Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

địa chỉ của 14 phòng khám bệnh từ thiện miễn phí tại Sài Gòn ==>> PHỔ BIẾN RỘNG

Cả nhà ơi, xin chung tay chia sẻ cho đồng bào mình biết địa chỉ của 14 phòng khám bệnh từ thiện miễn phí tại Sài Gòn. Ai có thêm địa chỉ mới hoặc có thêm thông tin cập nhật cần bổ sung vào 14 địa chỉ này thì cho mọi người cùng biết ạ ! Xin cảm ơn cả nhà ! ❤
--------
1. Phòng Khám bệnh từ thiện Nhà thờ An Tôn
ĐC: 18 Phan Văn Trường, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1
ĐT: 0903 373 348 – 028 3829 9810 – 028 3914 6799
Thời gian khám bệnh: Sáng thứ 3, thứ 5: 8g – 10g30
Bác sĩ phụ trách chuyên môn: BS Thái Thị Tuyết Mai – nguyên Trưởng khoa Nội – BV Nguyễn Trãi
Phòng khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo tại Sài Gòn và người dân tỉnh không có khả năng đi khám tại các bệnh viện, phòng khám. Có khoảng 40 người nghèo được khám và cấp thuốc miễn phí trong mỗi buổi khám bệnh.


2. Phòng khám bệnh từ thiện Mai Khôi
44 Tú Xương, Phường 7, Quận 3
ĐT: 028 3932 2637 – 028 3932 2637
Bác sĩ phụ trách: BS Nguyễn Thị Kim Thanh
Email: pkmaikhoi@gmail.com
Thời gian khám, chữa bệnh: Từ thứ 2 – thứ 7: 8g – 11g30 và 15g – 18g
Đây là địa chỉ khám bệnh và tư vấn tâm lý miễn phí cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn.
3. Phòng Khám bệnh miễn phí Chùa Tường Quang
19/19 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12
ĐT: 028 3883 3751
Phụ trách: Sư Chúc Hiền
Đối tựơng chăm lo: người nghèo, người già, người tàn tật, neo đon, trẻ em mồ côi, người khó khăn… thuộc mọi lứa tuổi trên địa bàn Sài Gòn
Thời gian hoạt động: Thứ 2 – thứ 5 hàng tuần và chủ nhật hàng tuần trong giờ hành chánh, khám bệnh, phát thuốc, chăm sóc cho người bệnh
Số lượng: trung bình 200 người/1ngày.
4. Phòng khám đa khoa Thánh Tâm Tân Định
289 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, (bên trong Nhà Thờ Tân Định)
ĐT: 028 3829 0093
Phụ trách phòng khám: Y sĩ – Linh mục GB Trần Văn Nhủ
Xuất thân từ phòng chẩn trị Đông y, trải qua hơn 6 năm, phòng khám đa khoa Đông và Tây Y Thánh Tâm có trang bị xe Cứu thương, máy siêu âm 3D, máy X-quang, máy nội soi. Phòng khám có thể tiếp nhận những bệnh nhân có khả năng đóng phí, đồng thời khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
5. Phòng khám Nhân đạo nhà thờ Cha Tam
25 Học Lạc, Phường 14, Quận 5
ĐT: 0938 996 111
Thời gian làm việc: Thứ 2, thứ 4, thứ 6: 8g – 10g
6. Phòng khám từ thiện Tam Tông Miếu
Số 82 Cao Thắng, Quận 3
ĐT: 028 3835 8181
Phụ trách phòng khám: BS Nguyễn Tấn Trí
Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: từ 14g – 16g. Riêng thứ 2, thứ 3 khám nguyên ngày.
Phòng khám từ thiện Tam Tông Miếu khám bệnh miễn phí cho các đối tượng: những người nghèo, những người tạm cư, không bảo hiểm y tế, những người không hộ khẩu, nhưng cũng không từ chối các bệnh nhân có đời sống kinh tế sung túc, đã khám bệnh tại các bệnh viện lớn mà chưa khỏi.
7. Phòng khám Nhân đạo nhà Thờ Chợ Quán
120 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5
ĐT: 028 3838 1154
Thời gian làm việc:
+ Tây y: Thứ 2, thứ 4, thứ 6: từ 7g – 9g
+ Đông y: Thứ 3, 5, 7 từ 8g – 10g
8. CLB Truyền thông Kháng chiến Việt Kiều Campuchia – Quận 8
1B lô 23 Phạm Thế Hiển, Khu phố 5, Phường 4, Quận 8
ĐT: 028 6651 2644
Thời gian làm việc: Thứ 2, thứ 4, thứ 6: từ 8g – 10g
9. Phòng khám Tuệ Tâm
119 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Bình Thạnh
ĐT: 028 3550 1275
Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 – thứ 7: từ 7g30 – 11g30, từ 14g – 16g30
+ Thứ 2, thứ 4, thứ 6 chỉ làm buổi sáng
10. Tuệ Tĩnh Đường Chùa Kỳ Quang II
154/4A Lê Hoàng Phái, Phường 17, Quận Gò Vấp
ĐT: 028 3894 1442
Thời gian làm việc:Thứ 3, thứ 5, thứ 7: từ 7g30 – 10g30, 13g30 – 15g.
11. Phòng khám từ thiện Chùa Phước Hòa
Số 6, Thiên Hộ Dương, Phường 1, Quận Gò Vấp
ĐT: 028 3895 4592
Thời gian làm việc: Thứ 3, thứ 5, thứ 7: từ 7g – 11g
12. Phòng khám Tuệ Hải Đường
105/70 Cây Trâm, Phường 9, Quận Gò Vấp
Thời gian làm việc: Thứ 3: Từ 14g30 – 16g
13. Phòng khám hội Chữ Thập Đỏ Quận Phú Nhuận
2 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận
ĐT: 028 3847 6248 – 028 3995 6402
Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: từ 7g – 10g
14. Phòng khám của bác sĩ Lương Lễ Hoàng 
Số 3 đường 3/2, phường 11, quận 10, cổng vào Bộ Quốc Phòng.
(Tin được cung cấp bởi nhà báo Đông Quân do anh Từ Thứ chia sẻ trong comment)
------
Nguồn: phatgiao.org.vn

KHÁM PHÁ MỚI VỀ GẠO LỨC...

Bộ Nông nghiệp Mỹ ca ngợi quả thanh long

Bộ Nông nghiệp Mỹ ca ngợi quả thanh long: Người Việt ăn suốt nhưng chưa chắc đã biết


Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đăng tải một thông tin bất ngờ về thanh long, một loại quả phổ biến cũng là loại quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang nhiều thị trường quốc tế.

Ngày 18/3 vừa qua, trang fanpage chính thức trên facebook của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đăng tải một bài viết giới thiệu về quả thanh long, loại quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Đó là: “Dragon fruit, also called a pitaya, is a tropical fruit that is high in fiber and provides a good amount of vitamins & minerals”, có nghĩa là “Thanh long còn có tên gọi khác là pitaya, là một loại trái cây nhiệt đới giàu chất xơ và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất tốt”.
Ngay lập tức, bài viết đã nhận được nhiều lời bình luận, chia sẻ và yêu thích từ chính người Mỹ.

Bài viết giới thiệu quả thanh long trên fanpage chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 5 loại trái cây tươi, bao gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều và vú sữa. Trong đó, ấn tượng nhất là thanh long.
Theo Tổng cục Hải quan, nếu như trong năm 2008, mới chỉ có 100 tấn thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 1.200 tấn. Trong những năm qua, lượng thanh long xuất khẩu sang thị trường khó tính này luôn theo xu hướng tăng lên.
Không chỉ người Mỹ mà người dân nhiều quốc gia trên thế giới rất thích ăn quả thanh long vì hương vị thơm ngọt, thanh mát. Không những thế, loại trái cây giá rẻ phổ biến này còn tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ chữa nhiều căn bệnh.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ca ngợi quả thanh long: Người Việt ăn suốt nhưng chưa chắc đã biết - Ảnh 2.
Lợi ích dinh dưỡng của quả thanh long
Thanh long có nguồn gốc từ các nước Trung – Nam Mỹ, Mexico. Hiện nay, thanh long cũng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…
Cây thanh long được coi như là một loại cây xương rồng màu xanh lá. Quả có màu hồng nhạt, thịt bên trong màu trắng hoặc đỏ, chứa nhiều hạt đen nhỏ.
Hãy cùng tìm hiểu tại sao thanh long được xem là một trong những “siêu trái cây” tốt nhất.
Theo Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Mỹ – USDA, 100 gram thanh long bao gồm: 60 calo, 1,2gr protein, 13gr carbs, 3gr chất xơ, cung cấp 10% hàm lượng magie nhu cầu hằng ngày (recommended daily intake, RDI) của người bình thường.
Ngoài ra, quả thanh long còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như hỗn hợp vitamin B, vitamin A và C cũng như canxi và sắt, theo USDA.
1. Chống oxy hóa
Thanh long cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào vì chứa rất nhiều vitamin C.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ca ngợi quả thanh long: Người Việt ăn suốt nhưng chưa chắc đã biết - Ảnh 3.
2. Ngăn ngừa ung thư
Ngoài vitamin C, quả thanh long còn chứa nhiều carotene, một chất có khả năng chống lại tế bào sản sinh ung thư bao gồm cả việc giảm khối u ung thư. Hơn nữa, lycopene – chất tạo màu đỏ cho loại quả này được chứng minh có tác dụng làm chậm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt .
3. Tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu đăng trên tờ Pharmacognosy Research năm 2010 cho thấy ăn nhiều thanh long sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Không những thế, thanh long còn là nguồn giàu chất béo bão hòa đơn tốt cho sức khỏe của tim mạch.
4. Bổ máu
Bởi vì thanh long chứa nhiều sắt, nguyên liệu cần thiết để cơ thể sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố). Loại protein này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nhờ có lượng chất xơ cao, thanh long được đánh giá là loại quả dành cho cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường huyết trong máu thể bằng cách triệt tiêu lượng đường dư thừa.
6. Cải thiện hệ tiêu hóa
Thanh long chứa nhiều chất xơ nên giúp cải thiện hoạt động của đường ruột vì chất xơ có thể dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các triệu chứng như táo bón và hội chứng ruột kích thích (IBS).

TỪ THỨC : CHÙA XỨ TA, CHÙA XỨ NGƯỜI






CHÙA XỨ TA , CHÙA XỨ NGƯỜI 

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của chùa chiền VN ngày nay. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh. Không phải ở đâu người ta cũng ‘’ hành đạo’’ một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.

SÂN CHÙA 
 
Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù. 
Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, rời bỏ những bận bịu vật chất. 
Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn ; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật, với mình. 
Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. 
Một cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Cào sỏi là một cách thiền. Những luống đá sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Một hoà thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân : đệ tử có gì bất an trong lòng ? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, để tâm động, để cái bất ổn lộ trên những luống đá sỏi.
Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. 
Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày để những lời kinh thấm vào đầu óc mình, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc qua Phật  tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn. Không có đồng chí thầy nào bám khách như đỉa, đòi tiền như đòi nợ, để...có phương tiện '' hành đạo ''
CƠM CHÙA

Bữa ăn thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền. Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên đã hiến cây quả, cơm gạo. Bởi vì con nhà Phật làm gì phải đặt trong tâm vào chuyện đó, rửa bát, chẻ rau tìm thấy cái vui, cái hạnh phúc trong sự chẻ rau, rửa bát.
Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh, vạn vật. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hoà hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.
Một vị thầy chùa có thể giải thích cho bạn tại sao cây trồng ở chỗ này, không ở chỗ khác, những con cá đủ mầu lượn dưới suối không chỉ là vật trang trí.
Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng. Bôi bẩn, xé rách những bức tranh tuyệt vời mà thiên nhiên đã tặng cho nước Việt. Và, theo thông lệ, hãnh diện một cách ngu xuẩn đã xây được ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ( nhưng lờ đi không giải thích lấy bạc tỷ ở đâu xây chùa ? )
Người ta biết tôn trọng môi sinh trước khi từ ngữ đó ra đời.
Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. 
Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm, ở một xứ động đất như cơm bữa.
Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. 
Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối ; khi gió bão những nơi bị lạy động không kéo cả toà nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi đụng đất, toà nhà lắc lư, người Nhật gọi là điệu múa của rắn, để tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. 
Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.
Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng. Lấy cái yếu trị cái mạnh. Đó là nghệ thuật đương đầu với bão táp của cây sậy.
Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất những thành phố với cao ốc đồ sộ nhưng an toàn, ở những thành phố bị đông đất thường xuyên ở Nhật . 
Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những sào huyệt, gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để kinh doanh. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá
Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, người ta rũ bụi trần để bước vào thế giới thanh tịnh của Phật. Qua cửa BOT của chùa Việt, người ta bước vào thế giới ma quái của vong hồn ngất nghểu, ra rả vòi tiền như nặc nô đòi nợ.
Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo VN. Hãy dùng chữ cho chỉnh. Đừng gọi đó là Giáo Hội Phật Giáo VN, hãy gọi Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh. Khổng Tử : '' Danh có chính, ngôn mới thuận ''.  Albert Camus: dùng chữ không chỉnh là mang thêm cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã hiện diện

Paris 28/03/2018

Từ Thức

TRUNG-NGA CHÀO THUA VỀ ROBOT QUÂN SỰ SIÊU CƯỜNG CỦA MỸ

Namo Buddhaya Đời không chi hoàn toàn Tuyệt Đối Một trong nhiều nỗi khổ tâm của con người khi sống giữa đời nầy là đòi hỏi sự tuyệt đối ở nơi hành xử của người khác dành cho ta. Nếu biết sống, ta nên chấp nhận sự tương đối từ những người khác, thì những hạnh phúc sẽ có mặt trong tầm tay, và có ngay phút giây hiện tại trong đời sống . Thông thường ai cũng hướng đến cái tuyệt đối để sống, nhưng với tâm lý đó ta sẽ nhận lấy sự bất mãn, thất vọng thường xuyên. Nếu ta biết chấp nhận cái tương đối để sống, ta sẽ có niềm tin tưởng, và lòng ta thêm độ lượng từng ngày. Thật ra, nền tảng cuộc sống này xây dựng trên sự hỗ tương. Hỗ tương giữa người nầy và người kia; giữa cái nầy và cái kia; giữa thế giới nầy và thế giới kia; và ngay giữa đời nầy và đời kia. - Như là môt quy luật muôn đời, không có ai sống mà không chết và cũng không có cái gì chết mà không tái diễn trở lại dưới hình thức nầy hoặc dưới hình thức khác. Vì sống là hỗ tương, nên cuộc sống là tương đối. Cho nên ở trên đời không một ai có thể sống hoàn toàn độc lập và cũng không một ai hoàn hảo tuyệt đối. Sống tuyệt đối là sống mà không chết, hay chết mà không còn tiếp tục luân chuyển tái sinh. Và sống tuyệt đối là sống không còn một chút lỗi lầm, điều này thì chỉ có thánh nhân mới có thể. Nếu bạn lắng đi cái tâm thành kiến mà nhìn kỹ vào những người mà bạn đang thù ghét nhất, bạn sẽ phát giác một điều thú vị rằng ở nơi họ vẫn đang tiềm tàng những cái thật dễ thương. Cho nên sự dễ ghét, ở nơi những con người mà bạn đang thù ghét ấy, phải chăng cũng chỉ là những cái dễ ghét tương đối?. Và bạn hãy quan sát khách quan vào những người mà bạn đang yêu thương, trân trọng nhất, thì bạn cũng sẽ thấy ngay trong con người họ vẫn còn có những sơ xuất, lỗi lầm, còn có khá nhiều điểm không ổn và không hoàn hảo. Thế thì, những điễm dễ thương ở nơi những người mà bạn đang quý trọng ấy, cũng chỉ là sự dễ thương tương đối mà thôi?! - Khi biết rằng: '' Đời không có chi hoàn toàn Tuyệt Đối '', sẽ giúp cho ta tránh và thoát ra được những thù ghét thậm tệ quá đáng đối với những người tạ cho rằng họ không dễ thương. Và khi biết rằng: '' Đời không có chi hoàn toàn Tuyệt Đối '', sẽ giúp cho ta buông bỏ và thoát ra được những nhiệt tình mê muội, và cư xử cảm tính theo kiểu: '' khi thương trái ấu cũng tròn''. Nói tóm, khi ta có cái nhìn khách quan vào thực tại, ta sẽ có những cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với những quan điểm, với những người dễ thương hay không dễ thương. - Xưa nay, con người tự động giam hãm chính mình rất nhiều trong ngục tù của thương và ghét, của sư tuyệt đối do con người tự dựng lập ra. Ta không tuyệt đối nhưng ta lại muốn mọi điều chung quanh phải tuyệt đối, nỗi khổ hiện hình lên từ đó. Một khi ''ngộ'' ra điều này, xin hỏi bạn, ai là người có thể giúp ta sống hạnh phúc hơn, tư duy tích cực hơn và hành xử khách quan hơn? - Nếu sống thường tâm niệm ''Đời có chi hoàn toàn Tuyệt Đối'' thì sẽ dễ dàng và dễ chịu trong mọi mối tương giao, hạnh phúc chỉ bắt đầu khi ta biết chuyển một cái nhìn từ nội tại, và hạnh phúc chỉ mở cửa khi lòng ta thực sự mở cửa mà thôi.. - ''Đời không chi tuyệt đối Hãy làm mới cách nhìn!! Khi tâm hồn thay đổi Hoàng hôn hóa bình minh..'' Như Nhiên- TTT Những Gì Ta Chọn.. Ta chọn ngây ngô, khờ khạo Mặc đời thấy thế bảo: '' ngu! '' Sự thật vì khi biết Đạo Hiểu rằng.. tất cả phù du.. - Đời cho bạc tiền là quý Ta thì.. quý sự bình an Mọi thứ trên đời sở hữu Nghĩa lý gì.. bao lo toan? Ta chọn sống đời lành thiện Mặc người bảo ta yếu mềm. Chiến thắng bên ngoài vốn dễ Hơn thắng bản năng thấp hèn?.. - Vì yêu thương mà nhẫn nhịn Bởi nhịn đến chín sự lành Biết tu trong từng ý niệm Thế giới ngưng mầm chiến tranh.. - Ta chọn khoan hòa, thứ tha Nào phải lòng không biết giận Nhưng chẳng muốn xây ngục tù Tự nhốt đời trong oán hận.. Ta chọn sống cùng ngay thẳng, Vì chẳng dối mình được đâu! '' Cây kim nếu nằm trong bọc '' Hỏi rằng dấu được bao lâu? Ta nguyện trọn đời áo nâu Vì muốn quay về Tĩ

Đời không chi hoàn toàn Tuyệt Đối

           Một trong nhiều nỗi khổ tâm của con người khi sống giữa
 đời 
nầy là đòi hỏi sự tuyệt đối ở nơi hành xử của người khác 
dành 
cho ta. Nếu biết sống, ta nên chấp nhận sự tương đối từ những người khác, thì những hạnh phúc sẽ có mặt trong tầm tay, và có ngay phút giây hiện tại trong đời sống .

    Thông thường ai cũng hướng đến cái tuyệt đối để sống, nhưng với tâm lý đó ta sẽ nhận lấy sự bất mãn, thất vọng thường xuyên. Nếu ta biết chấp nhận cái tương đối để sống, ta sẽ có niềm tin tưởng, và lòng ta thêm độ lượng từng ngày.

                Thật ra, nền tảng cuộc sống này xây dựng trên sự hỗ tương. Hỗ tương giữa người nầy và người kia; giữa cái nầy và cái kia; giữa thế giới nầy và thế giới kia; và ngay giữa đời nầy và đời kia.

- Như là môt quy luật muôn đời, không có ai sống mà không chết và cũng không có cái gì chết mà không tái diễn trở lại dưới hình thức nầy hoặc dưới hình thức khác. Vì sống là hỗ tương, nên cuộc sống là tương đối. Cho nên ở trên đời không một ai có thể sống hoàn toàn độc lập và cũng không một ai hoàn hảo tuyệt đối. Sống tuyệt đối là sống mà không chết, hay chết mà không còn tiếp tục luân chuyển tái sinh. Và sống tuyệt đối là sống không còn một chút lỗi lầm, điều này thì chỉ có thánh nhân mới có thể.

Nếu bạn lắng đi cái tâm thành kiến mà nhìn kỹ vào những người mà bạn đang thù ghét nhất, bạn sẽ phát giác một điều thú vị rằng ở nơi họ vẫn đang tiềm tàng những cái thật dễ thương. Cho nên sự dễ ghét, ở nơi những con người mà bạn đang thù ghét ấy, phải chăng cũng chỉ là những cái dễ ghét tương đối?.

Và bạn hãy quan sát khách quan vào những người mà bạn đang yêu thương, trân trọng nhất, thì bạn cũng sẽ thấy ngay trong con người họ vẫn còn có những sơ xuất, lỗi lầm, còn có khá nhiều điểm không ổn và không hoàn hảo. Thế thì, những điễm dễ thương ở nơi những người mà bạn đang quý trọng ấy, cũng chỉ là sự dễ thương tương đối mà thôi?!

- Khi biết rằng: '' Đời không có chi hoàn toàn Tuyệt Đối '', sẽ giúp cho ta tránh và thoát ra được những thù ghét thậm tệ quá đáng đối với những người tạ cho rằng họ không dễ thương.

Và khi biết rằng: '' Đời không có chi hoàn toàn Tuyệt Đối '', sẽ giúp cho ta buông bỏ và thoát ra được những nhiệt tình mê muội, và cư xử cảm tính theo kiểu: '' khi thương trái ấu cũng tròn''. Nói tóm, khi ta có cái nhìn khách quan vào thực tại, ta sẽ có những cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với những quan điểm, với những người dễ thương hay không dễ thương.

- Xưa nay, con người tự động giam hãm chính mình rất nhiều trong ngục tù của thương và ghét, của sư tuyệt đối do con người tự dựng lập ra. Ta không tuyệt đối nhưng ta lại muốn mọi điều chung quanh phải tuyệt đối, nỗi khổ hiện hình lên từ đó. Một khi ''ngộ'' ra điều này, xin hỏi bạn, ai là người có thể giúp ta sống hạnh phúc hơn, tư duy tích cực hơn và hành xử khách quan hơn?

- Nếu sống thường tâm niệm ''Đời có chi hoàn toàn Tuyệt Đối'' thì sẽ dễ dàng và dễ chịu trong mọi mối tương giao, hạnh phúc chỉ bắt đầu khi ta biết chuyển một cái nhìn từ nội tại, và hạnh phúc chỉ mở cửa khi lòng ta thực sự mở cửa mà thôi..

                               - ''Đời không chi tuyệt đối
                                 Hãy làm mới cách nhìn!!
                                 Khi tâm hồn thay đổi
                                 Hoàng hôn hóa bình minh..''
                                                Như Nhiên-
  TTT                


Những Gì Ta Chọn..

Ta chọn ngây ngô, khờ khạo
Mặc đời thấy thế bảo: '' ngu! ''
Sự thật vì khi biết Đạo
Hiểu rằng.. tất cả phù du..

- Đời cho bạc tiền là quý
Ta thì.. quý sự bình an
Mọi thứ trên đời sở hữu
Nghĩa lý gì.. bao lo toan?

Ta chọn sống đời lành thiện
Mặc người bảo ta yếu mềm.
Chiến thắng bên ngoài vốn dễ
Hơn thắng bản năng thấp hèn?..

- Vì yêu thương mà nhẫn nhịn
Bởi nhịn đến chín sự lành
Biết tu trong từng ý niệm
Thế giới ngưng mầm chiến tranh..

- Ta chọn khoan hòa, thứ tha
Nào phải lòng không biết giận
Nhưng chẳng muốn xây ngục tù
Tự nhốt đời trong oán hận..

Ta chọn sống cùng ngay thẳng,
Vì chẳng dối mình được đâu!
'' Cây kim nếu nằm trong bọc ''
Hỏi rằng dấu được bao lâu?

Ta nguyện trọn đời áo nâu
Vì muốn quay về Tĩnh Lặng
Sống thanh thản, bớt mong cầu
Bình yên giữa đời mưa, nắng...

Và thích Cho hơn là Nhận
Cho đi hạnh phúc hơn nhiều!!..
Dù ta không giàu tiền bạc
Xin mãi giàu.. tình thương yêu...

Như Nhiên- ThichTanhTue


佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog