Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Vì sao những người Úc này cưới vợ Trung Quốc rồi đều ly hôn?...

Người phương tây với những kiến thức văn minh nhân văn khác châu Á nên còn thắc mắc lý do tại sao , chứ nguời Việt Nam mình thì biết quá ...  Những người phụ nữ Trung Quốc thời đây là sản phẩm của một đất nước sống với chủ nghĩa cộng sản lâu năm , Có thể mô tả đa số họ là : người giàu thì thực tế thực dụng một cách vô duyên , người nghèo thì thô bỉ bần tiện quê mùa . Chính lối sống với chủ nghĩa cộng sản đã làm băng hoại nhân cách và tư cách của con người. 


Vì sao những người Úc này cưới vợ Tàu đều ly hôn?

Trên tài khoản cộng đồng Wechat nước ngoài hiện có một bài viết rất được chú ý, nội dung là những đoạn phỏng vấn một số người phương Tây cưới vợ Trung Quốc, họ đã chân thành bộc bạch về kết cục không mấy vui vẻ của cuộc hôn nhân ngoại quốc này. 
Đàn ông Úc muốn cưới vợ Trung Quốc, đa phần họ đều đọc các tác phẩm văn học, nghe người ta nói mà cho rằng phụ nữ phương Đông chung thủy, dịu dàng, chân thật, chịu khó, vì vậy có rất nhiều người đàn ông Úc muốn cưới vợ Trung Quốc vì thích văn hóa phương Đông. Vậy nhưng có nhiều người Tây phương sau khi lấy vợ người Trung Quốc xong thì lại ly hôn, rút cuộc là vì sao? Một trong số các nguyên nhân là do sự xung đột về tính cách, ngoài ra cũng có yếu tố khác biệt văn hóa Đông-Tây.
STEVEN (kiến trúc sư, yêu thích kinh kịch Trung Hoa, từng lặn lội từ xa đến Trung Quốc 2 năm để học kinh kịch)
“Tôi kết hôn cùng vợ được 3 năm và đã ly hôn rồi. Thật ra cuộc sống chung của chúng tôi chỉ được vài tháng vui vẻ, nghĩ kỹ lại thì vài tháng đó là sự mơ mộng hão huyền của tôi đối với tình yêu chứ không phải là từ hai phía. Khi đó tôi đang du học ở Trung Quốc, cô ấy là giáo viên ở trường tôi, tôi thích sự giản dị và dáng người nhỏ bé của cô ấy.
Có thể là đa phần phụ nữ Trung Quốc đều không xem trọng việc xây dựng tình yêu của mình, ví dụ như mỗi ngày vợ chồng đều ôm hôn nhau, đây là biểu hiện của tình yêu, cô ấy không chủ động, khi chồng ôm, cô ấy cảm thấy là dư thừa, không trân trọng. Cô ấy chưa từng nói cảm ơn và xin lỗi chồng, đây là điều tôi cảm thấy không chịu được, tôi có nhắc nhở nhiều lần thì cô ấy nói rằng giữa vợ chồng thì không cần phải như thế. Tôi cảm thấy là cần, dù có thân thiết thì cũng là hai cá thể độc lập. Chúng ta nên quý trọng những gì mà đối phương dành cho mình, bản thân làm sai thì phải xin lỗi.”
anh chàng đẹp trai TQTình yêu cần đến từ 2 phía. (Ảnh: Pixabay)
MACK (nhiếp ảnh gia, đã từng đi khắp Trung Quốc, cưới một người vợ Trung Quốc nhờ bạn bè giới thiệu)
“Tôi đã từng đi rất nhiều thành phố ở Trung Quốc, tôi thích món ăn Trung Hoa và cũng có rất nhiều bạn bè ở đó, nhờ bạn giới thiệu nên tôi đã cưới một người vợ Trung Quốc. Trước khi kết hôn, cô ấy rất tốt bụng, ôn hòa, hiền hậu, dịu dàng. Nhưng khi vừa mới kết hôn, cô ấy lập tức có mong muốn rất mãnh liệt là biến tôi thành cô ấy, lúc nào cũng quản lý tôi, can thiệp vào việc của tôi. Nghe nói đa phần phụ nữ Trung Quốc đều như thế.
Ví dụ như có người gọi điện thoại đến, dù tôi ở nhà, cô ấy cũng phải hỏi “Anh/cô là ai?”, đây là điều mà văn hóa phương Tây không chấp nhận được nhất. Nếu là một người phụ nữ phương Tây thì hẳn sẽ nói “Xin đợi một lát”. Nếu tôi không có ở đó, cô ấy nên nói “Xin hỏi anh/chị có muốn nhắn gì cho anh ấy không?”, nếu đầu dây bên kia muốn nhắn gửi gì đó thì là việc khác.
Cô ấy còn thì tùy tiện bóc thư của tôi, điều này khiến tôi không vui, thậm chí là tức giận, vì ở Úc thì đây là hành vi phạm pháp. Tôi từng nói chuyện với cô ấy nhiều lần nhưng cô ấy chẳng những không chấp nhận mà còn khóc lóc thương tâm và nói: “Anh có chuyện gì giấu em à?” Cô ấy không hiểu được ý nghĩa của nhân quyền và không gian riêng tư đối với mỗi cá nhân.
 Vì sao những người Tây phương này cưới vợ Trung Quốc rồi đều ly hôn?(Ảnh: Shutterstock)
Đặc biệt là cô ấy không thích nói rõ ràng về tiền bạc, vợ chồng ở Úc đều có tài khoản tiết kiệm của riêng mình, ngay cả các việc chi tiêu đều nói rõ ràng là ai chi trả bao nhiêu. Nhưng cô ấy không đồng ý, cô ấy muốn tính toán trong đầu. Khi bạn bè cùng đi ăn, mỗi người tự trả một phần, cô ấy nói người ta không có tình nghĩa. Hơn nữa cô ấy còn luôn nghĩ rằng “sống là người của anh, chết là ma của anh”.
ADVERTISEMENT
Thật ra thì cuộc hôn nhân của chúng tôi đã tan vỡ từ lâu rồi, cô ấy vẫn khoe khoang với bạn bè rằng tôi không chịu rời khỏi cô ấy. Hơn nữa cô ấy còn nhiều lần thương lượng với tôi là làm gì cũng được, chỉ cần tôi giữ thể diện cho cô ấy, đây là điều mà tôi không thể hiểu nổi. Khi chúng tôi xảy ra mâu thuẫn, hai người không thể ngồi xuống cùng giải quyết, mà lại tìm người ngoài giúp đỡ, cô ấy cứ tìm bạn bè và người thân của tôi.
Tôi chưa bao giờ từ chối nói chuyện với cô ấy, khi chúng tôi không thể thỏa hiệp vì vấn đề gì đó, cô ấy không chịu nhường mà còn uy hiếp, tìm sơ hở từ tờ khai thuế của tôi. Tôi không muốn sống tiếp với người phụ nữ như vậy nữa, cô ấy nghĩ rằng ly hôn chính là hủy hoại cô ấy, mà không hiểu rằng cuộc đời có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào.”
HEYWARD (nhân viên ở phòng thí nghiệm thuộc trường Đại học Sydney)
“Lý do khiến tôi không thể sống cùng vợ được nữa là vì vấn đề ăn uống. Người Trung Hoa thích những món chiên xào, còn nhà ở Úc đều có máy báo cháy, hễ có dầu hay khói là sẽ báo động khiến cả khu vực đều nghe thấy, cảnh sát sẽ cho xe cứu hỏa đến, hơn nữa khắp nhà còn đầy mùi dầu mỡ.
Cô ấy không thể không ăn món xào được, tôi nhắc cô ấy đừng ăn quá nhiều muối, cô ấy lại nói rằng họ đời đời đều như thế cả, bữa sáng cũng phải xào nấu, cuộc sống đều chỉ xoay quanh chuyện ăn, vui ăn một bữa to, giận cũng phải ăn no nê.
Người Trung Quốc thích xào thức ăn, còn người phương Tây thì không như vậy. (Ảnh: Shutterstock)
Cô ấy không thể không ăn nước tương, còn tôi thì không thể không ăn phô mai, vì vậy mà rất khó điều chỉnh khi ăn uống. Tôi uống cà phê, cô ấy uống trà, tôi sợ dầu và muối, cô ấy thì không có dầu sẽ ăn không ngon. Cùng ăn cơm là niềm vui của vợ chồng, nhưng chúng tôi thì chẳng thể hưởng thụ được.
Cô ấy mặc quần áo chỉ cần thích là đi bất cứ đâu cũng mặc, nhưng người Úc thì mặc tùy ý ở nơi thoải mái, còn ở nơi trang trọng thì rất nghiêm túc. Điều khiến tôi sợ nhất là cô ấy thường xuyên mặc váy khi đi xe đạp, hễ mà có gió là sẽ rất khó giữ váy, tôi bảo cô ấy đừng mặc như thế, cô ấy lại nói phụ nữ Trung Quốc đều mặc thế đấy.
Cô ấy nói lớn tiếng trong quán ăn, mọi người xung quanh quay lại nhìn, cô ấy xem như không có gì. Tôi nói rằng các quán ăn ở Úc đều không có ai nói lớn tiếng, cô ấy thì nói miệng của cô ấy, ai quản được. Những điều nhỏ nhặt này dần tích tụ sẽ gây ra mâu thuẫn, người Úc trước 2 tuổi là đã được giáo dục đạo đức, không được vứt vỏ trái cây bừa bãi, tôi thì lúc nào cũng phải nhắc cô ấy, sống như vậy mệt quá.”
RAV (giảng viên khoa nhân chủng học, yêu thích văn hóa Trung Quốc)
“Tôi và vợ người Trung Quốc viết thư qua lại suốt nửa năm mới gặp nhau, lần đầu chúng tôi chọn gặp ở Thái Lan, chúng tôi cùng trải qua 18 ngày vui vẻ. Cô ấy là một giảng viên tiếng Anh ở trường đại học, hơn nữa còn là thạc sĩ.
Vốn dĩ bảo hiểm y tế của Úc là mỗi nửa năm phải kiểm tra sức khỏe một lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị, nhưng cô ấy không chịu kiểm tra. Đối với một người có giáo dục thì thái độ đối với sức khỏe cũng là một sự văn minh.
Do sự khác biệt về văn hóa hai nước, những việc có vẻ như rất bình thường đối với cô ấy thì trong mắt tôi lại rất cổ lỗ và không văn minh. Cô ấy thích giúp đỡ người khác là điều tốt, tôi rất thích, nhưng cô ấy đẩy cho tôi những việc mà mình không làm được thì tôi không chấp nhận nổi. Cô ấy còn yêu cầu tôi viết thư mời giả để bạn cô ấy được đến Úc, nhưng đây là hành vi phạm pháp, tôi thực sự coi thường việc đó.
Còn nữa, ví dụ như khi cô ấy ở nhà, có người gọi điện thoại đến tìm cô ấy, nhưng lại bảo tôi nói là cô ấy không có ở nhà. Tôi rất bất ngờ, việc cô ấy ở nhà là sự thật, cô ấy có thể từ chối nói chuyện với người khác, hẹn hôm khác rồi nói, như vậy không được sao? Cô ấy nói đây không phải là nói dối, người Trung Quốc dùng cách này để từ chối lịch sự với bạn bè.
Theo văn hóa của tôi thì nếu cô ấy có thể phủ nhận sự thật là cô ấy ở nhà, thì những việc khác làm sao tôi tin được cô ấy đây? Cô ấy nói là ở Trung Quốc cần phải nói dối, nếu trực tiếp từ chối người khác như ở Úc thì người ta sẽ tức giận.
Sự rạn nứt lớn nhất giữa tôi và cô ấy là ý thức pháp luật. Vào giai đoạn tình cảm của chúng tôi phát triển cao nhất trước khi cưới, cũng chính là vào ngày đính hôn, tôi tặng cho cô ấy một chiếc nhẫn. Đó là một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi ngồi ở sau vườn nhà tôi, những quả chanh vàng ươm trên cành, giống như những chiếc đèn lồng nho nhỏ, tôi hái hoa hồng đủ màu sắc cắm trên bàn, trên mặt cô ấy nở nụ cười hạnh phúc.
Tôi cầm một bản công chứng tài sản ra giải thích với cô ấy rằng trước khi đi đăng ký kết hôn, chúng ta cần điền vào tài liệu này và ký tên. Toàn bộ tài sản trước hôn nhân của tôi không có liên quan đến cô ấy, dù sau khi tôi qua đời hoặc cuộc hôn nhân của chúng tôi gặp bất cứ vấn đề nào dẫn đến ly hôn. Toàn bộ tài sản của tôi sẽ ủy thác cho luật sư giao cho người được ủy nhiệm trong di chúc xử lý.
Buổi đấu giá và chúc thư cuối cùng(Ảnh: Shutterstock)
Khi đó cô ấy trở mặt, cô ấy cho rằng tất cả đều thuộc về cô ấy, vợ chồng không nên phân chia tài sản rõ ràng, nếu không nghĩa là tôi không thật lòng. Thật ra tôi dám nói rằng bất cứ người Úc có tiền nào cũng sẽ không cưới một người phụ nữ bắt họ giao hết tài sản cho cô ấy. Có rất nhiều người Úc đều sẽ hiến phần lớn tài sản của mình khi còn sống cho ngành nghề mà họ yêu thích, để lại một phần rất nhỏ cho người vợ sống cùng mình.
Cô ấy miễn cưỡng kỹ tên, rồi khoảng thời gian sau đó, hễ không vui là cô ấy sẽ nhắc lại chuyện này, tôi có thể thấy rằng cô ấy cũng không phải là người ham tiền, nhưng do văn hóa của mình nên cô ấy không vui. Cô ấy xem việc tôi giao tất cả tài sản cho cô ấy là tiêu chuẩn của tình yêu. Thật ra con người ta yêu thương nhau nên dùng tình yêu của mình để đổi lấy tình yêu của người kia thì tình cảm mới sống mãi được, không có ai được lấy mọi thứ của ai cả.
Vợ tôi từng đề nghị đôi bên cùng nhượng bộ nhau một nửa, tôi đã suy nghĩ kỹ về đề xuất này, nếu vậy thì có nghĩa là trong phân nửa thời gian, tôi phải sống uất ức, không vui vẻ; cô ấy cũng phải như thế, cộng lại là nửa đời người, có nhất thiết phải thế không? Liệu có quá tàn nhẫn với ý nghĩa cuộc sống chăng?
Sau nhiều lần thảo luận, cô ấy đã hiểu. Khi chia tay, chúng tôi đều không hề cãi vã, sự bình tĩnh của cô ấy khiến tôi thấy được sự tự tôn của người phụ nữ trí thức phương Đông.”
Minh Ngọc

Vì sao rất nhiều người Trung Quốc “chửi Mỹ” nhưng vẫn gửi con sang Mỹ?

  • Ngọc Trúc
  • Thứ Hai, 09/04/2018 • 19.3k Lượt Xem
Mới đây, bài viết của một người Trung Quốc về nước Mỹ được đăng tải đã thu hút cộng đồng mạng đọc cũng như bình luận.
Nội dung bài viết như sau: 
Dù đi Mỹ du học hay sinh con, rất nhiều người Trung Quốc đều có “giấc mơ Mỹ”. Thế nào là Giấc mơ Mỹ? Cụm từ này xuất hiện đầu tiên trong quyển “Thiên hùng ca Mỹ” (The Epic of America) của James Adams vào năm 1931. Ông viết: “Giấc mơ Mỹ nghĩa là khát vọng được sống trên mảnh đất có thể khiến con người ta sống đủ đầy sung túc, mỗi người đều có cơ hội thực hiện giá trị của bản thân.”
Vậy thì, nơi tràn đầy sự đam mê và mơ ước này rốt cuộc phát triển đến mức nào? Hai người bạn sống ở Mỹ sau đây sẽ giải thích cho chúng ta từ những góc độ khác nhau.

I. Đầu tiên, chúng ta hãy lắng nghe Blue Sun nhận xét anh đánh giá từ các mặt “vật giá, bảo vệ môi trường, nhân văn và khoa học kỹ thuật”.

Tôi từng sống ở 5 thành phố của Mỹ là Buffalo, Binghamton, New York, Stamford và Dallas hơn nửa năm và cũng đi du lịch hết một vòng bờ Tây, hẳn là có thể trả lời một cách khách quan và hệ thống.
Do người hỏi không định nghĩa khái niệm “phát triển”, nên đầu tiên tôi định nghĩa “phát triển” là tiên tiến hơn các quốc gia khác, mà không chỉ phát triển về mặt kinh tế hoặc vật chất.
Việc định nghĩa là rất quan trọng, bởi vì tôi nghĩ rằng đa phần mọi người trong nước (Trung Quốc) đều có những hiểu lầm nhất định về sự phát triển của Mỹ.
nước MỹNew York, Mỹ. (Ảnh: Pixabay)
Khi nói đến nước Mỹ, phản ứng tự nhiên của mọi người đều giống như bức ảnh trên đây, những tòa nhà cao tầng, các loại cơ sở hạ tầng cao cấp, nào là tòa nhà Empire State, Tháp đôi, dù sao thì dựa vào sự tiên tiến là được. Thật ra thì đây là sự hiểu lầm lớn nhất về nước Mỹ, bức ảnh trên đây là ở New York.
Có một câu mà người Mỹ hay nói: Trên thế giới có hai nước Mỹ, một là Hoa Kỳ, hai là New York.
Trên thực tế, New York khác hoàn toàn so với bất cứ nơi nào khác ở Mỹ. Los Angeles được xem là thành phố gần nhất với New York, nhưng vẫn cách New York rất xa. Lấy một ví dụ đơn giản mà trực tiếp nhất, giá thuê một căn nhà một phòng ngủ ở Manhattan (New York) là 3.500 đô la/tháng, khi tôi sống ở Dallas, một căn nhà một phòng ngủ lớn hơn căn ở New York 30% có giá thuê là 750 đô la/tháng. New York và những nơi khác ở Mỹ thật sự là hai thế giới khác nhau.
90% các nơi ở Mỹ mỗi gia đình sống trong một căn nhà độc lập, một gara, hai đến ba chiếc xe. Trông có vẻ rất đã, thật ra sau khi tự mình trải nghiệm thì tôi bày tỏ rằng một người đến từ thành phố lớn như tôi thật sự không chịu nổi. Ở Trung Quốc, biệt thự đều nằm trong khu vực sinh hoạt tiện lợi, ra đường ăn cơm, đi siêu thị hoàn toàn không có gì khó khăn, đi tàu điện ngầm cũng rất dễ dàng. Nhưng nhà ở Mỹ đều nằm ở nơi rất vắng vẻ, tôi ăn cơm mà phải mất đến 10 phút lái xe.
Vì vậy nếu cách hiểu của bạn về sự phát triển của nước Mỹ là những tòa nhà cao ốc thì tôi có thể cho bạn biết rằng bạn hoàn toàn nghĩ sai hướng rồi. Nhưng quả thật Mỹ rất phát triển ở những đều sau đây:

1. Vật giá

Vật giá của Mỹ so với thu nhập của người dân thì khá rẻ, nhờ có sự lạm phát khá thấp nhiều năm qua. Tầng lớp thấp thông thường (chú ý, tôi nói đến tầng lớp thấp, nói về “giới tinh hoa” có mức lương khoảng vài triệu đô một năm thì không có ý nghĩa gì cả), nếu cố gắng làm việc, thu nhập hàng năm của họ có thể vào khoảng 5.000 đô la (thuê được một căn nhà 4 phòng ngủ). Về thực phẩm thì ở Mỹ một tuần đi siêu thị một lần tiêu khoảng 120 đô la ăn được hơn một tuần. Quần áo, máy móc thì không cần nói, cả thế giới hẳn là ở Mỹ và Hong Kong là rẻ nhất rồi. Mua iPhone 6 cũng khoảng 700 đô, ở Trung Quốc hình như là đắt hơn nhiều, dù sao thì đây cũng là hàng do Mỹ sản xuất.
Vài ngày trước tôi có trò chuyện với bạn bè về vật giá, một hộp cầu gai (xin lỗi, tôi ăn uống có hơi xa xỉ) là 6 đô la, vào khoảng 36 tệ. Bạn bè nói ở Trung Quốc phải mất hơn 60 tệ.
Mua xe cũng vậy. Công nhận là rất rẻ. Một chiếc xe BMW bán lại cũng chỉ 30.000 đô, một chiếc Land Rover mới thì 120.000 đô.
Tổng hợp lại, vật giá so với thu nhập của người dân Mỹ thấp hơn Trung Quốc rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên điều này là thứ hạng của đồng đô la trong thanh toán quốc tế, vì vậy mỗi lần phát hành tiền giấy đều sẽ không tạo nên sự lạm phát quy mô lớn, vật giá luôn được giữ ổn định. Đối với vấn đề này thì không nói ở đây nữa, tôi có thể viết một bài trả lời khác.

2. Bảo vệ môi trường

Manhattan, Mỹ.
Đây là bức ảnh phản ánh rất rõ vấn đề được đăng tải trên tờ Tạp chí Địa lý Quốc gia không lâu trước đây đã làm nhóm bằng hữu của chúng tôi “nổ tung” lên. Trên mảnh đất vàng Manhattan mà vẫn còn có thể giữ được 30% công viên thành phố, về cơ bản đây chính là sự bảo vệ môi trường của người Mỹ.
Ý thức bảo vệ môi trường của Mỹ rất mạnh, về cơ bản, ngành công nghiệp nặng đều được dời ra nước ngoài hoặc những nơi xa xôi của Mỹ, ở những khu vực đông dân không hề có các ngành công nghiệp ô nhiễm quy mô lớn.
Chất lượng thực phẩm nếu không tính đến thực phẩm biến đổi gen, thì thực phẩm ở đây vô cùng vô cùng tốt, còn có đại siêu thị Whole Foods chuyên bán thực phẩm hữu cơ, thực phẩm ở đó đều được xác nhận không có chất phụ gia, nhưng giá đắt hơn siêu thị bình thường rất nhiều.
Không khí, nguồn nước, thực phẩm, xét về mặt bảo vệ môi trường thì quả thật người Mỹ rất yêu nước, ở Mỹ có khoảng mấy trăm công viên quốc gia, họ luôn gằng hết sức trong trong vấn đề bảo vệ môi trường.

3. Nhân văn

Tôi phải nhấn mạnh điều này. Tinh thần nhân văn của người Mỹ là nhất nhì thế giới trong mắt tôi.
Tôi từng đi rất nhiều nơi, châu Âu, Canada, Nam Mỹ, Nhật Bản, Đông Nam Á… So với chủ nghĩa tự do của châu Âu và chủ nghĩa cực giản của Nhật Bản (chúng ta không so sánh sự phát triển về kinh tế với nhân văn nữa, như vậy chẳng phải là làm khó nhau sao) thì tinh thần nhân văn của người Mỹ nặng ở hai chữ tôn trọng.
Tôn trọng sinh mạng và sự tự do của mỗi con người. Những lời này không hề sai. Ở New York, mọi người thường có một câu cửa miệng là “Don’t Judge”, nghĩa là đừng phán xét, đánh giá. Có một tư tưởng ăn sâu vào lòng người Mỹ đó là chỉ có Thượng Đế mới có khả năng phán xét một con người. Chúng ta đều không phải là Thượng Đế, vì vậy mọi người đều bình đẳng, không có ai có quyền và có khả năng phê phán đời sống của người khác.
Vì thế, ‘hiện tượng văn hóa’ điển hình của New York chính là ở trạm tàu điện ngầm có những người hát rong. Ngoài những người hát rong, còn có những người vô gia cư ca hát, nhảy múa, kể chuyện ở trạm tàu điện ngầm hoặc trong toa tàu, sau khi biểu diễn xong, họ cúi đầu và nói “Xin cảm ơn bất cứ khoản quyên góp nào của các hành khách, chúc mọi người có một ngày tốt lành”. Bản chất là người ăn xin, nhưng họ không hề tự ti, thấp kém.
Một tài xế lái xe hàng có thể nói một cách tự tin trước Obama rằng “Tuy ông là người da màu, nhưng tôi rất xem trọng ông đấy, hãy làm thật tốt”. Thái độ không hề sợ hãi trước công quyền này xuất phát từ tư tưởng tôn trọng cá nhân đã ăn sâu trong lòng người dân Mỹ. Tôi đã nhận được sự tôn trọng, tôi lại không làm việc gì xấu, vì sao tôi phải cúi đầu trước Tổng thống chứ? Tại sao tôi không thể cười lớn vỗ vai và chụp ảnh cùng ông ấy?
Điều thú vị là khi tôi chia sẻ những điều này với bạn bè trong thời gian về nước, đa phần mọi người đều nói với tôi: “Tôn trọng hoàn toàn chẳng có tác dụng gì cả, làm những điều này thì được cái gì, chi bằng kiếm tiền phát triển kinh tế đi”.
ADVERTISEMENT
“Tôi không kiếm nhiều tiền bằng bạn, tôi không đẹp trai bằng bạn, vợ tôi không đẹp như vợ bạn, tôi còn có một đống thứ không bằng bạn, nhưng tôi là tôi, tôi có quyền sống theo cách của mình, bạn không có quyền phê phán tôi”. Những người thuộc tầng lớp thấp chưa từng sống ở Mỹ rất khó mà thẳng thắn nói được câu này, đây là sự khẳng định lớn nhất mà xã hội dành cho mỗi cá nhân.

4. Công nghệ

Đây là điều then chốt quyết định việc nước Mỹ có thể tiếp tục phồn vinh trong mấy mươi năm nữa hay không. Giá trị thanh toán mạnh của đồng đô la khiến nhiều ngành sản xuất ở Mỹ dời ra nước ngoài, họ hy vọng dùng số ngoại tệ kiếm được nhờ bán nguyên vật liệu để mua những thứ mà mình không sản xuất được. Ví dụ như máy bay, vũ khí, thuốc chống ung thư, công nghệ không gian… Vì vậy việc nước Mỹ đi con đường khoa học kỹ thuật hoàn toàn không phải là trùng hợp, mà là điều tất yếu của lịch sử.
Thung lũng Silicon đã hỗ trợ cho sự phát triển hưng thịnh của của Mỹ trong 10 năm đầu của thế kỷ 21. Google, Facebook. Twitter, Tesla… Không thể không nể phục, tất cả những phát minh lớn có tính đột phá của thế giới trong gần 20 năm qua (các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, xe điện) đều được sáng tạo ra ở Mỹ.
Vị thế của đồng đô la trong hệ thống tiền tệ thế giới khiến cho nguồn vốn của nước Mỹ dồi dào, có thể thực hiện các cuộc đầu tư quy mô lớn -> tinh thần nhân văn phát triển mạnh khiến những ý tưởng khoa học kỹ thuật mới ở Mỹ được sản sinh ra dễ dàng -> môi trường sống tốt và mức vật giá thấp thu hút nhân tài từ các dân tộc khác có xu hướng di cư đến Mỹ.
Nguồn vốn + tư tưởng + nhân tài = Công nghệ cao.
Hoàn toàn không có nhiều sự ngẫu nhiên như thế, có rất nhiều thứ đều là tất nhiên. Đối với tôi, ưu thế công nghệ của Mỹ còn có thể kéo dài được ít nhất đến giữa thế kỷ 21, trong một khoảng thời gian ngắn có thể tìm được một trung tâm công nghệ so được với Thung lũng Silicon là điều không thể.
Khi mà khoa học công nghệ mới nhất luôn được phát minh ra ở nước Mỹ, thì khả năng sản xuất và quyền chủ động nâng cao hiệu suất sản xuất đều được nước Mỹ nắm chặt trong tay….

II. Ting Zhou xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân để trình bày về những hiểu biết của mình đối với mức độ phát triển của nước Mỹ.

Sự phát triển của Mỹ không nằm ở việc những nơi phát triển nhất phát triển đến mức nào, mà nằm ở những người nghèo nàn lạc hậu nhất cũng không quá bần cùng lạc hậu nếu so với các quốc gia khác.
Sau khi bạn đến những ngôi làng rất hẻo lánh ở Mỹ, nhìn thấy những nơi đó cũng không thiếu điện, nước hay mạng internet, vật giá của những đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt cơ bản cũng không cao, bạn sẽ hiểu vì sao nước Mỹ lại “phát triển”.
Tôi xin được bổ sung một số kinh nghiệm cá nhân. Ở các thành phố lớn và nông thôn của Mỹ đều có người nghèo. Người giàu thường sống trong những khu vực vệ tinh nằm ở ngoại ô các thành phố lớn.
Vài năm trước, trong một lần làm nhân viên hợp đồng của trường học, tôi có đi đến một thị trấn nhỏ hẻo lánh ở vùng cực Nam của châu Mỹ mà wikipedia gọi nơi đó là “làng”, tên cụ thể thì tôi không nói thêm, thu nhập trung bình của chủ hộ ở đó là 19.511 đô la/năm, thu nhập của cả gia đình là 28.124 đô la/năm. Điều này có nghĩa gì ư? Thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở Mỹ khoảng 50.000 đô la/năm, lương kỹ sư ở Thung lũng Silicon khoảng 100.000 đô la vào mức nghèo. Thị trấn này còn là làng, nghèo đến mức không bằng một nửa mức trung bình của cả nước.
Ở ngôi làng nghèo khó này, tuy không có Walmart và McDonald, nhưng vẫn đảm bảo điện, nước, mạng, hơn nữa còn có trường học, bao gồm từ tiểu học đến cấp ba, đảm bảo học sinh có xe đưa đón (đương nhiên cũng bao gồm trong thuế), cơ sở vật chất của trường đầy đủ, có mấy phòng máy (tôi đến để hỗ trợ lắp máy), thư viện, không hề thua kém trường trung học ở thị trấn nơi tôi sống.
Hiệu trưởng còn viết một lá thư về việc mua máy tính mới, mở đầu lá thư ông ấy viết “Trường chúng tôi nằm ở cực Nam của tiểu bang XX, phục vụ 7 khu làng rất nhỏ ở lân cận, vốn đa số đến từ các gia đình thu nhập thấp và nhóm thiểu số..”
Sau khi về nhà, tôi xem lại những bức ảnh chụp vài năm trước, khó mà tưởng tượng được đây là ngôi trường nằm ở một thị trấn nghèo dưới mức trung bình của quốc gia.
Đây là cổng chính.Nhà ănTủ kính ở hành lang để những chiếc cúp bóng đá các năm.Sân bóng rổ trong nhà.Một phòng học chất đầy sách cho học kỳ sau.
Sách giáo khoa ở Mỹ có thể mượn được, không cứ phải tự mua, nhiều khi học xong một năm thì trả sách lại cho trường để cho năm sau học. Giống như trong ảnh có thể nhìn thấy đó là sách cũ.
Việc sắp xếp phòng học không căn cứ theo cấp hoặc lớp mà dựa theo môn học và giáo viên đứng lớp. Ví dụ như Trương Tam dạy toán thì sẽ có riêng một phòng học, phòng học và giáo viên là cố định, còn học sinh phải di chuyển. Vì vậy sẽ thấy có rất nhiều kiểu phòng học, đây đều do giáo viên tự bố trí theo sở thích của họ.
Cách chấm điểm của một phòng học nào đó, giáo viên này hẳn phải là một fan của Star War.Một phòng học cấp nhỏ, giáo viên bố trí để dạy cho các em học sinh cách tôn trọng lẫn nhau.Đây là ảnh chụp một hành lang, đều là các kiệt tác của giáo viên và học sinh nhiều năm qua.
Ngôi trường này không quá đẹp đẽ, không có công nghệ mới, ngay cả máy tính cũng đều mua loại rẻ nhất, bởi vì họ thật sự khá là nghèo. Nhưng về những cơ sở vật chất cơ bản nhất, ví dụ như điện nước, phòng cháy chữa cháy, nơi tránh lốc, nước uống, máy điều hòa, bữa trưa của học sinh, kiểm soát an ninh, xe đưa đón đều là được trường đảm bảo đến nơi đến chốn.
Những cơ sở vật chất mà tôi chụp lại hẳn chẳng là gì đối với rất nhiều ngôi trường trong các thành phố tầm trung. Nhưng trong ảnh là trường học ở một ngôi làng cực kỳ hẻo lánh, mỗi lần tôi đi từ thị trấn nhỏ mà tôi sống (nơi tôi ở cũng đã là làng rồi) đến ngôi làng này đều phải lái xe mất một tiếng đồng hồ trên đường làng (tuy tốc độ khoảng 96 km/h, nhưng con đường nhỏ trong làng vòng vèo chứ khoảng cách thực tế không đến 96 km), may là tôi đi vào mùa hè.
Có không ít độc giả nhắc đến nhà ổ chuột. Thật ra đặc điểm lớn nhất của nhà ổ chuột là trị an kém và gia đình thu nhập thấp, nhưng trường học ở đó cũng buộc phải đảm bảo cơ sở vật chất cơ bản. Những thứ này giống như tôi nhắc ở trên, nước, điện, điều hòa, mạng, phòng cháy chữa cháy, xe đưa đón, bữa ăn của học sinh…
Một điều khiến tôi cảm thán ở Mỹ đó là họ dành rất nhiều vốn vào việc xây dựng những cơ sở vật chất không sinh lời, ví dụ như cơ sở vật chất phục vụ cho người khuyết tật. Còn về đường cao tốc ở Mỹ thì được biết đã hình thành các đầu mối then chốt từ những năm 80. Hiện nay tôi thường xuyên lái xe đường dài thì nhận thấy ở những nơi xa xôi cũng vẫn có đường quốc lộ đến đó.
***
Sau khi đọc xong bài viết trên đã có không ít các cư dân mạng ở Trung Quốc liên tục để lại bình luận như sau:
“Nhiều người vừa lớn tiếng mắng chửi nước Mỹ, vừa nghĩ hết cách đưa tổ tông 18 đời di cư hết sang Mỹ. Đây chính là đặc trưng điển hình của nhị trùng nhân cách.”
“Quan chức Trung Quốc không ngừng chuyển con cái, tài sản sang Mỹ cho thấy rõ trong lòng họ chẳng hề ‘hồ đồ’.”
Ngọc Trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét