Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

PHATHOC TINHQUANG

Trên các con đường ở Hoa Kỳ,thỉnh thoảng  ở góc đường hay dọc theo con đường,người ta thấy có cắm cây thánh giá và một vài bó hoa giả dưới đất,thì biết là nơi đó từng xảy ra tại nạn làm chết người ,dầu nhìn chung thì không thấy có địa thế gì nguy hiểm.Khi nhìn thấy những hình ảnh nầy,dĩ nhiên người ta sẽ có phản ứng là chạy xe cẩn thận  và chậm lại một cách dè dặt hơn và nơi nầy chắc cũng sẽ ít xảy ra tai nạn hơn trong tương lai?Tương tự như thế,ở VN,người ta hay lập miếu thờ người chết do tai nạn như' miếu thờ ba cô ' ở đèo chuối,trên đường đi lên Đà Lạt,để nhắc nhở khách lưu thông qua nơi nầy nên lái xe cẩn thận hơn,đừng chạy quá nhanh mà thắng xe không kịp,chứ chả ma nào bắt phải thay thế cho mạng của mình cả?Theo giáo lý đức Phật thì bất cứ cái gì xảy ra cho mình thì đều do cái Nghiệp mình tạo ra trong kiếp trước,hay cả trong kiếp hiện tại,không ai có thể sửa đổi được cả ngoài việc phải tự minh phấn đấu để cải nghiệp của mình cho tốt hơn.Khi đức Phật còn tại thế,không thấy đức Phật khuyên tụng kinh siêu độ cho ai sau khi chết cả,vì nếu được như vật thì cần gì phải...tu cho mất công?Con người ta bị cuộc đời trói buộc vì có quá nhiều luyến ái,tham sân si nên mới phải đào thai lại để thỏa mãn các luyến ái nầy,tức là chính cáiTâm luyến ái nó dẩn dắt mình chứ không thế lực ào bên ngoài xúi biểu cả.Bởi vậy,đức Phật mới khuyên con người nên dẹp bỏ tham sân si trong lòng và thực hành bát chánh đạo để tránh nghiệp dữ và đạt đươc sự giải thoát trong Tâm,chính là Niết Bàn.
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
2017.2.25
Kính thưa quí vị,
VP. PHTQ.CANADA trân trọng đa tạ quí vị tiếp sức phổ biến chánh pháp,
chỉ rõ đâu là tà pháp xen lẫn trong sinh hoạt chùa chiền khắp nơi
để bá tánh hiểu rõ đâu là chánh pháp vi diệu.
Chánh pháp áp dụng trong đời sống hàng ngày sẽ giúp đem lại
an lạc và hạnh phúc
giác ngộ và giải thoát
cho bất cứ ai - không phân biệt tại gia hay xuất gia.
 
Tuy nhiên, có vài điều cần hiểu thấu đáo:
 
1. Cần phân biệt trí thức thế gian và trí tuệ bát nhã
Người có học thức, kiến thức thế gian sẽ giúp đời giúp người về phương diện 
đời sống thế gian. 
Những vị này, dù ở các quốc gia văn minh, khoa học tiên tiến, vẫn u mê về 
phương diện tâm linh với đức tin mù quáng.
Người có trí tuệ bát nhã hiểu rằng thế gian vô thường,
nhân sinh vô ngã,
các pháp do nhân duyên sinh và do nhân duyên diệt, 
phân biệt rõ ràng chánh pháp và tà pháp.
 
2. Trên thế gian có rất nhiều tín ngưỡng khác nhau tùy theo dân tộc,
địa phương, xuất xứ, giai cấp, học thức.
Những tín ngưỡng thế gian nếu xâm nhập vào sinh hoạt chùa chiền
- trái với chánh pháp -
thì đúng là tà pháp, ma pháp cần tránh xa,
dù các chuyện người ta tin rằng
đã xen lẫn trong chùa chiền vài trăm năm hay ngàn năm.
Ngay thời Đức Phật tại thế,
cũng đã có biết bao nhiêu tín ngưỡng theo tà đạo.
 
3. Con người ai ai cũng có tâm ma và tâm phật,
tâm ma hành theo tà pháp - tâm phật hành theo chánh pháp.
Tâm ma và tâm phật chỉ cách nhau sợi tơ.  
Tu sĩ hành ma pháp gọi là ma tăng.
Tu sĩ hành chánh pháp là các vị chân tu thực học.

4. Thầy tu chân chánh phải hành chánh pháp, theo chánh đạo
- dù tại gia hay xuất gia.
Thầy tụng 
(gọi đúng là thầy tụng đám ma hay đám cúng) 
chính là 
những người thế gian - giả dạng tu sĩ - bày đủ trò 
cúng kiến, lễ bái, nghi thức 
càng rườm rà phức tạp, vẽ bùa lăng quăng, càng tăng vẻ linh thiêng huyền bí,
càng dễ gạt gẫm người đời (kể cả người có kiến thức rất cao, bằng cấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét