Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Dấu ấn tuần qua: Mỹ tiếp tục ‘lôi’ Trung Quốc ra ánh sáng

Dấu ấn tuần qua: Mỹ tiếp tục ‘lôi’ Trung Quốc ra ánh sáng

 
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AP)
Sau khi chỉ ra âm mưu phía sau việc “lật kèo” trong đàm phán thương mại của Bắc Kinh, hôm thứ Năm (1/8), Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 10% lên phần hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, trị giá 300 tỷ đô, bắt đầu từ 1/9. Cũng trong tuần qua, Ngoại trưởng Pompeo đã sử dụng diễn đàn AMM để “đưa ra ánh sáng” tham vọng thao túng Biển Đông và sông Mekong của giới cầm quyền Trung Quốc.
Những phát biểu của Tổng thống Trump hay Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra trong và sau khi các nhà đàm phán Mỹ-Trung thảo luận về vấn đề thương mại giữa hai nước ở Thượng Hải. WSJ dẫn lời các nhà phân tích cho hay Bắc Kinh tin việc trì hoãn tiến trình thương thảo có thể ép được chính quyền Trump, vì theo họ cho tới khi đạt được một thỏa thuận, Hoa Kỳ cũng chịu tổn thất lớn khi nông dân Mỹ không bán được sản phẩm và ông Trump đang phải chịu nhiều áp lực khi cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sau đang tới gần. Nhưng Tổng thống Trump còn nhìn ra phía sau thái độ đàm phán “lửng lơ” của phía Trung Quốc là một nguyên nhân khác.
Chỉ mặt âm mưu ‘câu giờ’
Ông Trump cho rằng Bắc Kinh có ý định “câu giờ” trong đàm phán thương mại cho tới kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm sau với hi vọng một ứng viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử và như thế thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho họ, vì đảng viên Dân chủ xưa nay được cho là những người “mềm yếu” trước Trung Quốc. Mặc dù vậy, ông Trump rất tự tin vào chiến thắng ở nhiệm kỳ tiếp theo khi đã làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” bằng những con số tăng trưởng (điều mà người tiền nhiệm Obama nói rằng phải cần có “chiếc đũa thần” mới làm nổi), bên cạnh việc mang về nhiều lợi ích cho Hoa Kỳ thông qua những quyết sách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất khéo léo trong đối ngoại.
Thành tựu của Tổng thống Trump đã được người dân Mỹ ghi nhận: “Đây là chính trị gia duy nhất mà tôi biết rằng đã nói là làm. Bởi vì đây là điều trân quý nhất. Đó là một trong những lý do chính thuyết phục tôi luôn dành sự ủng hộ cho Tổng thống Trump”, anh Bernard Clinton chia sẻ với đài truyền hình NTD bên lề cuộc mít-tinh của ông Trump ở thành phố Cincinnati, bang Ohio hôm thứ Năm.
Anh Bernard cho biết thêm, anh đã đi khắp nước Mỹ, tới những sự kiện ủng hộ ông Trump để bán mũ in dòng chữ “Make America great again”, và thấy nơi nào cũng treo biển tuyển lao động, điều đó chứng tỏ một điều, Tổng thống Trump đã mang về rất nhiều việc làm cho người Mỹ, cùng với các chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thì có nghĩa là ông ấy đã “hoàn thành lời hứa của mình”.

Clinton trả lời phỏng vấn của NTD bên lề một cuột mít tinh của Tổng thống Trump. (Ảnh: NTD)
Ông Trump đã nhiều lần ám chỉ rằng nếu ông tiếp tục làm tổng thống Mỹ thêm 4 năm nữa thì Trung Quốc sẽ “khổ” với ông, vì khi đó điều kiện để Bắc Kinh đạt được thỏa thuận thương mại với Washington sẽ cao hơn nhiều, hoặc thậm chí còn không có thỏa thuận nào. Nên theo ông Trump, tốt nhất Bắc Kinh hãy tích cực hơn trong đàm phán thương mại ngay bây giờ trước khi quá muộn.
Trên Twitter, hôm thứ Ba, Tổng thống Trump viết: “Vấn đề là nếu và khi tôi giành chiến thắng [trong cuộc bầu cử 2020], thì thỏa thuận mà họ nhận được sẽ khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang đàm phán hiện nay, hoặc không có thỏa thuận nào cả”.
Dễ nhận thấy rằng điều ông Trump tuyên bố không phải là lời đe dọa “suông”, do là nhiệm kỳ cuối, ông không còn phải để tâm tới việc vận động tranh cử, nên ông sẽ “phát huy” hết cá tính mạnh mẽ vốn có của mình trong việc “xử lý” Trung Quốc.
Kiểm soát sông Mekong
Theo tờ Bangkok Post, mực nước sông Mekong tại Nakhon Phanom, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thái, giáp với Lào, đã xuống mức thấp nhất trong gần 100 năm qua. Ủy hội sông Mekong (MRC) cũng đưa ra thông tin trùng khớp khi nói rằng mực nước trên con sông này vào tháng Sáu và tháng Bảy đã giảm xuống mức “thấp nhất trong những lần thấp kỷ lục”.
Hôm thứ Năm, phát biểu trước các quan chức đại diện của các nước tham gia Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong, bên lề Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) tại Thái Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này: “[Mực nước] sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua có liên quan đến việc kiểm soát dòng nước ở vùng thượng nguồn của Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng việc Trung Quốc cho phép nổ mìn và nạo vét đáy sông MeKong phản ánh “các xu hướng gây rắc rối” của Bắc Kinh. “Chúng ta đã chứng kiến việc xây dựng các con đập một cách tràn lan trên thượng nguồn [để] củng cố việc kiểm soát [của họ] đối với vùng hạ lưu”, ông Pompeo nói.

Mực nước sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 100 năm qua. (Ảnh: Reuters)
Theo Lowy Institute, việc kiểm soát dòng chảy của sông Mekong bằng các con đập có thể cho phép Trung Quốc “thao túng” cách tiếp cận nguồn cung cấp lương thực đối với người dân của những nước sống ở vùng hạ lưu của dòng sông này. Các đập thủy điện ở phía thượng nguồn Mekong thuộc về Trung Quốc có thể giữ lại 23 tỷ m3 nước, tương đương với việc chi phối 27% lưu lượng nước giữa Trung Quốc và Thái Lan.
Trung Quốc gần như sẽ nằm hoàn toàn quyền kiểm soát lưu lượng nước của sông Mekong về mùa khô khi lượng nước xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng đóng góp từ 40 tới 70% lượng nước của dòng sông này. Mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nếu như 11 đập thủy điện sắp tới mọc lên chắn ngang dòng chảy của Mekong, đáng lưu ý là, hơn một nửa trong số những con đập này thuộc về hoặc nhận đầu tư của Trung Quốc.
Một báo cáo của Viện Môi trường và UNESCO cho thấy, lượng trầm tích trên sông Mekong có thể giảm tới 94% nếu các con đập trên đi vào hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng đánh bắt cá và nông nghiệp ở vùng hạ lưu, và nước phải chịu nhiều thiệt hại nhất là Việt Nam.
Cũng theo Lowy Institute, việc Bắc Kinh cho phá hủy các đảo nhỏ, ghềnh và các mỏm đá trên dòng chảy của sống Mekong nhằm tạo ra một đường thủy lưu hành thông suốt và thuận lợi hơn tới các nước ở vùng hạ lưu. Và điều đặc biệt là, trong trường hợp có chiến tranh, “đại lộ” trên sông này có thể tạo ra thuận lợi rất lớn cho quân đội Trung Quốc.
‘Bắt nạt’ ở Biển Đông
Trung Quốc không dừng việc gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, vào ngày 15/7, tờ Naval News đưa tin, vào đầu tháng Bảy quân đội Trung Quốc đã bắn thử nghiệm 6 tên lửa trong khu vực biển giàu tài nguyên này.
Ngày 12/7, SCMP đưa tin, từ ngày 03/7/2019 tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 (HD8) của Trung Quốc đã đi vào vùng biển của bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo UNCLOS 1982. Theo bảo vệ HD8 là ba tàu hải giám Trung Quốc, trong số đó có tàu hải giám có trọng tải trên 10.000 tấn mang số hiệu 3901.
Mới nhất, Giáo sư người Úc, Carlyle A. Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, thông báo trên Twitter hôm 4/8 rằng vào ngày thứ Bảy (3 /8) Trung Quốc đã điều 35 tàu các loại ra bãi Tư chính, lúc cao điểm nhất Bắc Kinh đưa 80 tàu tới hoạt động ở khu vực này.

Thông tin về việc Trung Quốc điều 35 tàu tới bãi Tư chính trên tài khoản Twitter của giáo sư Carlyle A. Thayer. (Ảnh: chụp màn hình)
Phản ứng trước hàng loạt hành động lấn lướt của Trung Quốc ở một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/7/2019 ra thông cáo chỉ trích Bắc Kinh:
“Các hành vi khiêu khích không ngừng của Trung Quốc nhắm vào hoạt động dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đang đe dọa tới an ninh năng lượng của khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Trong thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dẫn lại lời Ngoại trưởng Pompeo lên án Bắc Kinh “ngăn các nước ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng trị giá hơn 2.5 nghìn tỉ USD thông qua hành động chèn ép, hăm dọa”.
“Hoa Kỳ kịch liệt phản đối các hành vi cưỡng ép và đe dọa tới từ bất cứ bên nào có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc nên chấm dứt các hành vi chèn ép và kiềm chế hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn khu vực”, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Trong diễn đàn AMM-52, hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo một lần nữa chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ “bắt nạt” các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và cho biết ông đã thúc giục các đồng minh của Mỹ trong khu vực lên tiếng chống lại sự ép buộc của Trung Quốc ở vùng biển này.
Khó lòng thắng Trump
Phản ứng trước thông tin áp thuế, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng nhiều biện pháp để đáp trả Hoa Kỳ. Nhưng theo đánh giá của Hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) sau thời điểm Mỹ tăng thuế 25% với gói 200 tỷ đô hàng nhập khẩu Trung Quốc thì Bắc Kinh gần như không còn chiêu bài đáp trả khi đã tăng thuế với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Một bài viết dẫn lời chuyên gia kinh tế của CNBC tuần qua cho hay, Washington sẽ còn tung ra một đòn “quyền anh kết hợp” sau quyết định cắt giảm lãi suất của Fed hôm thứ Tư vì lãi suất giảm sẽ mang tới nhiều lợi ích: giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, tăng tính cạnh tranh của đồng đô la, và một khi người dân và doanh nghiệp Mỹ bắt đầu quen với việc mua sản phẩm sản xuất bởi chính Hoa Kỳ hoặc các sản phẩm không xuất xứ từ Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ thực sự gặp khó khăn.

Ông Trump được đánh giá là một trong những tổng thống Mỹ có chính sách cứng rắn nhất với Trung Quốc. (Ảnh: Asianews/Reuters)
Trên Twitter hôm thứ Ba, ông Trump đã chỉ ra những khó khăn mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi leo thang thương chiến với Mỹ: “Trung Quốc đang làm ăn rất tệ, tồi tệ nhất trong vòng 27 năm qua. Họ lẽ ra nên phải bắt đầu mua sản phẩm nông nghiệp của chúng ta ngay bây giờ – không có dấu hiệu nào cho thấy họ đang làm như vậy. Đó là vấn đề với Trung Quốc, họ cứ không làm được đúng đắn. Nền kinh tế của chúng ta đã trở nên rộng lớn hơn nhiều so với nền kinh tế Trung Quốc trong 3 năm qua”.
Ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm tiếp tục: “Trung Quốc đã mất 5 triệu việc làm, trong đó có hai triệu việc làm trong ngành sản xuất, vì biểu thuế của Trump. Trump đã khiến Trung Quốc điêu đứng, còn Hoa Kỳ thì đang thực hiện thật tuyệt vời”.
Có thể thấy, bằng việc chỉ ra những khoảng tối mà Bắc Kinh đang “núp” để thủ lợi trong quan hệ mậu dịch với Mỹ là cách mà Tổng thống Trump đang sử dụng để giành được lợi thế trong đàm phán thương mại và đẩy lùi Trung Quốc trong cuộc thương chiến kéo dài hơn một năm qua. Chỉ số kinh tế xấu đi trong những thống kê kinh tế gần đây của Trung Quốc và với việc không còn “vũ khí” để tấn công Mỹ là cơ sở để ông Trump tin vào một chiến thắng trước Bắc Kinh.
To
TheHe NoiTiep (thehenoitiep@gmail.com)
Bcc
Cc


---------- Forwarded message ---------
From: 'nam Giang' via Phụng Sự Xã Hội <PhungSuXaHoi@googlegroups.com>
Date: Mon, Aug 5, 2019 at 10:04 AM
Subject: [PSXH] Fw: THOI SU:Dấu ấn tuần qua: Mỹ tiếp tục ‘lôi’ Trung Quốc ra ánh sáng
To: nam Giang <luoiguomviet@yahoo.com>


----- Forwarded Message -----
From: MY LOAN <tmyloan@gmail.com>
Sent: Sunday, August 4, 2019, 9:40:19 PM PDT
Subject: THOI SU:Dấu ấn tuần qua: Mỹ tiếp tục ‘lôi’ Trung Quốc ra ánh sáng

Dấu ấn tuần qua: Mỹ tiếp tục ‘lôi’ Trung Quốc ra ánh sáng

 
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AP)
Sau khi chỉ ra âm mưu phía sau việc “lật kèo” trong đàm phán thương mại của Bắc Kinh, hôm thứ Năm (1/8), Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 10% lên phần hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, trị giá 300 tỷ đô, bắt đầu từ 1/9. Cũng trong tuần qua, Ngoại trưởng Pompeo đã sử dụng diễn đàn AMM để “đưa ra ánh sáng” tham vọng thao túng Biển Đông và sông Mekong của giới cầm quyền Trung Quốc.
Những phát biểu của Tổng thống Trump hay Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra trong và sau khi các nhà đàm phán Mỹ-Trung thảo luận về vấn đề thương mại giữa hai nước ở Thượng Hải. WSJ dẫn lời các nhà phân tích cho hay Bắc Kinh tin việc trì hoãn tiến trình thương thảo có thể ép được chính quyền Trump, vì theo họ cho tới khi đạt được một thỏa thuận, Hoa Kỳ cũng chịu tổn thất lớn khi nông dân Mỹ không bán được sản phẩm và ông Trump đang phải chịu nhiều áp lực khi cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sau đang tới gần. Nhưng Tổng thống Trump còn nhìn ra phía sau thái độ đàm phán “lửng lơ” của phía Trung Quốc là một nguyên nhân khác.
Chỉ mặt âm mưu ‘câu giờ’
Ông Trump cho rằng Bắc Kinh có ý định “câu giờ” trong đàm phán thương mại cho tới kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm sau với hi vọng một ứng viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử và như thế thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho họ, vì đảng viên Dân chủ xưa nay được cho là những người “mềm yếu” trước Trung Quốc. Mặc dù vậy, ông Trump rất tự tin vào chiến thắng ở nhiệm kỳ tiếp theo khi đã làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” bằng những con số tăng trưởng (điều mà người tiền nhiệm Obama nói rằng phải cần có “chiếc đũa thần” mới làm nổi), bên cạnh việc mang về nhiều lợi ích cho Hoa Kỳ thông qua những quyết sách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất khéo léo trong đối ngoại.
Thành tựu của Tổng thống Trump đã được người dân Mỹ ghi nhận: “Đây là chính trị gia duy nhất mà tôi biết rằng đã nói là làm. Bởi vì đây là điều trân quý nhất. Đó là một trong những lý do chính thuyết phục tôi luôn dành sự ủng hộ cho Tổng thống Trump”, anh Bernard Clinton chia sẻ với đài truyền hình NTD bên lề cuộc mít-tinh của ông Trump ở thành phố Cincinnati, bang Ohio hôm thứ Năm.
Anh Bernard cho biết thêm, anh đã đi khắp nước Mỹ, tới những sự kiện ủng hộ ông Trump để bán mũ in dòng chữ “Make America great again”, và thấy nơi nào cũng treo biển tuyển lao động, điều đó chứng tỏ một điều, Tổng thống Trump đã mang về rất nhiều việc làm cho người Mỹ, cùng với các chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thì có nghĩa là ông ấy đã “hoàn thành lời hứa của mình”.

Clinton trả lời phỏng vấn của NTD bên lề một cuột mít tinh của Tổng thống Trump. (Ảnh: NTD)
Ông Trump đã nhiều lần ám chỉ rằng nếu ông tiếp tục làm tổng thống Mỹ thêm 4 năm nữa thì Trung Quốc sẽ “khổ” với ông, vì khi đó điều kiện để Bắc Kinh đạt được thỏa thuận thương mại với Washington sẽ cao hơn nhiều, hoặc thậm chí còn không có thỏa thuận nào. Nên theo ông Trump, tốt nhất Bắc Kinh hãy tích cực hơn trong đàm phán thương mại ngay bây giờ trước khi quá muộn.
Trên Twitter, hôm thứ Ba, Tổng thống Trump viết: “Vấn đề là nếu và khi tôi giành chiến thắng [trong cuộc bầu cử 2020], thì thỏa thuận mà họ nhận được sẽ khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang đàm phán hiện nay, hoặc không có thỏa thuận nào cả”.
Dễ nhận thấy rằng điều ông Trump tuyên bố không phải là lời đe dọa “suông”, do là nhiệm kỳ cuối, ông không còn phải để tâm tới việc vận động tranh cử, nên ông sẽ “phát huy” hết cá tính mạnh mẽ vốn có của mình trong việc “xử lý” Trung Quốc.
Kiểm soát sông Mekong
Theo tờ Bangkok Post, mực nước sông Mekong tại Nakhon Phanom, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thái, giáp với Lào, đã xuống mức thấp nhất trong gần 100 năm qua. Ủy hội sông Mekong (MRC) cũng đưa ra thông tin trùng khớp khi nói rằng mực nước trên con sông này vào tháng Sáu và tháng Bảy đã giảm xuống mức “thấp nhất trong những lần thấp kỷ lục”.
Hôm thứ Năm, phát biểu trước các quan chức đại diện của các nước tham gia Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong, bên lề Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) tại Thái Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này: “[Mực nước] sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua có liên quan đến việc kiểm soát dòng nước ở vùng thượng nguồn của Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng việc Trung Quốc cho phép nổ mìn và nạo vét đáy sông MeKong phản ánh “các xu hướng gây rắc rối” của Bắc Kinh. “Chúng ta đã chứng kiến việc xây dựng các con đập một cách tràn lan trên thượng nguồn [để] củng cố việc kiểm soát [của họ] đối với vùng hạ lưu”, ông Pompeo nói.

Mực nước sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 100 năm qua. (Ảnh: Reuters)
Theo Lowy Institute, việc kiểm soát dòng chảy của sông Mekong bằng các con đập có thể cho phép Trung Quốc “thao túng” cách tiếp cận nguồn cung cấp lương thực đối với người dân của những nước sống ở vùng hạ lưu của dòng sông này. Các đập thủy điện ở phía thượng nguồn Mekong thuộc về Trung Quốc có thể giữ lại 23 tỷ m3 nước, tương đương với việc chi phối 27% lưu lượng nước giữa Trung Quốc và Thái Lan.
Trung Quốc gần như sẽ nằm hoàn toàn quyền kiểm soát lưu lượng nước của sông Mekong về mùa khô khi lượng nước xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng đóng góp từ 40 tới 70% lượng nước của dòng sông này. Mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nếu như 11 đập thủy điện sắp tới mọc lên chắn ngang dòng chảy của Mekong, đáng lưu ý là, hơn một nửa trong số những con đập này thuộc về hoặc nhận đầu tư của Trung Quốc.
Một báo cáo của Viện Môi trường và UNESCO cho thấy, lượng trầm tích trên sông Mekong có thể giảm tới 94% nếu các con đập trên đi vào hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng đánh bắt cá và nông nghiệp ở vùng hạ lưu, và nước phải chịu nhiều thiệt hại nhất là Việt Nam.
Cũng theo Lowy Institute, việc Bắc Kinh cho phá hủy các đảo nhỏ, ghềnh và các mỏm đá trên dòng chảy của sống Mekong nhằm tạo ra một đường thủy lưu hành thông suốt và thuận lợi hơn tới các nước ở vùng hạ lưu. Và điều đặc biệt là, trong trường hợp có chiến tranh, “đại lộ” trên sông này có thể tạo ra thuận lợi rất lớn cho quân đội Trung Quốc.
‘Bắt nạt’ ở Biển Đông
Trung Quốc không dừng việc gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, vào ngày 15/7, tờ Naval News đưa tin, vào đầu tháng Bảy quân đội Trung Quốc đã bắn thử nghiệm 6 tên lửa trong khu vực biển giàu tài nguyên này.
Ngày 12/7, SCMP đưa tin, từ ngày 03/7/2019 tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 (HD8) của Trung Quốc đã đi vào vùng biển của bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo UNCLOS 1982. Theo bảo vệ HD8 là ba tàu hải giám Trung Quốc, trong số đó có tàu hải giám có trọng tải trên 10.000 tấn mang số hiệu 3901.
Mới nhất, Giáo sư người Úc, Carlyle A. Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, thông báo trên Twitter hôm 4/8 rằng vào ngày thứ Bảy (3 /8) Trung Quốc đã điều 35 tàu các loại ra bãi Tư chính, lúc cao điểm nhất Bắc Kinh đưa 80 tàu tới hoạt động ở khu vực này.

Thông tin về việc Trung Quốc điều 35 tàu tới bãi Tư chính trên tài khoản Twitter của giáo sư Carlyle A. Thayer. (Ảnh: chụp màn hình)
Phản ứng trước hàng loạt hành động lấn lướt của Trung Quốc ở một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/7/2019 ra thông cáo chỉ trích Bắc Kinh:
“Các hành vi khiêu khích không ngừng của Trung Quốc nhắm vào hoạt động dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đang đe dọa tới an ninh năng lượng của khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Trong thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dẫn lại lời Ngoại trưởng Pompeo lên án Bắc Kinh “ngăn các nước ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng trị giá hơn 2.5 nghìn tỉ USD thông qua hành động chèn ép, hăm dọa”.
“Hoa Kỳ kịch liệt phản đối các hành vi cưỡng ép và đe dọa tới từ bất cứ bên nào có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc nên chấm dứt các hành vi chèn ép và kiềm chế hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn khu vực”, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Trong diễn đàn AMM-52, hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo một lần nữa chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ “bắt nạt” các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và cho biết ông đã thúc giục các đồng minh của Mỹ trong khu vực lên tiếng chống lại sự ép buộc của Trung Quốc ở vùng biển này.
Khó lòng thắng Trump
Phản ứng trước thông tin áp thuế, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng nhiều biện pháp để đáp trả Hoa Kỳ. Nhưng theo đánh giá của Hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) sau thời điểm Mỹ tăng thuế 25% với gói 200 tỷ đô hàng nhập khẩu Trung Quốc thì Bắc Kinh gần như không còn chiêu bài đáp trả khi đã tăng thuế với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Một bài viết dẫn lời chuyên gia kinh tế của CNBC tuần qua cho hay, Washington sẽ còn tung ra một đòn “quyền anh kết hợp” sau quyết định cắt giảm lãi suất của Fed hôm thứ Tư vì lãi suất giảm sẽ mang tới nhiều lợi ích: giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, tăng tính cạnh tranh của đồng đô la, và một khi người dân và doanh nghiệp Mỹ bắt đầu quen với việc mua sản phẩm sản xuất bởi chính Hoa Kỳ hoặc các sản phẩm không xuất xứ từ Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ thực sự gặp khó khăn.

Ông Trump được đánh giá là một trong những tổng thống Mỹ có chính sách cứng rắn nhất với Trung Quốc. (Ảnh: Asianews/Reuters)
Trên Twitter hôm thứ Ba, ông Trump đã chỉ ra những khó khăn mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi leo thang thương chiến với Mỹ: “Trung Quốc đang làm ăn rất tệ, tồi tệ nhất trong vòng 27 năm qua. Họ lẽ ra nên phải bắt đầu mua sản phẩm nông nghiệp của chúng ta ngay bây giờ – không có dấu hiệu nào cho thấy họ đang làm như vậy. Đó là vấn đề với Trung Quốc, họ cứ không làm được đúng đắn. Nền kinh tế của chúng ta đã trở nên rộng lớn hơn nhiều so với nền kinh tế Trung Quốc trong 3 năm qua”.
Ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm tiếp tục: “Trung Quốc đã mất 5 triệu việc làm, trong đó có hai triệu việc làm trong ngành sản xuất, vì biểu thuế của Trump. Trump đã khiến Trung Quốc điêu đứng, còn Hoa Kỳ thì đang thực hiện thật tuyệt vời”.
Có thể thấy, bằng việc chỉ ra những khoảng tối mà Bắc Kinh đang “núp” để thủ lợi trong quan hệ mậu dịch với Mỹ là cách mà Tổng thống Trump đang sử dụng để giành được lợi thế trong đàm phán thương mại và đẩy lùi Trung Quốc trong cuộc thương chiến kéo dài hơn một năm qua. Chỉ số kinh tế xấu đi trong những thống kê kinh tế gần đây của Trung Quốc và với việc không còn “vũ khí” để tấn công Mỹ là cơ sở để ông Trump tin vào một chiến thắng trước Bắc Kinh.

--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Muốn gia nhập: PhungSuXaHoi+subscribe@googlegroups.com
Muốn đăng bài: PhungSuXaHoi@googlegroups.com
---
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Phụng Sự Xã Hội".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến PhungSuXaHoi+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/PhungSuXaHoi/282126062.1004959.1564992126415%40mail.yahoo.com.
Send

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét