Biển người biểu tình trên đường phố Hồng Kông ngày 16/06/2019, đòi hủy bỏ dự luật cho dẫn độ qua Hoa Lục.REUTERS/Tyrone Siu
Không hài lòng với tuyên bố đình chỉ vô thời hạn dự luật dẫn độ sang Hoa lục, ngày 16/06/2019, hàng trăm nghìn người dân Hồng Kông, trong trang phục đen, tiếp tục xuống đường gây sức ép để chính quyền rút hẳn dự luật và đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thân Bắc Kinh, từ chức.
Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde đã có mặt trong đoàn người biểu tình tại Hồng Kông :
« Tôi đang bị kẹt ở chân cầu thang của bến tầu điện ngầm Admiralty, không thể nào ra được, vì trước mặt tôi là cả một đám đông người biểu tình, mặc trang phục đen, từng bước đi lên thang cuốn để ra ngoài.
Tôi cũng đã đến công viên Victoria và ở lại đó một tiếng đồng hồ. Đây là nơi xuất phát của đoàn người biểu tình. Họ cũng dành một phút mặc niệm một người biểu tình qua đời chiều hôm qua (15/06) vì bị ngã khi giương một băng rôn trên giàn giáo ở một tòa nhà.
Có rất nhiều người mặc trang phục đen, nhưng cũng có rất nhiều hoa trắng để tưởng nhớ đến nhà đấu tranh xấu số và những khẩu hiệu : « Rút hẳn dự luật », « Phải xin lỗi vì cảnh sát dùng bạo lực » với người biểu tình, thậm chí có rất nhiều biểu ngữ đòi lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức.
« Tôi đang bị kẹt ở chân cầu thang của bến tầu điện ngầm Admiralty, không thể nào ra được, vì trước mặt tôi là cả một đám đông người biểu tình, mặc trang phục đen, từng bước đi lên thang cuốn để ra ngoài.
Tôi cũng đã đến công viên Victoria và ở lại đó một tiếng đồng hồ. Đây là nơi xuất phát của đoàn người biểu tình. Họ cũng dành một phút mặc niệm một người biểu tình qua đời chiều hôm qua (15/06) vì bị ngã khi giương một băng rôn trên giàn giáo ở một tòa nhà.
Có rất nhiều người mặc trang phục đen, nhưng cũng có rất nhiều hoa trắng để tưởng nhớ đến nhà đấu tranh xấu số và những khẩu hiệu : « Rút hẳn dự luật », « Phải xin lỗi vì cảnh sát dùng bạo lực » với người biểu tình, thậm chí có rất nhiều biểu ngữ đòi lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức.
Vẫn còn rất nhiều người đang đến và các cuộc biểu tình sẽ còn tiếp tục diễn ra ở khu Admiralty (nơi tập trung các cơ quan hành chính Hồng Kông). Trước mặt tôi vẫn là đoàn người nườm nượp đi lên. Không thể nói là liệu số người biểu tình có đông đảo như Chủ Nhật tuần trước không nhưng vừa rồi, tôi thấy có rất nhiều thanh niên, giờ là những bà mẹ đẩy xe nôi và các gia đình đi qua trước mặt tôi. Dường như phần còn lại của xã hội Hồng Kông đã tham gia đoàn người biểu tình ».
Người Hong Kong tiếp tục biểu tình, đòi lãnh đạo từ chức
Hàng trăm ngàn người Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình ở trung tâm Hong Kong vào ngày Chủ Nhật, 16/6, đòi lãnh đạo phải từ chức. Reuters loan tin này vào cùng ngày.
Những người biểu tình mặc đồ đen, đeo băng trắng trên ngực, tập trung ở các đường phố trung tâm Hong Kong. Nhiều người mang theo hoa trắng để tưởng niệm một người đàn ông đã bỏ mạng khi ngã từ một toà nhà hôm thứ Bảy trong lúc cầm biểu ngữ phản đối dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc.
Những người biểu tình cũng phản đối hành động của cảnh sát trong cuộc biểu tình phản đối dự luận dẫn độ về Trung Quốc hôm thứ Tư khiến hơn 70 người bị thương.
Hôm thứ Bảy, ngày 15/6, Trưởng đặc khu Hong Kong, bà Carrie Lam cho biết việc thông qua dự luật dẫn độ sẽ bị hoãn lại và không đưa ra khoảng thời gian đến lúc nào dự luật này sẽ được thảo luận.
Tuy nhiên, đối với những người tham gia biểu tình, việc hoãn lại dự luật là chưa đủ vì họ lo ngại Trung Quốc có thể lợi dụng luật này để thực hiện những vụ bắt giữ mang tính chính trị hoặc những sai phạm về kinh doanh khó tránh khỏi. Vì vậy, những người biểu tình yêu cầu dự luật phải bị huỷ bỏ.
Hơn 1 triệu người Hong Kong đã xuống đường vào Chủ Nhật tuần trước, ngày 9/6 để phản đối dự luật này. Đây được coi là cuộc biểu tình phản đối lớn nhất ở Hong Kong kể từ khi vùng đất này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997.
Đối mặt với lời kêu gọi từ chức, lãnh đạo Hong Kong xin lỗi
17/06/2019
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 16/6 lên tiếng xin lỗi, trong bối cảnh hàng trăm nghìn người biểu tình mặc đồ đen tiếp tục kêu gọi bà phải từ chức vì cách bà xử lý dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Trưởng đặc khu ra tuyên bố xin lỗi hiếm hoi, một ngày sau khi bà hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ vốn gây ra một trong những cuộc biểu tình bạo lực nhất ở thành phố này trong vòng nhiều thập kỷ.
Theo Reuters, một phát ngôn viên chính phủ nói rằng việc xử lý yếu kém của chính quyền đối với dự luật đã dẫn tới “các phản đối và tranh cãi lớn trong xã hội, gây thất vọng và đau buồn”.
Tuyên bố nói rằng bà Lam “xin lỗi người dân Hong Kong” vì điều đó, cũng như “cam kết đón nhận lời chỉ trích với thái độ khiêm tốn và chân thành” và “cải thiện việc phục vụ công chúng”.
“Biển người mặc đồ đen” tập hợp về trung tâm tài chính của Hong Kong để bày tỏ sự tức giận đối với bà Carrie Lam hôm 16/6, nhất là sau khi cảnh sát sử dụng bạo lực đối với người biểu tình hôm 12/6, làm hơn 70 người bị thương, theo Reuters.
Hãng tin này cho rằng việc đình chỉ vô thời hạn dự luật là một trong những việc thay đổi quyết định lớn nhất của chính quyền Hong Kong kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo đặc khu của bà Lam.
Các cuộc biểu tình được coi là lớn nhất ở Hong Kong kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nhậm chức năm 2012 và gây ra thách thức đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối phó với mức độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp cũng như cuộc chiến thương mại leo thang với Washington.
Theo Reuters, những người chỉ trích cho rằng luật dẫn độ có thể đe dọa pháp quyền của Hong Kong cũng như danh tiếng trung tâm tài chính châu Á của đặc khu.
Tin cho hay, một số nhà tài phiệt Hong Kong đã chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài.
Trưởng đặc khu ra tuyên bố xin lỗi hiếm hoi, một ngày sau khi bà hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ vốn gây ra một trong những cuộc biểu tình bạo lực nhất ở thành phố này trong vòng nhiều thập kỷ.
Theo Reuters, một phát ngôn viên chính phủ nói rằng việc xử lý yếu kém của chính quyền đối với dự luật đã dẫn tới “các phản đối và tranh cãi lớn trong xã hội, gây thất vọng và đau buồn”.
Tuyên bố nói rằng bà Lam “xin lỗi người dân Hong Kong” vì điều đó, cũng như “cam kết đón nhận lời chỉ trích với thái độ khiêm tốn và chân thành” và “cải thiện việc phục vụ công chúng”.
Hãng tin này cho rằng việc đình chỉ vô thời hạn dự luật là một trong những việc thay đổi quyết định lớn nhất của chính quyền Hong Kong kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo đặc khu của bà Lam.
Các cuộc biểu tình được coi là lớn nhất ở Hong Kong kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nhậm chức năm 2012 và gây ra thách thức đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối phó với mức độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp cũng như cuộc chiến thương mại leo thang với Washington.
Theo Reuters, những người chỉ trích cho rằng luật dẫn độ có thể đe dọa pháp quyền của Hong Kong cũng như danh tiếng trung tâm tài chính châu Á của đặc khu.
Tin cho hay, một số nhà tài phiệt Hong Kong đã chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài.
Người biểu tình Hong Kong yêu cầu lãnh đạo từ chức
16/06/2019
Hàng trăm nghìn người biểu tình Hong Kong mặc đồ đen hôm 16/6 yêu cầu lãnh đạo đặc khu từ chức vì cách bà xử lý dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Theo Reuters, một số người cầm hoa cẩm chướng trắng, trong khi một số người khác mang theo biểu ngữ với nội dung “Đừng bắn, chúng tôi là người Hong Kong”.
Hãng tin Anh cho rằng đây là lời kêu gọi đối với cảnh sát, sau khi họ bắn đạn cao su và hơi cay vào người biểu tình hôm 12/6, làm hơn 70 người bị thương.
Tin cho hay, “biển người mặc đồ đen” tập hợp về trung tâm tài chính của Hong Kong để bày tỏ sự tức giận đối với bà Carrie Lam, Trưởng đặc khu, nhất là sau khi cảnh sát sử dụng bạo lực đối với người biểu tình.
Reuters đưa tin rằng lời kêu gọi bà Lam từ chức vang vọng qua các dãy phố.
Đây được coi là một sự rút lui của bà Lam, nhưng đối với người phản đối, việc đình chỉ dự luật đó chưa đủ và những người tuần hành hôm 16/6 kêu gọi hủy bỏ nó cũng như bà Lâm phải ra đi, theo Reuters.
Hãng tin này cho rằng việc đình chỉ trên là một trong những việc thay đổi quyết định lớn nhất của chính quyền Hong Kong kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo đặc khu của bà Lam.
“Carrie Lam hôm qua từ chối xin lỗi. Đó là điều không thể chấp nhận được”, cô Catherine Cheung, 16 tuổi, được Reuters trích lời nói.
“Bà ta là một nhà lãnh đạo tồi, dối trá… Tôi cho rằng bà ta trì hoãn dự luật để lừa chúng tôi im tiếng”.
Theo Reuters, một số người cầm hoa cẩm chướng trắng, trong khi một số người khác mang theo biểu ngữ với nội dung “Đừng bắn, chúng tôi là người Hong Kong”.
Hãng tin Anh cho rằng đây là lời kêu gọi đối với cảnh sát, sau khi họ bắn đạn cao su và hơi cay vào người biểu tình hôm 12/6, làm hơn 70 người bị thương.
Tin cho hay, “biển người mặc đồ đen” tập hợp về trung tâm tài chính của Hong Kong để bày tỏ sự tức giận đối với bà Carrie Lam, Trưởng đặc khu, nhất là sau khi cảnh sát sử dụng bạo lực đối với người biểu tình.
Reuters đưa tin rằng lời kêu gọi bà Lam từ chức vang vọng qua các dãy phố.
|
Nữ quan chức được Bắc Kinh hậu thuẫn hôm 15/6 trì hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc để bị xét xử, nhưng không lên tiếng xin lỗi, dù bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc”.
Hãng tin này cho rằng việc đình chỉ trên là một trong những việc thay đổi quyết định lớn nhất của chính quyền Hong Kong kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo đặc khu của bà Lam.
“Carrie Lam hôm qua từ chối xin lỗi. Đó là điều không thể chấp nhận được”, cô Catherine Cheung, 16 tuổi, được Reuters trích lời nói.
“Bà ta là một nhà lãnh đạo tồi, dối trá… Tôi cho rằng bà ta trì hoãn dự luật để lừa chúng tôi im tiếng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét