Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Con kiến mà kiện củ khoai - Nguyễn Nhơn



Kính  chuyển
Nguyễn Nhơn

Con kiến mà kiện củ khoai

Việt Nam nên kiện Trung Quốc giống như Phillippines’

26/07/2019
Ngọc LễVOA
Để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục có các hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông về lâu dài, chính phủ Việt Nam nên có hành động pháp lý đối với Trung Quốc như là Philippines từng làm hồi năm 2013, một chuyên gia của Mỹ nhận định với VOA.
Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã đối đầu với một tàu thăm dò của Cục Địa chất Trung Quốc với sự hộ tống của lực lượng tuần dương xung quanh Bãi Tư Chính (thuộc quần đảo Trường Sa) vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển).
Mặc dù Hà Nội đã phản đối Bắc Kinh qua nhiều kênh và yêu cầu Bắc Kinh ‘rút tàu thăm dò ngay lập tức’ nhưng cho đến nay tàu thăm dò Trung Quốc vẫn chưa rời đi mặc dù Bắc Kinh cho đến nay ‘không xác nhận sự hiện diện tàu của họ trong khu vực’, theo AFP.
Hồi năm 2014, một giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc cũng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xung quanh đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa và chỉ rút đi sau gần ba tháng sau khi Việt Nam có những hình thức phản đối quyết liệt qua các kênh ngoại giao, truyền thông và trên thực địa.
Giới hạn đỏ’
Trả lời VOA bên lề Hội nghị Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở Washington D.C. hôm 24/7 về làm sao Việt Nam có thể ngăn ngừa những vụ xâm phạm tương tự như thế trong tương lai, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình Sức mạnh Trung Quốc tại CSIS, nói bà tin rằng ‘khởi sự kiện Trung Quốc sẽ là một bước đi rất hay’.
....................
Các chuyên gia ngoại quốc thường đứng về phương diện “ pháp lý “ để bình luận về tranh chấp trên Biển Đông.
Ý kiến rằng: “ ‘Việt Nam nên kiện Trung Quốc giống như Phillippines’ có 2 diều trái khoáy:
1/ Phi không có cái gọi là “ Công hàm Phạm Văn Đồng “ nhân danh Thủ tướng nước VN dân chủ cộng hòa công nhận 2 Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là thuộc chủ quyền của tàu cọng.
2/ Phi không có 16 chữ vàng Thành Đô: “ Núi liền núi, sông liền sông – Lý tưởng tương đồng – Vận mạng quan.
Cho nên Phi kiện tàu – chống tàu được còn việt cọng thì KHÔNG.
Một khi mà hai nước “ anh em “ cùng chung vận mạng thì Kiện nhau – Chống nhau sao được?
Bây giờ nói chiện “ Đòi “ thử coi.
Câu hỏi đặt ra là:
BẮC THANG LÊN HỎI ÔNG TRỜI
Bắc thang lên hỏi ông Trời
Đem đảo cho chệt có đòi được hông?

Kể từ ngày chệt khựa đưa cái giàn khoan chín nút HD 981 CNOOC vào Khu Đặc quyền Kinh tế VN, cách đảo Lý Sơn chỉ có 119 hải lý, nghĩa là xâm phạm khu ĐQKT – VN tới 81 hải lý, thì xãy ra “ sự cố “ cái công hàm bán nước của thủ tướng Đồng vẫu.
Cái công hàm ấy nói cái gì vậy?
Nguyên văn của nó là như vầy:
Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Có người sẽ hỏi rằng, cái công hàm ấy có nói gì tới Hoàng Sa – Trường Sa đâu?
Nó can hệ là ở chỗ cái “ Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Bản tuyên bố ấy nói cái gì?
Thì đây nguyên văn Điểm 1 của cái bản tuyên bố ấy:
Trong tuyên bố của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tại điểm 1 nói rằng:
Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý.
Điều lệ này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bờ biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc”(*)
Cái mà chệt gọi là Tây Sa thì đó là Hoàng Sa của Việt Nam
Cái mà chệt gọi là Nam Sa thì đó là Trường Sa của ta

Như vậy khi hai tên việt gian bán nước Hồ – Đồng “ ghi nhận và tán thành cái bản tuyên bố ấy” là chúng nó công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của tàu khựa.

Hai tên khứa lão vgcs nầy chơi trò lừa đảo hai mặt:
Một mặt ngầm bán đảo đổi lấy vũ khí xâm chiếm Miền Nam VNCH.
Một mặt lừa đảo bán da gấu cho chệt vì chúng nó bán vật mà chúng nó không có quyền sở hữu.

Nhưng mướp đắng gặp mạc cưa: Tàu khựa còn điếm đàng bậc thầy của cs An nam.
Cho nên nó cứ cầm cái văn tự dõm ấy, cho tới ngày nay thì hậu duệ của Hồ – Đồng há họng mắc quai, không cải chày cối gì được nữa: Cha ông của bọn bán nước ngày nay đã ký văn tự bán đứt hai quần đảo Hoàng – Trường Sa cho chệt rồi thì còn nói gì được nữa!

Cho nên mới xãy chuyện “ Các ông chỉ còn một đường binh “!

Nói láo mà chơi nghe láo chơi
Gìàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời ngán ngẩm không buồn nhắc
Lặng nghe St. hí hước một đường binh

St. kể câu chuyện giữa Đại diện Mỹ và Đại diện csvn trong buổi tiệc ly sau cuộc đàm phán trớt he về dzụ cầu viện Hoa Kỳ và xin mua vũ khí sát thương, với đoạn kết cười ra nước mắt:
 Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm.
Và đây là đoạn kết của câu chuyện:
“….Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:
– Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?
 Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:
– Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?
Rồi, ông nói tiếp:
– Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.
– Không còn cách nào hết sao?
– Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.
– Cách gì ông nhắc lại đi.
– Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.
– Làm cách nào?
– Ngay ngày mai …Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa. Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó. Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ. Có như thế thì trước diễn đàn thế giới, VNCH chỉ VẮNG MẶT 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra. Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.
Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:
– Chỉ đơn giản thế thôi sao?
Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.
Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:
– All road lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã). Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar. Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH. Cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.
St. “
Cái đường binh đơn giản, diệu kỳ ấy, tiếc thay bộ cá tra Ba Đình không sao làm được!
Tại sao?
Bởi vì chính ngay Đại diện Mỹ, ngồi kế bên Trung tâm Langley mà còn phải e dè nhìn quanh hỏi “ Có tình báo Hoa Nam cục ở đây không?”, hà huống gì bộ sậu Ba Đình từ nhà nước tới Trung ương và bộ chánh trị đảng đang ngồi kế bên Trùm Hoa Nam cục là thái thú chệt Hà Nội thì làm sao xổng chuồng mà “ đi đường binh Mỹ mách “ cho được?!
Cho nên mà cho nên, trong khi những tên việt gian đảng và nhà nước kẹt cái hàm thiếc 16 vàng, 4 tốt của tàu khựa khôn bề cục cựa thì …
Toàn dân Việt, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung phải can trường vùng lên, trước là đánh đuổi việt gian cọng sản Lê Chiêu Thống, quét sạch cửa  nhà, kế dựng lên chánh phủ Đoàn kết Quốc gia, chính danh, chính thống, nhân danh Quốc dân Việt Nam phủi sạch các hiệp ước, hiệp định bán nước của bọn việt gian từ già Hố chí đến Trọng lú, Sang sâu, Dũng xà mâu hiện nay, liên minh với Hoa Kỳ, Nhật Bổn và các nước Đông Nam Á… làm kế “ Dựa Mỹ – Cự Tàu “ dài lâu như Đại Hàn, Nhật Bổn, Phi luât Tân.
Đó là đường binh vững chắc, vừa giữ được chủ quyền Quốc gia, vừa đương cự được Đại hán bành trướng.
Vì sự tồn vong của Tổ Quốc, tất cả hãy đứng thẳng người lên và chiến đấu!

Nguyễn Nhơn
26/7/2019

(*) DECLARATION ON CHINA’S TERRITORIAL SEA‏
The Government of the People’s Republic of China declares:
1) The breadth of the territorial sea of the People’s Republic of China shall be twelve nautical miles.
This provision applies to all terrltories of the People’s Republic of China, including the Chinese mainland and its coastal islands, as well as Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands and all other islands belonging to China which are separated from the mainland and its coastal islands by the high seas. takes as its baseline the line composed of the straight lines connecting base-points on the mainland coast and on the outermost of the coastal islands; the water-area extending twelve nautical miles outward from this baseline is China’s erritorial sea. The water areas inside the baseline, including Pohai Bay and the Chiungchow Straits, are Chinese inland waters. inside the baseline, including Tungyin Island, Kaoteng Island, the Matsu Islands, the Paichuan Islands, Wuchiu Island, the Greater and Lesser Quemoy Islands, Tatan Island, Erhtan Island and Tungting Island, are islands of the Chinese inland waters.http://www.state.gov/documents/organization/58832.pdf

Phụ đính

Việt Nam nên kiện Trung Quốc giống như Phillippines’

26/07/2019
VOA
Để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục có các hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông về lâu dài, chính phủ Việt Nam nên có hành động pháp lý đối với Trung Quốc như là Philippines từng làm hồi năm 2013, một chuyên gia của Mỹ nhận định với VOA.
Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã đối đầu với một tàu thăm dò của Cục Địa chất Trung Quốc với sự hộ tống của lực lượng tuần dương xung quanh Bãi Tư Chính (thuộc quần đảo Trường Sa) vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển).
Mặc dù Hà Nội đã phản đối Bắc Kinh qua nhiều kênh và yêu cầu Bắc Kinh ‘rút tàu thăm dò ngay lập tức’ nhưng cho đến nay tàu thăm dò Trung Quốc vẫn chưa rời đi mặc dù Bắc Kinh cho đến nay ‘không xác nhận sự hiện diện tàu của họ trong khu vực’, theo AFP.
Hồi năm 2014, một giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc cũng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xung quanh đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa và chỉ rút đi sau gần ba tháng sau khi Việt Nam có những hình thức phản đối quyết liệt qua các kênh ngoại giao, truyền thông và trên thực địa.
Giới hạn đỏ’
Trả lời VOA bên lề Hội nghị Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở Washington D.C. hôm 24/7 về làm sao Việt Nam có thể ngăn ngừa những vụ xâm phạm tương tự như thế trong tương lai, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình Sức mạnh Trung Quốc tại CSIS, nói bà tin rằng ‘khởi sự kiện Trung Quốc sẽ là một bước đi rất hay’.
Đó sẽ là một bước đi rất quan trọng và tôi sẽ không đánh giá thấp tác động của nó (đối với Trung Quốc),” bà nói.
Mặc dù Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS không thể phán quyết về tranh chấp chủ quyền hay phân định ranh giới trên biển, nhưng họ có thể phán quyết liệu hành động của Trung Quốc có xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển nào đó hay không. Đó là cách mà Manila chọn để nêu vụ kiện hồi năm 2013 và cuối cùng Tòa ra phán quyết có lợi cho họ.
Bên cạnh đó Việt Nam nên tăng cường xây dựng năng lực trên biển để làm tăng khả năng răn đe Trung Quốc,” bà Glaser nói thêm.
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng Việt Nam ‘không thể xây dựng một hạm đội ngang hàng với Trung Quốc’ nên công cụ chủ yếu của Việt Nam là ‘ý chí chính trị để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam sẵn sàng sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình’.
Đó cũng là con đường mà Hà Nội nên làm để giải tỏa thế bế tắc hiện nay xung quanh Bãi Tư Chính, bà Glaser khuyên.
Việt Nam nên làm rõ với Trung Quốc, cho dù là công khai hay kín đáo, rằng nếu họ không rút tàu thì Việt Nam sẽ nghiêm túc cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa,” bà nói và cho rằng Hà Nội nên nói rõ với Bắc Kinh ‘đâu là giới hạn đỏ’ mà Bắc Kinh không thể vượt qua.
Bởi vì khu vực này rất rõ ràng là nằm trong vùng đặc quyền Kinh tế của Việt Nam,” bà giải thích. “Tôi nghĩ rằng Việt Nam hoàn toàn có thể thắng kiện. Đó là điều mà tôi nghe từ các luật sư về hàng hải.”
Bà nói rằng mặc dù Việt Nam đã phản ứng với Trung Quốc cả về mặt ngoại giao và trên thực địa và dù Mỹ có lên tiếng bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhưng điều đó chưa đủ để khiến Trung Quốc rút tàu đi.
Tuy nhiên, hạn chế của việc kiện ra PCA là tòa án này không có cơ chế thực thi phán quyết và Trung Quốc có quyền từ chối tham gia vào vụ kiện như cách họ đã từng làm với vụ kiện của Philippines. Hơn nữa, sau khi PCA ra phán quyết trao chiến thắng cho Manila hồi năm 2016, Bắc Kinh đã tìm đủ cách lung lạc chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte đến nỗi ông Duterte gần như bỏ lơ phán quyết này.
Bắc Kinh không thể ngồi yên’
Khi được hỏi về tính toán của Bắc Kinh khi tung tàu thăm dò vào quấy rối tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào lúc này, bà Glaser cho rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh ‘nghĩ rằng họ không thể ngồi yên không làm gì cả trước dư luận trong nước khi thấy rằng lợi ích của họ bị đe dọa’.
Bà Glaser chỉ ra hành động của Việt Nam hợp tác với công ty dầu khí Rosneft của Nga khoan các giếng dầu mới ở Bãi Tư Chính mà Trung Quốc cũng tuyên bố có ‘chủ quyền lịch sử’ trong đường chín đoạn (quyền này đã bị PCA bác bỏ) ‘đã khiến Trung Quốc tức tối’
Khi mà COC (Bộ Quy tắc Ứng xử) đang được đàm phán thì không bên nào trong khu vực có những bước đi mới nhất là trong việc khai thác dầu,” bà phân tích. “Do đó tôi nghĩ rằng họ (Bắc Kinh) đang tìm cách tỏ dấu hiệu rằng họ không thể bị lợi dụng’.
Bà Glaser nói rằng những nhân tố đằng sau hành động của Bắc Kinh là ‘Việt Nam không có hiệp ước phòng thủ tương hỗ với Mỹ’ và ‘đánh giá rằng Mỹ cũng không thể làm gì được’.
Có lẽ họ đánh giá thấp phản ứng của người dân Việt Nam vốn từng bị kích động từ hành động của họ mà lẽ ra họ không nên làm,” bà nói với ý nhắc đến các cuộc bạo loạn của một số người dân Việt Nam hồi năm 2014 để phản đối sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Họ cũng có lẽ phần nào cho rằng Mỹ đang bị phân tâm với tình hình Trung Đông với căng thẳng dâng cao giữa Mỹ với Iran,” bà nói thêm.
Theo nhà phân tích này, hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ về quân sự là điều Việt Nam nên tính tới nhưng bà không cho rằng Việt Nam nên cân nhắc liên minh quân sự với Mỹ như kiểu của Philippines.
Trả lời câu hỏi có phải Mỹ đang có bước tiến mới về lập trường trên Biển Đông vốn lâu nay vẫn là ‘không chọn phe trong tranh chấp chủ quyền’, chuyên gia cao cấp của CSIS này nói rằng ‘Mỹ không từ bỏ lập trường trung lập trên vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông’.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã có những lời lẽ mạnh mẽ lên án hành động của Trung Quốc ở bãi Tư Chính là ‘bắt nạt’, ‘khiêu khích’ và ‘đe dọa an ninh năng lượng khu vực’.
Những gì mà tôi nhìn thấy Mỹ đang làm là mở rộng phạm vi tuyên bố về lợi ích của Mỹ trong khu vực,” bà phân tích.
Dưới chính quyền Barack Obama và trong giai đoạn đầu của chính quyền Donald Trump chúng ta có thể thấy sự nhấn mạnh vào tự do hàng hải,” bà nói thêm và cho rằng đây luôn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.
Điều mà chính quyền Trump giờ đây đang làm là ‘mở rộng phạm vi định nghĩa về lợi ích của Mỹ để nhấn mạnh việc bảo vệ những quyền hợp pháp của các nước trên Biển Đông bất kể nước lớn hay nước nhỏ’ .
Bà Glaser đánh giá rằng đây là một diễn tiến quan trọng đối với các nước như Việt Nam và Philippines bởi vì họ có lợi ích về năng lượng và nguồn lợi thủy sản trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ và cũng là một sự ‘mở rộng quan trọng trong lợi ích của Mỹ’.
Đây là một thách thức trực tiếp đối với tuyên bố của Trung Quốc rằng các nước có tranh chấp phải hợp tác cùng khai thác với Trung Quốc trên Biển Đông và bất cứ sự khai thác đơn phương nào cũng cần có sự đồng ý của Trung Quốc. Điều này [sự ép buộc của Trung Quốc] đã diễn ra nhiều năm rồi,” bà Glaser nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét