Hành động của Trung Cộng khiến các cường quốc kéo đến biển Đông
Sự hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông đang thúc đẩy các cường quốc tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển có tầm chiến lược hết sức quan trọng này.
Các hành vi hung hăng của Trung Cộng (TC) luôn là tâm điểm làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tuy bị quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng Bắc Kinh không có dấu hiệu thay đổi. Trái lại, TC ngày càng quân sự hóa Biển Đông quyết liệt hơn.
Từ ngày 29-6 đến 2-7, TC ngang nhiên tiến hành cuộc tập trận quân sự tại một khu vực rộng lớn nằm cách quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng 50 hải lý về phía bắc.
Trung Cộng ngày càng hung hăng ở Biển Đông
Theo đài NBC News, nói về cuộc tập trận này, Ngũ Giác Đài cho biết TC bắn thử hỏa tiễn từ “các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa”.
Trước đó, giới chức Mỹ cho hay loại hỏa tiễn này có thể là hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm. Hành động này là bước leo thang quân sự nghiêm trọng tại khu vực.
Bên cạnh đó, đây là lần đầu tiên TC bắn thử hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm nhằm vào các mục tiêu di động trên biển ở khu vực Biển Đông, thay vì vào các mục tiêu giả lập ở sa mạc Gobi như trước đây.
Theo tờ Japan Times, TC hiện nay đang sở hữu hỏa tiễn chống chiến hạm siêu thanh CM-401 có tầm bắn ngắn khoảng 290 km và hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm DF-21/DF-21D có tầm bắn 1,700 km. Các loại hỏa tiễn này được một số chuyên viên gọi là “sát thủ hàng không mẫu hạm”.
Trung tá hải quân Hoa Kỳ Dave Eastburn nói với tạp chí The Diplomat rằng vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm của TC ở Trường Sa sẽ đánh dấu một sự chuyển hướng của Bắc Kinh, từ việc quân sự hóa một cách gián tiếp trong sự ngụy biện và lấp liếm, sang trực tiếp sử dụng vũ lực và hành động cưỡng ép nhằm dọa dẫm các nước khác ở Biển Đông.
Nhận định của ông Dave Eastburn hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ gần đây TC tăng cường theo sát hoạt động của các nước trên Biển Đông.
Hôm 24-6, Bắc Kinh đã điều động các máy bay chiến đấu Su-30 áp sát hai tàu chiến Canada (gồm tàu khu trục HMCS Regina và tàu tiếp viện hậu cần Asterix) đang trên đường quay về sau chuyến thăm Việt Nam.
Khi đi ngang qua eo biển Đài Loan để tiến ra biển Hoa Đông, các tàu hải quân Canada bị máy bay TC bám sát, cách chừng 300 m.
Thậm chí một máy bay trực thăng của Canada còn bị rọi tia laser bởi một tàu đánh cá [du kích biển] gần đó vào chiều 24-6, theo hãng tin AFP. Sự kiện này từng xảy ra với Úc hồi tháng 5-2019.
Theo đó, một số phi công Úc đã bị tàu TC rọi laser vào mặt và yêu cầu họ phải hạ cánh khẩn cấp khi đang bay ở Biển Đông.
Năm 2018, một giới chức quốc phòng Mỹ tiết lộ có ít nhất 20 vụ chiếu laser nghi là do TC thực hiện ở phía đông Thái Bình Dương từ tháng 9-2017 đến tháng 6-2018.
Nhà nghiên cứu Euan Graham (thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc) nhận định rằng rõ ràng TC muốn gây khó dễ máy bay và tàu chiến của các nước khác tại vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới này.
hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm CM-401 được Trung Cộng trưng bày tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018.
Các nước tăng cường hiện diện quân sự
Thực tế cho thấy các quốc gia láng giềng dễ bị tổn thương nếu đơn độc đối trọng yêu sách của TC ở Biển Đông, bởi Bắc Kinh có những đòn “trả đũa” về kinh tế lẫn trên thực địa.
Trong khi đó, dù là cường quốc số một thế giới về kinh tế lẫn quân sự nhưng nếu chỉ với chương trình Tự Do Hàng Hải (FONOPs), các hoạt động tập trận đơn lẻ, Mỹ chưa thể “cầm chân” TC ở Biển Đông.
Sự tham gia về mặt ngoại giao lẫn quân sự của các quốc gia khác là rất quan trọng. Pháp và Anh cam kết sẽ gửi tàu chiến đến Biển Đông bất chấp phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Baptiste Lemoyne mới đây đã tái khẳng định cam kết của hải quân Pháp về “tuần tra, hiện diện ở Biển Đông”, theo hãng tin Sputnik.
Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào lực lượng, máy bay hoặc tàu công vụ của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt trách nhiệm phòng thủ chung theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta.Ngoại trưởng Mỹ MIKE POMPEO
Trong khi đó, đài AP News cho hay một trong những tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản, tàu sân bay trực thăng Izumo, lần đầu tiên tham gia vào một cuộc khai triển hải quân mở rộng.
Tàu Izumo rời Vịnh Subic, một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Philippines, vào cuối đợt hoạt động hai tháng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cùng với các Khu Trục Hạm Murasame và Akebono vừa hoàn thành một loạt cuộc tập trận với Mỹ và các nước khác.
Trong chuyến hành trình kéo dài năm ngày từ Brunei đến Philippines, tàu Izumo đã cố ý thách thức yêu sách đường chín đoạn phi lý của TC trong khi thực hiện cuộc tập trận với hải quân từ Brunei và Philippines.
Ông Lemoyne còn nói rằng Pháp (vốn sở hữu quân đội ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương) quan tâm đến việc đảm bảo luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
“Đó là bằng chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc đảm bảo tự do hàng hải phải được tôn trọng” – ông Lemoyne giải thích thêm.
Viện Chính sách chiến lược Úc mới đây đã kêu gọi việc thay đổi thế trận phòng thủ trên biển từ trước đến nay của Úc.
Đơn vị này còn cho rằng các nhà hoạch định quốc phòng nên chủ động khai triển hoạt động đến các căn cứ ở Nhật Bản, đảo Guam và Papua New Guinea.
Ngoài ra, việc xây dựng một Liên Minh phòng thủ ba bên chính thức giữa Washington, Tokyo và Canberra sẽ giúp Nhật Bản trở thành “con mắt thứ sáu” trong nhóm tình báo Five Eyes – bao gồm các thành viên Úc, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand.
Trang The Strategist vừa đăng tải một bài phân tích của Sam Fairall-Lee nhấn mạnh vai trò của Úc và mong muốn Canberra tham gia tích cực hơn nữa vào giữ gìn trật tự và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông với các đối tác ASEAN sẽ là một cách thực thi cam kết trên. Các cuộc tuần tra chung ở phía nam Biển Đông với Indonesia sẽ là điểm khởi đầu tốt để báo hiệu rõ ràng một thái độ cứng rắn đối với các hành động gây hấn của TC.
Quốc tế tập trung chỉ trích Bắc Kinh
Hôm 2-7, Ngũ Giác Đài chỉ trích mạnh mẽ việc Bắc Kinh phóng hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm ở Biển Đông. Mỹ gọi đó là hành động “đáng lo ngại”, trái với các cam kết về việc không quân sự hóa ở vùng biển tranh chấp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin cho biết sẽ mở cuộc điều tra riêng đối với thông tin TC phóng hỏa tiễn mới đây trên Biển Đông, tờ Manila Bulletin ngày 3-7 cho hay.
Hôm 3-7, Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim tuyên bố với báo chí Philippines rằng Washington sẽ “sẵn sàng” thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung (gọi tắt là MDT) với Philippines sau vụ tàu cá TC đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông hôm 9-6.
Đây là lần thứ hai trong vòng hơn bốn tháng, Mỹ đề cập đến việc kích hoạt MDT, vốn ám chỉ việc sẵn sàng đứng về phía đồng minh Philippines khi có xung đột quân sự xảy ra.
Cuối tháng 5-2019, bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan chỉ trích việc TC xây dựng các đường băng dài hàng ngàn mét, lắp các hỏa tiễn đất đối không trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông là “quá đáng” và “tàn phá quá mức”, đi quá giới hạn cái gọi là biện pháp tự vệ như Bắc Kinh từng tuyên bố.
Sự hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông đang thúc đẩy các cường quốc tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển có tầm chiến lược hết sức quan trọng này.
Các hành vi hung hăng của Trung Cộng (TC) luôn là tâm điểm làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tuy bị quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng Bắc Kinh không có dấu hiệu thay đổi. Trái lại, TC ngày càng quân sự hóa Biển Đông quyết liệt hơn.
Từ ngày 29-6 đến 2-7, TC ngang nhiên tiến hành cuộc tập trận quân sự tại một khu vực rộng lớn nằm cách quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng 50 hải lý về phía bắc.
Trung Cộng ngày càng hung hăng ở Biển Đông
Theo đài NBC News, nói về cuộc tập trận này, Ngũ Giác Đài cho biết TC bắn thử hỏa tiễn từ “các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa”.
Trước đó, giới chức Mỹ cho hay loại hỏa tiễn này có thể là hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm. Hành động này là bước leo thang quân sự nghiêm trọng tại khu vực.
Bên cạnh đó, đây là lần đầu tiên TC bắn thử hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm nhằm vào các mục tiêu di động trên biển ở khu vực Biển Đông, thay vì vào các mục tiêu giả lập ở sa mạc Gobi như trước đây.
Theo tờ Japan Times, TC hiện nay đang sở hữu hỏa tiễn chống chiến hạm siêu thanh CM-401 có tầm bắn ngắn khoảng 290 km và hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm DF-21/DF-21D có tầm bắn 1,700 km. Các loại hỏa tiễn này được một số chuyên viên gọi là “sát thủ hàng không mẫu hạm”.
Trung tá hải quân Hoa Kỳ Dave Eastburn nói với tạp chí The Diplomat rằng vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm của TC ở Trường Sa sẽ đánh dấu một sự chuyển hướng của Bắc Kinh, từ việc quân sự hóa một cách gián tiếp trong sự ngụy biện và lấp liếm, sang trực tiếp sử dụng vũ lực và hành động cưỡng ép nhằm dọa dẫm các nước khác ở Biển Đông.
Nhận định của ông Dave Eastburn hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ gần đây TC tăng cường theo sát hoạt động của các nước trên Biển Đông.
Hôm 24-6, Bắc Kinh đã điều động các máy bay chiến đấu Su-30 áp sát hai tàu chiến Canada (gồm tàu khu trục HMCS Regina và tàu tiếp viện hậu cần Asterix) đang trên đường quay về sau chuyến thăm Việt Nam.
Khi đi ngang qua eo biển Đài Loan để tiến ra biển Hoa Đông, các tàu hải quân Canada bị máy bay TC bám sát, cách chừng 300 m.
Thậm chí một máy bay trực thăng của Canada còn bị rọi tia laser bởi một tàu đánh cá [du kích biển] gần đó vào chiều 24-6, theo hãng tin AFP. Sự kiện này từng xảy ra với Úc hồi tháng 5-2019.
Theo đó, một số phi công Úc đã bị tàu TC rọi laser vào mặt và yêu cầu họ phải hạ cánh khẩn cấp khi đang bay ở Biển Đông.
Năm 2018, một giới chức quốc phòng Mỹ tiết lộ có ít nhất 20 vụ chiếu laser nghi là do TC thực hiện ở phía đông Thái Bình Dương từ tháng 9-2017 đến tháng 6-2018.
Nhà nghiên cứu Euan Graham (thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc) nhận định rằng rõ ràng TC muốn gây khó dễ máy bay và tàu chiến của các nước khác tại vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới này.
hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm CM-401 được Trung Cộng trưng bày tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018.
Các nước tăng cường hiện diện quân sự
Thực tế cho thấy các quốc gia láng giềng dễ bị tổn thương nếu đơn độc đối trọng yêu sách của TC ở Biển Đông, bởi Bắc Kinh có những đòn “trả đũa” về kinh tế lẫn trên thực địa.
Trong khi đó, dù là cường quốc số một thế giới về kinh tế lẫn quân sự nhưng nếu chỉ với chương trình Tự Do Hàng Hải (FONOPs), các hoạt động tập trận đơn lẻ, Mỹ chưa thể “cầm chân” TC ở Biển Đông.
Sự tham gia về mặt ngoại giao lẫn quân sự của các quốc gia khác là rất quan trọng. Pháp và Anh cam kết sẽ gửi tàu chiến đến Biển Đông bất chấp phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Baptiste Lemoyne mới đây đã tái khẳng định cam kết của hải quân Pháp về “tuần tra, hiện diện ở Biển Đông”, theo hãng tin Sputnik.
Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào lực lượng, máy bay hoặc tàu công vụ của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt trách nhiệm phòng thủ chung theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta.Ngoại trưởng Mỹ MIKE POMPEO |
Trong khi đó, đài AP News cho hay một trong những tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản, tàu sân bay trực thăng Izumo, lần đầu tiên tham gia vào một cuộc khai triển hải quân mở rộng.
Tàu Izumo rời Vịnh Subic, một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Philippines, vào cuối đợt hoạt động hai tháng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cùng với các Khu Trục Hạm Murasame và Akebono vừa hoàn thành một loạt cuộc tập trận với Mỹ và các nước khác.
Trong chuyến hành trình kéo dài năm ngày từ Brunei đến Philippines, tàu Izumo đã cố ý thách thức yêu sách đường chín đoạn phi lý của TC trong khi thực hiện cuộc tập trận với hải quân từ Brunei và Philippines.
Ông Lemoyne còn nói rằng Pháp (vốn sở hữu quân đội ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương) quan tâm đến việc đảm bảo luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
“Đó là bằng chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc đảm bảo tự do hàng hải phải được tôn trọng” – ông Lemoyne giải thích thêm.
Viện Chính sách chiến lược Úc mới đây đã kêu gọi việc thay đổi thế trận phòng thủ trên biển từ trước đến nay của Úc.
Đơn vị này còn cho rằng các nhà hoạch định quốc phòng nên chủ động khai triển hoạt động đến các căn cứ ở Nhật Bản, đảo Guam và Papua New Guinea.
Ngoài ra, việc xây dựng một Liên Minh phòng thủ ba bên chính thức giữa Washington, Tokyo và Canberra sẽ giúp Nhật Bản trở thành “con mắt thứ sáu” trong nhóm tình báo Five Eyes – bao gồm các thành viên Úc, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand.
Trang The Strategist vừa đăng tải một bài phân tích của Sam Fairall-Lee nhấn mạnh vai trò của Úc và mong muốn Canberra tham gia tích cực hơn nữa vào giữ gìn trật tự và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông với các đối tác ASEAN sẽ là một cách thực thi cam kết trên. Các cuộc tuần tra chung ở phía nam Biển Đông với Indonesia sẽ là điểm khởi đầu tốt để báo hiệu rõ ràng một thái độ cứng rắn đối với các hành động gây hấn của TC.
Quốc tế tập trung chỉ trích Bắc Kinh
Hôm 2-7, Ngũ Giác Đài chỉ trích mạnh mẽ việc Bắc Kinh phóng hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm ở Biển Đông. Mỹ gọi đó là hành động “đáng lo ngại”, trái với các cam kết về việc không quân sự hóa ở vùng biển tranh chấp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin cho biết sẽ mở cuộc điều tra riêng đối với thông tin TC phóng hỏa tiễn mới đây trên Biển Đông, tờ Manila Bulletin ngày 3-7 cho hay.
Hôm 3-7, Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim tuyên bố với báo chí Philippines rằng Washington sẽ “sẵn sàng” thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung (gọi tắt là MDT) với Philippines sau vụ tàu cá TC đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông hôm 9-6.
Đây là lần thứ hai trong vòng hơn bốn tháng, Mỹ đề cập đến việc kích hoạt MDT, vốn ám chỉ việc sẵn sàng đứng về phía đồng minh Philippines khi có xung đột quân sự xảy ra.
Cuối tháng 5-2019, bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan chỉ trích việc TC xây dựng các đường băng dài hàng ngàn mét, lắp các hỏa tiễn đất đối không trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông là “quá đáng” và “tàn phá quá mức”, đi quá giới hạn cái gọi là biện pháp tự vệ như Bắc Kinh từng tuyên bố.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét