Ai tu theo đạo Phật đều biết Phật A di đà nhưng ít ai hiểu rằng Phật A di đà thật sự không có thật, chỉ là ông Phật tưởng tượng do các sư đại thừa sáng chế ra, và cõi Tịnh độ Tây Phương Cực Lạc cũng chỉ là một cõi không có thật.
"Tây Phương Cực Lạc không có thật, niệm Phật không thể thành Phật"
Theo TS.TT Thích Nhật Từ, niệm Phật giải thoát là không có thật. Giải thoát theo đức Phật trong các kinh, phải thực tập đầy đủ và trọn vẹn Bát Chánh Đạo và đây là con đường duy nhất, không có con đường thứ hai.
“Niệm Phật chỉ là một dữ liệu rất nhỏ để chúng ta đạt được chánh niệm. Như chúng tôi đã nói nhiều lần, thời đức Phật là nhớ đến Phật và nhớ đến 10 đức hiệu của 1 đức Phật chung, khác hoàn toàn với việc niệm danh hiệu đức Phật riêng. Dầu là đức Phật chung hay đức Phật riêng, việc niệm Phật không thể tăng trưởng các phước báu như đã được Trung Quốc hứa hẹn”, TT Nhật Từ nói.
“Niệm Phật chỉ đạt được tỉnh tâm, tỉnh tâm là phần đầu của chánh niệm để chúng ta đi sâu vào trong thiền định, cho nên niệm Phật như thế là rất tốt nhưng đừng kỳ vọng niệm Phật giải thoát vì điều đó sẽ rơi vào tình trạng cầu bất đắc khổ do mê tín đị đoan.
Niệm Phật thành Phật lại càng không thể được. Trong 10 đức hiệu, đức Phật nào cũng có đức hiệu “Minh Hạnh Túc”. “Minh” là từ tương đương của trí tuệ, “Hạnh” là kết quả của đời sống đạo đức và phước báu, nếu ai chưa tu đầy đủ 6 Ba La Mật, bắt đầu từ phước báu có “Bố Thí” kết thúc ở “Trí Tuệ” siêu tuyệt thì người đó chưa đầy đủ được căn lành lớn và công đức lớn cho nên không thể nào thành được thánh A La Hán huống hồ là Phật. Cho nên, niệm Phật chỉ thành được chánh niệm thôi”.
Trả lời câu hỏi niệm Phật có vãng sinh Cực Lạc Tây Phương được hay không, TT Thích Nhật Từ nói, câu trả lời, nếu đúng với lịch sử và dựa vào bài kinh thứ 18, Kinh Trường Bộ là không.
Niệm Phật hoàn toàn không được Phật A Di Đà rước vì các đức Phật không thể làm ngoài Nhân Quả.
“Tây Phương Cực Lạc không có thật, Tây Phương Cực Lạc chỉ là một pháp nhử để cho quần chúng do thích về phước báu vãng sinh, không thích phước báu khổ đau ở kiếp hiện tại này.
Thực tập được căn lành lớn, công đức lớn, nhân duyên tốt lớn, pháp âm lớn và nhiếp tâm bất loạn lớn mới là yếu tố xây dựng cực lạc hiện tiền. Cực lạc trong nhà, cực lạc ở công sở, cực lạc trong xã hội. Triết lý cực lạc đó rất sâu sắc và cốt lỏi của Kinh Di Đà nhắm đến là triết lý này chứ không phải Cực Lạc Tây Phương”, TT nói.
TT Thích Nhật Từ cũng khẳng định, niệm Phật hoàn toàn không được Phật A Di Đà rước vì các đức Phật không thể làm ngoài Nhân Quả được. Nếu không hội đủ 5 tiêu chí vừa nêu mà Phật A Di Đà rước thì Phật thuộc về ô dù bao che, mà luật pháp thế giới người ta rất nghiêm cấm về lợi ích nhóm như thế này.
“Toàn bộ kết quả đạt được của việc Niệm Phật là chánh niệm. Muốn chánh niệm được nhanh thì đồng lúc ta phải thực hiện được chánh kiến, chánh tư duy để có trí tuệ, không mê tín dị đoan; chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn để có đời sống đạo đức cao quý. Nếu thiếu 7 yếu tố này, chúng ta rất khó kỳ vọng”.
Nói về việc hộ niệm để người chết được vãng sinh, TT Thích Nhật Từ giải thích, hộ niệm là các hoạt động trợ giúp về tâm lý phải chú ý vào phân tích các nỗi khổ niềm đau. Hộ niệm pháp kinh tốt hơn việc hộ niệm bằng cách niệm Phật vì kinh thuộc về trí tuệ. Khi ta biết chọn lựa bài kinh phù hợp với người đang bị bệnh ta sẽ giúp cho họ rất nhiều vấn đề, khai sáng được tâm.
“Thời Đức Phật, hộ niệm là thuyết pháp. Nội dung bài thuyết pháp khi hộ niệm chủ yếu là kinh Vô Ngã tướng. Đó là bài pháp trị liệu tâm lý rất đặc sắc mà Đức Phật đã dạy.
Các tăng sĩ làm hộ niệm không phải vì cầu vãng sinh mà bày tỏ tấm lòng của mình với người thân. Quá trình sống của một người sẽ quyết định việc tái sinh của người đó, không lệ thuộc vào ban hộ niệm”, TT nhấn mạnh.
Mời bạn xem thêm video của Thầy Thích Nhật Từ
Ai tu theo đạo Phật đều biết Phật A di đà nhưng ít ai hiểu rằng Phật A di đà thật sự không có thật, chỉ là ông Phật tưởng tượng do các sư đại thừa sáng chế ra, và cõi Tịnh độ Tây Phương Cực Lạc cũng chỉ là một cõi không có thật. Rất nhiều nhà thờ phượng Phật A di đà và Quan Thế Âm Bồ Tát và tông phái Tịnh Độ Tông cầu vãng sanh cực lạc là nhiều người tu theo nhất tại Việt Nam. Thật là một sự lường gạt vĩ đại mà các tổ sư Đại Thừa ngày xưa đã dựng lên, nối tiếp theo truyền thống các sư Đại Thừa ngày nay tiếp tục lừa dối các Phật tử ít nghiên cứu về Phật học. Câu "Nam mô A di đà Phật" nổi tiếng đến nỗi mà các Phật tử dùng để chào nhau. Mỗi đám ma đều có sự hiện diện bàn thờ Phật A di đà bên cái hòm người chết, các sư Đại Thừa thường tụng niệm Phật A di đà để Phật A di đà rước người chết về miền Cực Lạc.
Theo TS.TT Thích Nhật Từ, niệm Phật giải thoát là không có thật. Giải thoát theo đức Phật trong các kinh, phải thực tập đầy đủ và trọn vẹn Bát Chánh Đạo và đây là con đường duy nhất, không có con đường thứ hai.
“Niệm Phật chỉ là một dữ liệu rất nhỏ để chúng ta đạt được chánh niệm. Như chúng tôi đã nói nhiều lần, thời đức Phật là nhớ đến Phật và nhớ đến 10 đức hiệu của 1 đức Phật chung, khác hoàn toàn với việc niệm danh hiệu đức Phật riêng. Dầu là đức Phật chung hay đức Phật riêng, việc niệm Phật không thể tăng trưởng các phước báu như đã được Trung Quốc hứa hẹn”, TT Nhật Từ nói.
“Niệm Phật chỉ đạt được tỉnh tâm, tỉnh tâm là phần đầu của chánh niệm để chúng ta đi sâu vào trong thiền định, cho nên niệm Phật như thế là rất tốt nhưng đừng kỳ vọng niệm Phật giải thoát vì điều đó sẽ rơi vào tình trạng cầu bất đắc khổ do mê tín đị đoan.
Niệm Phật thành Phật lại càng không thể được. Trong 10 đức hiệu, đức Phật nào cũng có đức hiệu “Minh Hạnh Túc”. “Minh” là từ tương đương của trí tuệ, “Hạnh” là kết quả của đời sống đạo đức và phước báu, nếu ai chưa tu đầy đủ 6 Ba La Mật, bắt đầu từ phước báu có “Bố Thí” kết thúc ở “Trí Tuệ” siêu tuyệt thì người đó chưa đầy đủ được căn lành lớn và công đức lớn cho nên không thể nào thành được thánh A La Hán huống hồ là Phật. Cho nên, niệm Phật chỉ thành được chánh niệm thôi”.
Trả lời câu hỏi niệm Phật có vãng sinh Cực Lạc Tây Phương được hay không, TT Thích Nhật Từ nói, câu trả lời, nếu đúng với lịch sử và dựa vào bài kinh thứ 18, Kinh Trường Bộ là không.
Niệm Phật hoàn toàn không được Phật A Di Đà rước vì các đức Phật không thể làm ngoài Nhân Quả.
“Tây Phương Cực Lạc không có thật, Tây Phương Cực Lạc chỉ là một pháp nhử để cho quần chúng do thích về phước báu vãng sinh, không thích phước báu khổ đau ở kiếp hiện tại này.
Thực tập được căn lành lớn, công đức lớn, nhân duyên tốt lớn, pháp âm lớn và nhiếp tâm bất loạn lớn mới là yếu tố xây dựng cực lạc hiện tiền. Cực lạc trong nhà, cực lạc ở công sở, cực lạc trong xã hội. Triết lý cực lạc đó rất sâu sắc và cốt lỏi của Kinh Di Đà nhắm đến là triết lý này chứ không phải Cực Lạc Tây Phương”, TT nói.
TT Thích Nhật Từ cũng khẳng định, niệm Phật hoàn toàn không được Phật A Di Đà rước vì các đức Phật không thể làm ngoài Nhân Quả được. Nếu không hội đủ 5 tiêu chí vừa nêu mà Phật A Di Đà rước thì Phật thuộc về ô dù bao che, mà luật pháp thế giới người ta rất nghiêm cấm về lợi ích nhóm như thế này.
“Toàn bộ kết quả đạt được của việc Niệm Phật là chánh niệm. Muốn chánh niệm được nhanh thì đồng lúc ta phải thực hiện được chánh kiến, chánh tư duy để có trí tuệ, không mê tín dị đoan; chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn để có đời sống đạo đức cao quý. Nếu thiếu 7 yếu tố này, chúng ta rất khó kỳ vọng”.
Nói về việc hộ niệm để người chết được vãng sinh, TT Thích Nhật Từ giải thích, hộ niệm là các hoạt động trợ giúp về tâm lý phải chú ý vào phân tích các nỗi khổ niềm đau. Hộ niệm pháp kinh tốt hơn việc hộ niệm bằng cách niệm Phật vì kinh thuộc về trí tuệ. Khi ta biết chọn lựa bài kinh phù hợp với người đang bị bệnh ta sẽ giúp cho họ rất nhiều vấn đề, khai sáng được tâm.
“Thời Đức Phật, hộ niệm là thuyết pháp. Nội dung bài thuyết pháp khi hộ niệm chủ yếu là kinh Vô Ngã tướng. Đó là bài pháp trị liệu tâm lý rất đặc sắc mà Đức Phật đã dạy.
Các tăng sĩ làm hộ niệm không phải vì cầu vãng sinh mà bày tỏ tấm lòng của mình với người thân. Quá trình sống của một người sẽ quyết định việc tái sinh của người đó, không lệ thuộc vào ban hộ niệm”, TT nhấn mạnh.
Mời bạn xem thêm video của Thầy Thích Nhật Từ
Vì sao chúng ta bị lừa dối? Vì chúng ta ít nghiên cứu và quan tâm đến Phật học. Những ai biết đến lịch sử kết tập kinh điển đều hiểu rằng hệ thống kinh điển Đại Thừa do các tổ sư Đại Thừa sáng chế ra, những lời trong kinh không phải là kim ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một vị Phật lịch sử. Muốn biết thông tin về lịch sử kết tập Kinh điển, chúng ta vào google.com tìm kiếm cụm từ "lịch sử kết tập kinh điển". Trong các lần kết tập kinh điển, các bộ Kinh như Trung bộ Kinh, Tăng chi bộ Kinh, Tương ưng bộ Kinh, Trường bộ kinh, Tiểu bộ kinh được kết tập sớm nhất và không thấy có sự xuất hiện bất kì bộ Kinh Đại Thừa nào. Hiện nay, tông phái Đại Thừa được tu đông nhất chiếm khoảng 99 phần trăm, cho nên sự lừa dối ngày càng phổ biến và đã trở thành "truyền thống lừa dối" từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bây giờ chúng ta có internet, đừng để bị lừa dối nữa, hãy tu và thực hành theo lời dạy của Phật Thích Ca có trong Kinh nguyên thủy là bộ kinh được kết tập qua các lần kết tập kinh điển.
Phật A di đà, hay tên gọi khác là Phật Vô Lương Quang Vô Lượng Thọ Phật có trong Kinh "Phật thuyết A di đà Kinh", Kinh "Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm", "Kinh Quán Vô lượng Thọ", "Kinh niệm Phật Ba la mật" và một số Kinh đại thừa khác. Chúng ta biết mục đích của Đạo Phật là diệt khổ đau trong ngay hiện tại và muôn kiếp về sau, nghĩa là không còn tái sanh luân hồi nữa. Cho nên Đức Phật Thích Ca có nói trong Trung bộ Kinh "Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ". Vì có Khổ nên mới có sự diệt Khổ nhưng trong Kinh Phật thuyết A di đà Kinh nói "Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui, cho nên gọi là Cực Lạc.". Thử hỏi không có Khổ làm sao có sự diệt khổ, làm sao mà tu, động lực nào khiến ta tu khi ta không thấy khổ mà chỉ toàn là vui? Không có buổn khổ làm sao có vui sướng? Lấy gì để đo đạt vui sướng khi không có buồn khổ. Cho nên cỏi Tây Phương Cực Lạc không thể tồn tại được, chỉ là một cỏi ảo, cõi tưởng tượng của các tổ sư Đại Thừa. Kinh còn nói "Từ đây qua phương Tây cách mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Đà hiện đang thuyết pháp ở đó". Mười vạn ức cõi Phật là bao xa? Một khoảng cách không thể tưởng tượng được đặt ra để chỉ lường gạt mà thôi. Liêụ trong 10 niệm, Phật A di đà rước bao nhiêu người về tây phương? Có rước kịp ta không hay ta phải tái sanh tức khắc? Theo đạo Phật Nguyên Thủy chết là đi tái sanh liền, còn theo đạo Phật Đại Thừa, chết là đợi 7 lần 7 là 49 ngày sau mới tái sanh, tức là vào cõi Trung Ấm rồi mới tái sanh. Từ quan điểm đó, trong đạo Phật Đại Thừa mới có hộ niệm cho người chết đi về miền Cực Lạc và nhiều nghi lễ cúng kiến mê tín dị đoan khác. Nhờ đó các sư Đại Thừa mới ăn nên làm ra, kiếm tiền dễ dàng.
Đức Phật Thích Ca có nói như sau trong Kinh Trung Bộ:
"Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này". Theo đoạn kinh này thì ngoại trừ chúng ta chứng quả A la hán, chúng ta sẽ không còn tái sanh, còn chưa chứng quả A la hán thì chúng ta phải tái sanh theo hạnh nghiệp, hành động của mình. Gieo nhân ác thì phải gặt lấy quà ác, chẳng ai có thể cứu được chúng ta cho dù là Phật hay chư Thiên đi nữa cũng phải bó tay. Phật A di đà không thể cứu vớt chúng ta được vì như vậy là trái với qui luật nhân quả, nghiệp báo. Cho nên chuyện vãng sanh Cực Lạc chỉ là chuyện hoang tưởng, trái với giáo lý Phật đà, trái với khoa học.
Kinh Phật thuyết A di đà Kinh có đoạn như sau:
" Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẩn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc. Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Đáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức."
" Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẩn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc. Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Đáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức."
Đây là đoạn Kinh gợi lòng tham nơi các Phật tử nhẹ dạ cả tin. Trong vũ trụ này, chẳng có cõi sống nào mà có được những thứ như vậy. Cuộc đời vốn vô thường, khổ nảo, bất toại nguyện, vật chất chỉ là phù du, tạm bợ. Đã tu thì không cần những thứ như thế. Kinh Đại Thừa thường dụ dỗ, khuyến khích Phật tử vào con đường tham lam, tham dục, đó là vũ khí giết hại phẩm hạnh của người tu hành.
Chúng ta hãy đọc tiếp: "Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trổi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãy y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành." Đây là đoạn Kinh miêu tả cuộc sống của cư dân cõi Cực Lạc, chúng ta thấy có nói chuyện ăn cơm. Tức là thân thể của cư dân cõi Cực Lạc cũng bằng da bằng thịt như chúng ta. Có ăn thì phải có những chuyện phát sanh từ ăn như đói bụng, thương thực không tiêu, rồi phải đi vệ sinh, phải đau ỉa, đau đái, bệnh hoạn phát sanh từ ăn uống. Thế thì phải có những chuyện Khổ phát sanh từ ăn uống. Vậy thì cõi đó đâu phải là cõi Cực Lạc! Còn biết bao nhiêu chuyện phát sanh từ ăn như: ai làm ra cho ăn? Ai trồng lúa, rau củ quả v.v....Thế thì cõi đó cũng phải lao động vất vả để kiếm sống thì cũng y chang như cõi của ta sống hiện nay nào có khác gì! Bài Kinh đã lồi ra mặt nạ trá hình của nó.
Đọc tiếp bài Kinh: "Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp". Liệu chúng ta có tin được không? Trong vũ trụ này, mọi sự mọi vật đều vô thường, đều sanh diệt theo từng giây phút. Ông Phật A di đà và cư dân ở Cực Lạc sống mãi mãi như vậy có trái với qui luật vô thường không? Vô lý hết sức! Vậy mà có biết bao nhiêu người đã tin, đã đọc tụng trong suốt những thời tụng kinh, thật là mất công vô ích.
Kinh nói tiếp: "Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà." Chúng ta thấy đã là Phật thì Phật nào cũng Từ Bi cứu khổ, cứu nạn. Ông Phật A di đà này ích kỷ, phải niệm ổng, chấp trì danh hiệu ổng rồi thì ổng mới cứu. Như vậy là có từ bi không? Nếu như người viết có năng lực cứu độ thì không cần điều kiện gì cả, người viết sẽ cứu độ vô điều kiện, như vậy mới là từ bi, phải không? Nếu như Phật Thích Ca và các Phật tử khác cứu được thì cũng sẽ cứu như vậy nhưng mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động, hạnh nghiệp của mình. Không một ai cứu ai được vì Nghiệp là tài sản riêng của mỗi người. Vả lại, Đức Phật Thích Ca đã dạy trong Trường Bộ Kinh trước lúc nhập Niết Bàn: "Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình " chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác." Đức Phật dạy mọi người phải tự nỗ lực tu hành, phải dựa vào sức mình là chính, lấy chánh pháp nguyên thủy (bát chánh đạo) làm thầy, làm kim chỉ nam để phấn đấu, đừng trong cậy vào bất kỳ ai. Vậy thì chúng ta trông cậy vào ông Phật giả A di đà để làm gì? Phí thời gian vô ích, phí công vô ích.
Mời bạn xem thêm video
Mời bạn xem thêm video
Có rất nhiều người tin Phật A di đà qua truyền thống, truyền tụng từ người này sang người khác, qua sách vở, qua thầy sư Đại Thừa giảng dạy v.v...Ngày xưa Phật Thích Ca đã có lời dạy dân Kalama như sau:
"- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ". Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên." (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ)
"Đạo Phật là đạo Khoa Học, Chúng ta nên học hỏi, thực hành đầy đủ bát chánh đạo xịn để đạt được Thánh Quả thấp nhất là Tu đà hoàn, để tối đa được tái sanh 7 lần trước khi trở thành A la hán, vô sanh bất diệt. Tại sao là bát chánh đạo xịn? Bởi vì có Bát Chánh Đạo dỏm được diễn giải lung tung trong sách vở, internet, qua lời giảng của các sư thầy Đại Thừa. Chúng ta chỉ nên thực hành theo Bát Chánh Đạo xịn được chính Đức Phật Thích Ca thuyết trong Tương Ưng Bộ Kinh, phẩm Vô Minh. Đây là pháp môn thay thế cho pháp môn Tịnh Độ Tông, như sau:
"—Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường Thánh đạo Tám ngành? Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm. (=>tức là thực hành thiền minh sát, thiền Tứ Niệm Xứ, xem kinh Tứ Niệm Xứ)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định." (=>thực hiện phép thiền niệm hơi thở và cắt dứt tham dục, từ bỏ bất thiện pháp, ác pháp ra khỏi tâm sẽ chứng được thiền thứ nhất - tức là Sơ Thiền)
Muốn biết rõ hơn về Bát Chánh Đạo hãy xem ở đây:http://phatphapchantMhat.blogspot.com/2014/08/bat-chanh-ao-minh-uc-trieu-tam-anh-ty.html
Chúc các bạn tinh tấn và an lạc.
Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét