Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA Đặng Tấn Hậu

HOÀNG SA  - TRƯỜNG SA
Đặng Tấn Hậu
Hoàng Sa/Trường Sa là đề tài “bình củ rượu mới”. Bình củ vì ai cũng biết HS/TS nằm trong Biển Đông mà Biển Đông lại nằm trên “con đường tơ lụa” là tầm chiến lược quan trọng của TC. Rượu mới vì tình hình Biển Đông biến chuyển thay đổi từng ngày, từng giờ. Do đó, chúng ta cần theo dỏi thường xuyên đề tài này để tỉnh thức về sự “gặm nhấm”của Tầu phù tại Biển Đông, nhất là chúng ta cần“biết người, biết ta”..
CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
Tập Cận Bình thiết lập con đường tơ lụa để tuồn hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài nên họ đầu tư hàng ngàn tỷ mỹ kim, vừa tạo công ăn việc làm cho dân số TC trên 1 tỷ người như xây đường xá, tàu hỏa, vừa độc quyền thiết lập hệ thống điện tử giữa các quốc gia trong vùng hẻo lánh nằm trên con đường tơ lụa.
Hình #1: Con Đường Tơ Lụa

 
Con đường tơ lụa nối liền từ Đông sang Tây đi qua hai đường biển và đất liền. Đường đất liền bắt đầu từ thế kỷ thứ ba trước tây lịch kéo dài đến thế kỷ thứ 5 tây lịch. Đường biển thành hình từ khi Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, khám phá ra đường hàng hải đi từ Âu Châu đến Ấn Độ Dương vào thế kỷ 16. Đường biển quan trọng hơn vì nhanh và ít phí tổn. Do đó, các hải cảng  trên con đường tơ lụa trở nên quan trọng, các eo biển trở nên đắt giá. Thí dụ, eo biển Malacca (Mã Lai), kinh Suez (Ai Cập). Hình #1.
Gọi là “tơ lụa” vì lúc ban đầu các quốc gia Tây Phương chuộng vải lụa là hàng độc quyền sản xuất của người Tầu. Về sau, các quốc gia khác đã đánh cắp kỹ thuật sản xuất vải lụa nên hàng này trở thành thứ yếu. Đường tơ lụa ví như “vạn lý trường thành” vì đây là sự nối liền từ thành phố này với thành phố khác. Cùng thế đó, ngày nay, con đường tơ lụa cũng chỉ là sự kết nối các thành phố, hải cảng, quốc gia.    
Tập Cận Bình cho thành lập “con đường tơ lụa” nối liền giữa 68 quốc gia trên thế giới với số tiền đầu tư trên cả ngàn tỷ mỹ kim. TC vừa cho vay, vừa viện trợ các quốc gia nhược tiểu. Con đường tơ lụa thông thương trực tiếp giữa ba châu gồm có Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và có thể nối liền với Úc Châu và Mỹ Châu (vì chủ tịch Cuba là ông Camel mới gặp Tập Cận Bình để tiến tới việc hợp tác “con đường tơ lụa”).
Nếu HK đã thực hiện NAFTA (Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ), TIPP (Âu Châu), TPP (Á Châu) nhằm bao vây kinh tế TC thì ngày nay, HK trong tư thế “bế quan tỏa cảng” bỏ ngỏ thị trường thế giới cho TC; ngoại trừ tăng thuế nhập cảng hàng hóa TC. Chiến tranh thương mại giữa HK và TC sẽ gây thiệt hại nhiều cho cả đôi bên nên TT HK là ông Trump sẽ đi gặp Tập Cận Bình để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước trong tháng tới.
Chiến tranh thương mại ”tăng thuế nhập cảng” là đề tài khác sẽ có dịp trình bày trong dịp khác. Ở đây, chúng ta chỉ có thể tiên đoán là sự thiệt hại cho đôi bên là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng kết quả  ai bị thiệt hại nặng là kể như thua trận.  HK có thể thắng vì nhập cảng nhiều hơn xuất cảng sang TC nên có thể tăng thuế để hạn chế nhập cảng từ TC; trong khi đó, TC đổi chiến thuật qua nhiều cách như sản xuất hàng tại các quốc gia khác và xuất cảng sang HK từ các quốc gia này v.v.
Bài này không đề cập đến “con đường tơ lụa qua đường bộ” mà chỉ chú ý đến đường biển tại Biển Đông; còn gọi là đường lưỡi bò chín đoạn; nếu kể thêm Đài Loan thì gọi là 10 đoạn (Hình #2). Tưởng cần nhớ, TT HK là ông Nixon và ngoại trưởng HK Kissinger đã bán đứng Đài Loan cho TC và đá đít Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc dù Đài Loan là 1 trong 5 quốc gia có quyền phủ quyết (droit de veto) tại Liên Hiệp Quốc. Điều này chứng minh luật quốc tế; kể cả luật LHQ, là luật của kẻ mạnh.
Hình #2: Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn

 
Ngày nay, TC luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh lỵ của TC (với sự đồng thuận của HK) và dựa trên pháp lý của Đài Loan từ thời Tưởng Giới Thạch mà TC tuyên bố HS/TS thuộc về lãnh thổ của họ. Nếu TC có tầm nhìn chiến lược xa vài ba trăm năm thì HK thường có chiến lược ngắn hạn vì thời gian tổng thống HK cầm quyền chỉ có 4 năm cho 1 nhiệm kỳ hay 8 năm tối đa nên đồng minh của HK thường gặp khó khăn.
Con đường lưỡi bò 9 đoạn hay 10 đoạn đi từ Nhật, tới Đài Loan, ảnh hưởng đến VN, Phi Luật Tân (Scarborough), Brunei, Mã Lai v.v. Luật biển quốc tế (UNCLOS) được ký kết tại Montego Bay vào năm 1982 không chấp nhận đường lưỡi bò của TC; nhưng TC không tôn trọng vì họ không có ký đạo luật này.
Về sau, dù TC thông qua luật UNCLOS vào năm 1996, nhưng họ vẫn nhất quyết không đồng ý phán quyết của luật quốc tế với lý do VN là chư hầu của TH từ ngàn năm và chỉ tách ra khỏi TH từ lúc nhà Mãn Thanh nhường đất nước VN cho thực dân Pháp. Vì thế, họ lập luận cái gì thuộc về VN ngày nay là của TC; đó là chưa kể công ước quốc tế Montego Bay mới đây công nhận đặc quyền vùng kinh tế hàng hải (ZEE).
ZEE là chữ viết tắt Zone Economic Exclusive công nhận chủ quyền kinh tế trên các hải đảo cách đất của quốc gia 200 dặm. Dựa trên quy ước này, TC tuyên bố các hải đảo nằm trong vòng 200 dặm lấy từ mặt bằng của các đảo Đài Loan, Hải Nam và các đảo nhân tạo (do họ dựng lên sau này tại Biển Đông) đều nằm trong chủ quyền của họ.
Tóm lại, theo luật rừng của TC, Biển Đông (TC gọi là biển Hoa Nam) không còn là đường biển quốc tế. Tất cả tàu bè ngoại quốc đi trên Biển Đông đều phải có sự đồng thuận, cho phép của TC. Lẽ tất nhiên điều này trái với luật quốc tế nên các quốc gia tây phương như Anh, Pháp và HK đều chống đối. Có điều quốc gia nào dám lâm chiến? chống lại luật rừng của TC? có lẽ tùy thuộc vào chuyện “tức nước vỡ bờ” chăng?
Trong khi đó, Tập Cận Bình khen ngợi chủ tịch nước CSVN là ông Nguyễn Phú Trọng biết ngoan ngoãn vâng lời họ. TC tuyên bố CSVN là chư hầu của họ thì làm sao CSVN dám lên tiếng chống TC?. Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai lại quá e dè. HK chủ trương bỏ ngỏ dù có đem chiến hạm đến Biển Đông. nhưng vẫn tránh né đụng độ. Anh, Pháp vừa đem chiến hạm vào Biển Đông; lẽ tất nhiên TC lên tiếng phản đối.
CHIẾN LƯỢC CƯƠNG
Biển Đông là yết hầu của TC thông thương với thế giới bên ngoài, là nguồn mang lại sự giàu có thịnh vượng cho TC; do đó, TC không bao giờ từ bỏ Biển Đông dù cho họ có phải lâm chiến chống lại các cường quốc tây phương; kể cả HK (dù họ thừa biết lực lượng hải quân HK mạnh hơn hải quân của họ).
Vì thế, TC tăng cường sức mạnh hải quân. Tập Cận Bình thường xuyên viếng thăm trung tâm hải quân TC tại Hải Nam nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ tại nơi đây để thúc đẩy bảo vệ tất đất biển đảo của họ (mà họ đã chiếm đóng, cướp lấy từ các quốc gia khác trong vùng).
Hải Quân
HK là cường quốc số 1 về hải quân với 11 chiếc hàng không mẫu hạm. HK đã cho hạ thủy tại Portland chiếc tàu không người lái (drone) có tên là Sea Hunter chuyên truy tầm tàu lặn của địch. Chiếc tàu này dài 40 thước, giá mỗi chiếc $20 triệu với $15,000 chi phí bảo trì mỗi ngày. Tóm lại, chi phí cho chiếc tàu không người lái vẫn còn rẻ hơn tàu có cùng nhiệm vụ với đoàn thủy thủ trên tàu; đó là chưa kể về lợi ích là “không có tổn thất nhân mạng” nếu có đụng độ (Hình #3).
Hình #3: Tàu Không Người Lái Sea Hunter

 

Trong khi đó, TC chỉ có 1 chiếc hàng không mẫu hạm Liễu Ninh mua lại từ Ukraine sau khi Liên Sô bị sụp đổ (Hình #4). Nhưng, kể từ sau năm 1998, lực lượng bộ binh và hải quân TC đã được hiện đại hóa, tân trang hóa, kỹ thuật hóa và phát triển rất nhanh trong thời gian vừa qua. Thí dụ, TC sắp cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai có tên là Shandong do chính TC tự đóng lấy (Hình #5).     

Hình #4: Hàng Không Mẫu Hạm Liễu Ninh
 
TC có rất nhiều xe lội nước đổ bộ lên bờ và ít nhất là 6 chiến hạm có thể chở máy bay thuộc loại T002; chưa kể 59 tàu lặn tấn công và 9 chiếc tàu lặn nguyên tử.  Tưởng cần biết, T002 thuộc loại hàng không mẫu hạm cấp 3 tức là nhỏ hơn các loại hàng không mẫu hạm thường khác; tuy nhiên sự di chuyển và ứng chiến thích hợp cho chiến trường gần tại Biển Đông.
Hình #5: Hàng Không Mẫu Hạm Shandong
 
Hải quân TC đã từng đánh bại hải quân VNCH với sự hổ trợ làm ngơ của hải quân HK trong trận hải chiến năm 1974. TC đã đánh bại hải quân CSVN là đàn em của TC trong trận hải chiến ở Biển Đông vào năm 1988. Phi Luật Tân kể như không dám đụng TC và không bao giờ có ý tưởng giao chiến với hải quân TC.
TC cho xây nhiều đảo “nhân tạo” tại Biển Đông với chiến thuật “xúc xích” salami. Họ lập căn cứ quân sự xen kẻ với các đảo trong vùng mà họ muốn chiếm lấy. Ngày qua ngày, TC ngăn cấm, ngăn chận tàu bè của các quốc gia trong vùng đi vào các hải đảo đặc quyền của họ. Vì sợ đụng chạm tàu TC, các quốc gia này sẽ tránh xa vùng đảo của họ cho đến khi TC xâm chiếm luôn các đảo còn lại của họ thì sự việc đã rồi.
Nếu có cường quốc nào dám lên tiếng về sự có mặt hung hăn quân sự của TC tại Biển Đông thì đó là HK. Nhưng, TC sẽ trả lời cho HK biết đây chỉ là các chiến hạm tập trận thông thường trong vùng biển nhằm mục đích nhân đạo như cứu người trên biển tại Biển Đông. Kết quả, không một quốc gia nào dám lên tiếng về sự có mặt “bất hợp pháp” của hải quân TC tại Biển Đông.
Tuyên Truyền
Cơ quan truyền thông chinh thức của TC như tờ thời báo Xinhua, trang mạng CGTN v.v. có nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin trên thế giới bằng ngoại ngữ về việc hải quân HK đi lại trái phép trong vùng Biển Đông. Sự lên tiếng này sẽ được lập đi lập lại mãi cho đến khi Biển Đông mặc nhiên không còn là đường tự do thông thương. TC luôn biện minh tính “hợp pháp” của họ độc quyền kiểm soát Biển Đông của họ.
Chiến Lược Mềm
Chiến lược mềm có tính cách “chiêu dụ”, dùng lợi hại để lôi kéo các quốc gia trong vùng theo họ.  Thí dụ, TC lập luận HK ở xa khó có thể đem quân cứu nguy đồng minh của họ tại Biển Đông; trong khi TC ở gần có thể điều quân nhanh chóng tiêu diệt những ai chống đối lại họ hay HK đang trên đà “bế quan tỏa cảng”; trong khi TC đang có chính sách cởi mở giao lưu sống chung hòa bình với thế giới bên ngoài.
Cuối tháng 9 vừa qua, HK đã điều tàu chiến USS Decatur (Hình #6) để tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, nhưng tàu TC đã áp sát vào tàu HK; lại còn lên tiếng hung hăn ra lệnh cho tàu HK phải đổi hướng đi; nếu không, tàu HK sẽ gánh chịu hậu quả. [ http://vi.rfi.fr/chau-a/20181105-anh-cong-bo-tai-lieu-ve-vu-tau-trung-quoc-de-doa-tau-my-o-bien-dong ].Kết quả, tàu HK phải lui binh.
Hình #6: Chiến Hạm USS Decatur tại Biển Đông
 

Đầu tháng 11 năm 2018, TC vừa mới làm lễ khai mạc Hội Chợ Quốc Tế Xuất Nhập Cảng tại Thượng Hải tuyên truyền thị trường tiêu thụ rộng lớn của họ trên thế giới nhằm mục đích chiêu dụ thế giới theo phe họ và tạo lòng tin cho giới đầu tư, tiêu thụ trong và ngoài nước TC.  [  http://vi.rfi.fr/chau-a/20181105-trung-quoc-khai-mac-hoi-cho-nhap-khau-quoc-te-dau-tien-tai-thuong-hai ].
TC tham dự (can thiệp) vào Hiệp hội các quốc gia Á Châu (ASEAN) gồm có 10 quốc gia nhằm mục đích “vô hiệu hóa” sự quyết định chung của ASEAN về Biển Đông. Thí dụ, TC đã lôi kéo được ít nhất là 3 quốc gia tuân thủ bỏ phiếu theo chỉ thị của họ là Lào, Cao Miên và Miến Điện. Ngược lại, TC đầu tư, viện trợ cho cả 3 quốc gia này và bảo vệ họ chống lại kẻ nào dám xâm phạm họ; thí dụ, CSVN đe dọa Lào, Miên?.
Ngay cả đồng minh chiến lược lâu năm của HK tại Biển Đông là ông Rodrigo Duterte, tổng thống Phi Luật Tân, cũng không muốn hợp tác với HK trong chiến lược tập trận chung tại Biển Đông để không làm mếch lòng TC. Điều này cho thấy TC đã thắng HK trong thế trận liên minh quân sự vì chinh sách bỏ ngỏ của chính phủ HK tại Biển Đông đã làm mất lòng tin của đồng minh HK.
Năm 2016, mặc dù tòa hòa giải quốc tế La Haye đã xử Phi Luật Tân thắng kiện TC về đường lưỡi bò 9 đoạn. Tòa án phán quyết TC không có quyền kiểm soát đường biển và tài nguyên tại Biển Đông như TC đã chứng minh qua tài liệu lịch sử. Tưởng cần biết, TC đã từ chối, bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế và điều trớ trêu là không một quốc gia nào công khai lên tiếng “đồng ý” với phán quyết của tòa án quốc tế; ngoại trừ người Việt hải ngoại viết cho nhau nghe.
Đúng lý ra, tổng thống Phi Luật Tân, ông Rodrigo Duterte, phải thừa thắng xong lên đòi lại quyền lãnh hải của xứ Phi Luật Tân thì ông đã không những không dám lên tiếng, lại còn kết giao với TC và xa lìa ban giao với người bạn đồng minh lâu năm của họ là HK. Điều này chứng minh HK đang yếu thế tại Biển Đông và TC thắng thế với chiến lược “xúc xích” salami tầm ăn dâu.    
Lời Kết
VN không còn là “Hòn Ngọc Viễn Đông” có nhiều hải cảng thông thương ra biển cả. VN không còn là rừng vàng bạc biển vì đương kim chủ tịch nhà nước CSVN là ông Nguyễn Phú Trọng đã, đang và tiếp tục làm tay sai bán nước cho TC. Báo TC lên tiếng CSVN không phải là người bạn của Mỹ và ca ngợi Nguyễn Phú Ttrọng đã “nhất quán” ủng hộ quan hệ tốt đẹp Việt-Trung trong thời gian qua và các thời gian sắp tới.
Nói chung, tình hình Biển Đông không kỳ vọng về sự đoàn kết của khối ASEAN, HK hành động rất kiềm chế với chinh sách bế quan tỏa cảng. Quốc gia tây phương như Anh, Pháp tỏ ra cứng rắn hơn, nhưng Âu Châu yếu dần vì chia rẻ nội bộ. Nhật không có thực lực để chống lại cường quốc TC vì quân đội Nhật chưa hồi phục lại sau đệ nhị thế chiến. CSVN lại thần phục TC. Viễn ảnh Biển Đông khá bi quan qua chiến lược “xúc xích” salami tầm ăn dâu của TC.
Biển Đông cũng là mạch sống của dân tộc VN. Người Việt trong và ngoài nước không thể chỉ ngồi “cầu viện ngoại bang trợ giúp”, dù cho HK có trợ giúp thì cũng chỉ vì quyền lợi của họ. Không khéo, HK lại bán đứng VN cho TC thêm 1 lần nữa. Cách hay nhất là VN cần củng cố tinh thần “tự lực tự cường” của dân tộc đã có trên 4,000 lịch sử. Hình như tinh thần này đã bị quên lãng và chỉ còn trong sách sử nước nhà!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét