Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Tinh trạng xã hội trung lưu Trung Cộng hiện nay

Người TQ đổ xô đi mua vàng, rút tiền khỏi ngân hàng và thị trường chứng khoán

  • Bảo Minh 
  • Thứ Hai, 08/07/2019 • 10.2k Lượt Xem
Người Trung Quốc đã bắt đầu cảm thấy áp lực đè nặng của suy thoái kinh tế. Khi đồng Nhân dân tệ (CNY) liên tục mất giá và gần đây nhiều ngân hàng vừa và nhỏ tuyên bố phá sản, nhiều người Trung Quốc đã đổ xô đi mua vàng hay rút tiền khỏi ngân hàng để bảo vệ tài sản của họ.
Cuối tháng 6 vừa qua, chính phủ Trung Quốc ra thông báo bất thường, khuyến khích các cán bộ và đảng viên đầu tư vào chứng khoán. Điều này được nhiều người diễn dịch là một bước đi tuyệt vọng để cứu vãn nền kinh tế.
Nhan dan te(Ảnh minh họa: VCG qua Getty Images)

Phá giá tiền tệ

Đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc tiếp tục rớt giá vào ngày 2/7, chạm mức thấp nhất so với đồng đôla Mỹ trong tuần. Vào 4h30 chiều giờ Bắc Kinh, đồng CNY đóng cửa ở mức 6.8833 CNY/USD, lên 391 điểm so với ngày giao dịch trước đó.
Bản tin tiếng Trung của hãng Reuters trích dẫn lời một nhà giao dịch tiền tệ nói rằng nhiều nhà đầu tư khi chứng kiến sự trồi sụt trong những vòng đàm phán thương mại trước đó, đã đổ xô đổi đồng CNY sang USD, cả khi đồng USD xuống giá chút ít. Vì thế hiện thời, đồng USD rất ổn định còn đồng tiền Trung Quốc vẫn đối mặt với áp lực hạ tiếp.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia đông dân nhất thế giới này. Đặc biệt, sau khi Tổng thống Trump thông báo tăng thuế với 200 triệu USD hàng hoá Trung Quốc từ 10% lên 25% vào ngày 5/5, đến nay đồng CNY đã giảm giá trị khoảng 2,5%.
Ông Ming Chu-cheng, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan, chuyên về chính trị Trung Quốc, dự đoán trên kênh Youtube của ông là nếu đồng CNY vượt ngưỡng 7 đồng ăn 1 đôla Mỹ, nó sẽ kích hoạt một cuộc khủng hoảng lòng tin với nền kinh tế Trung Quốc. Việc phá giá đồng tiền Trung Quốc sẽ tăng tốc, nguồn vốn chảy ra sẽ xảy ra ở cả Trung Quốc và Hồng Kông.
Nếu quan hệ thương mại Mỹ – Trung tiếp tục gián cách trong thời gian dài, Trung Quốc sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ trở thành một Venezuela thứ hai, ông Ming nói.

Mua vàng và rút tiền khỏi ngân hàng

Người Trung Quốc đang tìm cách bảo toàn tài sản của họ bằng cách mua vàng khi đồng CNY tiếp tục mất giá.
Theo báo cáo ngày 24/6 từ trang tin Sina, quản lý của một cửa hàng vàng tại Hàng Châu tiết lộ là việc bán vàng đã tăng đáng kể từ tháng Năm. Nhiều giao dịch gần đây ngày càng lớn. Giao dịch lớn là nói đến việc mua hơn 1kg vàng/ lần giao dịch.
“Mới chỉ hai ngày trước, một khách hàng mua 3,5kg vàng thỏi. Khối lượng bán cả vàng miếng và vàng trang sức vượt ngoài kỳ vọng của chúng tôi trong hai tháng nay,” vị quản lý nói.
Ông Zhu, một nhà kinh doanh ở Hàng Châu nói với Đài châu Á tự do rằng người dân địa phương đang đổ đi mua vàng vì họ lo rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục mất giá.
“Chúng tôi muốn đổi đồng CNY ra USD, nhưng việc kiểm soát đổi ngoại tệ ngày càng chặt chẽ. Vì thế thay vào đó chúng tôi phải mua vàng. Dù mỗi công dân Trung Quốc được cho phép đổi 50.000 đôla một năm, ngân hàng đang tìm  mọi cách để từ chối yêu cầu của chúng tôi khi chúng tôi cần đổi một lượng tiền lớn. Đôi khi, họ thậm chí còn từ chối đổi 5.000 đôla. Nếu không có việc kiểm soát ngoại hối như vậy, thì với chúng tôi việc giữ đồng đôla là cách tốt nhất để tự bảo hiểm chống lạm phát,” ông Zhu nói.
Zhang Li, một cư dân Vũ Hán, nói với đài Châu Á tự do rằng những tin gần đây về ngân hàng thương mại Baotou bị ngân hàng Trung ương Trung quốc tiếp quản vì vỡ nợ đã khiến nhiều người lo lắng về các khoản tiền họ gửi trong ngân hàng.
“Một số người chọn trữ tiền theo cách nguyên thuỷ nhất, đó là cất giữ tiền trong nhà,” ông Zhang nói,“Tôi biết nhiều người rút tiền khỏi ngân hàng vì họ sợ sẽ mất tiền nếu ngân hàng xin phá sản.”

Các đảng viên được khuyến khích mua chứng khoán

Ngày 24/6, Uỷ ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương, cơ quan theo dõi chống tham nhũng ở Trung Quốc, đã đăng một bài báo trên trang mạng chính thức của họ, nói rằng các cán bộ và đảng viên có thể giao dịch trao đổi chứng khoán hợp pháp, và bằng cách này họ đang hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Trở lại hồi tháng Mười năm 1993, Quốc vụ viện Trung Hoa đã quy định trong điều lệ của họ là các quan chức Trung Quốc từ cấp quận huyện trở lên không được phép mua bán chứng khoán. Tới tận tháng 4 năm 2001, Quốc vụ viện mới dần nới bỏ lệnh cấm về buôn bán chứng khoán đối với các quan chức đảng và chính phủ.
Một nhà đầu tư chứng khoán dài hạn, ông Zhou ở tỉnh Hợp Phì, nói với đài châu Á tự do rằng phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc đều bị lỗ lớn, và số người quan tâm đến buôn bán chứng khoán đã giảm đáng kể.
“Hiện giờ chính phủ trung ương kêu gọi các quan chức trong đảng và chính phủ tham gia vào thị trường chứng khoán, chúng tôi đang tự hỏi rằng liệu điều đó có nghĩa là không còn nhiều tiền đổ vào thị trường chứng khoán và thị trường này sẽ sớm sụp đổ?”, ông Zhou đặt câu hỏi.
Bảo Minh (theo theepochtimes)
****

Trung Quốc: Giới siêu giàu tháo chạy ngày càng nhiều khi chiến tranh thương mại leo thang

  • Bảo Minh 
  • Thứ Ba, 18/06/2019 • 9.1k Lượt Xem
Mới đây, Forbes đưa tin số lượng triệu phú người Trung Quốc tìm cách nhập cư vào Vương quốc Anh đã tăng gần 50%.
Trong những năm gần đây, thị thực Đầu tư cấp 1 (một dạng thị thực được định cư) tại Anh đã ngày càng trở nên phổ biến với các triệu phú USD người Trung Quốc.
Để được cấp thị thực Đầu tư cấp 1 tại Anh, người xin cấp thị thực cần có ít nhất 2 triệu bảng Anh (2,5 triệu USD). Toàn bộ số tiền này phải được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Anh, hoặc mua cổ phần hoặc cho vay vốn các công ty đã đăng ký ở Anh.
Năm 2018, chưa tới 50% tổng số thị thực nhà đầu tư cấp 1 được chính phủ Anh cấp rơi vào tay các triệu phú Trung Quốc.
Nhưng từ giữa Quý IV năm 2018 và Quý I năm 2019, số người Trung Quốc nhận được thị thực loại này tăng vọt tới 45%.
Trong quý I/2019, chính phủ Anh cấp 67 thị thực nhà đầu tư cấp 1 và trên 50% số đó thuộc về doanh nhân Trung Quốc. Xếp sau Trung Quốc là công dân Nga, với khoảng 7% thị thực đầu tư cấp 1 được cấp.
Tại sao giới siêu giàu Trung Quốc lại muốn định cư ở Anh?
Theo khảo sát của hãng tư vấn Shard Capital, hơn 80% số người xin thị thực nhà đầu tư cấp 1 cho biết đó là do nền giáo dục tân tiến của Anh Quốc. Báo cáo Hurun hàng năm về giới siêu giàu Trung Quốc cũng cho biết khoảng 80% quyết định rời Trung Quốc cũng vì lý do họ muốn con cái họ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Tuy nhiên, khảo sát mới đây lại cho thấy nhiều triệu phú Trung Quốc tỏ ra lo ngại với tình trạng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và những bất ổn về kinh tế. Ngoài ra, những thay đổi sắp tới trong việc đánh thuế đầu tư (tài sản) đã trở thành những yếu tố hàng đầu trong quyết định của họ. Đó là lý do lớn nhất khiến họ quyết định rời bỏ quê hương để đến Anh.
Năm nay, Forbes cho biết số lượng tỉ phú Trung Quốc ít hơn 49 người so với năm ngoái. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2012.
Báo cáo Hurun ước tính 1 nghìn tỷ USD đã bị xóa sạch khỏi khối tài sản của các tỉ phú Trung Quốc, trong đó thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm 23% và đồng Nhân dân tệ giảm 6% là hai nguyên nhân chính.
Giờ đây, nhiều người trong giới siêu giàu Trung Quốc không còn quá bận tâm đến vận mệnh của đất nước trong cuộc chiến thương mại, mà họ bày tỏ sự khao khát có cơ hội định cư ở nước ngoài.
Báo cáo Hurun cũng cho biết Mỹ là nơi định cư ưa thích nhất của giới siêu giàu Trung Quốc.
Khoảng 80% đại gia Trung Quốc muốn chọn tới Mỹ khi quyết định di cư. Theo ước tính, người Trung Quốc chiếm tới 85% trong tổng số người nhận thị thực EB-5 của Mỹ (một dạng thị thực đầu tư tương đương thị thực nhà đầu tư cấp 1 của Anh).
Theo tổ chức New World Wealth, 10.000 triệu phú Trung Quốc đã rời khỏi đất nước này trong năm 2017, và con số này đang tăng lên. Họ muốn rời đi sớm vì sợ rằng trong tương lai các yêu cầu đầu tư sẽ tăng lên, cơ hội sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bảo Minh




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét