Đỗ Ngà : "VIỆT NAM SẼ BỊ XÓA SỔ"
Địa chính trị là đặc điểm chính trị bị ảnh hưởng và mang tính đặc thù do vị trí địa lí nước đó mang lại. Với nước Úc, ở giữ đại dương bao la và có thành phần chủng tộc có nguồn gốc di dân từ Anh Quốc nên họ đã có hệ thống chính trị theo mô hình Anh Quốc. Hay như những nước Trung Á, lịch sử lâu đời bị ảnh hưởng Nga, dù muốn thoát vòng ảnh hưởng của Nga cũng rất khó.
Nói khó không có nghĩa là không thể. Ví Dụ như Phần Lan, một quốc gia Bắc Âu và có chung biên giới với Nga rất dài. Theo dòng lịc sử, nước này bị nước Nga chiếm hữu nhiều lần. Thế nhưng từ đầu thế kỷ 20, nước này đã tách ra khỏi quỹ đạọ nước Nga và tiến đến tự do dân chủ, thái bình thịnh vượng thuộc loại hàng đầu thế giới. Nếu nói Phần Lan có vị trí địa lý gần Nga nhưng tách khỏi quỹ đạo Nga, thì ngược lại, Việt Nam lại bị Trung Cộng siết ngày một chặt, và con đường nhập Tàu ngày một rõ nét. Nguyên nhân do đâu?
Đó là do thể chế chính trị, khi chọn lựa cho mình mô hình chính trị tương đồng thì hết 99% là quyết định đất nước độc lập hay phụ thuộc. Nước Nga từ thời Xô Viết đến thời hậu Xô Viết chưa bao giờ có dân chủ. Trong khi đó, nửa tây Âu Châu có nền dân chủ rất mạnh và từ rất lâu đời. Sự tương đồng chính trị như là những thỏi nam châm trái cực, chúng sẽ hút nhau, và từ đó số phận các quốc gia cũng hình thành trên cơ sở đó. Thể chế chính trị Phần Lan giống nửa Tây, thì sự phát triển về lâu về dài Phần Lần sẽ giống nửa Tây Âu Châu, còn ảnh hưởng Nga chỉ là giai đoạn.
Với nhà nước dân chủ, chính phủ Phần Lan đứng giữa 2 sức ép, một phía là nhân dân và một phía là sức ép của láng giềng Nga. Nước Nga luôn lấn tới, và lắm lúc chính phủ Phần Lan Phải nhượng bộ, cho nên mới có thuật ngữ "Phần Lan hoá" để chỉ sự nhượng bộ phần nào của nước nhỏ trước một nước láng giềng hùng mạnh về quân sự và thái độ hung hăng.
Thế nhưng xét hết chiều dài lịch sử, Phần Lan vẫn thịnh vượng, vẫn mang một xã hội theo mẫu Tây Âu chứ không theo độc tài kiểu Nga Xô. Vì sao? Vì khi chính phủ đứng giữa 2 sức ép, sức ép từ nhân dân Phần Lan và từ nước Nga, thì dù chính phủ có chìu lòng Nga thì cũng khó sống với dân. Sau một nhiệm kỳ làm dân thất vọng, chính phủ ấy sẽ xuống và thay bằng chính phủ khác với chính sách hợp lòng dân hơn. Thế là Phần Lan được nắn trở lại theo hướng mà nhân dân chọn lựa.
Riêng ở Việt Nam, sự tương đồng chính trị với Trung Cộng tiềm ẩn một mối nguy mất nước. Nếu nói chính quyền Phần Lần đứng giữa 2 áp lực trái chiều nên họ có sức mạnh tự quyết với. Còn Việt Nam? Áp lực từ nhân dân bị hoá bỏ, nhưng áp lực từ phía Trung Cộng cứ gia tăng. Một vật thể, nếu có áp lực 2 bên cân bằng thì nó mới đứng vững, còn nếu dỡ tải một bên và bên kia gia tải thì nó phải ngã, và chắc chắn sẽ ngã theo phía gia tải. Như vậy, với áp lực nhân dân bị khống chế và đưa về zero, tôi chắc chắn chính quyền CS sẽ ngã sang Trung Cộng và đè nát nhân dân. Mất nước là không thể nào tránh khỏi.
Con đường giải quyết là phải chọn lại thể chế chính trị. Phải dân chủ hoá đất nước để chính phủ được dân kéo về đúng quỹ đạo của lòng dân mong mỏi là chính phủ phải phụng sự đất nước. Còn để chính quyền CS tồn tại, thì chính nó mang Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng là điều tất yếu.
Đỗ Ngà./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét