân của các thỏa thuận thương mại thiếu công bằng với Tàu cộng. Robert Lighthizer tận tâm cân nhắc để áp dụng các biện pháp áp thuế mạnh mẽ theo qui định cho mỗi loại hàng hóa của Tàu cộng. Vì Lighthizer nghĩ rằng: Hiện nay, kinh tế của Tàu cộng dùng các công ty quốc doanh ngấm ngầm hỗ trợ những công ty tư nhân để tạo ra sản phẩm tối đa trong nước rồi thách thức các nền kinh tế thị trường tự do của các nước lớn trên Thế giới. Ngoài ra, Tàu cộng còn dùng những linh kiện điện tử cài đặt vào dồ dùng thiết yếu của người sử dụng để đánh cắp các kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ hay các nước Tây phương. Thế nên, Robert Lighthizer đã và đang quyết tâm điều tra Tàu cộng ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ mà Tàu cộng đã ăn cắp hàng năm tới nhiều tỉ đô-la. 

2- Cuộc giằng co gay go giữa Tàu cộng và Đài Loan: 

Đài Loan là một hòn đảo ở phía đông nước Tàu, cách lục địa nước Tàu tại tỉnh Phúc Kiến 193 cây số về phía đông. Cách đảo Okinawa, Nhật Bản 595 cây số về phía tây nam. Diện tích của đảo Đài Loan là 35,571 cây số vuông. Dân số Đài Loan vào năm 2019 là 23.756.579 người. Vào năm 1950, quân đội Tàu cộng định tấn công đảo Đài Loan trong lúc quân Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, xâm lăng Nam Triều Tiên. Khi đó, Tổng thống Henry Truman của Hoa Kỳ thấy Đài Loan ở vào vị trí chiến lược, nên chỉ thị Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ tiến vào eo biển Đài Loan, đã ngăn chận ý đồ xâm lăng của Tàu cộng. Sau đó, Hoa Kỳ đã trợ giúp kinh tế cho Đài Loan 1.5 tỉ mỹ kim. Tưởng Giới Thạch cải tổ chính sách quốc gia, với 3 không là “không tiếp xúc, không thương lượng và không hòa giải với Cộng sản.” Theo Reuters, người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan hiện nay đã phát biểu hôm 5-3-2019: "Trung Quốc liên tục tuyên bố họ sẽ không từ bỏ ý định sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực, vì vậy chúng tôi luôn luôn cảnh giác." và "Chúng tôi không sợ một cuộc chiến và cũng sẽ không thách thức Trung Quốc, nhưng chúng tôi sẵn sàng chiến đấu mọi lúc." Reuters còn đưa tin thương vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan bao gồm 180 xe tăng M1A2 trị giá khoảng 2 tỷ USD, và các loại đạn pháo chống tăng và chống hạm để đối đầu với Tàu cộng. 

3- Tàu cộng đối đầu với Nhật Bản: 

Tàu-Nhật tranh giành về chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và vết thương dai dẳng từ thời quân Nhật chiếm đóng nước Tàu mà người Tàu là một dân tộc đầy lòng tự tôn, luôn hậm hực cho đây là điều sỉ nhục rất lớn! 

4- Tàu cộng đối đầu với Ấn Độ: 

Xung đột biên giới Tàu với Ấn, là cuộc chiến tranh chấp biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, đã giao tranh vào ngày 20-10-1962. Ngoài ra, Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1959, gây cho hai bên luôn nghi ngờ nhau. 

5- Tàu cộng đối đầu với Nga Sô: 

Hiện nay Nga-Tàu “Bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, Nga-Tàu đã xung đột vào cuối năm 1960, dọc theo biên giới dài 4.380 km, khi đấy 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu với 814.000 quân Tàu cộng. Vào ngày 2-3-1969, quân Tàu phục kích một đơn vị biên phòng Xô Viết gây cho 59 chết và 94 bị thương. Sau đó, Nga pháo kích vào các nơi quân Tàu trú đóng tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo ngày 15-3-1969, Nga tuyên bố quân Tàu chết 800 người. 

6- Tàu cộng với Việt Nam từ năm 1945 đến nay: 

Cộng sản Việt Nam (CSVN) như cây tầm gửi vào cộng sản Tàu. Thời gian từ 1945 đến nay (2019), CSVN đang cai trị nước Việt nên không giống như các nước láng giềng với nước Tàu ghi trên. CSVN đã, đang khắc cốt ghi tâm 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Thế nên, CSVN lần lượt cắt nhượng cho Tàu cộng: Ngày 30-12-1999, gọi là phân định lại biên giới Việt-Hoa, Đảng CSVN đã cắt nhượng khoảng 700 km2 vùng đất biên giới Bắc Việt trong đấy có ải Nam Quan, thác Bản Giốc. Ngày 25-12-2000, CSVN cắt nhượng khoảng 11,000 km2 vùng vịnh Bắc Bộ Việt Nam cho Tàu cộng. Xem đến đây, xin bà con đừng quá bực bội vì “Đảng ta” noi gương đạo đức “bác Hồ”. “Bác Hồ” đã từng toa rập với thủ tướng Bắc Việt khi đấy là Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng biển Đông cho Tàu cộng vào năm 1958! 

Hội nghị G20 tại Osaka 

Còn 4 hôm nữa, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế G20 sẽ tổ chức tại Osaka, Nhật Bản vào ngày 28 và 29-6-2019, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ thế nào? Nhân dịp Hội nghị quốc tế G20, các nhà lãnh đạo sẽ họp song phương bên lề hội nghị. Đặc biệt cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ là Donald Trump và Chủ tịch nước Tàu là Tập Cận Bình sẽ thu hút sự chú ý cả Thế giới vì cuộc thương chiến Mỹ-Trung ảnh hưởng lớn lao đến kinh tế Thế giới. 

Người viết nghĩ rằng Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập sẽ cố gắng vượt qua những khác biệt trong nhiều lĩnh vực về thương chiến Mỹ-Trung. Tại Osaka, ông Trump và ông Tập còn thảo luận về vũ khí hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên và Iran ở vùng vịnh Gulf of Oman đang nóng bỏng. Về phía Mỹ, TT Trump mong muốn đạt được một thỏa thuận nào đấy để củng cố thêm lợi thế cho cuộc bầu cử vào năm 2020. Chủ tịch Tập thì nước Tàu đang ở trong thế bí, thế nên ông Tập đã đến Bắc Triều Tiên hai ngày 20 và 21-6-2019, với ẩn ý là gửi tín hiệu đến Hoa Kỳ là không nên xem thường ảnh hưởng của nước Tàu hay của Tập với Bắc Triều Tiên. TT Trump đã tuyên bố, nếu không gặp ông Tập tại Osaka hoặc cuộc họp ở đấy không đạt được thỏa thuận thương mại, Mỹ sẽ áp thuế lên 300 tỷ Mỹ kim còn lại. Lời tuyên bố của TT Trump, ông Tập bị mất mặt, dù bủn rủn rã rời tay chân cũng phải van vái làm sao đạt được một thỏa thuận nào đấy tại Hội nghị G20 ở Osaka, để cho nước Tàu không bị rã rời. 

Nếu Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình vẫn hung hăng thì “Tứ giác Kim Cương” gồm có: Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ, đã/đang liên minh để trừ khử Tàu cộng hung hăng độc chiếm biển Đông. Ngoài ra, vào ngày 3-6-2018, tại “Đối thoại Shangri-La”, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly khẳng định: “Chúng tôi thực hiện quyền tự do hàng hải của chúng tôi, chúng tôi cũng đặt mình vào vị trí một bên phản đối trường kỳ trước việc tạo ra bất kỳ tuyên bố chủ quyền thực tế nào trên các đảo ở biển Đông.” Bộ trưởng Quốc phòng Anh là Gavin Williamson thì xác định: “Chúng tôi phải làm rõ là các quốc gia cần hành xử theo luật, và không làm như vậy sẽ gặp hậu quả xấu.” 

Khi tình thế của Thế giới bất ổn thì “Tứ giác Kim Cương” sẽ bao vây tiêu diệt Tàu cộng để ổn định Thế giới. Khi Tàu cộng bị rã rời thì “Cây tầm gửi CSVN” sẽ ra sao, chắc chắn quý vị Độc giả tự hiểu rõ ràng. 

*

Ngày 24-6-2019 


Nguyễn Lộc Yên 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét