Tìm hiểu về cách ARM cấp bản quyền sử dụng nhân và kiến trúc bộ xử lí cho các công ty khác
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, cái tên ARM được nhắc đến rất nhiều đi cùng theo sự phát triển của smartphone, tablet. Nếu như trên mảng PCchúng ta có Intel, AMD thì trên mảng di động, ARM cũng "nổi tiếng" với mức độ tương đương bởi vì kiến trúc vi xử lí của họ được sử dụng trong hầu hết các thiết bị di động đang có mặt trên thị trường.Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết về vị trí của ARM hiện tại cũng như con đường trong tương lai gần của hãng. Và để bắt đầu, chúng ta hãy xem mô hình kinh doanh của ARM khác với các hãng làm chip bán dẫntruyền thống như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao đến các hãng làm thiết bị nhé.
Sơ lược về ARM
Trước hết chúng ta hãy điểm sơ qua ARM là gì và kiến trúc của họ nhé. Tên đây đủ của hãng là ARM Holdings và đóng trụ sở chính tại Anh Quốc. Ban đầu, chữ ARM viết tắt cho cụm từ Acorn RISC Machine, trong đó RISC là một cách thiết kế vi xử lí (sẽ nói kĩ hơn ở bên dưới), nhưng sau đó chữ Acorn đã được thay bằng chữ Advanced. Kiến trúc ARM được phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1980 để dùng cho máy tính để bàn. Tính đến thời điểm hiện tại (2013), ARM là kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn 32-bit được phổ biến nhất thế giới, vượt qua cả kiến trúc x86 của Intel, tính theo số lượng chip được sản xuất. Theo ARM Holdings, chỉ tính riêng năm 2010, kiến trúc của họ đã có mặt trên 95% số smartphone, 35% số TV và set-top box, 10% số máy tính di động được bán ra.
Như đã nói ở trên, các con chip dùng kiến trúc ARM được tạo ra dựa trên thiết kế RISC (Reduced instruction set computing, tạm dịch là "tập chỉ dẫn điện toán được giản lược"). Thiết kế này giúp giảm đáng kể số lượng bóng bán dẫn cần thiết để vận hành một chiếc máy tính so với kiểu CISC(complex instruction set computer, tạm dịch là "tập chỉ dẫn máy tính phức tạp"), vốn được sử dụng phổ biến trong kiến trúc x86 của Intel cũng như các CPU AMD dành cho máy tính. Lợi ích của việc sử dụng RISC đó là các con chip được sản xuất với chi phí thấp hơn, lượng nhiệt tỏa ra khi hoạt động thấp hơn, mức độ tiêu thụ điện thấp hơn. Chính vì thế, những bộ xử lí ARM thường được dùng trong các thiết bị di động đòi hỏi thời lượng pin lâu và kiểu dáng nhỏ, nhẹ, điển hình là smartphone và tablet ngày nay.
ARM sẽ cập nhật định kì kiến trúc nhân xử lí của mình. Hiện phiên bản được sử dụng phổ biến là ARMv7. Hãng cũng đã giới thiệu ARMv8 với nâng cấp đáng kể là bổ sung việc hỗ trợ điện toán 64-bit nhưng tính đến bây giờ vẫn chưa có thiết bị nào dùng chip ARMv8 được bán ra. Hầu hết các smartphone và tablet Android, iOS, Windows Phone hiện nay đều dùng chip dựa trên ARMv7, và các hãng làm chip lớn có dùng ARMv7 làQualcomm, NVIDIA, Samsung, AMD, TSMC, Global Foundries.
Mặc dù rất phổ biến nhưng số lượng phần mềm dành cho kiến trúc của ARM chưa nhiều. Theo tài liệu từ Đại học Hardvard viết vào năm 2011, trên thế giới có hơn 90% phần mềm viết cho kiến trúc x86 và chúng chỉ có thể hiểu được x86 mà thôi, do đó việc đem phần mềm x86 để chạy trên máy ARM gần như là bất khả thi, trừ khi có được một môi trường giả lập tốt. Có thể dễ thấy rằng nếu bạn mang Word, Excel, PowerPoint, vốn là những phần mềm x86, đem lên smartphone, tablet Android hay iOS thì chúng chịu thua, không hoạt động được. Cũng chính vì thế mà Microsoft mới cho ra mắt hai bản Windows 8: một bản Windows 8 thường dùng với chip x86, Windows RT dùng với chip ARM. Nguyên nhân của việc này đó là những thiết bị chạy CPU ARM chỉ mới phổ biến trong thời gian gần đây, trong khi PC với CPU x86 đã có và được dùng rộng rãi gần hai mươi năm trước.
Cách kinh doanh của ARM
Trong ngành công nghiệp bán dẫn, chúng ta có hai khái niệm thường được nhắc đến, đó là fab và fabless. Một nhà sản xuất fab (nguyên văn làfabrication maunufacturer) là một công ty có dây chuyền sản xuất và chế tạo bán dẫn. Họ là người sẽ làm ra những con chip vật lý mà chúng ta sờ thấy, nhìn thấy. Còn các hãng fab nổi tiếng hiện nay có Intel, TSMC, Global Foundries hay Samsung chẳng hạn.
Trong khi đó, những hãng "fabless" (fabless manufacturing) sẽ tự mình thiết kế chip từ đầu đến cuối đúng như ý muốn, nhưng bản thân họ không tự sản xuất ra chip. Thay vào đó, họ đi nhờ một hãng fab gia công giúp mình. NVIDIA đã là một hãng fabless từ lâu, và bây giờ có thêm AMD nữa.
Mô hình fabless giúp các hãng cắt giảm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, sản lượng, chất lượng, thời gian ra mắt lại không nằm trong sự kiểm soát của họ này mà phụ thuộc nhiều vào những công ty gia công. Đôi lúc chuyện này chẳng phải là vấn đề, nhưng có khi nó lại ảnh hưởng cực kì lớn đến việc mang sản phẩm ra thị trường của những công ty fabless. Ví dụ: dây chuyền TSMC 40nm đời đầu có vấn đề khá nghiêm trọng, dây chuyền 28nm của Global Foundries thì gặp vấn đề về khung thời gian sản xuất...
ARM đi một bước xa hơn những hãng fabless: hãng thậm chí chẳng bán một con chip nào ra thị trường cả. Thay vào đó, ARM thiết kế nên các tài sản trí tuệ (Intellectual Property, hay IP, bao gồm kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn - ISA, vi xử lí, bộ xử lí đồ họa, các giao tiếp nội liên kết) rồi đem đi cấp bản quyền cho những công ty nào muốn dùng IP của hãng. Những khách hàng của ARM sau đó sẽ dùng bộ IP mà họ được cấp phép sử dụng để thiết kế nên con chip của riêng mình. Những khách hàng này có thể là các hãng fabless (như NVIDIA sử dụng kiến trúc ARM trong những chip Tegra chẳng hạn) hoặc các hãng có dây chuyền sản xuất của riêng mình (như Samsung dùng nhân xử lí ARM với các chip Exynos).
Đây là một mô hình cực kì độc đáo và tính đến thời điểm hiện tại có thể nói ARM là công ty có một không hai áp dụng kiểu cấp bản quyền IP như trên. Thực chất Intel cũng đã từng cấp bản quyền sử dụng ISA x86 vào những ngày đầu cho AMD để AMD giúp đỡ việc sản xuất CPU, nhưng sau đó hai bên đã xảy ra một số vụ án pháp lý. Tính đến thời điểm hiện tại, một phần của kiến trúc x86 đã mở ra cho mọi người sử dụng, nhưng một số tính năng nâng cao thì cần đến sự cấp phép của Intel, một số khác thì cần AMD cho phép. Intel cũng có những tính năng dành riêng cho những vi xử lí của mình và hãng không cung cấp nó cho bất kì một công ty bán dẫn nào.
Trong khi đó, ARM cung cấp hết mọi thứ, từ công nghệ đến tính năng, cho bất kì công ty nào muốn mua bản quyền bởi đây chính là "nồi cơm chính" của hãng. Trong khi đó, Intel kiếm thu nhập từ những con chip vật lý do họ sản xuất và bán ra.
Nếu như trong làng PC, Intel đưa ra định nghĩa cho các nền tảng, và thường thì CPU của hãng là thứ có BoM (Bill of Materials - chi phí vật liệu) cao nhất. Trong khi đó, với smartphone và tablet, bộ xử lí trung tâm có thể chỉ chiếm khoảng 10% giá sản xuất ra một chiếc máy, ví dụ như SoC chỉ 15$ trong một thiết bị 400$, tức 3,75%).
Các mô hình cấp bản quyền của ARM
Mô hình kinh doanh của ARM cực kì đơn giản, và như đã nói ở trên, nó khác biệt so với những gì chúng ta đã quen thuộc trong ngành PC. Ở cấp cao nhất, ARM cung cấp ba loại bản quyền sử dụng khác nhau: bản quyền kiến trúc, bản quyền POP và bản quyền bộ xử lí
Đối với bản quyền kiến trúc, ARM sẽ cấp phép cho bạn sử dụng một trong số các kiến trúc của họ (ví dụ như ARMv7, ARMv8). Bạn hoàn toàn có thể thiết kế ra vi xử lí riêng dựa trên kiến trúc đó rồi ứng dụng theo cách mà bạn muốn, không phải dùng đến nhân Cortex A-Series của ARM.Qualcomm là ví dụ dễ thấy nhất bởi hãng đã dùng kiến trúc ARMv7 để tạo nên những nhân Krait vốn có mặt trong các SoC Snapdragon đời mới.Apple cũng sử dụng ARMv7 để tạo nên Swift, tên mã của vi xử lí hai nhân trong chip Apple A6. ARM sẽ giúp đỡ trong quá trình thiết kế nên vi xử lí của bạn để nó tương thích với tập chỉ dẫn do hãng đề ra, nhưng còn việc thiết kế nhân ra sao, ứng dụng như thế nào, hiệu năng, hiệu suất... thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Nói cách khác, bản quyền kiến trúc là bản quyền "rộng rãi" nhất bởi bạn có thể thoái mái sắp xếp các khối nhớ, bộ nhớ đệm, vi mạch, bố cục đế nhân xử lí,... tuỳ vào mức độ hiệu năng mong muốn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có khả năng sử dụng bản quyền kiến trúc bởi việc tự tạo ra nhân xử lí rất tốn kém tiền bạc, thời gian và đòi hỏi kiến thức rất cao. ARM hiện có khoảng 1000 bản quyền được cấp cho 320 đối tác. Và chính vì sự tốn kém nói trên mà trong số 320 đối tác, chỉ có 15 hãng mua bản quyền kiến trúc mà thôi.
Sơ lược về ARM
Trước hết chúng ta hãy điểm sơ qua ARM là gì và kiến trúc của họ nhé. Tên đây đủ của hãng là ARM Holdings và đóng trụ sở chính tại Anh Quốc. Ban đầu, chữ ARM viết tắt cho cụm từ Acorn RISC Machine, trong đó RISC là một cách thiết kế vi xử lí (sẽ nói kĩ hơn ở bên dưới), nhưng sau đó chữ Acorn đã được thay bằng chữ Advanced. Kiến trúc ARM được phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1980 để dùng cho máy tính để bàn. Tính đến thời điểm hiện tại (2013), ARM là kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn 32-bit được phổ biến nhất thế giới, vượt qua cả kiến trúc x86 của Intel, tính theo số lượng chip được sản xuất. Theo ARM Holdings, chỉ tính riêng năm 2010, kiến trúc của họ đã có mặt trên 95% số smartphone, 35% số TV và set-top box, 10% số máy tính di động được bán ra.
Như đã nói ở trên, các con chip dùng kiến trúc ARM được tạo ra dựa trên thiết kế RISC (Reduced instruction set computing, tạm dịch là "tập chỉ dẫn điện toán được giản lược"). Thiết kế này giúp giảm đáng kể số lượng bóng bán dẫn cần thiết để vận hành một chiếc máy tính so với kiểu CISC(complex instruction set computer, tạm dịch là "tập chỉ dẫn máy tính phức tạp"), vốn được sử dụng phổ biến trong kiến trúc x86 của Intel cũng như các CPU AMD dành cho máy tính. Lợi ích của việc sử dụng RISC đó là các con chip được sản xuất với chi phí thấp hơn, lượng nhiệt tỏa ra khi hoạt động thấp hơn, mức độ tiêu thụ điện thấp hơn. Chính vì thế, những bộ xử lí ARM thường được dùng trong các thiết bị di động đòi hỏi thời lượng pin lâu và kiểu dáng nhỏ, nhẹ, điển hình là smartphone và tablet ngày nay.
ARM sẽ cập nhật định kì kiến trúc nhân xử lí của mình. Hiện phiên bản được sử dụng phổ biến là ARMv7. Hãng cũng đã giới thiệu ARMv8 với nâng cấp đáng kể là bổ sung việc hỗ trợ điện toán 64-bit nhưng tính đến bây giờ vẫn chưa có thiết bị nào dùng chip ARMv8 được bán ra. Hầu hết các smartphone và tablet Android, iOS, Windows Phone hiện nay đều dùng chip dựa trên ARMv7, và các hãng làm chip lớn có dùng ARMv7 làQualcomm, NVIDIA, Samsung, AMD, TSMC, Global Foundries.
Mặc dù rất phổ biến nhưng số lượng phần mềm dành cho kiến trúc của ARM chưa nhiều. Theo tài liệu từ Đại học Hardvard viết vào năm 2011, trên thế giới có hơn 90% phần mềm viết cho kiến trúc x86 và chúng chỉ có thể hiểu được x86 mà thôi, do đó việc đem phần mềm x86 để chạy trên máy ARM gần như là bất khả thi, trừ khi có được một môi trường giả lập tốt. Có thể dễ thấy rằng nếu bạn mang Word, Excel, PowerPoint, vốn là những phần mềm x86, đem lên smartphone, tablet Android hay iOS thì chúng chịu thua, không hoạt động được. Cũng chính vì thế mà Microsoft mới cho ra mắt hai bản Windows 8: một bản Windows 8 thường dùng với chip x86, Windows RT dùng với chip ARM. Nguyên nhân của việc này đó là những thiết bị chạy CPU ARM chỉ mới phổ biến trong thời gian gần đây, trong khi PC với CPU x86 đã có và được dùng rộng rãi gần hai mươi năm trước.
Cách kinh doanh của ARM
Trong ngành công nghiệp bán dẫn, chúng ta có hai khái niệm thường được nhắc đến, đó là fab và fabless. Một nhà sản xuất fab (nguyên văn làfabrication maunufacturer) là một công ty có dây chuyền sản xuất và chế tạo bán dẫn. Họ là người sẽ làm ra những con chip vật lý mà chúng ta sờ thấy, nhìn thấy. Còn các hãng fab nổi tiếng hiện nay có Intel, TSMC, Global Foundries hay Samsung chẳng hạn.
Trong khi đó, những hãng "fabless" (fabless manufacturing) sẽ tự mình thiết kế chip từ đầu đến cuối đúng như ý muốn, nhưng bản thân họ không tự sản xuất ra chip. Thay vào đó, họ đi nhờ một hãng fab gia công giúp mình. NVIDIA đã là một hãng fabless từ lâu, và bây giờ có thêm AMD nữa.
Mô hình fabless giúp các hãng cắt giảm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, sản lượng, chất lượng, thời gian ra mắt lại không nằm trong sự kiểm soát của họ này mà phụ thuộc nhiều vào những công ty gia công. Đôi lúc chuyện này chẳng phải là vấn đề, nhưng có khi nó lại ảnh hưởng cực kì lớn đến việc mang sản phẩm ra thị trường của những công ty fabless. Ví dụ: dây chuyền TSMC 40nm đời đầu có vấn đề khá nghiêm trọng, dây chuyền 28nm của Global Foundries thì gặp vấn đề về khung thời gian sản xuất...
ARM đi một bước xa hơn những hãng fabless: hãng thậm chí chẳng bán một con chip nào ra thị trường cả. Thay vào đó, ARM thiết kế nên các tài sản trí tuệ (Intellectual Property, hay IP, bao gồm kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn - ISA, vi xử lí, bộ xử lí đồ họa, các giao tiếp nội liên kết) rồi đem đi cấp bản quyền cho những công ty nào muốn dùng IP của hãng. Những khách hàng của ARM sau đó sẽ dùng bộ IP mà họ được cấp phép sử dụng để thiết kế nên con chip của riêng mình. Những khách hàng này có thể là các hãng fabless (như NVIDIA sử dụng kiến trúc ARM trong những chip Tegra chẳng hạn) hoặc các hãng có dây chuyền sản xuất của riêng mình (như Samsung dùng nhân xử lí ARM với các chip Exynos).
Đây là một mô hình cực kì độc đáo và tính đến thời điểm hiện tại có thể nói ARM là công ty có một không hai áp dụng kiểu cấp bản quyền IP như trên. Thực chất Intel cũng đã từng cấp bản quyền sử dụng ISA x86 vào những ngày đầu cho AMD để AMD giúp đỡ việc sản xuất CPU, nhưng sau đó hai bên đã xảy ra một số vụ án pháp lý. Tính đến thời điểm hiện tại, một phần của kiến trúc x86 đã mở ra cho mọi người sử dụng, nhưng một số tính năng nâng cao thì cần đến sự cấp phép của Intel, một số khác thì cần AMD cho phép. Intel cũng có những tính năng dành riêng cho những vi xử lí của mình và hãng không cung cấp nó cho bất kì một công ty bán dẫn nào.
Trong khi đó, ARM cung cấp hết mọi thứ, từ công nghệ đến tính năng, cho bất kì công ty nào muốn mua bản quyền bởi đây chính là "nồi cơm chính" của hãng. Trong khi đó, Intel kiếm thu nhập từ những con chip vật lý do họ sản xuất và bán ra.
Nếu như trong làng PC, Intel đưa ra định nghĩa cho các nền tảng, và thường thì CPU của hãng là thứ có BoM (Bill of Materials - chi phí vật liệu) cao nhất. Trong khi đó, với smartphone và tablet, bộ xử lí trung tâm có thể chỉ chiếm khoảng 10% giá sản xuất ra một chiếc máy, ví dụ như SoC chỉ 15$ trong một thiết bị 400$, tức 3,75%).
Các mô hình cấp bản quyền của ARM
Mô hình kinh doanh của ARM cực kì đơn giản, và như đã nói ở trên, nó khác biệt so với những gì chúng ta đã quen thuộc trong ngành PC. Ở cấp cao nhất, ARM cung cấp ba loại bản quyền sử dụng khác nhau: bản quyền kiến trúc, bản quyền POP và bản quyền bộ xử lí
Đối với bản quyền kiến trúc, ARM sẽ cấp phép cho bạn sử dụng một trong số các kiến trúc của họ (ví dụ như ARMv7, ARMv8). Bạn hoàn toàn có thể thiết kế ra vi xử lí riêng dựa trên kiến trúc đó rồi ứng dụng theo cách mà bạn muốn, không phải dùng đến nhân Cortex A-Series của ARM.Qualcomm là ví dụ dễ thấy nhất bởi hãng đã dùng kiến trúc ARMv7 để tạo nên những nhân Krait vốn có mặt trong các SoC Snapdragon đời mới.Apple cũng sử dụng ARMv7 để tạo nên Swift, tên mã của vi xử lí hai nhân trong chip Apple A6. ARM sẽ giúp đỡ trong quá trình thiết kế nên vi xử lí của bạn để nó tương thích với tập chỉ dẫn do hãng đề ra, nhưng còn việc thiết kế nhân ra sao, ứng dụng như thế nào, hiệu năng, hiệu suất... thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Nói cách khác, bản quyền kiến trúc là bản quyền "rộng rãi" nhất bởi bạn có thể thoái mái sắp xếp các khối nhớ, bộ nhớ đệm, vi mạch, bố cục đế nhân xử lí,... tuỳ vào mức độ hiệu năng mong muốn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có khả năng sử dụng bản quyền kiến trúc bởi việc tự tạo ra nhân xử lí rất tốn kém tiền bạc, thời gian và đòi hỏi kiến thức rất cao. ARM hiện có khoảng 1000 bản quyền được cấp cho 320 đối tác. Và chính vì sự tốn kém nói trên mà trong số 320 đối tác, chỉ có 15 hãng mua bản quyền kiến trúc mà thôi.
Đây là ảnh chụp cắt lớp của chip Apple A6 lõi kép. Bình thường, đối với một số lượng lớn các bộ logic kĩ thuật số (digital logic block, hay còn gọi là cell block) giúp cấu thành một bộ xử lí, người ta sẽ dùng phần mềm CAD để sắp xếp và kết nối chúng với nhau (kiểu bố cục tự động). Phương pháp này được dùng cho các logic block trên GPU và một vài thành phần khác của chip A6. Nó cũng có mặt trên tất cả các dòng chip A4, A5, A5x đi trước. Chỉ riêng hai nhân ARM của A6 thì Apple đã tiến hành bố cục nó một cách thủ công, tức là Apple không đi sử dụng nhân Cortex A-Series có sẵn mà tự mình làm ra. Tương tự cho Qualcomm với nhân Krait của họ.
Theo trang tin ETNews của Hàn Quốc, Samsung cũng áp dụng kiến trúc nhân do chính mình thiết kế trong các dòng chip Exynos tương lai. Nếu thông tin này là đúng thì Samsung sẽ gia nhập cùng với Apple và Qualcomm trong việc sử dụng nhân tùy biến dựa trên kiến trúc của ARM chứ không xài nhân Cortex-A có sẵn như từ trước đến nay. Qua động thái này, Samsung được kì vọng là sẽ đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trong ngành bán dẫn. Theo dự tính, kiến trúc nhân mới này sẽ được hoàn thiện vào đầu năm sau và sẽ có mặt ngay trên các model thiết bị di động đầu bảng của Samsung. Chúng ta hãy chờ xem chip tự làm của Samsung sẽ như thế nào.
Thứ hai là bản quyền POP (processor optimization pack). ARM sẽ bán cho bạn một thiết kế nhân xử lí Cortex A-series do hãng tạo ra sẵn, sau đó bạn có thể tinh chỉnh và đem nó đi sản xuất ở một dây chuyền nào đó. So với bản quyền kiến trúc ở trên, bạn không thể tự mình làm ra nhân CPU bởi bạn phải dựa vào nhân Cortex sẵn có, nhưng bạn vẫn có thể tùy chỉnh nó để đạt được hiệu năng như mong muốn. Các nhân hiện có thể được cấp bản quyền POP bao gồm: Cortex-A57 và A53, Cortex-A15 và A7, Cortex-A9, Cortex-A5, GPU Mail T628/78, Cortex-M series.
Kiểu bản quyền này mang đến một sự đảm bảo về mặt hiệu năng bởi ARM sẽ cung cấp đủ tài liệu để bạn biết nhân ra sao và cần phải làm gì để đạt đuợc sức mạnh và hiệu quả năng lượng nhưmong muốn. Nó cũng giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và đặc biệt là rất hữu ích với những công ty đòi hỏi hiệu năng cao nhưng không đủ nguồn lực để tự mình thiết kế nhân xử lí.
Một bản quyền POP bao gồm ba yếu tố chính để giúp các khách hàng của ARM nâng cao hiệu năng chip:
Theo trang tin ETNews của Hàn Quốc, Samsung cũng áp dụng kiến trúc nhân do chính mình thiết kế trong các dòng chip Exynos tương lai. Nếu thông tin này là đúng thì Samsung sẽ gia nhập cùng với Apple và Qualcomm trong việc sử dụng nhân tùy biến dựa trên kiến trúc của ARM chứ không xài nhân Cortex-A có sẵn như từ trước đến nay. Qua động thái này, Samsung được kì vọng là sẽ đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trong ngành bán dẫn. Theo dự tính, kiến trúc nhân mới này sẽ được hoàn thiện vào đầu năm sau và sẽ có mặt ngay trên các model thiết bị di động đầu bảng của Samsung. Chúng ta hãy chờ xem chip tự làm của Samsung sẽ như thế nào.
Thứ hai là bản quyền POP (processor optimization pack). ARM sẽ bán cho bạn một thiết kế nhân xử lí Cortex A-series do hãng tạo ra sẵn, sau đó bạn có thể tinh chỉnh và đem nó đi sản xuất ở một dây chuyền nào đó. So với bản quyền kiến trúc ở trên, bạn không thể tự mình làm ra nhân CPU bởi bạn phải dựa vào nhân Cortex sẵn có, nhưng bạn vẫn có thể tùy chỉnh nó để đạt được hiệu năng như mong muốn. Các nhân hiện có thể được cấp bản quyền POP bao gồm: Cortex-A57 và A53, Cortex-A15 và A7, Cortex-A9, Cortex-A5, GPU Mail T628/78, Cortex-M series.
Kiểu bản quyền này mang đến một sự đảm bảo về mặt hiệu năng bởi ARM sẽ cung cấp đủ tài liệu để bạn biết nhân ra sao và cần phải làm gì để đạt đuợc sức mạnh và hiệu quả năng lượng nhưmong muốn. Nó cũng giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và đặc biệt là rất hữu ích với những công ty đòi hỏi hiệu năng cao nhưng không đủ nguồn lực để tự mình thiết kế nhân xử lí.
Một bản quyền POP bao gồm ba yếu tố chính để giúp các khách hàng của ARM nâng cao hiệu năng chip:
- Artisan Physical IP: đây là một bộ tiêu chuẩn liên quan đến cách tích hợp các khối nhớ, các bộ nhớ đệm. Chúng đã được tinh chỉnh riêng cho từng loại nhân cũng như từng dây chuyền sản xuất nên giúp khách hàng đạt được hiệu năng và mức độ tiết kiệm điện tối ưu.
- Các báo cáo benchmark mô tả những điều kiện và kết quả mà ARM đã đạt được đối với nhân xử lí mà khách hàng muốn mua. Thông tin chi tiết về cấu hình và mục đích sử dụng cũng được ARM liệt kê trong đây.
- Những kiến thức chi tiết về việc tích hợp thiết kế nhân xử lí mà khách hàng muốn mua, bao gồm các đoạn mã, các bản vẽ và sơ đồ nhân xử lí, những công cụ giúp cho việc thiết kế... nói chung là tất cả mọi thứ mà khách hàng cần biết để có thể ứng dụng chip và đạt được hiệu năng mong muốn như trong tài liệu benchmark nói trên.
Một số chip của Apple và Samsung xài nhân Cortex-A8 và nhờ sử dụng POP, chúng có tỉ số xung nhịp/năng lượng tốt hơn những sản phẩm khác cùng cấp bởi hai hãng này có thể tinh chỉnh nhân để đạt được hiệu năng như ý muốn (thực chất Apple, Samsung đã nhờ đến một hãng thứ ba để "củng cố" nhân A8 giúp mình, và hãng đó tên là Intrinsity). POP còn được cung cấp cho các công ty sản xuất chip nữa. Ví dụ, ARM cung cấp bản quyền POP HPM 28nm cho TSMC để họ sản xuất Cortex-A12.
Thứ ba, bản quyền bộ xử lí là "giấy phép" đồng ý cho một công ty nào đó sử dụng nhân CPU Cortex mà ARM đã thiết kế ra. Với hình thức giấy phép này, công ty sử dụng sẽ không thể thay đổi về mặt thiết kế của nhân Cortex, tuy nhiên họ có thể sử dụng nhân theo bất cứ cách nào mà họ muốn và bỏ vào bất kì con chip/System-on-Chip nào họ thích. Ví dụ, SoC Samsung Exynos 5 Octa dùng bốn nhân ARM Cortex-A7 và bốn nhân Cortex-A9, SoC Apple A5 dùng hai nhân Cortex-A9, SoC NVIDIA Tegra 4 dùng bốn nhân Cortex-A15. Các nhân này chính là những bản quyền bộ xử lí mà ARM cấp cho Samsung. ARM sẽ cung cấp hướng dẫn làm thế nào để tích hợp thiết kế của họ vào chip, còn hiệu năng, xung nhịp, khả năng tiết kiệm điện... thì phụ thuộc vào công ty được cấp phép.
Một số công ty hiện đã đăng kí sử dụng bản quyền với ARM:
Advanced Micro Devices, Inc., Alcatel-Lucent, Altera, Apple, AppliedMicro, Atmel, Broadcom, Cirrus Logic, CSR plc, Cypress Semiconductor,Digital Equipment Corporation, Ember, Energy Micro, Freescale, Fujitsu, Fuzhou Rockchip, Huawei, Intel (through DEC), LG,Marvell Technology Group, Microsemi, Microsoft, NEC, Nintendo, Nuvoton, Nvidia, NXP (formerly Philips Semiconductor), Oki,ON Semiconductor, Panasonic, Qualcomm, Renesas, BlackBerry (formerly Research In Motion), Samsung, Sharp, Silicon Labs,Sony, ST-Ericsson, STMicroelectronics, Symbios Logic, Texas Instruments, Toshiba, Yamaha, Xilinx, ZiiLABS.
ARM kiếm tiền như thế nào?
AMD, Intel và NVIDIA đều kiếm tiền bắng cách bán chip cho ai đó, còn doanh thu của ARM hoàn toàn đến từ việc cấp bản quyền sử dụng các IP của hãng (như đã nói ở trên, ARM chẳng bán ra con chip nào của mình cả). Việc sản xuất và bán chip hoàn toàn dựa vào các công ty được ARM cấp bản quyền, các đối tác cũng như khách hàng của hãng.
Có hai khoản mà các công ty phải chi nếu muốn được ARM cấp bản quyền sử dụng IP: phí trả trước (upfront) và phí bản quyền (royalty). Tất nhiên là cũng còn nhiều khoản lặt vặt khác, ví dụ như tiền hỗ trợ, tiền giúp đỡ,... nhưng trong bài này chúng ta chỉ nói đến hai loại phí lớn nhất.
Trước hết, tiền trả trước phụ vào độ phức tạp của thiết kế mà bạn muốn ARM cấp phép sử dụng, ví dụ: phí dành cho nhân ARM11 cũ sẽ rẻ hơn so với phí của nhân Cortex-A57 cao cấp. Phí trả trước sẽ dao động trong khoảng 1 đến 10 triệu USD, tất nhiên cũng có những tùy chọn cao hơn và thấp hơn, nhưng chúng ta sẽ nói về nó sau.
Tiền bản quyền thì được tính trên mỗi con chip bán ra. Mội con chip sử dụng IP của ARM sẽ có một khoản phí bản quyền đi theo nó và thường vào khoảng 1-2% giá bán chip. Nếu những con chip được sản xuất rời rồi đem đi bán thì việc tính toán chi phí rất dễ dàng. Còn với những công ty tự sản xuất và dùng chip cho thiết bị của chính mình, chi phí sẽ được tính dựa trên giá trị trường của chip đó.
Cả hai loại phí trả trước và tiền bản quyền đều có thể được thương lượng giữa bên muốn mua bản quyền và ARM. ARM sẽ giảm giá nếu như nhiều thiết kế nhân được sử dụng trong một thiết kế duy nhất (ví dụ, một chip duy nhất có cả nhân CPU ARM Cortex và nhân GPU ARM Mali), và khi đó sẽ có các hợp đồng hỗ trợ từ phía ARM. Giao diện và các bus dữ liệu sẽ được cung cấp cho bạn xài miễn phí, bản chỉ phải trả phí cho CPU/GPU mà thôi. GPU Mali của ARM thường được xem như là một phần cộng thêm (adder) và bạn sẽ thấy nó là phần màu xanh lá chồng lên trên các cột xanh dương trong biểu đồ bên dưới.
Phí bản quyền của một số sản phẩm của ARM:
AMD, Intel và NVIDIA đều kiếm tiền bắng cách bán chip cho ai đó, còn doanh thu của ARM hoàn toàn đến từ việc cấp bản quyền sử dụng các IP của hãng (như đã nói ở trên, ARM chẳng bán ra con chip nào của mình cả). Việc sản xuất và bán chip hoàn toàn dựa vào các công ty được ARM cấp bản quyền, các đối tác cũng như khách hàng của hãng.
Có hai khoản mà các công ty phải chi nếu muốn được ARM cấp bản quyền sử dụng IP: phí trả trước (upfront) và phí bản quyền (royalty). Tất nhiên là cũng còn nhiều khoản lặt vặt khác, ví dụ như tiền hỗ trợ, tiền giúp đỡ,... nhưng trong bài này chúng ta chỉ nói đến hai loại phí lớn nhất.
Trước hết, tiền trả trước phụ vào độ phức tạp của thiết kế mà bạn muốn ARM cấp phép sử dụng, ví dụ: phí dành cho nhân ARM11 cũ sẽ rẻ hơn so với phí của nhân Cortex-A57 cao cấp. Phí trả trước sẽ dao động trong khoảng 1 đến 10 triệu USD, tất nhiên cũng có những tùy chọn cao hơn và thấp hơn, nhưng chúng ta sẽ nói về nó sau.
Tiền bản quyền thì được tính trên mỗi con chip bán ra. Mội con chip sử dụng IP của ARM sẽ có một khoản phí bản quyền đi theo nó và thường vào khoảng 1-2% giá bán chip. Nếu những con chip được sản xuất rời rồi đem đi bán thì việc tính toán chi phí rất dễ dàng. Còn với những công ty tự sản xuất và dùng chip cho thiết bị của chính mình, chi phí sẽ được tính dựa trên giá trị trường của chip đó.
Cả hai loại phí trả trước và tiền bản quyền đều có thể được thương lượng giữa bên muốn mua bản quyền và ARM. ARM sẽ giảm giá nếu như nhiều thiết kế nhân được sử dụng trong một thiết kế duy nhất (ví dụ, một chip duy nhất có cả nhân CPU ARM Cortex và nhân GPU ARM Mali), và khi đó sẽ có các hợp đồng hỗ trợ từ phía ARM. Giao diện và các bus dữ liệu sẽ được cung cấp cho bạn xài miễn phí, bản chỉ phải trả phí cho CPU/GPU mà thôi. GPU Mali của ARM thường được xem như là một phần cộng thêm (adder) và bạn sẽ thấy nó là phần màu xanh lá chồng lên trên các cột xanh dương trong biểu đồ bên dưới.
Phí bản quyền của một số sản phẩm của ARM:
- Nhân ARM7/9/11: từ 1% đến 1,5%
- Nhân ARM Cortex A-series: từ 1,5% đến 2%
- Nhân ARM Cortex A-series dựa trên kiến trúc ARMv8: 2% trở lên
- GPU Mali: thêm vào 0,75% đến 1,25%
- Gói Physical IP POP: thêm vào 0,5%.
Ở trường hợp của POP, phí bản quyền thực chất được trả bởi các hãng sản xuất chip, không phải bởi khách hàng của ARM. Khi đó phí được tính theo từng tấm wafer (wafer royalty) và nó thêm vào khoảng 0,5% cho mỗi con chip được bán ra.
Thường sẽ mất 6 tháng để thương lượng hợp đồng với ARM. Từ lúc được cấp giấy phép cho đến đợt giao hàng chip đầu tiên có thể mất đến 3-4 năm. Sau đó, những thiết kế đó có thể được giao trong vòng tối đa 20 năm tùy vào thị trường và công nghệ.
Trong số 320 công ty mua giấy phép sử dụng IP từ ARM, hơn phân nửa hiện đang trả phí bản quyền cho ARM, số còn lại đang nằm trong khoảng giữa giai đoạn kí hợp đồng và giao hàng. Trung bình mỗi năm ARM kí được hợp đồng với 30-40 công ty mới. Khoảng 80% những công ty được cấp giấy phép đã bán chip của mình ra thị trường, 20% còn lại thì bị mua lại hoặc thất bại do những lý do nào đó.
Tiền bản quyền đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu của ARM, phí trả trước chỉ chiếm khoảng 33% và phần còn lại được chia đều cho việc hỗ trợ kĩ thuật cũng như cung cấp công cụ phần mềm. Doanh thu của ARM lớn, nhưng hãng vẫn còn một công ty tương đối nhỏ. Năm 2012, ARM thu về 913,1 triệu USD, trong khi hãng đang có mặt trên phần lớn các thiết bị di động hiện nay. Cộng thêm việc các khách hàng của ARM có những công ty cực lớn như Apple, Samsung, Qualcomm, có vẻ như ARM cần phải tăng phí bản quyền lên một chút, nhưng hãng vẫn chưa hoặc không làm điều đó.
Các loại bản quyền
Ở trên là ba mô hình bản quyền, còn bây giờ là loại hình cấp bản quyền, nó sẽ quy định về các quy chuẩn thương mại, sự hỗ trợ từ ARM với công ty làm chip và những thứ nghiên về kinh doanh. Loại hình cấp bản quyền có thể liên quan đến một trong ba mô hình nói trên, và chúng được liệt kê theo kim tự tháp ở bên dưới.
Trước hết là bản quyền học thuật và nghiên cứu (Academic/Research licenses), thường là miễn phí. Như cái tên của mình, bản quyền này có thể được cấp cho các học viện, viện nghiên cứu để giảng dạy hoặc tìm hiểu về kiến trúc của ARM. Lên một nấc nữa có DesignStart. Đây là lựa chọn giá rẻ cho các nhánh nghiên cứu và phát triển của một công ty. Cả hai loại bản quyền này không được phép dùng để được tạo thành một con chip thương mại, chính vì thế mà phí rất rẻ và gần như là không có.
Với những công ty chỉ cần một loại nhân nào đó cho một dự án duy nhất (ví dụ: tôi muốn làm ra một chiếc điện thoại chạy chip Cortex-A9) thì ARM cung cấp bản quyền loại đơn (single). Thường thì bản quyền loại này sẽ có giá khoảng 1 triệu USD phí trả trước cho một CPU Cortex-A series, còn phí cho từng con chip khoảng 2%. Với những công ty khởi nghiệp hoặc các hãng nhỏ thì đây là lựa chọn bản quyền tốt.
Bản quyền multi-use thì có lý hơn với các công ty lớn có nhiều sản phẩm khác nhau. ARM sẽ tính phí trả trước cao lên, tuy nhiên bạn có thể dùng thiết kế CPU được cấp phép trong nhiều thiết bị, nhiều chip trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ 3 năm). Trong khung thời gian này, bạn có thể làm ra bao nhiêu dòng chip tùy ý, còn sau 3 năm thì phải làm mới lại hợp đồng với ARM.
Bản quyền loại Perpetual thì có thể được sử dụng bởi những tập đoàn cỡ lớn. Chữ Perpetual có nghĩa là "vĩnh viễn", tức là khi bạn được cấp loại bản quyền này rồi thì bạn có thể xài kiến trúc nhân của ARM trên một số lượng không giới hạn chip và thiết bị. Có những đối tác của ARM sử dụng một thiết kế nhân trong 10 đến 20 năm.
Loại subscription thì thú vị hơn. Một công ty có thể mua bản quyền này để sử dụng nhiều thiết kế, nhiều sản phẩm của ARM trong một số năm nhất định. Công ty làm chip sẽ trả trước phí khoảng 10 triệu USD, sau đó đội ngũ nhân viên có thể nghiên cứu và phát triển chip mà không cần phải hỏi xin thêm ngân sách bởi số tiền trả trước đã được công ty chi ra rồi.
Trên đỉnh của kim tự tháp là architecture - bản quyền kiến trúc. Như đã nói ở trên, Marvell, Apple, Qualcomm là một trong số 15 công ty được cấp bản quyền loại này. Họ có toàn quyền sử dụng kiến trúc ARMv7, v8 để tạo ra chip của riêng mình và có thể dùng trong nhiều loại sản phẩm, thiết bị khác nhau. Tất nhiên, phí trả trước cũng như phí tính trên từng con chip là rất đắt, do đó không nhiều công ty có thể kí hợp đồng loại này với ARM.
Ba người được chọn
Bởi vì ARM không thật sự làm chip vật lý, do đó hãng cần phải đảm bảo rằng mỗi thế hệ nhân, thế hệ kiến trúc mà hãng làm ra phải có đối tác nào đó triển khai sản phẩm thực thụ ra thị trường, và phải đạt hiệu quả tốt. Do đó, với mỗi thiết kế vi xử lí mới, ARM sẽ chọn 3 đối tác và làm việc rất chặt chẽ với họ, và lý do ARM không chọn chỉ 1 đối tác là bởi hãng muốn nhắm đến nhiều thị trường khác nhau. Trong bài viết này mình nói nhiều ví dụ về SoC dùng trong smartphone, tablet, còn ngoài đời thực thì ARM có mặt trên rất nhiều lĩnh vực, từ TV cho đến các hệ thống tự động hóa và máy móc công nghiệp.
Ba công ty nói trên sẽ được phép truy cập rất sớm vào kiến trúc mới của ARM, sớm hơn nhiều so với những công ty được cấp phép khác, do đó họ có thể tung chip hoặc thiết bị ra thị trường sớm hơn những đối thủ khác. Đổi lại, các đối tác phải giúp ARM kiểm tra, phát hiện lỗi trong thiết kế và thậm chí là phải đưa phản hồi lại cho ARM một cách trực tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét