Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

‘Vành đai và con đường’ Trung Quốc ‘đầy rẫy’ những rủi ro

GÓP Ý: ‘’Cuộc chiến thương-mãi’’ Mỹ - Trung vẫn còn là ‘’thòng lọng’’ đang tròng vào cổ của Tập-Cận-Bình! Chưa nói đến Đai-loan - Biển Hoa đông - Biển Đông, nói chung là INDO - ASEAN - PACIFIC - Tân-cương - Tây-tạng… là những ‘’lò thuốc nổ’’ đã được ‘’gắn ngòi’’, ‘’nổ’’ hay ‘’tắt’’ đều do ‘’con trời’’ ‘’khai hỏa””!! ’’Đến năm 2025, ’’Một vành đai một con đường’’ nếu TC không thực-hiện được thì ‘’Trung-hoa mộng’’ sẽ trở thành ‘’ác mộng’’ cho  Tập-Cận-Bình. ‘’Bàn cớ vậy’’ ‘’một vành đai một con đường’’, hoàn toàn bị đứt đoạn!!!
Thời-điểm không còn xa, nhưng cũng đủ cho CSHN còn ‘’trí khôn’’ để nhìn trực-diện vào thực-tế đang diễn-biến trên thê-giới. Đừng để ‘’khôn ba năm dại một giờ’’ để ‘’đỉnh cao trí-tuệ’’ làm mờ lý-trí!!!!!
VP Nguyển-Đình-Khánh 

‘Vành đai và con đường’ Trung Quốc ‘đầy rẫy’ những rủi ro

image.png
Tiền đầu tư từ Trung Quốc thông qua các dự án tiến hành tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á ‘có thể hữu ích’ trong việc giảm bớt tình trạng thiếu kinh phí của những nước này – nếu được đánh giá cẩn thận, tuy nhiên nó cũng đầy rủi ro, theo Nikkei.
Dự án Vành đai con đường (BRI) của Trung Quốc có thể tạo ra nhiều thay đổi – nếu các nước đang phát triển ở châu Á sử dụng nó để bổ sung tài chính cho cơ sở hạ tầng – tuy nhiên, các nước này nên thận trọng về những rủi ro của nó, theo Ganeshan Wignaraja, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế Lakshman Kadirgamar, trụ sở tại Colombo.
Ông Wignaraja nhận định, những rủi ro này kéo theo tính bền vững của nợ công, làm căng thẳng hệ thống tài chính của các quốc gia, suy thoái môi trường và hơn thế nữa.

Lộ trình dự kiến của “Một vành đai, một con đường”. 
“Nếu các quốc gia đang thực hiện bất kỳ loại dự án cơ sở hạ tầng nào từ bên ngoài, họ phải làm rất nhiều công tác chuẩn bị và nên suy xét kĩ lưỡng”, ông Wignaraja nói với Nikkei Asian Review trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Các quốc gia phải kiểm tra tài chính trong nước và lập kế hoạch cơ sở hạ tầng, cũng như phát triển các kỹ năng địa phương, vì các dự án BRI thường được quản lý và thực hiện bởi Trung Quốc, ông Wignaraja nói.
Về phạm vi của BRI, bao gồm các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ để kết nối châu Á với châu Âu, và châu Phi, ông cho biết, ước tính khoảng từ 350 tỷ đô la đến 1 nghìn tỷ đô la. “Một số người dự báo một BRI chỉ có cảng và đường sắt. Trong khi những người khác lại thêm vào các dự án năng lượng. Nó thực sự phụ thuộc vào những gì bạn bao gồm trong đó.”
Dù sao thì BRI cũng không đủ để lấp lỗ hổng tài chính cơ sở hạ tầng ở Nam Á, nằm trong khoảng từ 1,7 nghìn tỷ đến 2,5 nghìn tỷ đô la, Wignaraja nói.
“Các dự án của Trung Quốc luôn đi kèm với lao động Trung Quốc” ông nói. Điều này không thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân ở nước sở tại. Các nhược điểm khác bao gồm các vấn đề tiềm năng của suy thoái môi trường và tài chính.
“Cả các quốc gia và Trung Quốc dường như không cung cấp các điều khoản của dự án”, ông nói. “Chúng tôi biết khoảng thời gian nhưng chúng tôi không biết chi tiết về tài chính. Các vấn đề về nợ và vấn đề chiến lược hoàn toàn có thể xảy ra”.
Trong số các dự án BRI hiện đang được triển khai ở Nam Á có cảng Hambantota ở Sri Lanka và cảng Gwadar ở Pakistan. Cả hai dự án này đều gây lo ngại cho nước láng giềng Ấn Độ về sự xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Hoa Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét