Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Quả bom Tam Hiệp trên đầu dân Tàu… Phạm Thạch Hồng

Quả bom Tam Hiệp trên đầu dân Tàu…

Phạm Thạch Hồng
http://vietluan.com.au/wp-content/uploads/TS-QV-678x381.jpg
Hôm 1/7 vừa rồi trên các trang mạng xã hội tại Trung Cộng xuất hiện 1 tin nhắn Trung Cộng đăng hai bức ảnh so sánh đập Tam Hiệp, trong đó, một ảnh cho thấy con đập đang bị biến dạng rõ rệt.
Xin nhắc lại đập Tam Hiệp (hay Tam Môn Hiệp, hay Tam Vực – Three Gorges Dam) là đập nước lớn nhất thế giới, chặn ngang sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng. Hai bức ảnh này đã gây nên nhiều bàn tán xôn xao và rất nhiều cư dân mạng tại Hoa Lục đã hết sức lo ngại thảm cảnh đập này có thể bị vỡ.
Ngay lập tức các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Cộng vội vã trấn an dân chúng. Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) dẫn lời công ty vận hành cho biết đập Tam Hiệp vẫn an toàn và đang hoạt động bình thường. Đồng thời, báo này nói “những tin đồn về đập Tam Hiệp có thể do các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước khai thác để gây xáo trộn”(!).

Các cơ quan truyền thông Trung Cộng trong mấy ngày qua đã tăng cường trấn an, nhưng các tin họ đưa ra không đồng nhất: có tin nói đập Tam Hiệp không biến dạng, có tin nói đã biến dạng, nhưng chỉ là trạng thái co giãn, có tin nói một bức ảnh vệ tinh khác của Google Earth cho thấy đập hoàn toàn bình thường….
Ngày 4/7, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Cộng đăng một bức ảnh đập Tam Hiệp với độ phân giải cao do vệ tinh Apstar 6 chụp và bác bỏ tin đồn trên mạng.
Ngày 5/7/2019, Tân Kinh báo (The Beijing News) trích Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc công bố ảnh vệ tinh và tuyên bố “Không có vấn đề gì”.
Ngày 6/7/2019, Tân Kinh báo tiếp tục trích tin của Tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang (CTG) nói “Đâp Tam Hiệp vận hành hoàn toàn đáng tin cậy và tuy có bị biến dạng nhưng đó chỉ là trạng thái co giãn”. Sau khi liệt kê hàng loạt những hạng mục và chỉ số kiểm nghiệm từ năm 2006 – 2019, tờ báo này cho biết, các chỉ số đều nằm trong phạm vi thiết kế cho phép. Tuy nhiên, CTG nói thêm, nền đập có chút di chuyển theo chiều dọc từ 1,45mm đến 26,69mm, và di chuyển theo chiều ngang khoảng 4,63mm.
Những thông báo này xem ra không làm an lòng người dân Hoa lục khi họ xem hình ảnh của trang Google Earth và có thể thấy đập đã bị biến dạng thấy rõ.
Về chuyện này, CTG cho rằng nhiệt độ cao và hơi nước có thể làm sai lệch hình ảnh của Google Earth và đưa ra một hình ảnh khác của đập Tam Hiệp do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Cộng chụp bằng vệ tinh Gaofen-6 và công bố hôm trên Weibo cho thấy đập không có dấu hiệu biến dạng.
CTG tuyên bố, để giám sát đập theo thời gian thực, họ đã lắp gần 13.000 thiết bị, trong đó có hơn 2.600 thiết bị phát giác biến dạng. Họ cũng có hơn 5.300 màn hình theo dõi, phát giác biến dạng trong các công trình.
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu trích dẫn lời của Guo Xun, nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Cộng tại Bắc Kinh nói rằng “Đập Tam Hiệp là dự án an toàn tuyệt đối, có thể tồn tại tới 1.000 năm. Ngoài trọng lực, không có ngoại lực nào, kể cả lũ lụt hay động đất, có thể làm đập biến dạng được”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm, trong thực tế, vì lực hấp dẫn của quả đất tất cả mọi đập đều bị biến dạng ở mức nhất định hàng ngày nhưng đó là biến dạng trong phạm vi đã tính toán nên mọi thứ đều an toàn.
Trước đó, trang tin The Paper của nhà nước Trung Cộng tuyên bố “tin nói đập Tam Hiệp biến dạng có thể bị vỡ là tin giả”. Trang tin này nói “kết quả xem xét và phân tích kiểm tra ảnh vệ tinh của QQ Map cho thấy, tổng thể đập Tam Hiệp không bị biến dạng”.
Đập Tam Hiệp là khu vực cấm được bảo vệ nghiêm ngặt bằng 1 lực lượng quân đội hùng hậu gồm cả các dàn hỏa tiễn luôn ứng chiến thường trực ngày đêm.
Những lời trấn an kèm theo tin tức như thế dường như vẫn không đủ sức giúp người dân dưới vùng hạ lưu bớt lo lắng về nguy cơ vỡ đập.
Lý do rất đơn giản, đó là trong thực tế, đập Tam Hiệp –nay từ khi mới có kế hoạch xây dựng, đã bị coi là ẩn hoạ lớn của dân tộc Trung Hoa, vì khu vực quanh con đập khổng lồ này từ bao đời vẫn thường xuyên xảy ra những thảm họa như hạn hán và địa chấn và ngay cả khu vực hồ chứa nước cũng từng xuất hiện các vụ sạt lở.

Đập Tam Hiệp được xây cất tại vùng Tam Đẩu Bình, của lưu vục Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc là một trong ba nhánh của sông Dương Tử (tức Trường Giang, sông dài thứ 3 trên thế giới).
Đập có chiều dài gần 2 km rưỡi, đỉnh đập cao 185 mét so với mực nước biển. Công trình này sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (cho thành đập), 463 ngàn tấn thép (tương đương số thép xây 63 tháp Eiffel), đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1.045 km2.
Năm 1992, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã thúc đẩy cho bằng được kế hoạch xây đập Tam Hiệp, sau những cuộc tranh cãi lớn. Tại cuộc biểu quyết của Quốc hội Trung Cộng vào năm 1992 về kế hoạch xây đập có gần 1/3 số đại biểu phản đối. Nhiều học giả cho rằng, xây đập sẽ gây ra nhiều thảm họa về sinh thái và địa chất, nhất là rất khó bảo đảm tính chất an toàn của đập. Năm 1991, giáo sư vật lý Trung Cộng Tiền Vĩ Trường (Qian Weichang) công bố bản nghiên cứu, nêu nguy cơ nếu đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ nhấn chìm 6 tỉnh hạ lưu sông Dương Tử khiến hàng trăm triệu người sẽ rơi vào đường cùng. Ông còn khuyến cáo nguy cơ đập Tam Hiệp sẽ là mục tiêu hàng đầu nếu bị kẻ thù bên ngoài tấn công.
1 chuyên gia thủy lợi nổi tiếng là Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) dự đoán 12 hậu quả tai hại của đập Tam Hiệp khi hoàn thành là: ảnh hưởng bờ đê vùng hạ lưu sông Dương Tử; cản trở vận tải đường thủy; vấn đề di dân; vấn đề bùn tích lũy; suy giảm chất lượng nước; không đủ công suất phát điện; thời tiết bất thường; những trận động đất thường xuyên; tình trạng lây lan bệnh sán lá máu; ảnh hưởng xấu cho sinh thái; lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; và cuối cùng nghiêm trọng nhất là sức ép gây vỡ đập. Vì mạnh mẽ khuyến cáo về những nguy hại lậu dài này mà Hoàng Vạn Lý không được cử vào dự án Tam Hiệp.
Trước khi bắt đầu trữ nước cho đập vào năm 2003, đoàn kiểm tra công trình của nhà nước Trung Cộng phát giác có hơn 80 vết nứt trên bề mặt đập và tin này đã khiến dân chúng vô cùng lo ngại.
1 chuyên gia thuỷ lợi nổi tiếng gốc Hoa sống tại Đứclà Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), cũng nhận định rằng, không như tuyên truyền của nhà cầm quyền Trung Cộng rằng đập Tam Hiệp sẽ có tuổi thọ từ 500 tới 1.000 năm, mà thực tế theo ông thì chỉ từ khoảng 50 tới 100 năm là sẽ phải phá bỏ con đập này.

Có thể nói, vấn đề an toàn của đập Tam Hiệp đã bị nghi ngờ từ lâu, cả tại quốc nội cũng như ở quốc ngoại nên khi các cơ quan truyền thông của nhà nước thừa nhận đập Tam Hiệp có bị biến dạng càng khiến người dân lo lắng hơn.
Nhất là vào ngày 7/7, khi báo Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời của giới chức quản lý đập cho biết, chương trình khai thác khu thắng cảnh thác Tam Hiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh 1 tuần và sau đó ngày mở cửa lại sẽ được thông báo sau; tin này đã làm dấy lên một đợt bàn tán sôi nổi trên cá mạng xã hội bên trong Trung Cộng.
Nhiều bài viết đã nhắc lại thảm hoạ vỡ đập tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Cộng hồi tháng 8/1975 nhưng đã bị nhà nước giữ bí mật hàng mấy chục năm. Đó là vụ vỡ đập thuỷ điện Bản Kiều tại tỉnh Hà Nam khiến hơn 200 ngàn người, thiệt mạng và mất tích, 11 triệu người bị mất hết nhà cửa, tài sản gần 6 triệu ngôi nhà bị phá huỷ, 300 ngàn gia súc bị cuốn trôi.
Đêm tháng Tám kinh hoàng
Đập Bản Kiều (Banqiao) thuộc tỉnh Hà Nam, trên sông Nhữ giang, được xây dựng và hoàn thành năm 1952, với mục đích vừa để chống lũ lụt vừa để sản xuất điện. Tháng 8/1975, do ảnh hưởng của trận bão Nina, khu vực này hứng chịu những trận mưa lớn nhất trong lịch sử, lượng mưa trong cả năm đã đổ xuống chỉ trong 24 giờ.
Mực nước ở vùng thượng lưu của các con sông trong vùng nhanh chóng dâng cao và biến thành lũ lớn. Khi cơn lũ tràn qua, các đập nước lần lượt bị vỡ và thị trấn Trú Mã Điếm, nơi có đập Bản Kiều, là rào chắn cuối cùng.
Đêm ngày 8/8/1975, hàng trăm người gồng mình trong cơn bão, cố gắng dùng bao cát đắp chặn nước để bảo vệ đập Bản Kiều. Đó là một cuộc chiến gần như vô vọng vì cơn lũ quá lớn. Trong khi đó ở dưới hạ lưu, hàng triệu người đang trong giấc ngủ, không hay biết gì về thảm họa sắp đổ xuống.
Một nhân chứng sống sót sau này kể lại rằng, vào lúc hơn 1 giờ khuya, ông nghe thấy âm thanh ầm ầm như “bầu trời sụp đổ và mặt đất nứt ra”, con đập bị vỡ toang. Một lượng nước tương đương 280 ngàn hồ bơi cỡ Olympic quốc tế tạo ra một cơn đại hồng thuỷ với cơn sóng khổng lồ trải rộng gần 10km, cao từ 3 đến 7,5m, lao đi với vận tốc 48km/h, cuốn phăng toàn bộ thị trấn.
Theo ước tính của người dân, đã có từ 170 ngàn đến 240 ngàn người thiệt mạng trong vụ vỡ đập Bản Kiều, nhưng con số chính thức nhà cầm quyền công bố chỉ là 85.600 người chết. Mãi cho tới nay, vẫn có rất ít người trong và ngoài Trung Cộng biết đến thảm họa này.
Tại sao đập Bản Kiều lại bị vỡ?
Đập Bản Kiều được hoàn thành năm 1952, là một phần của chiến dịch “Chế ngự sông Hoài” và các nhánh của con sông này sau những trận lụt nghiêm trọng xảy ra vào các năm trước đó. Trong những năm 1950, cùng với đập Bản Kiều, đã có hơn 100 đập và hồ chứa được xây dựng riêng chỉ ở vùng Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam.
Khi cuộc cách mạng Đại nhảy vọt bắt đầu vào năm 1958, chiến dịch xây dựng đập thủy điện được coi như một mô hình quốc gia kiểu mẫu trong việc “ưu tiên tích nước phục vụ cho tưới tiêu.” Từ những năm 1950 đến những năm 1970, khoảng 87 ngàn hồ chứa đã được xây dựng trên toàn cõi Hoa Lục.
Trần Hưng (Chen Xing), một chuyên viên khí tượng thuỷ văn có tham dự trong dự án xây đập Bản Kiều đã bày tỏ sự lo lắng về chính sách xây đập của nhà nước Bắc Kinh lúc đó. Ông khuyến cáo rằng xây quá nhiều các đập và hồ chứa có thể khiến mực nước ngầm ở Hà Nam vượt quá mức an toàn và dẫn đến thảm họa.
Ông cũng đã đề nghị phải xây 12 cửa xả cho đập Bản Kiều – nhưng bị đảng và nhà nước CSTQ phê bình vì quá “thận trọng” và kế hoạch cuối cùng cho dự án đã thu nhỏ lại thành chỉ có 5 cửa xả nước mà thôi
Cơn bão lớn bất thường Nina bị nhà nước Trung Cộng đổ lỗi là nguyên nhân dẫn tới việc vỡ đập Bản Kiều nhưng những nhà nghiên cứu ngoại quốc cho rằng ngoài yếu tố thiên tai mưa lũ còn có yếu tố về chất lượng tiêu chuẩn quá yếu kém của con đập, mà nguyên nhân chính nằm sâu kín bên trong chính là sự tham nhũng tràn lan của các quan chức trong đảng CSTQ.
Trong quyển “Những chuyện không được biết về Mao”, có đoạn nói Chủ tịch Trung Cộng lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông là người lúc nào cũng đòi hỏi phải có “kết quả tức thời” và chuyện xây đập Bản Kiều cũng không thể thoát ra ngoài ảnh hưởng điên rồ đó của Mao.
Đập Bản Kiều và vô số các con đập cùng thời khác của Trung Cộng được xây dựng thời đó đều xuất hiện đầy dẫy những vêt nứt và tất cả đều cần phải nhờ đến các kỹ sư Liên Xô sửa chữa.
Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 1995, “vụ đập Bản Kiều và Thạch Mãn Than sụp đổ là một thảm hoạ quy mô lớn do con người gây ra, là kết quả của sự thiếu sót trong các chính sách kiểm soát dòng nước. Nhìn chung sự thiếu sự minh bạch của chính phủ trong tiến trình xây dựng đập đã góp phần gây ra tình huống nhiều đập của Trung Quốc bị đánh giá là không an toàn.”
Báo cáo này còn cho biết vụ vỡ đập Bản Kiều vào năm 1975 được giữ kín tuyệt đối, không được công bố ra ngoài phạm vi hàng lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước Trung Cộng.

Hiện nay Trung Cộng có khoảng có hơn 85 ngàn đập chứa nước. Từ năm 1954 đến năm 2005, tổng số 3.486 đập chứa nước đã bị vỡ, tính trung bình mỗi năm, có 68 đập (phần lớn là cỡ nhỏ) bị vỡ
Nguyên nhân chính gây thiệt hại dẫn đến vỡ đập là do lũ lụt gây ra.
Theo báo cáo của China Newsweek, trong số hơn 85 ngàn đập hiện nay, hơn 30 ngàn đập (tức 35%) có vấn đề nhưng vẫn tiếp tục hoạt động và đó là mối nguy lớn thường trực đe doạ đến tính mạng và tài sản của nhiều người.
Tại Trung Cộng hiện nay hầu như không một tỉnh hoặc thành phố nào mà không có hồ chứa nước đang trong tình trạng có thể gặp nguy hiểm. Tại các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Vân Nam, Hồ Bắc và Giang Tây, mỗi tỉnh có hơn 1.600 hồ chứa nguy hiểm. Ở tỉnh Quảng Đông, có 3.685 hồ chứa nguy hiểm, chiếm 55% tổng số hồ chứa trong tỉnh.
Riêng con đập Tam Hiệp vĩ đại này cuối cùng có thể trở thành một sai lầm vĩ đại của chế độ Trung Cộng.
Theo tường trình của phóng viên Sanya Khetani trên tờ Business Insider thì khi đập Tam Hiệp hoàn thành năm 2006, hầu hết mọi người dân TC đều tin rằng nó sẽ đền bù lại xứng đáng cho sự tổn thất đã gây ra khiến gần 1 triệu rưỡi người dân phải bỏ làng mạc, thành thị di cư nhường chỗ xây đập, cũng như nhiều người lấy làm mừng vì Tam Hiệp sẽ giúp sản xuất nguồn điện đáp ứng được cơn đói năng lượng ngày càng gia tăng tại Hoa lục. Thế nhưng những cầu mong của họ đã không được hồi đáp.
6 năm sau ngày hoàn thành đập, có thêm khoảnh 120-ngàn người phải di tản vì nạn đất chuồi và nhà cầm quyền cho hay nạn đất chuồi vẫn tiếp tục gia tăng quanh vùng của đập nước. Chưa kể hệ thống đập thủy điện này đã có những vấn đề lớn ngay từ khi khởi công.
Sức nặng khủng khiếp của lượng nước trong hồ cộng thêm với mức nước lên xuống theo mùa đã khiến cho bờ sông không còn vững chắc như trước. Nhiều người cho rằng đập thủy điện này đã tạo ảnh hưởng trong cuộc động đất ở Tứ Xuyên năm 2008 khiến 87 ngàn người chết dù nhà cầm quyền đã cực lực phủ nhận tin này.
Đập Tam Hiệp cũng là thủ phạm làm cho nạn hạn hán tại Hoa lục vào năm 2011 thêm trầm trọng.
Dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng mọi lời chỉ trích đều cho rằng đập thủy điện đã khiến mức phân phối nước bị giảm đi ở các vùng hạ lưu khiến người dân trong những vùng đó không kiếm ra nước uống trong thời gian hạn hán kể từ tháng 1 đến tháng 4/2011. Thông tấn xã tỉnh Tứ Xuyên cho biết số người bị ảnh hưởng hạn hán lên tới 10 triệu người. Cơn hạn hán này được cho là tệ nhất trong vòng 50 năm qua.
Nạn hạn hán còn làm tắc nghẽn thủy lộ ở hầu hết những điểm được cho là thuận lợi của đập, nhiều tàu thuyền bị mắc cạn và miền trung và miền đông Hoa lục bị thiếu hụt điện.
Các chuyên gia về môi trường nói rằng hồ chứa của đập đã tích lũy rác rến của các thành phố và các nhà máy dọc theo sông Dương Tử và quanh vùng.
Hàng năm, ước tính khoảng trên 1-ngàn tỷ lít nước cống được thải vào sông Dương Tử và giờ đây chúng tập trung vào hồ chứa của đập Tam Hiệp thay vì trôi xuống vùng hạ lưu và ra biển. Dù nhà cầm quyền TC khăng khăng rằng hệ thống các nhà máy xử lý nước cống đã kiểm soát được nạn ô nhiễm này nhưng cuối cùng họ phải thừa nhận rằng có rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nảy sinh từ năm 2011,tức 5 năm sau khi đập thủy điện được xây xong.

Ngày nay, sau đã có con đập Tam Hiệp, lưu vực Hoàng Hà ngày càng tồi tệ, nước sông phía hạ lưu hầu như chẳng còn lại bao nhiêu. Nông dân bị thiệt hại quá nhiều. Tam Môn Hiệp đã trở thành bài học đắt giá. Hoàng Hà – nơi được ví là “cái nôi của nền văn minh Trung Quốc”, sau khi xây dựng đập thì dòng sông này lại trở thành “nỗi buồn Trung Hoa”.
Đó là chưa nói đến nguy cơ sức tàn phá của đập Tam Hiệp khi bị vỡ mạnh hơn hàng trăm quả bom nguyên tử. Chỉ trong 30 phút hàng vạn con sóng thần khi đập vỡ sẽ san bằng Quảng Châu, Trùng Khánh, Thành Đô, Hồng Kông, Thẩm Quyến, Ma Cao, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu…cuốn mấy trăm triệu người ra biển như chơi! .

Phạm Thạch Hồng
__._,_.___

Truc Chi trucsonchi@yahoo.com [Daploisongnui] Daploisongnui@yahoogroups.com

1:52 AM (9 hours ago)
to





Hàng năm, ước tính khoảng trên 1-ngàn tỷ lít nước cống được thải vào sông Dương Tử và giờ đây chúng tập trung vào hồ chứa của đập Tam Hiệp thay vì trôi xuống vùng hạ lưu và ra biển.. Dù nhà cầm quyền TC khăng khăng rằng hệ thống các nhà máy xử lý nước cống đã kiểm soát được nạn ô nhiễm này nhưng cuối cùng họ phải thừa nhận rằng có rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nảy sinh từ năm 2011,tức 5 năm sau khi đập thủy điện được xây xong.
Ngày nay, sau đã có con đập Tam Hiệp, lưu vực Hoàng Hà ngày càng tồi tệ, nước sông phía hạ lưu hầu như chẳng còn lại bao nhiêu. Nông dân bị thiệt hại quá nhiều. Tam Môn Hiệp đã trở thành bài học đắt giá. Hoàng Hà – nơi được ví là “cái nôi của nền văn minh Trung Quốc”, sau khi xây dựng đập thì dòng sông này lại trở thành “nỗi buồn Trung Hoa”.
Đó là chưa nói đến nguy cơ sức tàn phá của đập Tam Hiệp khi bị vỡ mạnh hơn hàng trăm quả bom nguyên tử. Chỉ trong 30 phút hàng vạn con sóng thần khi đập vỡ sẽ san bằng Quảng Châu, Trùng Khánh, Thành Đô, Hồng Kông, Thẩm Quyến, Ma Cao, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu…cuốn mấy trăm triệu người ra biển như chơi! .

Phạm Thạch Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét