Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Những Tổ chức Kinh tế/Thương mại trong vùng Thái Bình Dương

Chúng tôi mến Tổng Thống Donald TRUMP ở phương diện Ông đã mau mắn thực hiện ngay những điều mà Ông đã hứa trong những ngày đi các nơi tranh cử. Tôi không phải là công dân Mỹ sống trên đất Mỹ và vì vậy tôi chỉ quan tâm đặc biệt đến những quyết định của TT.TRUMP liên quan đến Việt Nam và đến Chệt Cộng. Liên quan đến Chệt Cộng là Chính sách Bảo Hộ Mậu Dịch (Trade Protectionism) sẽ áp đụng cho nước này. Liên quan đến Việt Nam là Tổ chức Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP.
 
Bài này viết về việc TT.TRUMP ký Quyết Định chính thức cho Hoa kỳ rút khỏi Tổ chức TPP liên quan đế Chính sách Kinh tế/Thưnơg mại chung Bảo Hộ Kinh tế/Thương Mại của Mỹ. Chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm sau đây :
 
=> Những Tổ chức Kinh tế/Thương mại trong vùng Thái Bình Dương
=> TT.TRUMP ký Quyết Định chính thức Mỹ rút khỏi TPP
=> Quan điểm của Âu châu về "Ái quốc Kinh tế/Thương mại" của TT.TRUMP
=> Phản ứng chống đối TT.TRUMP rút Mỹ ra khỏi TPP: McCAIN, ÚC & NHẬT
 
 
Những Tổ chức Kinh tế/Thương mại
trong vùng Thái Bình Dương
 
Trong vùng Thái Bình Dương hiện nay có 3 Tổ chứ về Kinh tế/ Thương mại:
 
1)      APEC        
 
APEC được tổ chức thường niên như dịp gặp gỡ giữa các nước thuộc vùng Thái Bình Dương để thảo luận những vấn đề Kinh tế, Thương mại. Đây là Hội Nghị mang tính cách thông tin chứ không có những ký kết bắt buộc thi hành.
 
2)      CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).
           
Hà nội đã bị Trung quốc ép ký 10 thoả ước ( Trương Tấn Sang, Bắc kinh 6/2013) nhằm  sớm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ bành trướng bá quyền qua CAFTA (China Asean Free Trade Agreement) !
 
Tiến sĩ Chan Yuk Wah đã nhận định như sau :
 
... " Thứ nhất, trong kế hoạch Trung Quốc – ASEAN, đường biên giới Việt – Trung là nút quan trọng để Trung Quốc gắn kết với phần còn lại của Đông Nam Á.
 
Quỹ đạo Trung Quốc + ASEAN
 
Bước vào thiên niên kỷ mới, xuất hiện viễn kiến phát triển mới xuất hiện khi Trung Quốc tìm cách thúc đẩy quỹ đạo Trung Quốc + ASEAN. Một số kế hoạch khoanh vùng đặc biệt được giới thiệu từ 2004, ví dụ Khu Kinh tế “Hai hành lang, Một vành đai” (hai hành lang gồm Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; vành đai nghĩa là khu phát triển Việt Nam – Quảng Tây – Quảng Đông và Hải Nam).
 
Ngoài ra, còn có ý tưởng về chương trình hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, chương trình kinh tế “Một trục, Hai cánh” (trục đi từ Nam Ninh đến Singapore; hai cánh là Tiểu vùng Sông Mekong một bên và bên kia là các khu vực cảng Nam Trung Hoa và ASEAN).
 
Tất cả những kế hoạch này là nhằm hướng tới thành lập CAFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN)."
 
Hiệp Hội này không có Hoa kỳ can thiệp vào mà lãnh đạo chính là Trung quốc.
 
3)      TPP (TransPacificPartnership/ Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương)
 
Trường hợp khai sinh
 
TPP khởi đầu là 4 nước và đang được thương thảo để mở rộng ra 12 nước sau đây: Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mã Lai, Mexico, Tân Tây Lan, Peru, Singapore và Việt Nam.
 
Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc, Nhật, Nam Hàn thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Nhưng trong cuộc Họp APEC ngày 12/13.11.2011 tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uc cũng trong ý hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung quốc.
 
Tổ chức TPP như vậy mang tính chất Quân sự, Chính trị, hơn là thuần túy Thương mai để cùng nhau nâng Lợi hach Kinh tế.
 
Những điều kiện đòi hỏi cho Thành viên
 
Hoa kỳ không minh nhiên loại Trung quốc ra khỏi Thị trường Tự do Mậu dịch Thái Bình Dương, nhưng đặt những điều kiện khắt khe cho Hội viên của Hiệp Hội, như:  
 
=>       Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa.
 
=>       Tôn trọng quyền lao động quốc tế
 
=>       Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ
 
=>       Tôn trọng Môi trường
 
=>       Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với Đo-la
 
Những điều kiện trên đây  đụng vào vấn đề LƯỠNG NAN của Cơ chế Chính trị Trung quốc. Phải chăng đây là là những điều kiện bắt buộc Trung quốc phải thay đổi Chính trị, nếu không thì không thể là Hội viên của Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương về Kinh tế/ Thương mại. Những điều kiện này đánh thẳng vào Kinh tế và Chính trị Trung quốc. Nếu khắt khe với Trung quốc như trên, liệu Hoa kỳ và TPP có đòi hỏi xít xao những điều trên đối với Việt Nam hay không ?
 
Đòi hỏi của Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa kỳ
 
Sau đây là thái độ rất chính đáng của Liên đoàn Lao Động Hoa kỳ để bảo vệ sức Lao động cho bất cứ Cộng nhân nào trong mọi thành viên của TPP:
 
Hành pháp Hoa Kỳ còn chịu nhiều áp lực của các tổ chức lao động Hoa Kỳ. Tổng Liên Doàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations viết tắt là AFL-CIO), môt trong những tổ chức lao động lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm 56 công đoàn với 12.5 triệu đoàn viên, tố cáo rằng chương Lao Động của thỏa ước TPP đã không đề cập tới những tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và cũng không hề nói những điều lệ lao động có thể buộc thi hành được hay không. AFL-CIO tuyên bố tiếp rằng AFL-CIO đã tranh đấu cam go để thiết lập được một chương mạnh mẽ về lao động trong thỏa ước TPP hầu bảo đảm rằng công nhân của bất cứ một quốc gia nào trong TPP, kể cả Việt Nam, có thể sử dụng những quyền căn bản như quyền lập hội và quyền thương thuyết tập thể...”
 
Đòi hỏi này là đòi hỏi phải thay đổi chính Cơ chế CSVN
 
 
TT.TRUMP ký Quyết Định
chính thức Mỹ rút khỏi TPP
 
1)      Thông Báo từ Tòa Bạch Ốc
 
Thứ Bảy, ngày 21/01/2017 09:10 AM (GMT+7)
 
Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, Nhà Trắng đã thông báo Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
 
Theo kế hoạch thương mại mới được Nhà Trắng công bố ngày 20.1, Washington sẽ rút khỏi hiệp định TPP và tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Thông báo được phát đi chỉ vài giờ sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.
 
“Chiến lược thương mại mới bắt đầu bằng việc rút khỏi hiệp định TPP và xem xét các hiệp định thương mại mới có lợi cho người lao động Mỹ”, Nhà Trắng thông báo. “Tổng thống Trump cam kết sẽ đàm phán lại hiệp định NAFTA”.
 
Thông báo của Nhà Trắng cho rằng hiệp định TPP có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của những người lao động và nền kinh tế Mỹ.
 
“Trong thời gian dài, người Mỹ buộc phải chấp nhận những hiệp định thương mại dựa trên lợi ích của nhóm cơ hội và những người giàu có hơn là người dân lao động vất vả. Kết quả, các thành phố và thị trấn ở Mỹ phải nhìn các nhà máy và việc làm có thu nhập tốt bị chuyển ra nước ngoài, trong khi Washington phải đối mặt với thâm hụt thương mại và sản xuất suy giảm”, thông báo của Nhà Trắng viết.
 
Chiến lược của tân Tổng thống Trump là ưu tiên rút khỏi vai trò thành viên hoặc đàm phán lại các hiệp định thương mại trong TPP. Ngoài ra, chính quyền mới của Mỹ sẽ đảm bảo rằng “bất cứ hiệp định thương mại mới nào cũng dựa trên lợi ích của công nhân Mỹ”.
Thông báo của Nhà Trắng cũng cam kết sẽ trừng phạt những quốc gia vi phạm các hiệp định thương mại và gây hại cho người lao động Mỹ.
 
 
2)      Chính thức Ký Quyết Định rút khởi TPP
 
Sau khi Tổng Thống TRUMP chính thức ký Quyết Định, Báo Chí và giới Chính trị Ảu châu đưa ra liền những nhận định. Tổng thể, Truyền thông Âu châu, vốn dĩ dễ viết chống đối Mỹ, nhưng lần này, trước những nguy cơ và trịch thượng đến từ Tầu, nghiêng hẳn về quan điểm cho rằng Thế giới Tây phương buộc lòng phải áp dụng thái độ của TT.TRUMP về Kinh tế và Thương mại.
 
Xin xem phản ứng trong phần dưới đ ây.
 
 
Quan điểm của Âu châu về
"Ái quốc Kinh tế/Thương mại" của TT.TRUMP
 
Tờ Báo FINANCIAL TIMES, ngày 24.01.2017, trên trang nhất và chạy 4 cột báo với đầu đề bài về Chính sách Kinh tế của Hoa kỳ như sau : »TRUMP PUTS PROTECTIONISM AT HEART OF US ECONOMIC POLICY/ TRUMP ĐẶT BẢO HỘ MẬU DỊCH Ở TRỌNG TÂM CHỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ HOA KỲ ». Tại Hội Nghị DAVOS Thụy sĩ đầu năm Dương Lịch mới đây, Tập Cẩm Bình mang sang một Phái đoàn tham dự hùng hậu như trấn át gồm 200 người và quảng cáo cho chủ trương của Tầu là « GLOBALISATION COMMERCIALE/ TOÀN CẦU HÓA THƯƠNG MẠI » nhằm kêu gọi Thế giới chống lại Chính sách Kinh tế/ Thương mại của TT.TRUMP. Như vậy, Tập Cẩm Bình công khai và đơn phương kêu gọi Thế giới chống lại Chính sách Kinh tế/Thương mại của Hoa kỳ với Chủ trương « TRADE PROTECTIONISM/ BẢO HỘ MẬU DỊCH » mà một số nhà Kinh tế và Chính trị gia Âu châu chấp nhận đường lối của Tổng Thống Trump và muốn gọi Chủ trương ấy bằng danh hiệu « dễ thương » là “PATRIOTISME ECONOMIQUE & COMMERCIAL/ ECONOMIC & TRADE PATRIOTISM/ ÁI QUỐC KINH TẾ & THƯƠNG MẠI »
 
Bỏ TPP để bảo vệ trọng tâm Chính sách Kinh tế "Protectionism"
 
Trung Tâm điểm của Chủ trương Kinh tế/Thương mại của Hoa kỳ lúc này là Bảo Hộ Mậu Dịch (Trade Protectionism). Chính vì vậy mà việc Hoa kỳ rút ra khỏi Tổ chức Tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP là một điều HỮU LÝ và TẤT YẾU. Thực ra Tổ chức TPP là một Tổ chức hỗn tạp, hổ lốn, không đem lại lợi ích cho Hoa kỳ. Nhìn kỹ thì thấy rằng Tổ chức TPP mang lại quyền lợi Kinh tế lớn nhất cho Nhật Bản chứ không phải cho Hoa kỳ. Thêm vào đó, trong Tổ chức, có tên đầy tớ trung thành của Tầu là Cộng sản Việt Nam. Qua đầy tớ này, Tầu Cộng chắc chắn gian xảo để chuyển hàng hóa qua Mỹ.
 
Truyền Thông của Âu châu phản ứng đối với Chính sách "Economic & Trade PATRIOISM" của TT.TRUMP với những thông tin đầy thiện cảm:
 
a)         Các Đài Truyền Hình
  
Thông Tin và Bình Luận liên hệ đến Toàn Cầu Hóa của Tập Cẩm Bình tại Davos
 
b)         Tranh cử Phàp:
 
Manuel VALLS kêu gọi Âu châu đừng "khờ khạo" đối với Tầu nữa mà hãy cảnh giác trước những bất ổn của Toàn Cầu hóa của Trung quốc
 
Francois FILLON, Marine LE PEN, Benoit HAMON: Marine LE PEN hoàn toàn chấp nhận Chính sách Kinh tế/ Thương mại của TT.TRUMP và có nhiều may mắn thắng cử.
 
c)         Nhật Báo LE TEMPS, Thụy sĩ, bình luận những ảnh hưởng của Chính sách của TT.TRUMP lên Á châu:
    
* Tiền Á châu xuống
           
* Xuất cảng xuống
           
* Tầu thất thoát trong năm 2016 số lượng ngoại tệ 730 Tỷ Đo-la Mỹ ra nước ngoài và buộc lòng phải đưa ra những biện pháp ngăn cấm cứng rắn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
 
 
Phản ứng chống đối TT.TRUMP
rút Mỹ ra khỏi TPP: McCAIN, ÚC & NHẬT
 
McCAIN phê bình việc Hoa kỳ ra khỏi TPP. Ông ta công kích như vậy, tỏ ra ông không hiểu về những gian xảo thương mại của Tầu đã nhiều năm qua làm thiệt hại Kinh tế Hoa kỳ như ngày nay. Nước Nhật đã nhiều năm ngầm yểm trợ cho CSVN. Ngày nay, Thủ tướng Nhật muốn đi gây áp lực để Tổng thống Trump trở lại với TPP. Đây là việc làm mang hại cho Chủ trương Kinh tế/Thương mại của Hoa kỳ mà Tờ báo FINANCIAL TIMES đã bình luận rất rõ qua đầu đề mà chúng tôi đã nêu ra trên đây : « TRUMP PUTS PROTECTIONISM AT HEART OF US ECONOMIC POLICY ». Nhật Bản nghĩ đến thu thập quyền lợi  cho mình hơn là nghĩ đến những thiệt hại Kinh tế của Mỹ khi đi vận động áp lực để Hoa kỳ trở lại với TPP.
 
Xin đọc Bản Tin dưới đây về thái độ của Nhật và Úc châu :
 
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng
sẽ tiếp tục trình bày với tân chính phủ Mỹ về TPP
 
“Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng sẽ tiếp tục trình bày với tân chính phủ Mỹ về tầm quan trọng của hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng đàm phán bản hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.
 
Hôm nay khi ra điều trần trước Quốc Hội, Thủ tướng Abe từ chối dự đoán chính sách kinh tế của Tổng Thống Donald Trump, nói rằng cần phải chờ thêm một thời gian nữa mới biết được tân tổng thống Hoa Kỳ muốn gì, chính sách kinh tế, thương mại, sẽ được thực hiện ra sao.
 
Trong thời gian vận động tranh cử, Tân Tổng Thống Trump tỏ ý ủng hộ các cuộc đàm phán kinh tế song phương, không hài lòng với những bản hiệp định thương mại đa quốc gia. Ngay trong ngày đầu làm việc, ông ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đúng như lời ông cam kết với cử tri.
 
Tân Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nhiều lần gọi TPP là thảm họa cho nước Mỹ, vì không giúp phát triển kinh tế mà còn khiến công nhân Hoa Kỳ mất việc làm.
 
Cũng cần nói thêm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, chính phủ Úc nêu ý kiến mời Trung Quốc thay thế. Ý kiến này không được sự ủng hộ của Nhật Bản.”
 
 
Chúng tôi sẽ khai triển những lý do khiến Hoa kỳ không thể không bỏ TPP hay nói cách khác những áp lực để  Mỹ trở lại TPP đều mang ý nghĩa phản bội lại quyền lợi của Hoa kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét