Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Nhớ Kỷ Hợi Bạch Đằng Giang Mong Kỷ Hợi 2019 Nước Việt độc lập

Nhớ Kỷ Hợi Bạch Đằng Giang Mong Kỷ Hợi 2019
Nước Việt độc lập

Được tin Kiểu Công Tiện chiếm quyền, một thuộc tướng khác của Dương Diên Nghệ, tên là Ngô Quyền, đem quân Ái Châu (Thanh Hóa) ra đánh và giết Kiểu Công Tiện, trả thù cho chủ vào mùa thu năm 938 (mậu tuất).

Ngô Quyền sinh năm mậu ngọ (898), thuộc dòng quý tộc lâu đời, cha là Ngô Mân đã từng làm quan châu mục. Tương truyền rằng khi mới sinh ra, tướng mạo Ngô Quyền đặc biệt khác thường, trên lưng có ba nốt ruồi đen. Người xem tướng lấy làm lạ, bảo rằng sau nầy có thể làm chúa một phương. Vì thế cha mẹ mới đặt tên là Quyền. Lớn lên, Ngô Quyền mặt mũi khôi ngô tuấn tú, mắt sáng như chớp, chân bước khoan thai như dáng cọp đi, có sức khỏe hơn người, lại tài trí song toàn. Khi Ngô Quyền đầu quân dưới trướng Dương Diên Nghệ, Nghệ rất tin dùng, gả con gái, và cho trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa).

Theo các bộ sử Trung Hoa, được các bộ chính sử Việt Nam trích dẫn, khi Ngô Quyền đem quân Ái Châu ra tấn công Kiểu Công Tiện, Tiện gởi người sang cầu cứu nhà Nam Hán.

Vua Nam Hán là Lưu Cung liền nhân cơ hội nầy, gởi quân qua giúp Tiện và kiếm cách thôn tính cổ Việt. Trước khi ra quân, một cận thần của Lưu Cung là Tiêu Ích đã can ngăn. Tiêu Ích nói: "...Hiện nay mưa dầm đã suốt mấy tuần, đường biển hiểm trở xa khơi; Ngô Quyền là người giỏi lắm chớ coi thường. Đại quân phải nên giữ gìn thận trọng, dùng nhiều người đưa đường rồi hãy tiến..." Lưu Cung không nghe, sai con là Vạn Vương Hoằng Tháo đem chiến thuyền dẫn quân đi trước, còn Lưu Cung thân hành cầm quân tiếp ứng theo sau.

Khi Hoằng Tháo tiến qua cổ Việt vào mùa thu năm mậu tuất (938) thì Ngô Quyền đã giết được Kiểu Công Tiện. Hoằng Tháo đi theo đường sông Bạch Đằng vào đất liền.

Ngô Quyền hiểu rõ địa thế vùng nầy, sai quân dùng cọc nhọn, đầu có bịt sắt, cắm ngầm dưới lòng sông chờ Hoằng Tháo. Đợi lúc thủy triều lên phủ các cọc nhọn, Ngô Quyền cho binh sĩ dùng thuyền nhẹ khiêu chiến rồi bỏ trốn. Hoằng Tháo đuổi theo, tiến lọt vào chỗ mai phục. Khi thủy triều rút xuống, Ngô Quyền ra lệnh phản công, đổ quân tiến đánh ào ạt. Người Nam Hán thua chạy, chiến thuyền va vào các cọc gỗ đầu có bịt sắt, bị thủng nát và chìm xuống sông. Hoằng Tháo tử trận.

 Nước Việt vĩnh viễn độc lập từ khi Ngô Quyền xưng vương năm Kỷ Hợi (939), cách đây đúng 1080 năm, và càng ngày càng trở nên hùng cường thịnh vượng. Trung Hoa là một nước rộng lớn, đông dân, nằm sát nước Việt. Vì điều kiên địa chính trị nầy, Trung Hoa là một đại nạn thường trực cho Việt Nam.

Trong bang giao Việt Hoa, từ thời cổ sơ cho đến ngày nay, hầu như là một quy luật là khi Trung Hoa cường thịnh và nước Việt suy yếu, Trung Hoa xâm lăng nước Việt. Khi Trung Hoa xáo trộn, suy yếu, và nước Việt mạnh lên, chính là cơ hội để nước Việt có thể thoát Trung. Các nhà lãnh đạo cổ Việt, từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền đã biết lợi dụng thời cơ Trung Hoa chia rẽ và suy yếu để tranh đấu giành độc lập cho đất nước.

Ngày nay, quy luật nầy vẫn còn giá trị. Trung Cộng mới trỗi dậy, đang cường thịnh. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nổi tiếng tham nhũng, yếu kém, không được lòng dân, dễ đưa đến hiểm họa mất nước lần nữa vào tay Trung Cộng.
( Trần Gia Phụng - Mùa Xuân độc lập (Kỷ Hợi – 939) )

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca viết:

Ngô Quyền phá quân Nam Hán
Dương công xưa có rể hiền,
Đường lâm hào hữu tên Quyền họ Ngô.
Vì thầy, quyết chí phục thù,
Nghĩa binh từ cõi Ái châu kéo vào.
Hán sai thái tử Hoằng Thao,
Đem quân ứng viện toan vào giúp công.
Bạch Đằng một trận giao phong,
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu.
Quân thân đã chính cương trù,
Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương.
Về Loa thành mới đăng quang,
Quan danh cải định, triều chương đặt bày.

Một ngàn tám mươi trước Kỷ Hợi 939, tổ tiên nòi giống Lạc Việt thể hiện Bạch Đằng Giang phá giặc tàu xâm lăng, dựng nền Độc Lập.

Câu đối đáp lừng danh Giang Văn Minh “ Đằng giang tự cổ huyết do hồng “ ngày nay vẫn còn đồng vọng. Mỗi khi phẫn nộ giặc tàu xâm lăng, ta vẫn thường lập lại “ Sông Bạch Đằng máu giặc vẫn còn tanh!”

 Ngày nay, quy luật nầy vẫn còn giá trị. Trung Cộng mới trỗi dậy, đang cường thịnh. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nổi tiếng tham nhũng, yếu kém, không được lòng dân, dễ đưa đến hiểm họa mất nước lần nữa vào tay Trung Cộng “
Đúng là, nếu chúng ta, mọi người bình chân như vại thì họa mất nước vào tay chệt khựa là không tránh khỏi.

Còn nói rằng “ Trung Cộng mới trỗi dậy, đang cường thịnh.“ thì hiện tại không còn chính xác:

  • Nhất Đới – Nhất Lộ: sách lược bành trướng, bá quyền với mưu thuật trí trá “ Bẫy Nợ “ đã bị các nước sụp bẫy phát giác và bất bình. Tân thủ tướng Mã Lai nói thẳng thừng tại Bắc Kinh là sẽ xét lại các thỏa ước có thể gây nợ cho nước ông.
  • Quân sự hóa Biển Đông với cao vọng “ Trường thành trên biển “ sa lầy trầm trọng: Không chỉ hạm đội 7 Hoa Kỳ mà cả chiến hạm các nước Nhật, Ấn và cà Anh, Pháp, Canada đều lui tới biểu dương lực lượng.
  • Kinh tế – Tài chánh lâm nguy vì chiến tranh mậu dịch với Hoa Kỳ.
Nói tóm lại chú chệt hiện đang suy yếu, nhất là nội bộ đang lủng củng.

 Trong bang giao Việt Hoa, từ thời cổ sơ cho đến ngày nay, hầu như là một quy luật là khi Trung Hoa cường thịnh và nước Việt suy yếu, Trung Hoa xâm lăng nước Việt. Khi Trung Hoa xáo trộn, suy yếu, và nước Việt mạnh lên, chính là cơ hội để nước Việt có thể thoát Trung. Các nhà lãnh đạo cổ Việt, từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền đã biết lợi dụng thời cơ Trung Hoa chia rẽ và suy yếu để tranh đấu giành độc lập cho đất nước.”

Hiện tại, hơn lúc nào hết là lúc chúng ta cùng nắm tay nhau, thừa lúc chệt cọng “
xáo trộn, suy yếu,” cùng dấn thân hành động GIẢI CỌNG – THOÁT TÀU, giành lại quyền sống – quyền làm người cho dân Việt – Chủ quyền cho Quốc gia và Độc lập Dân tộc.

Xuân Kỷ Hợi ngàn năm trước
Bạch Đằng Giang Ngô Quyền đại phá quân nam hán
Dựng nên nền Độc lập cho nước Đại Việt hùng cường
Xuân nay xuân Kỷ Hợi 2019
Toàn dân Viêt noi dấu cha ông
Diệt trừ hán ngụy phản nước hại dân việt cọng
Xây dựng lại cơ đồ nước Việt

Mong vậy lắm thay
Cựu chức việc VNCH
Nguyễn Nhơn
Khai bút đầu xuân 2019
1/1/2019
Attachments area


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét