Việt Nam Cộng Hòa, 44 Năm Sau.
Tôi hoàn toàn đồng ý với BS Trần Mộng Lâm...
Trong suốt 44 năm qua sau bao nhiêu Chủ Tịch tiền nhiệm..., vẫn chưa thấy gì "đột phá tốt đẹp"; ở đây tôi muốn nói là "sự cải mới hiệu quả...".
Thế hệ trẻ với tinh thần và nhiệt huyết mới may ra có sự đột phá gì chăng?!.
"Những người lãnh đạo trong tương lai hoàn toàn tư do điều khiển CĐ miễn là: Không
chấp nhận CS, Không Hòa Hợp Hòa Giải với CS- Nếu họ không chấp nhận những điều
tiên quyết này, thì họ sẽ gặp phải sự chống đối mãnh liệt của đa số."
tiên quyết này, thì họ sẽ gặp phải sự chống đối mãnh liệt của đa số."
Kịch bản này có lẽ xảy ra không riêng chỉ Montreal?!!.
Hy vọng có bầu cử đứng đắn với kết quả tốt đẹp thuận mọi người...
Mong lắm thay.
VTT
Sent from my iPad
Sent from my iPad
Begin forwarded message:
From: Mong-Lam <lammongtran@yahoo.com>
Date: July 6, 2019 at 11:27:57 AM GMT-4
To: Tat Thang Vu <vutatthang66@gmail.com>
Subject: Gui bai
Reply-To: Mong-Lam <lammongtran@yahoo.com>
Việt Nam Cộng Hòa, 44 Năm Sau.
Nhân những vụ lộn xộn xẩy ra mới đây trong một cuộc bầu cử Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát nơi tôi ở, chủ đề cuả gặp gỡ mạn đàm hàng tuần giữa anh em chúng tôi, những người đến Montréal đã lâu, nay đa số đã về hưu , xoay quanh đề tài này và lan man bàn sang những thay đổi của cộng đồng người Việt Nam nơi đây.Một người, tạm gọi ông thứ 1, phát biểu ý kiến :
-Những người như chúng ta, đến Montréal trong tư thế tỵ nạn, vừa mất hết địa vị, nhà cửa, nghề nghiệp và cả tổ quốc nữa. Họ tụ họp nhau lại, thành lập Hội Người Việt Quốc Gia vùng Montréal và liên tục đấu tranh chống Cộng Sản. Hội ngườiViệt này vẫn hoạt động theo một đường lối vạch sẵn do những ông Hội Trưởng đầu tiên. Nhưng 44 năm đã trôi qua. Những Thế Hệ thứ 2 và ngay cả thứ 3 đã ra đời nếu chúng ta tính trung bình là 20 năm cho mỗi thế hệ. Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi, và những người thuộc thế hệ 1 chúng ta có nên lui vào bóng tối và nhường chỗ cho thế hệ 1 rưỡi, thế hệ 2 để cho họ có cơ hội lèo lái hội, cho dù ở một khía cạnh nào đó,họ khác chúng ta ??
Ông bạn, tạm gọi người thứ 2 , nói luôn;
-Dù gì thì gì, không thể để hội rơi vào tay những người đã chủ chương một lá cờ vàng với 4 sọc đỏ, sọc thứ 4 dành cho người Việt Hải Ngoại. Dù gì thì gì, không thể không nghi ngờ những người đã phát biểu với những câu nói này : Tại sao các bác các chú chống Cộng mạnh đến thế. Trên 4 chục năm nay, bọn họ có đụng đến sợi lông nào của các bác các chú đâu.
Ông bạn thứ ba, một nhà văn khá nổi tiếng với các bài viết trên mạng, trầm ngâm :
-Những lời tuyên bố trên có chính thức không ??
-Chính tai tôi nghe trong một đám cưới và qua những người quen, bà hội trưởng hội X.
-Như vậy vẫn chưa thể coi như một chủ trương chính thức. Có thể họ nói ngoài lề,nói vô tội vạ, Hãy cho họ một cơ hội bầy tỏ lập trường chính thức của mình và không thể căn cứ nhũng tin đồn thổi này để đe dọa các cử tri, làm chính trị dựa trên sự dọa nạt. Nhưng tôi hỏi các ông : trên 40 năm nay, chúng ta vẫn chỉ đi theo một con đường và đi theo một lá cờ, nhưng trong thực tế, thì trên phương diện Pháp Lý, Việt Nam là một nước được quốc tế công nhận, có chân trong Liên Hiệp Quốc, có lá cờ đỏ sao vàng. 44 năm nay, chúng ta phủ nhận lá cờ đỏ mà bất cứ những người nào ngoài chúng ta muốn tìm hiểu qua các tài liệu quốc tế, qua internet, đều tìm thấy .Trên 4 chục năm nay, chúng ta chỉ nhìn thấy những gì chúng ta muốn , nhưng nay đã đến lúc chúng ta can đảm nhìn sự thực hay không.
Ông thứ 1 đang đưa ly nước lên miệng, nghe nói vội đặt ngay ly nước xuống:
-Anh có thể nói rõ hơn câu hỏi của anh??
-Tôi hỏi chúng ta có thay đổi hay không hay vẫn giữ nguyên như cũ.
-Tôi xin trả lời ngay : Nuớc Việt Nam trong đầu anh không phải là nước ViêtNam trong đầu tôi. Trung Cộng vẫn là một nước được quốc tế công nhận và có chân trong LHQ. Bản đồ của Trung Cộng vẫn bao gồm Tây Tạng và Tân Cương nhưng thử hỏi người dân Tây Tạng và ngưồi dân Tân Cuơng có chấp nhận lá Ngũ Tinh Kỳ là cờ của tổ quốc họ không. Dám chắc 100% những người dân đó đều phủ nhận. Trở lại với Việt Nam, nước Viêt Nam mà anh nói không phải là nước Việt Nam chúng tôi nghĩ trong đầu. Người Miền Nam, cựu công dân VNCH chưa từng được hỏi ý kiến trong việc bị cưỡng bách sáp nhập vào miền Bắc Thế Kỷ trước. Cho nên chúng tôi không thay đổi , không phải vì bướng bỉnh, mà vì muốn đòi cho được sự công bằng. Chúng tôi không chấp nhận nước Việt Nam ngày nay. Cho đến khi lịch sử được viết lại, với một cuôc Trưng Cầu Dân ý được tổ chức cho toàn dân từ Nam chí Bắc, lúc đó, chúng ta sẽ bàn đến một nước Việt Nam thống nhất, với Quốc Kỳ, Quốc Ca khác. Nếu qua cuộc trưng cầu dân ý minh bạch, mà đa số muốn thay đổi, thì thiểu số phải phục tùng đa số. Khi đó, Việt Nam sẽ thống nhất bằnglá phiếu chứ không bằng súng đạn.
-Nếu không chấp nhận thay đổi, thì cộng đồng này (CD Montréal) sẽ không còn sức sống.
-Có lẽ anh hiểu lầm những gì đang làm chúng ta bân tâm. Cuộc bầu cử mà người ta trông đợi tại Montréal sẽ phải đưa đến những thay đổi nhưng trong chiều hướng đi lên, con đường của dân chủ chứ không phải đi xuống, củng cố cho những sự độc tài, phe nhóm. Cộng đồng người Viêt tại Montréal cũng không khác nhửng cộng đồng Người Viêt tại Torota, California hay Paris, Melbourne. Đâu đâu, chúng ta cũng nhận thấy có sự va chạm, phần lớn do khoảng cách giữa các Thế Hệ. Việc đó cũng dễ hiểu và hữu lý : Các thế hê sau không có những quá khứ đau thương của thế hệ 1, được giáo dục khác, sinh hoạt khác, mục tiêu trong cuộc đời khác, giải trí cũng khác, làm sao tránh được cuộc chiến giữa các Thế Hệ ?? Tuy nhiên, người ta đòi hỏi là :
_Những cuộc bầu cử phải trong sạch, không có sự mánh mung để dùng tiểu sảo nắm chặt quyền lực trong tay . Sống tại một nước dân chủ, những mưu mô thủ đoạn là điều không thể chấp nhận.Thiểu số phải phục tùng đa số.
-Những người lãnh đạo trong tương lai hoàn toàn tư do điều khiển CĐ miễn là : Không chấp nhận CS, Không Hòa Hợp Hòa Giải với CS- Nếu họ không chấp nhận những điều tiên quyết này, thì họ sẽ gặp phải sự chống đối mãnh liệt của đa số.
Cuôc trao đổi ý kiến giữa nhưng người còn quan tâm đế đất nước, đến dân tộc Việt, dù là tại Montréal hay tại California cũng cần ghi lại, Ba nhân vật nói tại bài này có thật hay không, không quan trọng. Những gì họ phát biểu, là 3 cách suy nghĩ khác nhau, ba luồng tư tưởng đối chọi nhau của lớp người tỵ nạn Việt Nam tại Montréal,44 năm sau.
Trần Mộng Lâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét