Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

26 tỉ USD và 17 năm nhẫn nại, vì sao Trung cọng vẫn chưa "mua" nổi lòng tin của người châu Á?

Hồng Anh | 21Dec2019 

picture books GIF by South Park
Hình ảnh minh họa.



Andy

xi GIF

Các khoản đầu tư khổng lồ của Trung cọng tại châu Á, đặc biệt là Nam-Trung Á, trong 17 năm qua vẫn chưa đem lại hiệu quả mà nước này mong muốn. 

Trung cọng đã chi hàng tỉ USD cho các dự án quyền lực mềm ở châu Á, nhưng mục tiêu giành được thiện cảm của những người dân bản địa vẫn chưa đạt được tiến triển theo mong muốn của nước này, theo kết quả của một nghiên cứu vừa được công bố hôm 9/12 vừa qua.

Theo số liệu của phòng nghiên cứu AidData thuộc trường Cao đẳng William & Mary, bang Virginia, Mỹ, Chủ tịch Trung cọng Tập Cận Bình đã tăng gấp đôi khoản ngân sách đối ngoại trong vòng 6 năm qua, từ 30 tỉ lên 60 tỉ Nhân dân tệ (8,5 tỉ USD) nhằm thúc đẩy chính sách ngoại giao toàn cầu. Trong vòng 17 năm (từ 2000-2017), Trung cọng đã đầu tư tổng cộng 126 tỉ USD vào khu vực Nam Á và Trung Á.

"Ngoại giao công chúng (Public diphomacy) là một phần quan trọng trong bộ công cụ của Bắc Kinh để xử lý các mối đe dọa tiềm tàng, khắc phục những yếu tố bất lợi trong nước, và vượt qua các đối thủ trong khu vực", báo cáo trên cho biết.

"Bộ công cụ gây ảnh hưởng tại khu vực Nam và Trung Á" của Trung cọng bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hoạt động truyền thông do nhà nước tài trợ, các thành phố kết nghĩa, ngoại giao quân sự và các Viện Khổng tử - cơ sở giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài.

Dữ liệu của AidData cho thấy có đến 95% nguồn tài chính ngoại giao của Trung cọng được đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, và chỉ có 5% ngân sách này được phân bổ cho các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo hay giảm nợ.

Chỉ riêng hai quốc gia Pakistan và Kazakhstan đã nhận được một nửa số tiền đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực này. Đây cũng là hai thành viên quan trọng trong dự án ngàn tỉ USD của ông Tập - sáng kiến Vành đai và Con đường, một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Số tiền Trung cọng đầu tư cho các quốc gia Nam Trung Á từ năm 2000-2017 (Nguồn: SCMP):

China financial diplomacy with SCA countries, 2000-2017 (US$b)

Pakistan
38.43
Kazakhstan
32.87
Sri Lanka
12.7
Bangladesh
10.32
Turkmenistan
9.12
India
6.83
Uzbekistan
6.52
Kyrgyzstan
3.09
Tajikistan
2.97
Maldives
1.58
Nepal
0.99
Afghanistan
0.71

Bên cạnh những khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng, Bắc Kinh còn đẩy mạnh tổ chức các sự kiện văn hóa, các chương trình trao đổi học sinh và học bổng. Hầu hết các quốc gia ở khu vực Nam - Trung Á đều cho phát hành ít nhất một trong những truyền thông nhà nước Trung cọng, bao gồm chương trình truyền hình, phát thanh và báo giấy.

Trung cọng cũng đã tổ chức 61 đợt trao đổi cho các nhà báo Nam-Trung Á trong giai đoạn 2014-2017.

126 tỉ USD và 17 năm nhẫn nại, vì sao Trung Quốc vẫn chưa mua nổi lòng tin của người châu Á? - Ảnh 2.
Con đường được xây bằng tiền Trung cọng ở Pakistan. Ảnh: Tân Hoa Xã

Người dân bản địa lo ngại

Tuy nhiên, theo AidData, tất cả những công cụ ngoại giao công chúng kể trên đều chưa đem lại hiệu quả như Bắc Kinh mong muốn - mà cụ thể là sự ủng hộ của các quốc gia này đối với Trung cọng tại Liên Hợp Quốc.

Tại Nam Á, những nỗ lực "hòa hợp với người dân bản địa" của Bắc Kinh bị đánh giá là "hời hợt", và hầu hết chỉ phục vụ cho các triển vọng phát triển kinh tế, "chứ không phải là sự nhận thức sâu sắc đối với ngôn ngữ và văn hóa Trung cọng".

Ở Kazakhstan - quốc gia được xem là "thắt lưng" trong dự án Vành đai và Con đường của Trung cọng - những người thuộc tầng lớp tinh hoa của nước này có tâm lý chống Trung cọng mạnh mẽ. Vào tháng 9, những cuộc biểu tình phản đối dự án xây dựng của Trung cọng đã bùng nổ tại Kazakhstan, bắt đầu từ thị trấn công nghiệp Zhanaozen sau đó lan sang Almaty.

Một bài phân tích của The Diplomat hồi tháng 10 đã đánh giá Trung Á có thể trở thành "kẻ phá hoại tham vọng của Bắc Kinh". Không chỉ Kazakhstan, mà các quốc gia Trung Á khác như Kyrgyzstan, Tajikistan hay Turkistan, sự hiện diện của Trung cọng cũng là điều gây bất bình trong dư luận do những hệ lụy về kinh tế, việc làm, và những vấn đề xuyên biên giới như vấn đề cộng đồng thiểu số Hồi giáo, và ngoại giao bẫy nợ.

Tâm lý chống Trung cọng gia tăng, Trung Á có thể trở thành "kẻ phá hoại các tham vọng to lớn của Bắc Kinh"?

Tuệ Minh | 21Dec2019 

Tâm lý chống Trung Quốc gia tăng, Trung Á có thể trở thành "kẻ phá hoại các tham vọng to lớn của Bắc Kinh"?
Biểu tình phản đối Trung cọng ở Kazakhstan. Ảnh: Reuters

Nhận thức được những điểm yếu nội tại của mình trước Trung cọng, người dân Trung Á đang tiếp tục theo dõi những diễn biến ở phía bên kia biên giới.

Ngày 1/10, hàng nghìn người Trung cọng di cư sống ở Trung Á đã tổ chức kỷ niệm Quốc khánh bằng các nghi lễ chào cờ và diễn hành. Tại TTrung cọng, lễ kỷ niệm được tổ chức hoành tráng hơn với một cuộc duyệt binh lớn, phô diễn các công nghệ tiên tiến và các loại vũ khí hiện đại mới của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vượt ra khỏi biên giới Trung cọng, bầu không khí đoàn kết dân tộc đã bị phá vỡ bởi tâm lý chống Trung cọng đang lan rộng khắp khu vực Trung Á, theo The Diplomat.

Trong hai thập kỷ qua, sự phát triển về kinh tế và ảnh hưởng gia tăng của Trung cọng đã tạo đòn bẩy đáng kể cho trật tự khu vực và các quốc gia trong khu vực. Lợi ích và hoạt động của Trung cọng tại Trung Á là một phần trong chiến lược thâm nhập và can dự của nước này đối với khu vực này.

Đầu tiên, Bắc Kinh tìm cách phi quân sự hóa các biên giới, vốn được theo sau bằng cách mà theo cáo buộc của phương Tây là tiến hành các cuộc đàn áp cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, tạo ra một khuôn khổ an ninh tập thể thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực và cuối cùng là đẩy mạnh truyền bá quyền lực mềm.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Trung cọng tại Trung Á đã và đang gây nhiều tranh cãi, đem lại sự rắc rối và phức tạp. Nói một cách đơn giản, người Trung cọng đã trở thành đối tượng bị chỉ trích cho những bất bình tại địa phương – hệ lụy về kinh tế và việc làm - và khởi nguồn cho các vấn đề xuyên biên giới nhạy cảm như vấn đề với những người thiểu số Hồi giáo ở Trung cọng và những cáo buộc về ngoại giao bẫy nợ.

Sự thống trị và ngoại giao bẫy nợ của Trung cọng

Sự thống trị của Trung cọng trong khu vực đã làm dấy lên những tranh luận lớn về tham nhũng và đòi hỏi sự minh bạch trong các hoạt động tài chính của chính phủ các nước trong khu vực, đặc biệt liên quan đến các khoản tài trợ và cho vay của Trung cọng.

Hoạt động vay nợ từ Bắc Kinh của chính phủ các nước đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Tài chính Trung cọng như một phần của các dự án sinh lời trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã mang đến cơ hội lớn cho các quốc gia Trung Á cần vốn đầu tư để duy trì tăng trưởng.

Song, cơ hội cũng kèm theo rủi ro. Một báo cáo năm 2018 đã liệt Kyrgyzstan và Tajikistan trong số tám quốc gia dễ bị tổn thương trước vấn đề nợ nần. Hiện Trung cọng chiếm khoảng 41% và 53% số nợ của hai quốc gia trên.

Trong khi Kyrgyzstan dường như phát triển tương đối tốt do phần lớn các khoản nợ của họ là dài hạn, thì mối quan hệ của Tajikistan với Trung cọng đã khiến nước này ngày càng phụ thuộc hơn vào Bắc Kinh.

Tajikistan mới đây đã phải quyết định trao một mỏ khai thác cho Trung cọng để đổi lấy việc xây dựng một nhà máy điện. Sự việc này đã khiến dân chúng bất bình với chính phủ Tajikistan. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc gia tăng vào Trung cọng và cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp Trung cọng kiểm soát các nguồn tài nguyên khoáng sản của Tajikistan.

Song, kiểu dàn xếp này thường được xem là “chuyện bình thường” trong quan hệ của Bắc Kinh với Tajikistan. Khi Tajikistan không thể trả được nợ, họ sẽ bán đất và dành cho Trung Quốc những nhượng bộ khác.

Năm 2011, Tajikistan đã kết thúc một cuộc tranh chấp biên giới bằng cách nhượng đất trong một thỏa thuận để đổi lấy việc xóa nợ. Ngay sau đó, chính phủ Tajikistan lại giao nhiều đất hơn cho 1.500 nông dân Trung cọng tại nước này, một động thái được một nhà xã hội học đánh giá là sẽ giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng chính trị tại Tajikistan.

Tình hình ngày càng trầm trọng bởi thực tế là phần lớn số tiền kiếm được từ Bắc Kinh đều chảy vào các dự án lãng phí của chính quyền Tajikistan như cột cờ lớn nhất thế giới, nhà hát lớn nhất khu vực và khu phức hợp mới của Quốc hội. Vấn đề phụ thuộc nghiêm trọng hơn khi những hoài nghi về lao động Trung Quốc trở nên cao trào hơn bao giờ hết.

Theo một vài số liệu, trong năm 2018, hơn 30.000 người Trung cọng đã đến Kyrgyzstan, nhiều người trong số họ làm công nhân xây dựng cho các dự án BRI. Tajikistan cũng đối mặt với sự bất mãn ngày càng tăng từ dân chúng. Theo dữ liệu không chính thức, có tới khoảng 150.000 công nhân Trung cọng đang làm việc ở đất nước này.

Giống như nhiều nước trên thế giới, các quốc gia Trung Á, trước đây phụ thuộc vào đầu tư của Nga (tuy chiếm phần rất nhỏ so với các đề nghị của Trung Quốc hiện nay) đang dần hướng về Bắc Kinh. Nhưng trong khi giá nhân công rẻ và nguồn tài chính giải ngân nhanh chóng của Trung Quốc có vẻ hấp dẫn, những thỏa thuận này dường như bắt đầu phải trả giá đắt.

Hồi tháng 1 năm nay, cảnh sát Kyrgyzstan đã bắt giữ hàng chục người trong suốt thời gian được coi là có “cuộc biểu tình lớn nhất ở Trung Á”. Những người biểu tình yêu cầu hạn chế cấp giấy phép lao động cho người Trung cọng. Tháng 9 mới đây, cuộc biểu tình phản đối các dự án xây dựng của Trung cọng bắt đầu bùng nổ ở thị trấn công nghiệp Zhanaozen của Kazakhstan, rồi lan sang Almaty.

Tâm lý chống Trung Quốc gia tăng, Trung Á có thể trở thành kẻ phá hoại các tham vọng to lớn của Bắc Kinh? - Ảnh 2.
Chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung cọng. Ảnh minh họa: Economist

Trấn áp người Hồi giáo ở Đông Turkistan

Trung cọng bị cáo buộc thực hiện chhính sách “chống cực đoan" ở Tân Cương và việc tống giam ồ ạt và có hệ thống người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực. Điều này đã khiến chủ nghĩa bài Trung cọng tại Trung Á đạt đến đỉnh điểm, theo The Diplomat.

Một công dân Kazakhstan đã làm chứng về sự tồn tại của các “trại cải tạo" ở phía Tây Trung Quốc, nói rằng hàng nghìn người thiểu số Kazakhstan bị tẩy não tại những trại này.

Các báo cáo ước tính hàng triệu tù nhân đã được đưa vào các trại ở Tân Cương, bao gồm khoảng 22.000 người thiểu số Kyrgyzstan và 10.000 người thiểu số Kazakhstan (Bắc Kinh đã bác bỏ những số liệu này).

Tuy nhiên, năm 2018, người thân của những người được cho là tù nhân ở Tân Cương đã xuống đường biểu tinh, kêu gọi tổng thống Kyrgyzstan can thiệp. Những yêu cầu của họ đã bị từ chối với tuyên bố rằng chính phủ không thể can thiệp vào “các vấn đề nội bộ” của Bắc Kinh.

Trung cọng đã thành công trong việc thu hút giới tinh hoa chính trị và thương thảo với nhiều quốc gia thông qua đào tạo giáo dục và liên kết kinh doanh. Trong bối cảnh phức tạp này, người dân Trung Á nhận thức được những điểm yếu nội tại của các đất nước mình trước Trung cọng và tiếp tục theo dõi những gì đang diễn ra ở bên kia biên giới.

Cho đến bây giờ, “câu hỏi về Trung cọng” đã tạo ra một sự nghi ngại lớn – là tâm điểm của sự thất vọng và căng thẳng trong dân chúng được hình thành, đôi khi thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn kéo dài ba thập kỷ qua ở Trung Á.

Nhưng cũng chính trong bối cảnh thù địch gia tăng đối với Trung cọng, Bắc Kinh đã cố gắng tìm kiếm các phương tiện để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích kinh tế, chiến lược và kinh tế của mình ở Trung Á.

Nếu sự phẫn nộ của công chúng đối với Trung cọng gia tăng ở Trung Á chuyển thành những thay đổi trong chính sách của chính phủ, khu vực này có thể trở thành “kẻ phá hoại tất cả tham vọng to lớn của Bắc Kinh trong BRI”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét