Vì sao sau trận mưa: Phú Quốc biến thành Phú Nước
Mùa mưa năm nay, TP. HCM còn đang xôn xao vụ dùng lu chống ngập của một nữ đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố, cả nước lại dấy lên sự kiện ngập nước sau một trận mưa ở những nơi mà không ai có thể ngờ đến: Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc Tỉnh Lâm Đồng và một số huyện tại các Tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh Đắk Nông ngập chìm trong biển nước.
Hầu như cùng một lúc, không ai có thể ngờ được cảnh đảo Phú Quốc của Tỉnh Kiên Giang cũng đang chìm trong biển nước. Phú Quốc được nhà nước đua nhau thổi phồng, để cao như “Đảo Ngọc – Thiên Đường Du Lịch”, sau 4 ngày mưa lớn vào đầu tháng Tám, điều khó ngờ ấy đã biến thành sự thật.
Bây giờ ta cứ thử tưởng tượng, Singapore ngập lụt dưới 2 mét nước và nhiều khu vực trên đảo quốc này chìm trong biển nước như Phú Quốc hiện nay, thì mọi người sẽ nghĩ sao?
Chắc chắn là với những đầu óc bình thường, không ai có thể chấp nhận đó là sự thật, nhất là đối với Đảo Quốc Sư Tử cửa ngõ giao thương quốc tế lớn nhất nhì thế giới. Tương tự không ai có thể nghĩ ra là Phú Quốc lại biến thành Phú Nước – ngập lụt sau vài ba ngày mưa lớn mà trước đây không hề xảy ra.
Lý do từ khi hình thành, Phú Quốc là một hòn đảo ngoài khơi Tỉnh Kiên Giang mà địa hình thiên nhiên có đồi núi thấp với những cánh rừng nguyên sinh giữ nước và một hệ thống sông rạch, khe suối đủ để thoát nước ra biển trong mùa mưa. Sự cân bằng sinh thái như một điều thật tự nhiên. Người dân sống ở đây hầu hết là ngư dân, trong vòng nửa thế kỷ trở lại đây chưa bao giờ phải lâm vào tình trạng chạy lụt như những ngày qua. Cho nên chuyện Phú Quốc ngập lụt thật hy hữu, thật “lịch sử” khó thể xảy ra… ngoại trừ động đất và sóng thần!
Nhưng kể từ năm 2013, khu kinh tế Phú Quốc được thành lập và sau đó trở thành một trong 3 đặc khu kinh tế nhà nước cùng với Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc mới có tình trạng đất biến thành vàng. Đây là những đặc khu kinh tế lập ra để kết nối với kế hoạch Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc.
Phú Quốc ngày nay chịu cảnh trời biển mênh mông chính vì sự tham lam của các quan chức nhà nước. Nguồn lợi vô tận của đất đai khiến họ hăm hở phá rừng, xẻ núi, lấp sông rạch nhằm mục đích lấy đất bán cho nhà đầu tư mở casino, xây khách sạn mà hầu hết vốn đầu tư bỏ ra đều mang bóng dáng Trung Quốc.
Khi rừng trên nguồn không còn, nước mưa không có gì giữ lại nó phải ào ạt đổ về thành phố trước khi có thể rút ra biển. Tuy nhiên hiện tượng Phú Quốc chìm trong biển nước chỉ sau 3 ngày mưa cũng khiến người ta phải chau mày về sự phá sản nhanh chóng của thiên nhiên, dưới sự quản lý đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Mùa mưa này không chỉ Phú Quốc là nơi “ngập lịch sử” như báo chí trong nước mỉa mai tường thuật, mà ngay trên miền cao nguyên người dân thành phố Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng cũng vất vả đối phó với nước lũ từ những cơn mưa nguồn. Nguyên nhân cũng chỉ do tình trạng phá rừng vô tội vạ với sự dung túng và tham gia tích cực của cán bộ kiểm lâm.
Ở Huyện Đảo Phú Quốc, thay vì tìm biện pháp đối phó, trước hết chính quyền nhanh chóng đổ thừa cho biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao bất thường nên Phú Quốc bị lụt. Như thế có nghĩa phủi sạch trách nhiệm trong quá khứ chính quyền cấu kết với nhà đầu tư, đã thẳng tay tàn phá thiên nhiên để thoả mãn lòng tham vô đáy của mình.
Bởi vì dù cho có biến đổi khí hậu gì đi chăng nữa, nếu rừng không bị phá, hệ thống sông rạch còn nguyên và được quan tâm gìn giữ, tu sửa đúng mức sau khi xây cất nhà cửa thì chuyện ngập lụt sẽ được hạn chế tối đa. Cũng do quan chức thiếu tầm nhìn và kiến thức lãnh đạo non kém, lại tham lam lao vào bán đất làm giàu, xây cất bừa bãi nên người dân Phú Quốc phải hứng chịu thảm hoạ không phải do họ gây ra. Nhiều năm qua, Phú Quốc càng gấp rút biến thành đặc khu kinh tế để đón Trung Quốc nhảy vào thì vi phạm trong xây dựng ngày càng trầm trọng.
Vấn đề đặt ra ai là người chịu sự trừng phạt của thiên nhiên nếu không phải là chính người dân Phú Quốc. Còn các lãnh đạo tham lam, vô tài sau khi no đủ đã tìm cách cao chạy xa bay.
Tóm lại, nạn lụt ngập ở Phú Quốc cho thấy tầm trí tuệ của lãnh đạo đảng và nhà nước cầm quyền hoàn toàn không có. Nó giống như việc xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông ở miền Bắc và metro Bến Thành-Suối Tiên ở miền Nam, tốn bao nhiều tiền và công sức mà chưa thấy viễn cảnh của ngày khánh thành. Mà nếu có khánh thành đi chăng nữa, với khả năng quản lý của cán bộ hiện nay, liệu những con đường này có an toàn hay không?
Từ nhiều năm qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam cho rằng khâu bế tắc quản lý đất nước chính là rào cản của thế chế. Đúng ra là thể chế độc tài, tạo ra nạn quan liêu và sứ quân nên cán bộ không quan tâm đến đời sống của người dân mà chỉ tập trung vào việc làm sao vơ vét thật nhiều và hưởng thụ trong lúc còn nắm quyền. Mất quyền là mất tất cả nên họ phải “liên kết” nhau để ăn chia – bao che – tồn tại.
Nói một cách dễ hiểu, ngày nào mà đất nước Việt Nam còn bị lãnh đạo bởi những tên cán bộ thiếu năng nhưng thừa tham vọng quyền lực thì chuyện đảo Phú Quốc bị lụt, điều mà trong đầu mọi người không ai có thể tưởng tượng đó là chuyện có thật.
Phạm Nhật Bình
Dưới đây là những hình ảnh mới cập nhật từ các "phóng viên" là những facebooker tại Phú Quốc:
Andy
Tài khoản Hoàng Phi vừa chia sẻ trên trang Cộng đồng Phú Quốc hình ảnh này với chú thích: "Thôi rồi lượm ơi, Phú Quốc thất thủ".
Chỗ ở miễn phí cho người có nhu cầu được lan tỏa nhiều trong những ngày qua ở Phú Quốc
Những giúp đỡ, chia sẻ nhau trong lúc khó khăn đang lan tỏa trên mạng xã hội
Một facebooker cập nhật tình hình trên trang Cộng đồng Phú Quốc
Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lớn trong các ngày 5, 6-8 và đêm 8 rạng sáng 9-8 đã làm cho nhiều tuyến đường, nhà dân ở thị trấn Dương Đông - trung tâm huyện đảo Phú Quốc - ngập sâu, có nơi ngập sâu gần 2m.
Giao thông bị chia cắt, ách tắc nghiêm trọng, các hoạt động sinh hoạt, buôn bán đình trệ, chính quyền phải huy động hàng ngàn người gồm cán bộ, công an, quân đội vào cuộc hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, tài sản.
Thống kê bước đầu trong trận ngập lụt ngày 6-8, có hơn 3.800 căn nhà bị ngập, nhiều đoạn đường ở thị trấn Dương Đông và xã Cửa Dương bị ngập nặng, hư hỏng...
Huyện đảo chưa kịp hồi phục thì suốt đêm 8-8, rạng sáng 9-8, những cơn mưa lớn lại trút xuống khiến đảo Phú Quốc tiếp tục hứng chịu đợt ngập thứ hai nghiêm trọng hơn, cả thị trấn Dương Đông gần như thất thủ, toàn đảo có trên 8.400 căn nhà bị ngập, riêng thị trấn Dương Đông có trên 4.000 căn nhà bị ngập, mọi ngả đường di chuyển đi các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn… đều bị tắc.
Hàng ngàn người gồm cán bộ, công an, quân đội lại tiếp tục được huy động di dời tài sản, di tản trên 2.000 người dân đến nơi tránh trú an toàn.
Thiệt hại về vật chất của hai trận ngập lên đến trên 107 tỉ đồng, nhưng tổn thương tinh thần của người dân là rất lớn. Không ai có thể ngờ sống trên hòn đảo giữa trùng khơi lại bị cảnh ngập nước tồi tệ như vậy. Nguyên nhân rất cần được mổ xẻ nghiêm túc để có giải pháp khắc phục.
Theo chính quyền huyện đảo, nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày, sông suối và hạ tầng thoát nước trên đảo quá tải; rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi bít miệng cống, lòng cống khiến lượng nước mưa quá lớn không thoát kịp.
Thế nhưng, nhiều chuyên gia am hiểu Phú Quốc cho rằng ngoài lý do thiên tai bất ngờ, tác nhân chính gây nên thảm cảnh ngập lụt trên đảo lại chính là nhân tai.
Mổ xẻ chuyện ngập
Trang Facebook "Cộng đồng Phú Quốc" với hơn 220.000 thành viên những ngày này tràn ngập các thông tin cập nhật mọi diễn biến mưa, ngập của đảo ngọc.
Tài khoản "Pha Lê" cập nhật tình hình tại cầu Suối Lớn với hai từ "thất thủ" và mô tả "4 con chó bị chìm", "trường cấp 2 không lối thoát".
Còn tài khoản "Ly Khánh Pham Le" phát trực tiếp tại đường Trần Phú, thị trấn Dương Đông cho thấy cảnh tuyến đường bị ngập rất sâu, người lội nước ngập tới đùi, trong đó có cảnh người dân phải dùng xuồng để bơi trên đường này.
Tài khoản "Mei Yi" cũng cảnh báo: "Trước nghĩa trang có cây lớn bị đổ gây kẹt xe nha bà con. Chạy xe nên để ý cẩn thận cây to và gió lớn nhé". Chủ tài khoản này cũng cho biết xe máy chạy tuyến Dương Đông - Cửa Cạn bình thường, xe lớn thì không đi được.
Cũng trên trang này, các facebooker cũng "mổ xẻ" về nguyên nhân gây ngập. Tài khoản "Thổ địa Phú Quốc" đặt vấn đề: "Tại sao Phú Quốc ngày xưa không có ngập mà bây giờ ngập lụt dữ vậy? Xin các cao nhân chỉ giáo giúp 2 điều: đâu là nguyên nhân, đâu là giải pháp?".
Rất nhiều ý kiến phân tích như: do các nhà đầu tư mua đất Phú Quốc, san lấp suối nên nước không đường thoát, sông Dương Đông chảy ra biển các nhà đầu tư xây khách sạn chặn đường thoát nước…
Một ý kiến khác từ tài khoản "Hoan Nguyen Than" cho rằng nguyên nhân ngập do mưa lớn nhiều ngày liền, trong khi hệ thống thoát nước thoát không kịp, còn các suối, rãnh bị lấn chiếm san lấp. Đặc biệt Phú Quốc phát triển quá nóng nên quá tải, chưa có nhà máy xử lý rác cộng với hệ thống thoát nước chưa đủ nên gây ảnh hưởng rất lớn, gây ngập.
Andy TH
Bình luận
thuc
Tôi đang sống ở Singapore. Họ làm cống 2 bên đường và các cống này sẽ thông với một con kênh rất to như kiểu con sông. Và cứ cách một khu lại có một con sông nhân tạo như thế để thoát nước. Tôi sống 2 năm dù có mưa to thế nào cũng không thể ngập được. 2 năm không một lần ngập và chưa một lần mất điện.
0Trả lời 2 giờ trước0 Trả lời
Ngô Sắc
Ngập là do bởi tại trời
Hay là do chính con người mà nên?
Tràn lan quy hoạch không tên
Suối sông san lấp tạo nên nhà tầng
Lại thêm cái cảnh phá rừng
Giành từng mét đất tưng bừng dựng xây
Chính quyền bất lực bó tay
Xảy ra ngập lụt đổ ngay cho...
"Lượm ơi...thôi hỡi thôi rồi..."
Còn đâu đảo ngọc một thời vang danh?
2Trả lời 27 phút trước0 Trả lời
Bình Nguyễn
Bê tông hóa lề đường, khuôn viên...Cả phố phường giống như một cái hồ khổng lồ bị tráng kín đáy. Giải pháp hãy trả lại như xưa, trồng cỏ, trồng cây xanh, nhớ đổ cát không nén chặt, để nước ngấm xuống lòng đất càng sâu càng tốt. Thành phố lớn trong đất liền cũng vậy.
0Trả lời 2 giờ trước0 Trả lời
phan Mina
Có phải chăng vì đô thị hoá: sông, hồ, kinh, rạch, sông, suối, rừng...?
0Trả lời 2 giờ trước0 Trả lời
Ba Hùng
Hậu quả của việc từ đất liền ào ào ra đảo, tranh nhau mua bán đất nền...rồi xây dựng cho kịp phong trào lên Tp Du lịch.
13Trả lời 1 ngày trước0 Trả lời
nguyen bac
Không có qui hoạch.
4Trả lời 1 ngày trước0 Trả lời
thang
Bê tông hóa, phá rừng, nguyên nhân gây ra ngập úng.
17Trả lời 1 ngày trước0 Trả lời
Tu
Trên đảo, dân cư ít, xây dựng ít mà còn bị ngập thì hết nói nổi. Quy hoạch quá kém!
5Trả lời 2 ngày trước1 Trả lời
phuong nguyen
@Tu Ai nói PQ dân cư ít ,xây dựng ít vậy bạn .
1Trả lời 1 ngày trước
Hoàng Long
Ý kiến của nhà báo (người viết bài này) rất hay! Còn mang tính góp ý cho chính quyền các cấp và các ngành thực hiện giữ gìn PQ, quy hoạch PQ hiện nay và trong tương lai ... Và nếu như không có hai trận lụt này thì PQ sẽ chủ quan tiếp tục đầu tư xây dựng ....bê tông hóa, xóa bỏ bớt các kênh rạch thoát nước.... đến một giai đoạn nào đó khi có mưa là có lụt là có khả năng nước sẽ dâng cao vài mét ....khi đó mới thấm thía sự chỉ đạo của Thủ tướng CP!!!
0Trả lời 2 giờ trước0 Trả lời
Nguyen Phu
Có ai ra Phú Quốc mua đất nữa không?
17Trả lời 16 phút trước0 Trả lời
Hoàng sahara
Nếu cần 1 hình mẫu để quản lý và xây dựng hạ tầng đô thị? Không cần phải nghiên cứu cho tốn sức, cứ học tập từ Singapore! Đảo quốc này na ná như Phú Quốc. Nhưng cách mà Sing quy hoạch đô thị nếu đem so sánh với Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng thì quả là quá buồn! Đảo quốc như Singapore có thể nói rất nhỏ hẹp cho 1 quốc gia năng động, nhưng người ta sẵn sàng dành riêng 50% làm đất cây xanh - thành phố trong rừng! Singapore còn rất nhiều đất trống chỉ để làm thảm cỏ, cây cảnh ngay các ngã tư, giao lộ sầm uất. Nhiều khu đất trống khác trên các con đường đắc địa có biển ghi là "state land". Trong khi, nội đô ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có thể nói là không còn chỗ thở! Diện tich đất của Việt Nam mình không phải là quá nhỏ, nhưng sao người ta cứ chen chút nhau đến mức ngộp thở như thế? Tôi không tin các nhà quản lý không biết vấn đề này! Chắc chắn, họ biết rất rõ.
104Trả lời 8 phút trước1 Trả lời
Hoàng Long
@Hoàng sahara: Thích sống chen chúc bởi vì đông vui lại có sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ!
0Trả lời 2 giờ trước
Dân Tiền Giang
Các cấp chính quyền phải ra tay khắc phục sai lầm ngay tức thời như bài viết đã phân tích. Đây là hậu quả ban đầu, về lâu dài nếu không khắc phục thì hậu quả sẽ tồi tệ hơn gấp nhiều nhiều lần
10Trả lời 17 phút trước0 Trả lời
Nam
Đến lúc phải trả giá cho sự cẩu thả, vô trách nhiệm trong quản lý!
27Trả lời 3 giờ trước0 Trả lời
NHL
Chúng ta rất giỏi, cái gì cũng biết trước, cái gì cũng phân tích ra được, cái gì cũng trong tầm kiểm soát. Chúng ta có cả 1 bộ máy nhiều cấp để vận luật và khống chế rủi ro. Vâng, nhưng chúng ta vẫn cứ sai, sai hoài, và không một ai nhận trách nhiệm cả. Tôi tự hỏi các vị tính rút kinh nghiệm đến bao giờ?
46Trả lời 3 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét