(THE MYTH OF CHINA AS SUPERPOWER)
By J.R. Dunn
Phạm Nguyên Trường dịch
American Thinker
January 9, 2019
Thời Chiến tranh Lạnh người ta nói nhiều về sức mạnh vĩ đại của Liên Xô. Người ta bảo chúng ta rằng Liên Xô là siêu cường ngang hàng với Mỹ, thậm chí có thể còn hơn Mỹ. Biểu tượng này được cánh tả, tức là những muốn Liên Xô chiến thắng và những người theo chủ nghĩa hòa bình - hy vọng ngăn chặn chiến tranh trước khi nó có thể bắt đầu - truyền bá, và được đoàn quân khổng lồ những người theo phái tự do lặp lại vì họ nghe thấy hai nhóm người kia nói như thế. (Phần lớn chủ nghĩa tự do có thể được giải thích theo cách này. Đấy là ý thức hệ “Tôi nghe người ta nói thế”).
Không cần phải nói rằng đó là điều nhảm nhí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Sự sụp đổ của Liên Xô cuối thập niên 1980 cho thấy Liên Xô chưa bao giờ là cường quốc - một nền kinh tế không sản xuất, vũ khí không hoạt động, dân chúng nghiện rượu và tuyệt vọng. “Nước Bulgaria với vũ khí hạt nhân”, một người nào đó đã mô tả nó như thế, và không thể nào chân thật hơn. Hiện nay cũng vẫn thế, mặc cho những lời thề thốt của Vladimir Putin, có khả năng là nó sẽ vẫn như thế trong tương lai có thể nhìn thấy được.
Người ta cũng đang sử dụng những ngôn từ tương tự như thế khi nói về Trung Cộng. Người ta bảo rằng Trung Cộng là quốc gia đang vươn lên. Chẳng bao lâu nữa nền kinh tế lớn thứ hai trên trái đất sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu. Một tỷ rưỡi người đều được học hành nhiều hơn bất kỳ người Mỹ nào khác; sức mạnh quân sự không thua kém ai, với những vũ khí tối tân mà chúng ta chỉ có thể há hốc mồm đứng nhìn. Một quốc gia đang thể hiện quyền lực trên Thái Bình Dương và đang đi vào Ấn Độ Dương, Châu Phi và Trung Đông mà không ai phản đối.
Chúng ta đã nghe những người như Thomas Friedman nói như thế, ông này đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm kiếm Mussolini của riêng mình. Các nhân vật sâu sắc hơn trên toàn phổ chính trị lặp đi lặp lại như thế. Trên thực tế, có thể nói mà không cường điệu rằng điều đó đã trở kiến thức chung của mọi người.
Hỏi rằng nó đúng đến mức nào là vô ích. Câu hỏi thích đáng là liệu nó có chứa một tí sự thật nào hay không.
Dù Trung Cộng có những sức mạnh nào, nước này có ba điểm yếu chết người, cả ba đều làm tê liệt, tất cả đều là những điểm yếu, không ít thì nhiều, đều do họ tự gây ra cho mình, bất kỳ người nào để ý cũng đều biết rõ. Nhưng trong các cuộc tranh luận hiện nay, cả ba điểm yếu này đều bị trình bày sai hoặc không được nhắc tới.
Trung Cộng Đại Dương Xanh (Blue China) - Đó là thuật ngữ Trung Cộng sử dụng để mô tả Biển Đông, mà họ tuyên bố - bất chấp luật pháp quốc tế - là lãnh thổ của Trung Cộng với lý do là tàu Trung Cộng đi qua đó trong suốt nhiều thế kỷ trước. (Sử dụng logic này, vùng biển Nam Cực là một phần của Connecticut, vì những người săn cá voi Mỹ đã lùng sục khắp khu vực này suốt thế kỷ XIX).
Thực tế là không có mảnh đất nào trong khu vực này để người Trung Cộng được yên – từ năm 2013, họ bắt đầu tạo ra chúng, họ sử dụng hàng chục tàu cuốc để bồi đắp các rạn san hô thành những hòn đảo có kích thước kha khá, chủ yếu là ở Trường Sa và Hoàng Sa. Rồi họ xây dựng các căn cứ quân sự, sân bay, lắp trạm radar và vị trí đặt tên lửa. Yêu sách của Trung Cộng chồng lấn quyền sở hữu của Philippines, Indonesia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam. Không nước nào công nhận các tuyên bố đó.
Trung Cộng coi đây là một cuộc tập kích không bao giờ sửa lại được nữa - một thực tế mới của cuộc sống mà tất cả phải cúi đầu chấp nhận. Quan điểm của Trung Cộng vững như bàn thạch, tốt nhất là nhượng bộ.
Đường 9 đoạn mà Trung Cộng tự ấn định
Trên thực tế, Trung Cộng không xây dựng được nhiều pháo đài bất khả xâm phạm hơn là Nhật Bản từng xây dựng hồi trước Thế chiến II; mà nước này hiện đang gặp một loạt rắc rối. Trung Cộng đang thách thức hai quốc gia hàng hải giàu kinh nghiệm nhất trên trái đất là Mỹ và Nhật Bản (Trung Cộng cũng đã tìm cách thực hiện chiến lược tương tự ở vùng Biển Hoa Đông). Kế hoạch của Trung Cộng nhằm bảo vệ “Blue China”, được gọi là “chống xâm nhập khu vực” (area demial) - hải quân Mỹ sẽ làm những việc Trung Cộng muốn làm – tấn công dồn dập vào khu vực lắp đặt hỏa tiễn của Trung Cộng. Trung Cộng không thể làm như thế. Bất kỳ cuộc xung đột nào cũng sẽ chấm dứt trong vòng 72 giờ và bất lợi cho Trung Cộng. (Riêng vấn đề này, điều gì sẽ xảy ra với những “hòn đảo” bằng cát nhân tạo này khi một trận cuồng phong thổi qua, thường là cứ vài năm lại có một trận?)
Trung Cộng có thể tiếp cận với các lân bang như một cường quốc thân thiện, quan tâm đến việc giúp đỡ họ khai thác tài nguyên trong khu vực, như Mỹ làm ở Tây bán cầu. Nước này có thể trở thành cực thứ hai trong cuộc cạnh tranh với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, thể hiện thiện chí và thành lập các liên doanh hợp tác. Nhưng, các quốc gia trong khu vực lại đang phẫn nộ và sợ hãi (cụ thể là Việt Nam - Trung Cộng đã sát hại hàng trăm người Việt Nam trong khi xâm chiếm giữ khu vực này). Đó là cơ hội đã bị mất, không thể trở lại. Trung Cộng đã đơn phương tạo ra một trong những điểm nóng trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. “Đế chế” hàng hải của nước này được xây dựng trên cát.
Mất cân bằng dân số - “chính sách một con” của Trung Cộng là một ví dụ trên bình diện thế giới về những hậu quả không lường trước được. Kiểm soát dân số, được Đảng Cộng sản khởi xướng vào tháng 9 năm 1980. Chính sách này cấm gia đình có quá một con, trừ những hoàn cảnh đặc biệt. Chính sách này đi ngược lại những thành kiến từ lâu đời - ở Trung Cộng, cũng như ở hầu hết các nước châu Á, con trai được đánh giá cao vì cả lý do kinh tế lẫn tôn giáo. Phụ nữ lấy chồng không còn là người của gia đình, nghĩa là họ không ở nhà để chăm sóc cha mẹ già. Con trai phải giữ các truyền thống tôn giáo liên quan đến tổ tiên nhằm đảm bảo rằng đời sống ở thế giới bên kia được kính trọng và ổn định. (Việc này vẫn được thực hiện khá nghiêm túc, mặc dù Trung Cộng đã thực hiện chính sách vô thần trên phạm vi toàn quốc). Kết quả là hàng triệu bé gái bị thảm sát - phá thai và giết trẻ sơ sinh. Hiện nay, Trung Cộng công nhận số nam giới thừa là khoảng 4%, nhưng có thể cao hơn rất nhiều. Có nghĩa là hàng triệu đàn ông Trung Cộng sẽ không bao giờ lấy được vợ và, trong nhiều trường hợp, sẽ không bao giờ có bạn gái. Chắc chắn sẽ dẫn đến thất vọng, tức giận và biểu lộ bằng hành động.
Tác động khác là số người già quá đông, trong khi không có đủ người trẻ để nuôi họ, vấn đề an sinh xã hội làm lu mờ mọi vấn đề an sinh xã hội ở phương Tây.
Giải pháp của Trung Cộng dường như là đơn giản: Bắn bỏ những người yếu đuối và để cho những ông bà già chết đói. Dù thế nào, cũng có nghĩa là xã hội sẽ biến động dữ dội.
Tín nhiệm xã hội (Social Credit) – Vụ náo loạn tâm trí gần đây nhất của cộng sản Trung Hoa là hệ thống “Tín nhiệm xã hội” (shehui xinyong), không liên quan gì đến những đề xuất cùng tên về kinh tế của chủ nghĩa không tưởng hồi đầu thế kỷ XX. Theo hệ thống của Trung Cộng, mỗi công dân đều được cấp 1.000 “điểm tín nhiệm” và sau đó bị theo dõi trên mạng, theo dõi bằng thiết bị điện tử và xã hội. Bất kỳ hoạt động “phản xã hội” hoặc chống Đảng nào cũng đều bị trừ điểm tín nhiệm. Không bao giờ thêm. Khi điểm giảm xuống một mức nhất định thì sẽ bị phạt (Không rõ chính xác là mức nào. Cũng không rõ giá phải trả cho mỗi lần vi phạm là bao nhiêu, các chi tiết khác cũng tương tự như thế). Hình phạt bao gồm cấm đi máy bay và đuổi khỏi các trường học danh tiếng đến không cho truy cập internet.
Trung Cộng vận động bỏ qua chính sách này bằng cách so sánh với các chương trình khách hàng trung thành của phương Tây và khẳng định rằng chưa áp dụng trên toàn quốc. Trên thực tế, đó là khía cạnh tiêu biểu của chế độ cộng sản Trung Cộng, nới lỏng một thời gian trước khi siết chặt lại. Trong thập niên 1950, Mao tung ra chiến dịch “Trăm hoa đua nở”, khuyến khích phê phán Đảng, sau vài năm là Đại Cách mạng Văn hóa, những người phê phán bị bắn bỏ hoặc bị đầy tới sa mạc Gobi.
Dù muốn dù không, mọi tiến bộ - xã hội, khoa học, nghệ thuật - đều được thúc đẩy bởi những người không theo đảng phái nào như Beethoven, Tesla, Einstein, Patton, Kubrick, Trump... tất cả đều là những người theo chủ nghĩa cá nhân – khó tính, kiêu ngạo, hiếu chiến - những người đứng lên chống lại sức ỳ của xã hội, mà không cần quan tâm tới hậu quả. Câu chuyện của họ, từ Socrates trở đi, là câu chuyện của phương Tây. Với chương trình “Tín nhiệm xã hội”, Trung Cộng đang quay trở lại với thái độ sùng bái tình trạng ao tù nước đọng đã có tự ngàn xưa, dẫn đến những thảm họa lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác. Kết quả cuối cùng sẽ là xã hội phân tầng, hóa đá và tê liệt. Có bằng chứng cho thấy hiện tượng tê liệt đang xảy ra ngay trong lúc này.
Ngoài những khiếm khuyết này, Trung Cộng còn có hệ thống ăn cắp sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới, cướp bóc mọi truyền thống nghiên cứu và học vấn nghiêm túc. Chưa ở đâu nạn ô nhiễm môi trường lại cao đến như thế, nó tàn phá sức khỏe cộng đồng chưa từng thấy. nhưng mức độ khủng khiếp thì không thể nghi ngờ. Các tỉnh vùng Trung Á thường xuyên sẵn sàng nổi dậy. Hầu hết các lân bang của Trung Cộng, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam đều có thái độ thù nghịch công khai với nước này.
Một số thất bại khó thấy hơn. Một nhà hàng nổi tiếng gần Bắc Kinh có khu ẩm thực nằm xung quanh một cái hố lớn, trong đó có những con sư tử, được cho ăn dê sống, cừu sống và các con vật nuôi khác để cho thực khách xem. Mức độ suy đồi vượt xa phương Tây (chỉ riêng khái niệm này đã làm rối loạn tâm trí rồi) và làm người ta nghĩ tới những vấn đề xã hội và tâm lý nghiêm trọng chưa được nhận thức, chứ chưa nói tới giải quyết.
Người ta bảo chúng ta rằng những vấn đề này đang được nhà lãnh đạo quốc gia, tương tự như Mao, nhưng có sức hấp dẫn và lôi cuốn của một người trẻ hơn giải quyết – xin đừng quên rằng đảng của ông ta được đưa từ dưới lên trên, với những bản sao theo lối vô tính của chính ông ta.
Những quan niệm sai lầm về Liên Xô làm cho Chiến tranh Lạnh kéo dài vô ích thêm hàng thập kỷ. Các quốc gia phương Tây, vì sợ sức mạnh không hề có của Liên Xô, đã uốn gối khom lưng trước Điện Kremlin, tạo điều kiện cho người Nga chểnh mảng hơn bất kỳ dân tộc nào khác trong lịch sử, và làm việc cật lực nhằm che đậy tội ác của Liên Xô. Mỗi khi Liên Xô bắt đầu lả đi là một đội cứu quân cứu thương phương Tây lại được phái đi để dựng nó dậy. Chỉ khi Reagan chấm dứt quá trình này, thì Liên Xô và hình ảnh nhân tạo của nó mới sụp đổ.
Nhìn lại, ta thấy rõ những điểm yếu của Liên Xô, nhưng khi đó rất ít người nhìn thấy chúng, và sự đồng thuận là ngớ ngẩn. Trung Cộng cũng có nhiều điểm yếu như thế, cùng với những thất bại mới mà người phương Tây thiếu trí tưởng tượng sẽ không bao giờ có thể nghĩ ra được. Dù có làm gì, chúng ta cũng không được lặp lại những sai lầm của thời Chiến tranh Lạnh.
By J.R. Dunn
Phạm Nguyên Trường dịch
American Thinker
THE MYTH OF CHINA AS SUPERPOWER
By J.R. Dunn
American Thinker
January 9, 2019
Back in the days of the Cold War, much was said about the titanic power of the Soviet Union. The USSR, we were told, was a superpower the equal of the United States, possibly even superior. This meme was spread by lefties who wanted the USSR to win, by sincere pacifists hoping to stop war before it could begin, and by an enormous cohort of liberals who repeated it because they heard it from the first two. (Much liberalism can be explained this way. It's the ultimate "I heard it from somebody" ideology.)
Needless to say, it was gibbering nonsense. The late '80s Soviet collapse revealed that the USSR was never any kind of power at all – an economy that didn't produce, weapons that didn't work, a populace addicted to drink and overwhelmed with despair. "Bulgaria with nukes" is how someone characterized it, and truer words were never spoken. That remains the case today, despite Vlad Putin's chest-beating, and it's likely to remain the case as far ahead as anyone can see.
The same trope is being repeated regarding China. China, we are told, is the coming nation. The second largest economy on Earth, soon to be the first. A billion and a half people, each more educated than any American; a military power second to none, with advanced weapons of a nature that we can only gape at. A country exercising its power over vast reaches of the Pacific and moving into the Indian Ocean, Africa, and the Mideast with no one to oppose it.
We hear this from the likes of Thomas Friedman, who has spent much of his career looking for his personal Mussolini. It's repeated by deeper figures across the political spectrum. In fact, it can be said without exaggeration to have become received wisdom.
There's no point in asking how true this is. The proper question to ask is whether it embodies any truth at all.
Whatever strengths China may possess, it has three enormous weaknesses, all of them crippling, all self-inflicted to one degree or another, all apparent to anyone who cares to look. All have been misrepresented or go unmentioned in the current debate.
Blue China.
That's the term China uses to describe the South China Sea, which, it claims, in defiance of international law, to be Chinese territory on the grounds that Chinese ships passed through centuries ago. (Using this logic, the Antarctic Ocean is part of Connecticut, since U.S. whalers scoured the region throughout the 19th century.)
The fact that there are next to no land areas in the region didn't bother the Chinese – they set out to create them, using dozens of dredges to expand reefs into good-sized islands, largely in the Spratlys and Paracels, starting in 2013. They then built military installations, constructing airfields, radar installations, and hundreds of missile sites. Chinese claims encroached on the property of the Philippines, Indonesia, Taiwan, Brunei, and Vietnam. None acknowledged them.
Western China hands view this as a coup de main that cannot ever be undone – a new fact of life that all must accept with lowered heads. The Chinese position is impregnable, and it's best simply to give in.
In fact, China hasn't created an impregnable line of fortresses any more than Japan did prior to WWII; rather, it now has a collection of hostages to fortune. China is challenging the two most experienced maritime nations on earth, the U.S. and Japan (it's attempted a similar strategy involving the East China Sea as well). The Chinese plan to defend "Blue China," termed "area denial," depends on the U.S. Navy doing exactly what the Chinese want it to – to charge wildly into Chinese missile range. This is unlikely. Any conflict would be wrapped up within 72 hours, and not in China's favor. (For that matter, what happens to these artificial sand-based "islands" when a typhoon whips through, as they tend to every few years?)
China could have approached neighboring nations as a friendly power interested in helping them exploit the region's resources, much the way the U.S. behaves in the Western Hemisphere. It could have set itself up as a second pole in competition with the U.S. in the Western Pacific, building up goodwill and establishing cooperative ventures. Instead, the countries of the region are outraged and frightened (Vietnam in particular – China murdered several hundred Vietnamese in seizing the area). It's a lost chance, one that will not return. China has unilaterally created one of the major flashpoints of the early 21st century. Its maritime "empire" is built on sand.
Population imbalance.
China's "single-child policy" is a world-class example of unintended consequences. Initiated by the Communist Party in September 1980 to control population, the policy forbade more than one child outside exceptional circumstances. It immediately ran up against cultural preconditions – in China, as in most of Asia, male children are prized for both economic and religious reasons. Females marry out of the family, which means they are not available to care for elderly parents. It is also up to the male child to maintain religious observances regarding ancestors to assure a worthy and stable afterlife. (This is still taken quite seriously even with China's policy of national atheism.) The result was a wholesale massacre of females by both abortion and infanticide measuring in the millions. Today China has a surplus of males, officially acknowledged as being around 4% but probably much higher. This means that millions of Chinese men will never marry and, in many cases, will never have a girlfriend. This will inevitably lead to frustration, anger, and acting out. The Chinese version of Fight Club will be no joking matter.
Another effect is legions of older people with not enough of a younger population to support them, a social security problem that dwarfs any such in the West.
The Chinese solution is likely to be simplicity itself: shoot the punks and let the geezers starve. Either way, it means social upheaval.
Social Credit.
The most recent Chinese communist brainstorm involves the "Social Credit" (shehui xinyong) system, which has no connection whatsoever to the utopian early 20th-century economic proposal of that name. Under the Chinese system, citizens are issued 1,000 "credits" and then monitored cybernetically, electronically, and socially. Any "anti-social" or anti-party activity results in credits being taken away. It's impossible to add points. After points drop to a certain level (It's unclear exactly what this actually is. It's also unclear how many points each offense costs, along with other details.), penalties kick in. These range from being banned from airline travel and expelled from high-ranking schools to cutting down internet access and taking your dog away.
The China lobby excuses the policy by comparing it to Western customer loyalty programs and asserting that it's not in place around the whole country yet. In truth, it's a typical aspect of Chinese communism, which loosens the reins for a period before tightening them again. Mao instituted the "Thousand Flowers" campaign in the '50s that encouraged criticism of the party, following up a few years later with the Great Cultural Revolution, in which those critics were shot or sent to the Gobi.
Like it or not, progress of any sort – social, scientific, artistic – is propelled by the mavericks. Beethoven, Tesla, Einstein, Patton, Kubrick, Trump...all individualists – cantankerous, arrogant, belligerent – who pushed against social inertia, no matter what the consequences. Their story, from Socrates on, is the story of the West. With the "Social Credit" program, China is returning to its immemorial preference for stasis, which has led to disaster time and again. The end result will be a society that is stratified, ossified, and petrified. There is evidence that this is occurring right now.
To these failings we can add an entrenched system of intellectual theft on a worldwide scale that curtails any tradition of serious research and scholarship. Pollution on an order as yet unwitnessed elsewhere, ravaging public health to a degree unknown but doubtlessly horrendous. Central Asian provinces constantly on the verge of revolt. Open hostility from virtually all of China's neighbors, including such touch-me-not states as Japan, India, and Vietnam.
Some failings are more subtle. A popular restaurant near Peking consists of dining areas surrounding a large pit containing a number of lions, who are fed live goats, sheep, and other livestock for the viewing pleasure of diners. This is a level of decadence that leaves the West in the dust (itself a concept that boggles the mind) and suggests serious social and psychological issues that have yet to be acknowledged, much less grappled with.
And these problems, we're told, are going to be overcome by a national leader who poses as Mao while having the gravitas and charisma of a junior accountant – not to forget his national party stocked from bottom to top with virtual clones of himself.
Misconceptions about the USSR kept the Cold War going for decades longer than necessary. Western states, in fear of nonexistent Soviet power, groveled before the Kremlin, allowing the Russians greater slack than any other nation in history, and worked assiduously to cover up Soviet crimes. Every time the USSR began to fade, a Western EMT team was dispatched to put it back on its feet. Not until Reagan did this process end, with the final collapse of the USSR and its synthetic image.
Soviet weaknesses were obvious in retrospect, yet few saw them, and the consensus was fooled completely. Many are shared by China, along with novel failings we unimaginative Westerners would never have come up with. Whatever we do, we should not repeat the mistake of the Cold War.
J.R. Dunn
American Thinker.
About J. R. Dunn
J.R. Dunn is a novelist, editor, and political commentator active both in print and online. His three novels include This Side of Judgment (1994), Days of Cain (1997) widely hailed as one of the most powerful novels to deal with the Holocaust, and Full Tide of Night (1998). He served as associate editor of The International Military Encyclopedia (1992 - ), which has been on "hiatus" since his departure. Since 2005, he has contributed to the American Thinker, a leading political website, writing on military affairs, contemporary politics, conservative political theory, and liberal scandals and misbehavior. His columns have been reprinted, linked to, and discussed in publications as varied as The New York Times, USA Today, the Daily Telegraph, and Investor's Business Daily. He will edit the upcoming Military Thinker, the latest addition to the AT family.
Death by Liberalism is his first full-length political study, dealing with an appalling yet little-recognized truth: liberalism kills. Programs such as criminal justice reform, automobile fuel standards, deinstitionalization of the mentally ill, and federalization of child protection have delivered not the golden, utopian results originally promised, but failure upon failure, at times at the cost of tens of thousands of lives. As many as a half-million American citizens have been killed in the past half-century by liberal good intentions. "Death by Liberalism is a frank attempt", says Dunn, "to tear the mask of moral superiority from American liberalism to reveal how monstrous it truly is". (From http://www.amazon.com).
Xem thêm:
- MỌI ĐIỀU BẠN BIẾT VỀ TRUNG HOA ĐỀU SAI LẦM (Everything You Think You Know About China Is Wrong), Minxin Pei - Chu Giang Sơn dịch, click vào đây: nuiansongtra.net - Nui An Song Tra - MỌI ĐIỀU BẠN BIẾT VỀ TRUNG HOA ĐỀU SAI LẦM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét