Vietnam War: Ai thắng ai thua?
Trích: " Phần trích được chiếu trong Tổng Lãnh sự Mỹ mở đầu bằng mái đầu bạc của Bảo Ninh với một câu nhận định hùng hồn: “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.”… Và tiếp sau đó, là những câu chuyện mở ra từ những cánh cửa tinh thần đóng chặt lại sau hàng chục năm dài tham chiến. Bảo Ninh thú nhận khi ông trở về nhà sau trận mạc, mẹ ông im lặng không dám vui mừng vì chợt nhớ ra người hàng xóm cũng có đứa con trai đi bộ đội - và bên ấy chưa có người về.
( Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi' Khải Đơn Gửi tới BBC từ Tp HCM )
Chỉ gần dây thôi, Huy Đức viết sách ( phe ta ) " Bên Thắng Cuộc ".
Mới mươi bửa trước đây thôi, sau khi cho ông viết sử nhấp thử dzụ thôi gọi " ngụy quân - ngụy quyền " thay bằng " Quân đội Sài Gòn - Chính quyền Sài Gòn " vừa chưa ráo mực, bọn trùm việt cọng giựt mình ra lịnh cho đám tuyên giáo xúm nhau la làng: đảng ta " đánh cho Mỹ cút - ngụy nhào " chiến thắng dzinh quang, hổng có VNCH gì hết trơn. ( Mạc dầu hiện tại chạy tới chạy lui chầu chực Mỹ tìm cách né đòn chệt. Mặc dầu vẫn cứ tỉ tê " Khúc ruột ngoài ngàn dặm " để câu mỗi năm trên 10 tỉ đô ).
Trước 1975, chiêu bài đuổi Mỹ giành độc lập, thống nhứt quốc gia còn xu mị được những tên trí thức u mê và bọn hèn nhát phản chiến thiên cọng.
Từ ngày " các bác dzô đây ", cửa nhà không cánh mà bay. Bà mất vì nhớ thương ông ngoại ( tù đày " cải tạo "). Mẹ mất vì bạo bệnh. Chỉ còn thân cháu đây. Tuổi 16 thân thể trơ gầy mà cũng đem bán. Đong gạo được mỗi ngày khoảng một tô!
Từ bấy đến nay, 42 năm đã trôi qua
Ai thắng ai
Ai ngay ai gian
Ai giải phóng ai
Ai cướp giựt ai
Ai phản nước hại dân
Ai là Chành nghĩa Quốc gia
Ai Duy vật Tà ác Vô nhơn
Người dân Việt đều rõ biết
Sách có chữ:
" Được đất mà mất lòng người là thua
Mất đất mà được lòng người là thắng "
Ngày nay Chánh nghĩa Quốc gia VNCH
Sáng ngời ngọn cờ vàng khắp năm châu
Trên 70 nước có cộng đồng người Việt
Tỵ nạn việt cong vô thần vô Tổ quồc
Trong nước, bất chấp tù đày
tuổi trẻ ngạo nghễ phô trương
Ngọn cờ vàng truyền thống Dân tộc Việt
Rồi đây, chuyện Chánh nghĩa thắng gian tà
Một lần nữa được dân Việt xác quyết
AI THẮNG AI?
LỜI DẪN: Từ ngày Trung cộng công khai hóa cái “Công hàm bán nước” của bè lũ Hồ – Đồng, dư luận trong nước trải qua một bước ngoặc quyết định. Xác định một lần cho tất cả: Ai bán nước mới là “Ngụy”, mới là “ Phản động”. Vậy, Đảng cộng sản VN, gọi khinh thị là Việt cộng hay tệ hơn nữa là “Đảng Cướp Sạch VC” là lũ bán nước cầu vinh ĐÍCH THỊ LÀ NGỤY, LÀ PHẢN ĐỘNG.
Như vậy, từ đây Chánh _ Tà, Ngay – Gian phân biệt rạch ròi.
Riêng phần Quân-Dân-Cán-Chánh VNCH đã từ lâu, dẫu lâm thân vào cảnh tù đày gian khổ, vẫn một dạ sắt son, vững tin vào Đại nghĩa Dân tộc: Gặp lúc vận nước suy vi, lũ cường quyền lẫy lừng áp bức. Nhưng “ Càn khôn hết bỉ rồi lại thái”, vận nước quyết có ngày hưng thịnh.
Gặp lúc thắng thế lẫy lừng, bọn tà quyền VC huênh hoang, khoác lác câu thiệu của tổ sư Cộng sản Đệ Tam Quốc tế của chúng: Giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Chúng thường kênh kiệu hỏi kháy những người tù Miền Nam: Ai thắng ai?
Giờ đây, câu trả lời ngày càng sáng tỏ.
Trong chốn lao tù, lòng vẫn đinh ninh:
“ Đem Đại nghĩa để thắng Hung tàn, lấy Chí nhân mà thay Cường bạo”
Riêng phần Quân-Dân-Cán-Chánh VNCH đã từ lâu, dẫu lâm thân vào cảnh tù đày gian khổ, vẫn một dạ sắt son, vững tin vào Đại nghĩa Dân tộc: Gặp lúc vận nước suy vi, lũ cường quyền lẫy lừng áp bức. Nhưng “ Càn khôn hết bỉ rồi lại thái”, vận nước quyết có ngày hưng thịnh.
Gặp lúc thắng thế lẫy lừng, bọn tà quyền VC huênh hoang, khoác lác câu thiệu của tổ sư Cộng sản Đệ Tam Quốc tế của chúng: Giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Chúng thường kênh kiệu hỏi kháy những người tù Miền Nam: Ai thắng ai?
Giờ đây, câu trả lời ngày càng sáng tỏ.
Trong chốn lao tù, lòng vẫn đinh ninh:
“ Đem Đại nghĩa để thắng Hung tàn, lấy Chí nhân mà thay Cường bạo”
AI THẮNG AI?
BÀI HỌC VIỆT NAM NĂM 1975
Chuyện kể đã lâu giữa vài anh em thân thiết trong trại tù C.S. ngoài núi rừng Việt Bắc. Hồiđó cứ năm, mười bữa, nửa tháng, họ buộc anh em chúng tôi viết kiểm thảo, nhục mạ cả tam, tứ đại nhà mình, lại còn ra rả khoe “Bài học VN lớn lắm”, “Ta thắng Mỹ toàn diện”… Anh em uất lắm mà nghĩ thân tù tội đành cam chịu. Riêng tôi cố tìm lập luận phản bác, vừa “móc lò” họ chơi (dĩ nhiên chỉ thì thầm giữa mấy anh em thân thiết) vừa tự an ủi mình, vừa cổ động anh em đở nản chí.
Trong hoàn cảnh trên, trong tay chỉ có mấy tờ lá cải (mà cũng cũ lắm) thông tin một chiều, toàn tin chiến thắng. Tuy vậy nó cũng được việc, nếu cứtheo đúng câu cửa miệng của đồng bào ta hiện nay “Nói vậy mà không phải vậy” mà suy luận là được.
Vậy thì, ta nói:1/ “Mỹ thắng Cộng sản toàn diện”
Về phương diện kỹ thuật: Chỉ nói riêng về pháo đài bay B52 thôi cũng thấy rõ “Không lực Mỹ thật sự đưa Bắc Việt trở về thời đồ đá”(nhắc lại câu nói của tướng tham mưu trưởng Không lực Mỹ lúc ấy). Khi VC giải nhóm anh em tôi ra Bắc vào cuối năm 76, nhà máy xi măng Hải Phòng vẫn còn là một đống hỗn độn. Suốt dọc đường giải đi qua các làng mạc (HTX nông nghiệp) kể cả các vùng hẻo lánh tận biên giới ở Lào Cai, nơi nào cũng có một trái bom Mỹ cắt ra làm kẻng báo (cần nhớ là hàng ngàn quả bom mới có một quả lép).
Anh em chúng tôi tự sản xuất cuốc, xẻng, lưỡi cày để dùng, tốt hơn dụng cụ của đồng bào ngoài đó. Nhiều cày cuốc chỉ còn bằng bàn tay vẫnđược tiếp tục xử dụng.
Điều chua chát và đau khổ của VC mà càng ngày họ càng thấm thía là bị thiệt người, hại của như vậy mà không được Mỹ bồi thường cho cắc nào, dù dưới hình thức “viện trợ tái thiết”.
Chỉ cần 1 líp B52 rải thảm thôi, VC đã bị chận đứng trước cửa ngõ An Lộc (Bình Long). Nguyên một Trung đoàn tùng thiết đến trễ, bị xoá sổ kể cả BCH. Nếu có đủ tài liệu còn có thể kể về nhiều loại vũ khí khác.Về phương diện chiến thuật: Cho đến 1964 thì chiến thuật du kích của VC phá sản, buộc VC phải đưa bộ đội chính quy vào Nam với vỏ bọc“bộ đội giải phóng” (sách báo VC viết về sau nầy). Nhưng bộ đội CS với chiến thuật “biển người”cũng bị quân lực Mỹ đánh bại. 6,000 Thủy quân Lục chiến Mỹ (1) phá vỡ vòng vây của 3 Sư đoàn VC rút lui an toàn khỏi Khe Sanh. Tóm lại 2 mũi nhọn của “chiến tranh nhân dân” đều bị bẻ gẫy.
Tới đây chắc có vị sẽ tức mình mắng rằng: Cái thằng cha nước mất nhà tan, thân bại danh liệt mà còn phét lác. Vậy xin khoan nóng vội, kiên nhẫn đọc tiếp xuống xem sao.Về phương diện chiến lược: (câu chuyện khởi đầu trong trại tù, càng về sau thời cuộc càng thêm yếu tố nên viết luôn một mạch cho khỏi ngắt quãng).
Đến nay, tôi dám khẳng định:
“Cuộc rút lui năm 75 của Hoa Kỳ là cuộc rút lui chiến lược.”
“Cuộc di tản của quân dân chính VNCH năm 75 là cuộc di tản phối hợp”.
Đọc 2 câu có vẻ câu đối kể trên chắc có vị phì cười cho tôi, nếu không khùng thì quá lếu láo. Tuy nhiên, nếu sau khi cười xong quý vị ngẫm nghĩ, nhớ lại các sự kiện kể sau, chắc có điều suy nghĩ:
Sau khi ký xong Hiệp định Paris, Kissinger tuyên bố: Chúng ta có khoảng thời gian vừa đủ” (chừng hơn 2 năm) để nghỉ ngơi. (Theo tôi là thời gian chuẩn bị rút bỏ miền Nam).
Khi VC sắp tràn vào Saigon, Quốc hội Mỹ chuẩn y ngân khoản khẩn cấp nhằm di tản khoảng 200,000 người (tất nhiên là quân chính và gia đình) với ngân khoản 150 triệu Mỹ kim.
Cuộc rút lui đã dự liệu trước hơn 2 năm trời mà không gọi là “chiến lược” thì gọi là gì?
Cuộc di tản chẳng những được cho phép mà còn được cấp ngân khoản thực hiện, đâu có thể là vô tổ chức, mà là có phối hợp, mặc dầu cập rập vì chiến sự. Hồi trong tù, một số anh em tiểu đoàn trưởng miền Tây (QK4) vẫn ấm ức về nỗi trong tay còn đủquân số vũ khí mà phải đầu hàng. Có người còn nói văn vẻ: Chúng ta thua trận từ Hoa Thịnh Đốn. Câu nầy vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là đúng về phiá VNCH lúc ấy. Còn không đúng nếu đứng về phía Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ lúc ấy, bên trong bị dân chúng phảnđối, bên ngoài thì Anh, Pháp bằng mặt mà chẳng bằng lòng, các nước Bắc Âu chỉ trích. Do đó, họ không thể không rút bỏ miền Nam. Huống chi khi rút bỏ miền Nam, Mỹcòn nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược lâu dài.
* Đối nội: Mỹ chứng minh được cho dân chúng hậu quả rút bỏ miền Nam là Mỹ sẽ mất uy tín quốc tế, thiệt hại giao thương (có bài báo đăng: Chính quyền Carter chỉ tính thiệt hại trong mấy năm sau 75 mà lên tới 35 tỷ đô la). Nhân dân Mỹ ngày nay cũng biết rõ VC độc tài tàn bạo, bần cùng hoá nhân dân đến mức nào. Đến nỗi mấy chị cỡ Jane Fonda cũng hết đường múa mép.
* Đối ngoại: Mỹ đạt được vị trí “nhứt hô bá ứng” ngày nay là nhờ rút bỏ miền Nam. Không cần biện luận dài dòng, chỉ cần lược qua các sự kiện thì thấy ngày càng rõ chiến lược Mỹ.
Năm 76 Mỹ phủ quyết đơn xin gia nhập LHQ của VC vì lý do không hội đủ điều kiện nhân quyền. Mấy năm sau thì Brezinski chánh thức phát động chiến dịch nhân quyền trên toàn thế giới. Cùng lúc đó Mỹ cài thế sao đó mà năm 79 VC buộc phải tràn vào Campuchia (vì không thể đánh dằng dai mãi ở biên giới VN). Bên nầy, Nga Sô đem Hồng Quân tràn qua Afghanistan. Trong lúc người ta đang hô hào nhân quyền mà 2 anh “cả đỏ”lờ khờ, đem quân xâm lăng ngay 2 nước láng giềng thì có khổ không! Hai vụ nầy đem lại nhiều hậu quả lắm, mà toàn lợi cho Mỹ thôi.
Phía Đông Nam Á, Thái Lan bỗng dưng thấy mình đang ở mặt trận tiền tiêu. Thái Lan mà lại rơi vào tay VC thì thuyết Domino liền được chứng minh. Hoá cho nên ông Ăng Lê rét lắm vì không khéo khối Common Wealth lại phải tự mình đương đầu với CS (Mỹ rút rồi còn đâu!) mà 2 ông Singapore và Mã Lai vừa bé, vừa chỉ biết làm ăn đâu biết đánh giặc. Vậy cho nên bà Thatcher phải ráng chạy qua Thái chõ loa vào VN ca bài nhân quyền vậy. Pháp lúc nầy cũng rét, nên hết chê cái dù nguyên tử Mỹ. Tổng thống D’Estaing cũng chịu khó qua Đông Kinh, nhìn về phiá Tàu, VN kêu gào nhân quyền.
Tóm lại, sau sự kiện 2 nước đầu đàn khối CS xâm lăng 2 nước láng giềng, thì các nước đồng minh với Mỹ hết còn phá bĩnh, mà tự ý xếp hàng sau lưng Hoa Kỳ. Các nước Bắc Âu thôi chỉ trích Mỹ.
Về phương diện kinh tế: Bài học nầy lý thú hơn cả. Nó cho thấy cái “thâm” của người Mỹ. Họ dùng thuật “gậy ông đập lưng ông”hay hơn cả người Á Đông. Hoa Kỳ với tiềm năng kinh tếvào bậc nhất như vậy mà chỉ chịu đựng được có 4-5 năm gánh nặng tiếp vận cho khoảng 500 ngàn quân chiếnđấu ở VN. Từ năm 69 đã bắt đầu rút quân rồi, màđến 73 cũng vẫn bị suy thoái kinh tế.
Kinh nghiệm như vậy nên họ nhử cho Nga và CSVN được đằng chân (Miền Nam) lấn đàng đầu xua quân tràn qua Campuchia và Afghanistan.
Cho dầu lính CS được cho ăn đói mặc ráchđi nữa (tức phần tiếp vận về quân nhu nhẹ nhàng) chi phí về xăng dầu, súng đạn vẫn nặng. Cho nên trong vòng 10 năm, gánh nặng chiến phí cho đoàn quân viễn chinh tại 2 nơi trên, đánh sập tiềm năng kinh tế mỏng manh của Nga Sô là dễ hiểu.
Có thực mới vực được đạo, kinh tế mà vỡ rồi, không bao biện được cho đàn em, tất nhiên khối CS Đông Âu rã bè.
2/ “Năm 75, Quân dân miền Nam bắt đầu chiến thắng VC từ căn bản.”
Bắt chước bài học lịch sử “Quang Trung Tam Tiến Bắc Hà”, thử diễn lại bài học năm 75 “Quân dân Miền Nam tam tiến Bắc Hà” xem sao.
Nhất tiến: Phá tan lời tuyên truyền Miền Nam nghèo đói, nhân dân bị áp bức, trong hàng cán binh VC.
Trước khi xua quân vào Nam, bọn cầm đầu CSBV nhồi nhét cho cán binh ý tưởng Miền Nam bị Mỹ bóc lột, áp bức nên nghèo đói, oán hận. Khi cán binh VC tràn vào Sài Gòn, bất ngờ loá mắt trước sự giàu có của nhân dân thủ đô miền Nam. (Rất nhiều giai thoại về sựngờ nghệch của cán binh VC về các tiện nghi của dân chúng Sài Gòn). Họ trực nhận ra đã bị cấp trên lừa dối trơ trẽn, đến nỗi sau nầy trở về Bắc, coi tù cải tạo, có anh bộ đội người sắc tộc đã nói văn vẻ như thế nầy (tất nhiên là nói lén với vài anh em tù thôi): “Các anh có cái ‘thiên đường’ của mình mà không biết giữ, để đánh mất rồi!”
Nhị tiến: Đánh tan lời phao truyền trong nhân dân miền Bắc về tính hung dữvà thất học của quân chính VNCH.
Trước khi giải hàng trăm ngàn quân chính miền Nam đi đày ngoài Việt Bắc, để tránh việc đồng bào miền Bắc thắc mắc về việc tù đày lũ lượt nhưvậy, bọn công an CS loan truyền là bọn “ngụy” này thất học và hung dữ (chuyên mổ ruột moi gan nhân dân miền Nam) nên khuyên đồng bào tránh xa. Cùng lúc họ phao truyền trong Nam là đồng bào ngoài Bắc oán ghét “bọn Ngụy” đến nỗi có người phẫn uất ném đá vào họ.
Sư thật như vầy: Lúc đầu, đồng bào vì bị dọa dẫm không dám đến gần anh em tù, chỉ đứng xa xa nhìn. Về sau nghe con em của họ cùng ở tù với anh em miền Nam (họ gọi là tù nhân ngoài Bắc là tù hình sự, trên 80% là thanh niên phản kháng không chịu nô dịch trong các HTX nông nghiệp hoặc xí nghiệp nhà nước) thuật lại là các bác các chú miền Nam, học cũng giỏi (ngoại ngữ, báo tường gì các chú cũng làm được) mà làm lụng gì cũng giỏi (trồng trọt tốt, làm mộc làm rèn cũng được) lại thêm hiền lành, sẵn lòng giúp đỡ các em, cháu hình sự. Về sau, chúng tôi “lao động” trong xóm cũng được đồng bào thương mến, tiếc rằng đồng bào ngoài ấy còn nghèo đói hơn “tù cải tạo” nữa, nên không làm thế nào giúp đỡ vật chất được.
Tam tiến: Xác minh và thuyết phục nhân dân miền Bắc về “một Miền Nam Tự Do phồn vinh”.
Khi nghe con em cán binh vào Sài Gòn về thuật lại sự phồn vinh của miền Nam thì đồng bào miền Bắc còn nửa tin, nửa ngờ. Kịp đến khi vợ con tù cải tạo được phép ồ ạt ra Bắc thăm nuôi chồng cha thì sự thật phô trước mắt không còn nghi ngờ gì nữa. Đồng bào ngoài ấy biết rằng chúng ta đã bị cướp mất tài sản rồi. Thế mà những gì còn sót lại được gom góp để đi nuôi chồng cha cũng đủ cho đồng bào miền Bắc loá mắt. Hàng trăm ký quà thuộc loại “cao cấp”, người lớn đeo đồng hồ “một cửa sổ, hai cửa sổ”chẳng nói làm chi, đến trẻ em cũng có và…v.v chưa kể tính chi phí từ trong Nam ra tới trại, trả đủ thứ tiền từ tàu hỏa đến tiền thuê xe trâu không biết là bao nhiêu. Ngoảnh lại cảnh mình, đồng bào đâm ra ngán ngẩm: nghèo đói, xác xơ! Đến nỗi ngay từ năm 79, có lần đội tôi được phái đi quét dọn khu chợ phiên trong xã, có dịp nghe đồng bào than thở hầu như công khai (Tôi điếc mà còn nghe được, tất nhiên bọn công an áp giải phải nghe được): “Đảng và nhà nước làm thế nào mà chỉ một mẹt hàng (lèo tèo 1 nhúm kẹo bột, bánh khảo và thuốc điếu cuốn sẵn) tí tẹo như thế nầy từ sáng đến giờ chưa bán được hào nào.”
Thậm chí có lần đồng bào thách thức ngay cả công an trại tù. Chị công an ỷ mình, chất vấn bà bán hàng tại sao trứng vịt HTX bán 5 hào một quả, ở đây bán tới 1 đồng. Bà hàng: “Đây là chợ phiên…Muốn kiện bất cứ ở đâu, tôi cũng sẵn sàng đi hầu.”
Thật ra hồi ở tù, tôi trộ anh em về “Tam tiến” như vầy:
Nhất tiến: Cán binh VC vào Sài Gòn
Nhị tiến: Tù cải tạo ra Bắc
Tam tiến: Vợ con tù cải tạo ra Bắc
Vừa nghe vậy anh em la tôi “đồ khùng”.Kế nghe tôi diễn nôm đại khái như trên, anh em khen:“Tưởng thằng khùng thiệt, hoá khùng chơi.”
Anh em CSV/QGHC bạn ta,
Tôi mới qua đây, tạm ra mắt anh em bằng bài văn biền ngẫu lỡ như trên. Tuy vậy cũng có chút dụng ý. Khi tôi tặng các bạn (trong đó có tôi dĩ nhiên, vì cũ mới gì cũng đều là di tản) “mỹ tự” “di tản phối hợp” là có ý muốn nhắc nhở anh em mình vềnhiệm vụ “phối hợp” với Hoa Kỳ và Tây phương trước tình hình tan rã của khối CS hiện nay.
Hoa Kỳ và Tây phương đã phối hợp làm tan rã khối CS Đông Âu và hiện nay đang tiếp tục dùng chánh trị ngoại giao và áp lực kinh tế đánh tan đảng CS trong mỗi nước.
Vậy thì nhiệm vụ cấp bách của “bộphận phối hợp” chúng ta hiển nhiên là phải bằng mọi cách tập hợp mọi lực lượng hải ngoại, để cùngđồng bào trong nước đấu tranh, đập tan đảng VC.
Hiện tại điều kiện tất thắng nằm trong tay chúng ta: Thiên thời (tình hình thế giới) đã có. Địa lợi dù tạm thời VC nắm giữ, nhưng lợi bất cập hại, vì chỉ có đói thôi (Hiện nay VC đang kêuđói). Nhơn hoà (Lòng dân cả trong Nam, ngoài Bắc đều bất phục VC). Nay nếu chúng ta không thắng được VC là do không biết “mưu sự” thôi. Vậy các tay tổ OM (Organization Method) cựu QGHC đâu, thử lộ diện xem sao. Hồi còn ở trong nước, tôi trông ngóng ra ngoài mong được tin thành lập “Mặt Trận Thống Nhất Hải Ngoại” quá chừng. Giờ qua đây thấy tình hình rời rạc của các đoàn thể chống Cộng ở đây xem ra nản quá, nên có ý định “chạy làng”. Nhưng đọc bản tin của Hội thấy anh bạn trẻ (Cường ĐS14) nhắc câu “Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách ” đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên.
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
Nguyễn Nhơn
(1) TRẬN KHE SANH: Là trận đánh lừng lẫy trong Quân sử Việt – Mỹ
Ba Sư đoàn CS Bắc Việt tràn qua Vỉ Tuyến 17 Vùng cận sơn Bến Hải, bao vây một Lữ Đoàn TQLC Mỹ.
Cao vọng của Võ Nguyên Giáp là muốn tái hiện một ĐIỆN BIÊN PHỦ với Mỹ.
Chúng dở lại mửng cũ: ĐÀO ĐỊA ĐẠO luồn sát vị trí TQLC Mỹ.
Lần nầy chúng không dùng đông đảo dân công lộ liểu nhờ có máy đào đất của Nga nhưng vẫn bị phát hiện.
Về sau có dư luận xầm xì là Mỹ thả chuột bị dịch tả vào địa đạo nên 3 SĐ/ CS bị tê liệt nên Quân Mỹ rút lui an toàn.
Có một điều người ta mắc cở, bưng bít mãi về sau mới chịu công khai hóa.
Đó là hành động can trường của một TIỂU ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH.
Khi bị bao vây, TĐ. nầy chiến đấu anh dũng giữ vững cạnh sườn Lữ đoàn Mỹ.
Khi lui binh BĐQVN can trường đoạn hậu, bảo đảm cuộc lui binh an toàn.
Ba Sư đoàn CS Bắc Việt tràn qua Vỉ Tuyến 17 Vùng cận sơn Bến Hải, bao vây một Lữ Đoàn TQLC Mỹ.
Cao vọng của Võ Nguyên Giáp là muốn tái hiện một ĐIỆN BIÊN PHỦ với Mỹ.
Chúng dở lại mửng cũ: ĐÀO ĐỊA ĐẠO luồn sát vị trí TQLC Mỹ.
Lần nầy chúng không dùng đông đảo dân công lộ liểu nhờ có máy đào đất của Nga nhưng vẫn bị phát hiện.
Về sau có dư luận xầm xì là Mỹ thả chuột bị dịch tả vào địa đạo nên 3 SĐ/ CS bị tê liệt nên Quân Mỹ rút lui an toàn.
Có một điều người ta mắc cở, bưng bít mãi về sau mới chịu công khai hóa.
Đó là hành động can trường của một TIỂU ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH.
Khi bị bao vây, TĐ. nầy chiến đấu anh dũng giữ vững cạnh sườn Lữ đoàn Mỹ.
Khi lui binh BĐQVN can trường đoạn hậu, bảo đảm cuộc lui binh an toàn.
From: Dan Vo <viettrung1930@sbcglobal.net>
vanhanh@yahoo.com;thomasvn75@hotmail.com; hoainiemvn@yahoo.com; mylinhhopham@gmail.com; hg_hdr@hotmail.com;cao.t.tinh@gmail.com.com; trung72a@yahoo.com; nam@baocalitoday.com; laomoc247@gmail.com
Subject: Fw: Gửi bài viết có tựa đề Ý THỨC MỚI TRONG CHIẾN TRANH VN
vanhanh@yahoo.com;thomasvn75@hotmail.com; hoainiemvn@yahoo.com; mylinhhopham@gmail.com; hg_hdr@hotmail.com;cao.t.tinh@gmail.com.com; trung72a@yahoo.com; nam@baocalitoday.com; laomoc247@gmail.com
Subject: Fw: Gửi bài viết có tựa đề Ý THỨC MỚI TRONG CHIẾN TRANH VN
Kính chuyển ,
Ý THỨC MỚI TRONG CHIẾN TRANH
QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954 – 1975
Trần Trung Chính
Năm 1964, triết gia Phạm Công Thiện xuất bản quyển sách mà ông là tác giả , đó là quyển Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ và TRIẾT HỌC. Đây là quyển sách mà đa số “sinh viên và học sinh thời thượng “ của Sài Gòn mua nhiều nhất. Cá nhân người viết biết chắc chắn rằng trong những người mua sách, đa số đọc chưa hiểu nhưng mua để “hù dọa” và show up “làm đỏm” với thế gian ra cái điều chủ nhân quyển sách cũng là “trí thức” (người viết bài này, mãi tới năm 1970 mới đọc quyển sách này).
Dữ kiện và sự kiện trong văn chương cũng như trong triết học thì không mới lạ , nhưng cái nhìn và quan điểm của tác giả PHẠM CÔNG THIỆN thì quả đúng là mới lạ. Mượn ý của triết gia Phạm Công Thiện, người viết đặt tiêu đề của bài viết này là Ý THỨC MỚI TRONG CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954 – 1975 để trình bày quan điểm mới lạ về chiến tranh Việt Nam thời kỳ 1954 -1975 (dĩ nhiên chỉ mới lạ về cách diễn giải các sự kiện mà các nhà nghiên cứu cũng như các tướng lãnh của VNCH và HK đã đề cập sau này)
Trận giao chiến giữa quân đội viễn chinh Pháp tại secteur Vĩnh Yên năm 1952 (do Đại Tá Vanuxem chỉ huy) và quân Việt Minh (do đích thân Võ Nguyên Giáp chỉ huy) đã không hoàn toàn thuận lợi cho Việt Minh mặc dù quân số và hỏa lực áp đảo. Phía VM cũng áp dụng chiến thuật công đồn đả viện (chận đứng mọi phía tiếp viện của binh lực Pháp), nhưng Thống Tướng De Lattre de Tassigni sử dụng không quân bỏ bom napalm khiến quân VM tổn thất nhân mạng quá nặng, Võ Nguyên Giáp phải bỏ dở cuộc tấn công và rút quân VM qua bên kia biên giới Hoa Việt.
Trận Điện Biên Phủ năm 1954 cũng vậy, ban đầu Võ Nguyên Giáp nghe theo lời chỉ đạo của Lã Quý Ba và Vi Nhất Thanh áp dụng chiến thuật “biển người”, nhưng Bộ Tư Lệnh của Pháp đem tiểu đoàn 5 Nhảy Dù nhấy xuống Điện Biên Phủ tái chiếm lại cứ điểm “Béatrice” và “Gabrielle” (dĩ nhiên quân Việt Minh tổn thất nặng) khiến Võ Nguyên Giáp bỏ chiến thuật “biển người” thay vào đó áp dụng chiến thuật “bao vây và ngăn chận tiếp tế “cho quân trú phòng. Kết quả là Tướng De Castries ra lệnh cho toàn thể căn cứ Điện Biên Phủ ngưng chiến đấu. 2 hình ảnh được lưu giữ :
1. Tướng De Castries bước ra khỏi hầm chỉ huy không có dơ 2 tay lên đầu hàng như lời Việt Cộng tuyên truyền là đã “bắt sống ” Tướng De Casries (hay Tướng De Castries “đầu hàng” quân Việt Minh)
2. Một binh sĩ của Việt Minh ( vì có đội nón cối) cầm cờ trắng chạy lên cắm trên nóc hầm chỉ huy của căn cứ Điện Biên Phủ chứ không phải cờ trắng đầu hàng do quân đội Pháp tự cắm.
Ghi chú : Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu Tá Bigard làm Tiểu Đoàn Trưởng có thuộc cấp đa số là người Việt Nam , trong đó có Trung Úy Phạm Văn Phú làm Đại Đội Trưởng. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù có khoảng 500 – 600 người chiếm lại cứ điểm Beatrice và Gabrielle vì quân Việt Minh cũng bị bom napalm như ở secteur Vĩnh Yên 2 năm trước đó. Khi căn cứ Điện Biên Phủ bị xiết vòng vây thì chính phủ Bidault sụp đổ, lên thay thế là Mendes France giữ chức Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng của chính phủ Pháp.
Tướng Navarre ra lệnh cho Tướng De Castries cố thủ để tân chính phủ có giải pháp chính trị cho toàn thể Đông Dương, nhưng không tăng viện bằng quân số mà chỉ thả dù tiếp tế (khổ nỗi quân trú phòng chỉ nhận được khoảng 20%, còn 80% bay lạc sang phía VM ). Ông biện luận đằng nào cũng thua, có tiếp viện thêm lính chiến đấu vào cứ điểm phòng thủ đi nữa cũng là chuyện vô ích.
Rạng sáng ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Genève 1954 được hoàn tất (nhưng vẫn đề ngày 20 tháng 7 năm 1954) với ranh giới phân chia tại sông Bến Hải – vĩ tuyến 17, nhưng không có chữ ký của đại diện chính phủ Quốc Gia Việt Nam và trong văn bản chính thức của Hiệp Định Đình Chiến cũng không có quy định Hiệp Thương Thống Nhất 2 miền Nam Bắc Việt Nam vào năm 1956, nghĩa là Hiệp Định Genève 1954 thuần túy chỉ đề cập đến vấn đề “đình chiến” giữa quân đội viễn chinh Pháp và quân đội Việt Minh Cộng Sản, không hề đề cập đến tương lai chính trị của 2 miền Nam – Bắc.
Trong bài viết này, người viết không lập lại những diễn tiến của trận Điện Biên Phủ cũng như những thảo luận giằng co giữa 2 phía Pháp và Việt Minh về vấn đề ranh giới chia cắt, nhưng người viết đưa ra những nhận định mới (nhưng không lạ vì người viết căn cứ vào nhưng thực tế đã xảy ra) :
. Thực tế thứ nhất : sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng ở Hoa Lục năm 1949, chiến trường Đông Dương sôi động ngay mà phần ưu thế nghiêng về phía Việt Minh vì Mao chỉ thị cho Hồng Quân Trung Hoa giúp đỡ cho quân Việt Minh tối đa về vũ khí, lương thực, nhân sự…Quân đội Pháp bị thua tại các vùng tiếp cận với lãnh thổ Trung Hoa như Cao Bằng , Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang, Đông Triều (Hải Dương và Quảng Ninh) khiến chính phủ Pháp phải cử Thống Tướng De Lattre De Tassigni sang làm Tư Lệnh Đạo Quân Viễn Chinh của Pháp tại Đông Dương và tăng quân số lên tới 220,000 người.
. Thực tế thứ nhì : mặc dù đẩy lui được quân Việt Minh qua bên kia biên giới Hoa – Việt vào cuối năm 1952, nhưng Thống Tướng De Lattre De Tassigni biết rằng nước Pháp không đủ Tài Chánh , không đủ Nhân Lực…để theo đuổi cuộc chiến lâu dài tại Đông Dương nên ông được chính phủ Pháp ủy nhiệm sang Hoa Kỳ cầu viện với Tổng Thống Eisenhower vừa mới đắc cử. Theo nhận định riêng của người viết, chuyến công du Hoa Kỳ của Thống Tướng De Lattre De Tassigni thành công mỹ mãn : cả 2 nước Pháp và Hoa kỳ đã “toa rập” với nhau một cách chặt chẽ để chận đứng LÀN SÓNG ĐỎ tại vùng Đông Nam Á Châu mà người ta chỉ thấy mặt nổi của sự toa rập này qua sự kiện Hoa Kỳ đồng ý viện trợ quân trang + quân dụng cũng như vũ khí + đạn dược cho đạo quân viễn chinh 220,000 người của Pháp chiến đấu tại chiến trường Đông Dương.
.Thực tế thứ ba : trước cao trào trao trả độc lập cho các thuộc địa [mà Anh Quốc dẫn đầu đã trao trả độc lập cho Ấn Độ, Pakistan và Ceyland (Tích Lan – tên cũ của Sri Lanka) vào năm 1947] , nước Pháp sẽ rời bỏ Đông Dương là điều đương nhiên phải xảy ra. Nhưng vào lúc nào? Dĩ nhiên nước Pháp muốn rút ra khỏi Đông Dương càng sớm càng tốt, phía Hoa Kỳ cho hay chính phủ Hoa Kỳ có giải pháp chính trị cho Việt Nam, để Việt Minh Cộng Sản chiếm giữ miền Bắc tiếp cận với Trung Cộng, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ cho một chính quyền người QG tại miền Nam. Vai trò chính yếu của đạo quân viễn chinh Pháp là đánh cho quân Việt Minh bị “nhừ tử” không còn khả năng xâm lăng miền Nam trong vòng 5-10 năm. Bù lại chính phủ Hoa Kỳ sẽ viện trợ tái thiết cho nước Pháp qua chương trình Marshall.
. Thực tế thứ tư : Thống Tướng De Lattre De Tassigni từ Hoa Kỳ trở lại Đông Dương được một gian ngắn, rồi ông phải trở về Pháp để điều trị bệnh ung thư rồi chết tại quê nhà. Thay thế ông là Đại Tướng Raoul Salan – là người đã sang Đông Dương từ 1924 khi còn là Trung Úy. Kế hoạch điều nghiên để thiết lập căn cứ Điện Biên Phủ bắt đầu từ thời Đại Tướng Salan làm Tư Lệnh thay thế cho Thống Tướng De Lattre De Tassigni. Tới năm 1953 ông hồi hưu vì đã có trên 30 năm công vụ và Trung Tướng Navarre sang Đông Dương thay thế, Trung Tướng Navarre hoàn thiện và Quốc Hội Pháp thông qua ngân sách để xây dựng căn cứ này. Số quân trú đóng tại căn cứ Điện Biên Phủ lên tới 16,000 người và Đại Tá De Castries làm Chỉ Huy Trưởng. Khi VM bắt đầu tấn công tấn công căn cứ Điện Biên Phủ, để khích lệ tinh thần chiến đấu, Bộ Tư Lệnh Pháp vinh thăng Đại Tá De Castries lên cấp bậc Thiếu Tướng 2 sao (quân đội Pháp không có cấp bậc Chuẩn Tướng 01 sao) , nhưng dù thả 2 sao xuống căn cứ Điện Biên Phủ lại bay sang phía VM khiến nhiều người tin rằng đây là điềm gở báo trước rằng Tướng De Castries sẽ bị VM bắt giữ sau này.
. Thực tế thứ năm : Sau khi ngưng bắn, kiểm điểm lại thì biết rằng Tướng De Castries bị bắt cùng với khoảng 8,000 binh sĩ (khoảng 50% số quân nhân tham chiến bị tử trận). Rất nhiều nhà báo, bình luận gia cũng như binh gia và các học giả về quân sự đã nêu ra những khiếm khuyết và lỗi lầm của các Tướng lãnh Pháp, có người còn cho rằng Trung Tướng Navarre là Tướng về Tình Báo không đủ kinh nghiệm thực tế trên chiến trường. Nhưng tất cả những lời phê bình ấy đều không có giá trị vì không ai biết những “toa rập” của Thống Tướng De Lattre De Tassigni với Tổng Thống Eisenhower, đó là căn cứ Điện Biên Phủ được thành lập giống như “cục đường” nhằm thu hút bầy kiến là quân Việt Minh Cộng Sản. Một thực tế khác mà người ta không chú ý, đó là VNCH được yên ổn 5 năm để xây dưng đất nước (từ 1955 đến 1960) không phải vì Hồ chí Minh và Võ Nguyên Giáp có thiện chí hòa bình, mà là vì số tổn thất sau trận Điện Biên Phủ quá lớn nên binh lực của miền Bắc không thể mở một trận chiến mới để nuốt trọn miền Nam được.
.Thực tế thứ sáu : về mặt tuyên truyền Bắc Việt thổi phồng chiến thắng Điện Biên Phủ khiến toàn thế dân chúng miền Bắc và một phần dân chúng miền Nam bị lừa bịp mà cứ tưởng VC là thần thánh. Thực tế là VC “có tiếng” mà không “có miếng”, trong khi quân đội viễn chinh Pháp tuần tự xuống tàu trở về Pháp mà nước Pháp được hưởng vài tỷ dollars viện trợ phục hồi kinh tế. Thời điểm 1960- nghĩa là 6 năm sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, nước Pháp đã trở lại vị trí cường quốc kinh tế, trong khi cùng thời điểm 1960 BV vẫn còn phải ăn bám Liên Sô và Trung Cộng !!!
Một câu hỏi khác rất quan trọng mà tất cả người Việt Nam (kể cả mấy tên chóp bu VC như HCM, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ…) vẫn còn thắc mắc và cũng chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng : “ Tại sao trong giai đoạn 1955 đến 1960, chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ VNCH cũng như ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm tối đa , vậy mà sau năm 1960 chính phủ Hoa Kỳ thay đổi thái độ ứng xử và sau khi Đại Sứ Cabot Lodge đến nhận nhiệm sở vào ngày 21 tháng 8 năm 1963 chính Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đứng đằng sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 dẫn đến cái chết đầy nghi vấn của 2 anh em Tổng Thống NĐDiệm và ông Cố Vấn NĐNhu.
Trở lại phần đầu của bài viết này, người viết xin lập lại mục tiêu của chính phủ HK khi đề xướng giải pháp chính trị cho cuộc chiến Đông Dương 1946 – 1954 là chính phủ HK ủng hộ và giúp đỡ cho chính quyền miền Nam để ngăn chận Làn Sóng Đỏ. Thực hiện mục tiêu chính trị đó, chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tiếp kiến Sir Robert Thompson tại Dinh Gia Long vào năm 1959, hiển nhiên khi thành lập quốc sách Ấp Chiến Lược, ông Ngô Đình Nhu đã bàn luận và tham khảo nhiều kinh nghiệm của Robert Thompson đã thực thi thành công tại Malaysia.
Khi Hồ Chí Minh cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngay tại Hà Nội vào năm 1960 và đã cắt cử Đoàn 66 lên đường sang Lào trước đó một thời gian ngắn, Tình Báo Chiến Lược của HK đã dự đoán được ý định và khả năng của HCM và Đảng CSVN như sau :
A. Từ bỏ chiến tranh du kích mà bước thằng qua chiến tranh xâm lược kiểu vận động chiến mặc dù vẫn lòe bịp thiên hạ dưới chiêu bài chiến tranh nổi dậy (Đoàn 66 là đơn vị Công Binh đặc biệt đi mở xa lộ Trường Sơn chạy từ Quảng Bình qua Lào rồi hướng về phía Nam song song với đường biên giới Lào Việt sau đó vượt qua biên giới Lào – Cambodia, xa lộ Trường Sơn chạy song song với biên giới Việt – Cambodia mãi tới Phước Long mới sử dụng đường lộ của Cambodia. Xa lộ Trường Sơn là tên gọi sau 1975, trước đó , VC bịp bợm vẫn dùng tên là “Đường Mòn HCM”, khôi hài ở chỗ đường mòn mà có xe tải và chiến xa chạy cả trăm chiếc.)
B.Khối Cộng Sản qua 2 tên đầu sỏ là Liên Sô và Trung Cộng chi viện tối đa về quân cụ, vũ khí, lương thục, , nhiên liệu, chiến xa, hỏa tiễn cầm tay và hỏa tiễn phòng không…cho BV.
Các chiến lược gia của Hoa Kỳ xét rằng VNCH không thể thắng VC được vì 3 nguyên do :
I.- NGUYÊN DO THỨ NHẤT về mặt địa lý, phía Tây của VNCH có dãy Trường Sơn dài mấy ngàn kilometers, VC sử dụng dãy Trường Sơn qua Đường Mòn HCM để đem quân và chiến cụ vào miền Nam dễ dàng, bọn VC có thể tấn công bất cứ chỗ nào mà chúng muốn. Sir Robert Thompson thắng được Mã Cộng vì bán đảo Malaysia có 3 mặt là biển, đường bộ chỉ chung với Thailand một đoạn ngắn, Cộng Sản Quốc Tế có muốn tiếp viện cho Mã Cộng cũng không thể thực hiện được. Nam Hàn cũng vậy, 3 mặt là biển, Bắc Hàn không thể ném du kích và đặc công xâm nhập qua đường biển được, còn đường bộ, chỉ duy nhất ở vĩ tuyến 38, đã có 35,000 quân nhân của HK trấn đóng. .
II.- NGUYÊN DO THỨ HAI Bắc Việt có những lãnh tụ bất nhân và tàn bạo, chúng dám hy sinh đến người dân cuối cùng để thực hiện lý tưởng Cộng Sản điên khùng của chúng bất chấp đến đau đớn mất mát rên siết của dân chúng.
III.- NGUYÊN DO THỨ BA : dân chúng Bắc Viêt bị bưng bít và nhồi sọ đã trở thành những con cừu bảo gì nghe nấy , không còn trí phán đoán cá nhân. Còn giới trí thức tinh hoa của đất nước thì phần lớn đã bỏ chạy vào Nam năm 1954, số còn lại nhân cách đã mất chỉ đóng vai “nâng bi, bợ dĩa” là giỏi, chả làm nên cơm cháo gì hết.
Đối phó với sự xâm lược của CSBV, Hoa Kỳ chủ trương :
Đem quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam làm “mồi” để các lãnh tụ BV xua đại quân vào Nam dưới chiêu bài “đánh đuổi quân xâm lược Mỹ”.
Dùng hỏa lực tiêu diệt quân lính BV, tức là tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của BV trên đất của VNCH mà không mang tiếng là đi xâm lăng một quốc gia khác (nên nhớ là sau Hiệp Định Genève 1954, BV có danh xưng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nam Việt Nam có danh xưng là Việt Nam Cộng Hòa)
Khi quân lính bị tiêu diệt gần hết tức là tiềm lực chiến tranh không còn thì cuộc xâm lăng của BV sẽ tàn lụi dần.
Như chúng ta đã biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm hoàn toàn chống lại chủ trương nói trên của Hoa Kỳ, ông cho rằng :
. Hoa Kỳ đem quân vào VN, sự chống Cộng của VNCH sẽ mất chính nghĩa
.Tổng Thống Ngô Đình Diệm nghĩ rằng HCM cũng là người VN, ông cố gắng tiếp xúc và thuyết phục BV để tránh chiến tranh xảy ra ở VN.
.Tổng Thống Ngô Đình Diệm nghĩ đến giao tình của ông với Tổng Thống Eisenhower và ông nghĩ rằng có ông hiện hữu trong chính trường sẽ cản trở được chiến tranh giữa HK và BV.
Người viết hiểu tại sao chính phủ Hoa Kỳ thay đổi chính sách tại VN sau khi HCM thành lập MTGPMN và ra lệnh cho Đoàn 66 khai mở Đường Mòn Hồ Chí Minh . Người viết trích dẫn trong Tôn Tử Binh Pháp – Hư Thực thiên, nguyên văn như sau : “ Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa , nhi thủ thắng giả, vị chi thần ” . Tôn Tử cho rằng, tình thế trên chiến trường thay đổi khôn lường, không nên câu nệ vào bất cứ một hình thức tác chiến nào, cũng giống như nước - vốn không có hình thái cố định, rót vào bình tròn thì nước hình tròn, vào bình vuông thì nước hình vuông, người biết dựa vào thay đổi tình hình địch mà dành chiến thắng thì gọi là thần vậy.
Trường hợp Tổng Thống Ngô Đình Diệm rõ ràng ông quá câu nệ vào mô thức ẤP CHIẾN LƯỢC của ông trong khi HCM và Đảng CSVN đã thay đổi biến hóa thế trận, thành thử chính phủ Hoa Kỳ lại thấy chính Tổng Thống Diệm là “kỳ đà cản mũi” trong đối sách của họ với CSBV. Và khi ông không chịu thay đổi thì họ tổ chức đảo chánh lật đổ ông là điều tất nhiên . Những lý do như cá nhân Tổng Thống Diệm cai trị đất nước theo phương pháp gia đình tri, thành phần Công Giáo được ưu đãi hơn thành phần Phật Giáo trong quân đội và chính quyền, viên chức hành chánh tham nhũng…chỉ là những lý do nhỏ nhoi so với đại cuộc, chỉ để khich động quần chúng bình dân mà thôi. Dẫn chứng : những thành phần tổ chức cuộc đảo chính đều là các tướng lãnh hay hoặc các giới chức có liên quan đến quốc phòng kể cả những người được coi là thân tín ruột thịt như Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm- Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính- đương kim Tư Lệnh quân đoàn III, ông Nguyễn Đình Thuần- Bộ Trưởng phụ tá Quốc Phòng của Tổng Thống Diệm. Đại Tá Đỗ Mậu – Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội…v…v…
Ghi chú : tôi không tin vào luận cứ buộc tội của ông Lữ Giang khi ông cho rằng vì ham tiền của Lucien Conin mà các tướng lãnh yham gia đảo chánh và giết Tổng Thống Diệm. Mặc dù sau đảo chánh, trùm Tình Báo của CIA có đem tiền đến Bộ Tổng Tham Mưu đưa cho Trung Tướng Trần Văn Đôn để chia cho các tướng có công, nhưng đó không phải là lý do chính đáng để các tướng lãnh tham gia đảo chánh. Lý do chính đáng là họ thấy Tổng Thống Diệm còn tại vị sẽ làm hỏng kế hoạch chống Cộng của Hoa Kỳ. Ông Lữ Giang và những cá nhân bênh vực chính phủ Ngô Đình Diệm theo cảm tính, đã có thái độ “ mục hạ vô nhân” quá đáng, ông Lữ Giang không nghĩ rằng nếu ông Ngô Đình Nhu phá vỡ được kế hoạch đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì cũng có vài ông tướng bị tử hình, một số ông sẽ vào tù ngồi, còn một số ít leo lên máy bay thoát qua Nam Vang hay Thái Lan, thì làm gì có chuyện tham gia đảo chính vì lãnh tiền thưởng của CIA (giống như những tên giết mướn của xã hội đen). Không một ông tướng nào lại ngu si dại dột đem sinh mạng của chính mình cũng như sinh mạng của thân nhân của mình ra trao đổi với số “tiền thưởng” của Trùm CIA tại Sài Gòn. Đó cũng chính là nhân dân VNCH thấy không có bất cứ một ông Tướng nào trả lời “đôi co” với ông Lữ Giang, không phải vì ông lập luận buộc tội họ quá giỏi, mà chỉ vì ông Lữ Giang không biết cái gì cả (hoặc giả những cái mà ông tự cho là “biết” thì nó lại không ăn nhập gì với công việc các ông Tướng đã làm)
Còn chuyện Tổng Thống Diệm bị giết thì rõ ràng là lỗi của Tổng Thống Diệm, qua tài liệu đã giải mật của Bộ Ngoại Giao HK (do ông Lâm Lễ Trinh cung cấp) sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, từ nhà của ông Mã Tuyên, Tổng Thống Diệm có nói chuyện điện thoại với Đại Sứ Cabot Lodge trong đó Đại Sứ Lodge dặn : “… nếu cần chuyến bay rời khỏi VN, xin Tổng Thống gọi cho tôi, những chuyện khác xin đừng gọi”. Sau đó, Tổng Thống Diệm gọi vào Bộ Tổng Tham Mưu thì coi như sinh mạng của ông đã chấm dứt. Thật đáng tiếc vì Tổng Thống Diệm bị giết chết là do sự vô minh của chính ông.
Sang năm 1964, tình hình chính trị tại Thủ Đô Sài Gòn cứ rối beng như mớ bòng bong, cách vài tháng lại có “chỉnh lý”, “đảo chính”, “biểu dương lực lượng”, “sinh viên học sinh xuống đường biểu tình chống quân phiệt”, “phật tử xuống đường bảo vệ chánh pháp”, “giáo dân xuống đường bảo vệ giáo xứ” (các giáo xứ có không gian rất rộng, không ai biết giới hạn địa lý . Thí dụ minh họa, giáo dân vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Túc Trưng …xuống Sài Gòn bảo vệ cho giáo xứ Tân Sa Châu trên đường Trương Minh Giảng, hay bảo vệ cho Tòa Tổng Giám Mục Địa Phận Sài Gòn- nằm trên đường Phan Đình Phùng quận 3). Ngay chính 2 ông giám đốc Đài Phát Thanh Sàigòn và Đài Phát Thanh Quân Đội cũng chưa biết phe nào chống phe nào, nên khi thấy lính tráng kéo vào trụ sở Đài Phát Thanh, 2 ông cho chạy tape nhạc hùng thâu sẵn là dân Sài Gòn biết có biến động chính trị.
Phía chính giới và dân chúng VNCH lo âu vì tương lai không biết đi về đâu, còn phía Bắc Việt và VC thì ăn mừng hí hửng (chắc là họ ca vang câu hát Thời cơ đến rồi ! Thời cơ đến rồi ! trong các buổi họp mật của Bộ Chính Trị Đảng CSVN tại Hà Nội ), các ông bà “cơ hội chủ nghĩa” thì nhảy múa hét hò chỉ sợ chính phủ mới không mời tham chính. Ít nhất dân chúng VN thấy ông Đại Sứ Cabot Lodge trở đi trở lại Sài Gòn đến 2-3 lần, rồi ông về Mỹ nghỉ hưu hẳn hoi vào cuối năm 1964 và Thống Tướng hồi hưu Maxwell Taylor- nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp của QĐ Hoa Kỳ sang Sài Gòn làm Đại Sứ Hoa Kỳ. Ngày 16 tháng 2 năm 1965, Bác Sĩ Phan Huy Quát thành lập chính phủ (số Tổng Bộ Trưởng chưa đầy đủ) thì Trung Tướng Dương Văn Đức và Thiếu Tướng Lâm Văn Phát kéo quân về Sài Gòn “mưu toan đảo chính”. Sau 3 ngày, không có giao tranh và không có đổ máu, 2 ông Tướng lui binh và tuyên bố là “chúng tôi chỉ BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG”.
Chả lẽ 2 ông Tướng VNCH làm trò trẻ con như vậy hay sao ? Sau này chính Tướng Lâm Văn Phát tâm sự với người thân cận là phía Hoa Kỳ nhờ ông kéo binh đội về Sài Gòn với mục đích làm áp lực để Chính Phủ Phan Huy Quát tống xuất Đại Tướng Nguyễn Khánh đi lưu vong (chính Thủ Tướng Phan Huy Quát ký Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm Đại Tướng Nguyễn Khánh làm Đại Sứ Lưu Động – nghĩa là go around nhưng có paycheck đàng hoàng). Mục tiêu kế tiếp là cách chức 2 đàn em thân tín của Đại Tướng Nguyễn Khánh là Đại Tá Cao Văn Chính đang giữ chức Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội và Trung Tá Lê Văn Nhiều đang giữ chức Cục Trưởng Cục Trung Ương Tình Báo. Do sự tiến cử của Trung Tá Phạm Văn Liễu – đương kim Tổng Giám Đốc CSQG, Thủ Tướng Phan Huy Quát bổ nhiệm Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan – nguyên Tư Lệnh Phó Không Quân, thay thế Đại Tá Cao Văn Chính trong chức vụ Giám Đốc Nha An Quân Đội kiêm nhiệm luôn Cục Trưởng Cục Trung Ương Tình báo thay thế Trung Tá Lê Văn Nhiều.
Ghi chú : thời điểm Thiếu Tướng Lâm Văn Phát tiết lộ về sự thực của CUỘC BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG diễn ra vào ngày 19 tháng 2 năm 1965 tại Sài Gòn là vào khoảng trước năm 2000 trong khu chung cư mobile home gần building Phước Lộc Thọ thành phố Westminster – Orang County Nam Cali.
Năm 1964 xảy ra vụ tàu MADDOX bị “tàu lạ” pháo kích tại Vịnh Bắc Việt và dư luận chính trị tại Sài Gòn đồn đoán là quân đội Mỹ sẽ vào Nam VN (người viết gọi là “tàu lạ” vì cả BV lẫn Trung Cộng không ai lên tiếng gì hết). Thống Tướng hồi hưu Maxwell Taylor sang Sài Gòn làm Đại Sứ càng làm gia tăng phỏng đoán từ 50% vọt lên 90%. Ít lâu sau khi lên làm Thủ Tướng, Bác Sĩ Phan Huy Quát viết văn thư mời quân đội HK vào Nam VN để chống lại quân đội BV xâm lược. ( Năm 2012, khi đến San José tham dự buổi ra mắt sách NHÌN LẠI SỬ VIỆT – tập 3 của Tiến Sĩ Lê Mạnh Hùng, người viết có hỏi cựu Tổng Trưởng Thông Tin Hoàng Đức Nhã về việc Bác Sĩ Phan Huy Quát ký văn thư trước hay sau khi quân đội Mỹ vào VN ? Ông Hoàng Đức Nhã cho hay là văn thư của Bác Sĩ Phan Huy Quát được viết sau khi TQLC Hoa Kỳ đã đổ bộ lên bãi biển Chu Lai được 48 tiếng đồng hồ.)
Năm 1988, khi còn trong trại tỵ nạn Phanat Nikhom, Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu nhắc lại ký ức của mình đã nói chuyện với ông Trần Quốc Bửu tại thời điểm 1965 :…Luật Sư Hiệu “ngờ ngợ” về vai trò của Thống Tướng hồi hưu Maxwell Taylor giống như Toàn Quyền Đông Dương D’ Argenlieu hồi 1945 -1946 và Toàn Quyền Đông Dương De Lattre De Tassigni hồi 1952 vậy. Biểu lộ sự “đồng tình”, ông Trần Quốc Bửu nói : “đíều động hơn 500,000 quân nhân phải là một Đại Tướng đã từng nắm giữ chức vụ Chủ Tịch Ban Tham Mưu Hỗn Hợp hay ít nhất đã từng là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, chớ còn mấy ông Ngoại Giao chuyên nghiệp thuần túy thì làm sao điều động nổi”.
Hoa Kỳ có khoảng 01 triệu quân, năm 1944 khi Âu Châu còn nằm trong tay quân Đức Quốc Xã, Đại Tướng Eisenhower đã chỉ huy khoảng 200,000 quân để giải phóng Âu Châu. Chiến trường Á Châu, Đại Tướng Mac Arthur cũng chỉ huy khoảng 200,000 quân nhân để đánh tan quân đội Nhật Bản. Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 Đại Tướng Mac Arthur cũng chỉ huy 280,000 quân của LHQ (trong đó HK chiếm 250,000 người) để chận đứng quân của Bắc Hàn và 01 triệu chí nguyện quân của Trung Cộng do nguyên soái Bành Đức Hoài chỉ huy. Nam VN đầu năm 1965, tình hình chưa đến nỗi nào, vậy tại sao chính phủ HK phải sử dụng đến 550,000 quân ? (chưa kể 50,000 quân nhân của Đại Hàn Dân Quốc, 12,000 quân nhân trong Sư Đoàn Bộ Binh Mãng Xà Vương – King Cobra của Thái Lan, hơn 5,000 quân nhân của liên quân Australia – New Zealand và 2,000 binh sĩ không tác chiến của Philippines)
Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu thì phỏng đoán rằng quân đội HK tự động đổ quân vào VN (dù chưa có lời mời của Chính Phủ VNCH) là do mục đích khác chứ không phải là chống quân CSBV. Luật Sư Hiệu cho rằng chính phủ HK đem hơn nửa triệu quân sang VN là chuẩn bị để ứng phó với tình hình càng ngày càng xấu đi tại Indonesia (đó là do Tổng Thống Soekarno dung dưỡng cho phe Cộng Sản thân Mao lộng hành). Lời phỏng đoán của Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu gần như trở thành lời tiên tri khi chỉ ít lâu sau đó bên Indonesia xảy ra biến động lớn khiến cho Tướng Suharto lên nắm quyền với sự đoạn giao với chính quyền Bắc Kinh đi kèm với sự tàn sát hơn nửa triệu đảng viên Đảng Cộng Sản chỉ trong vòng vòng 01 tuần lễ.
Mục tiêu chính đã giải quyết xong, Thống Tướng hồi hưu Maxwell Taylor trở về Mỹ và ông Elsworth Bunker – một viên chức thâm niên của Bộ Ngoại Giao HK sang VN làm Đại Sứ từ 1967. Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu cũng cho rằng HCM và Ban Lãnh Đạo của CSBV bị HK lừa (mà không biết). Luật Sư Hiệu dẫn chứng :
Dẫn chứng thứ nhất : lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm rồi tạo ra tình cảnh chính tri hỗn độn bát nháo như thực tế đã thấy các tướng lãnh VNCH tranh dành quyền lực , nên quân BV ồ ạt vào Nam trong cuối năm 1963, 1964, 1965,1966…để “cướp chính quyền “ kẻo lỡ thời cơ .
Dẫn chứng thứ hai : HK không trang bị vũ khí hiện đại cho QL/VNCH (mà QL/VNCH vẫn sử dụng vũ khí có từ thời đệ nhị Thế Chiến). tin tình báo của HK thì dư biết quân BV trang bị vũ khi hiện đại hơn như AK47, súng phóng hỏa tiễn B- 40 và B – 41, đại liên 12 ly 8 , trung liên RPD, hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay AT3, đại liên phòng không, cao xạ phòng không 37 ly…. Chính sự trang bị yếu kém về hỏa lực của QL/VNCH mới thôi thúc cấp lãnh đạo của BV mau mau xua đại quân vào Nam dành chiến thắng !
Dẫn chứng thứ ba : đại quân của BV vào Nam bao nhiêu thì bị hỏa lực của HK và VNCH giết gần hết.Hàng rào điện tử Mac Namara dựng lên từ 1964 chỉ là những sensors ghi nhận sinh vật đi qua lại, các tín hiệu được chạy về Trung Tâm Dữ Liệu, rồi được chuyển qua Trung Tâm Khai Thác Dữ Liệu, Headquarter của MACV tại Sàigòn mới lập kế hoạch Hành Quân ghi rõ chi tiết như nơi chốn, thời điểm hành sự và cường độ sử dụng vũ khi. Sau 30 tháng 4 năm 1975, dân chúng miền Bắc mới biết là có những trận mưa bom xóa sạch các đơn vị xâm nhập, nhưng báo chí và các nhà viết sử không ai được đọc các báo cáo của Trung Tâm Dữ Liệu, Trung Tâm Khai Thác Dữ Liệu và Kế hoạch hành quân : HK không bao giờ công bố các tài liệu này vì lý do nhân đạo (Nhà văn Dương Thu Hương ước tính Bắc Việt có từ 3 đến 5 triệu tử sĩ, người viết lấy số 3 triệu nhỏ nhất so với dân số BV vào lúc 1975 là 25 triệu, tính ra là hỏa lực của Hoa Kỳ đã diệt 12% dân số của BV, cho nên không công bố các dữ liệu có sẵn là vấn đề nhân đạo ). Mặt khác, nếu có được đọc thì cũng không có dữ liệu ghi nhận số người đi trở ra Bắc, mà chỉ có dữ liệu số người từ Bắc vào Nam theo từng thời điểm khác nhau.
Dẫn chứng thứ tư : quen tính ba hoa phét lác, bọn CSBV lớn lối cho rằng BV đã chiến thắng 2 tên đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ, tự khen mình có chiến thắng thần thánh (người vô thần mà cứ đem thần thánh ra làm định mức tuyệt hảo, trông có vẻ chương chướng làm sao !). Chiến thắng thần thánh vì BV không có thương binh và phế binh sau 1975. Hoa Kỳ và VNCH có phương tiện tải thương nhanh, có máu khô, có thuốc men dồi dào, có bác sĩ và y tá cứu thương trình độ tay nghề cao, vậy mà số thương binh đã lên tới nửa triệu người. BV không có thấy thương phế binh trên đường phố thì đúng là “thần thánh” chứ còn là gì bây giờ.
Vấn đề chính của 500.000 quân nhân Hoa Kỳ vào VN vào năm 1965 là dự phòng cho trường hợp xấu nhất ở Indonesia, nhưng giải pháp của Tình Báo Hoa Kỳ giúp Tướng Suharto tiêu diệt sạch sẽ Đảng CS Indonesia và bọn Maoists, cho nên việc hồi hương 500,000 quân nhân HK về nước phải là điều tất yếu (vấn đề tài chánh là chính, ngân sách làm sao chi phí cho nửa triệu quân mà đi cà nhỏng không làm gì cả). Tổng Thống Johnson và Bộ Trưởng Mac Namara “bỏ chạy” để lại “gánh nặng” cho Phó Tổng Thống Humphrey và ứng cử viên Richard Nixon giải quyết.
Trung Ương Tình Báo Hải Ngoại của VNCH cho hay là nếu đắc cử, ông Humphrey và Đảng Dân Chủ sẽ bắt buộc Tổng Thống Thiệu “liên hiệp với VC” rồi đơn phương rút quân vô điều kiện.
Do đó,Tổng Thống Thiệu giúp đỡ ứng cử viên Nixon đắc cử bằng cách chinh phủ VNCH không tham dự Hòa Đàm Paris (sau Tết Mậu Thân). Ứng cử viên Nixon thắng cử nhờ vào chủ trương rút lui từ từ để giúp VNCH có sức đối đầu với BV. Tháng giêng năm 1969 nhậm chức, tháng 8 năm 1969+
Tổng Thống Nixon bay qua Sài Gòn họp với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập, dĩ nhiên chúng ta phải hiểu là Tổng Thống Nixon từ Washington D.C. bay qua Sài Gòn không phải để bắt tay suông, cảm ơn Tổng Thống Thiệu trong kỳ bầu cử tháng 11 năm 1968. Những gì 2 ông nói với nhau thì không được công bố (mà những gì được công bố thì không hẳn là những vấn đề 2 Tổng Thống đã thảo luận). Hiện nay tại hải ngoại chỉ có 3 người biết nội dung cuộc hội nghị tay đôi đó, đó là cựu Tổng Trưởng Hoàng Đức Nhã , cựu Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo VNCH – Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình và cựu Thủ Tướng Chính Phủ VNCH – Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Khổ nỗi, ba nhân vật này rất kín miệng chưa bao giờ tuyên bố bất kỳ điểu gì cả.
Tuy nhiên, người viết hiểu ngầm rằng những vị lãnh đạo của VNCH không thể bắt buộc hay kỳ kèo với Tổng Thống Nixon phải ủng hộ VNCH chiến thắng CSVN, vì đó là những đòi hỏi thiếu thực tế. Xin trích dẫn Binh Pháp Tôn Tử - Mưu Công thiên như sau : “ Dụng binh chi pháp, thập tắc vi chi, ngũ tắc công chi, thiếu tắc năng đào chi, bất nhược tắc năng tị chi “.
Diễn dịch : “ Phép dụng binh căn bản là căn cứ vào tình hình ta và địch mạnh hay yếu khác nhau mà lựa chọn phương pháp khác nhau. Khi ta mạnh địch yếu thì tập trung ưu thế binh lực bao vây, tấn công, tiêu diệt địch. Khi ta và địch xấp xỉ nhau, nên tìm cách phân tán lực lượng của địch, tấn công quyết đoán, đánh bại địch. Khi địch mạnh ta yếu, thì tránh giao chiến, có thể chạy được thì chạy, lựa chọn chiến thuật cơ động linh hoạt. Nếu không, hoặc là ngồi để mất thời cơ hoặc là mạo hiểm giao chiến, dẫn đến thất bại, là nguyên tắc trong chiến tranh.
Tháng 6 năm 1973, Quốc Hội HK do Đảng Dân Chủ nắm đa số đã ra Đao Luật giảm thiểu 50% viện trợ cho VNCH trong năm 1974 và cắt 100% viện trợ vào năm 1975 để chấm dứt chiến tranh VN. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các vị lãnh đạo VNCH không thể ra lệnh cho Quân Lực VNCH quyết chiến đấu vì vũ khí đạn được chỉ đủ để chiến đấu cho đến tháng 6/1975, lại càng không thể ra lệnh cho quân đội VNCH buông súng đầu hàng. Cho nên quân dân VNCH đã chứng kiến là Tổng Thống Thiệu đã phải ra lệnh lui quân , trước hết là lui quân khỏi vùng 2 chiến thuật, rồi vùng 1 chiến thuật…Các vị đã ở lại cho đến lúc không thể ở lại được nữa ,không phải vì “tham quyền cố vị” như bọn VC và “bọn lủng lắng đứng giữa” ồn ào tuyên truyền mà là ở lại để lèo lái con thuyền VNCH trong tình thế ít tổn hại nhất. Thí dụ chứng minh :
Sư Đoàn 18BB chịu trách nhiệm chận đứng Cộng Quân tại phía Long Khánh – Biên Hòa – Phước Tuy, Sư đoàn 25BB chịu trách nhiệm vùng Tây Ninh – Hậu Nghĩa – Long An, Sư Đoàn 5BB chịu trách nhiệm vùng Lai Khê – Bình Dương và một phần của Biên Hòa với mục đích để các cơ quan quan trọng của chính phủ VNCH và Hoa Kỳ có đủ thời gian xuống tàu Hải Quân ra khơi cũng như lên phi cơ bay ra Hạm Đội 7 ngoài Biển Đông.
Tin tình báo cho biết Lê Đức Thọ chỉ huy 4 -5 sư đoàn Cộng Quân bao vây và tiêu diệt toàn bộ Sư Đoàn 18 BB để tiến về Sài Gòn “bắt sống” Đại Sứ Graham Martin. Lúc đó Trung Tướng Đồng Văn Khuyên là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng ra lệnh cho Bộ Tư Lệnh Không Quân đem 2 quả bom CBU ra thả tại Xuân Lộc sau khi ban mật lệnh Giờ N tất cả các đơn vị chiến đấu tại mặt trận Xuân Lộc đồng loạt rút ra khõi vùng này. Không ai rõ Cộng Quân bị giết hại bao nhiêu người, nhưng Đài Phát Thanh Hà Nội la chói lói là Mỹ sử dụng BOM NGUYÊN TỬ CỠ NHỎ (thực ra đây chỉ là loại bom đốt cháy không khí trong vòng 30 phút, số người chết vì thiếu oxygen quá lâu, chứ không phải bom nguyên tử vì nếu bom nguyên tử thì phải có “phóng xạ” ).
Trung Tướng Đồng Văn Khuyên được Bộ Tư Lệnh Không Quân báo cáo thành tích qua không ảnh chụp sau khi bom nổ , khi chiếc phi cơ trinh thám đáp xuông phi trường Tân Sơn Nhứt, Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Nu – Trưởng Phòng 7 Bộ TTM và chừng 2-3 Đại Tá đã gỡ cả camera cũng như tháo films lên một chiếc máy bay khác rời Sài Gòn ít lâu sau đó. Áy náy vì nhiệm vụ mà phải giết quá nhiều Cộng quân, sau này khi định cư tại Virginia, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên “tu tại gia” và luôn luôn ăn chay trường + cầu nguyên cho đến khi qua đời cách nay vài năm. Xin cầu chúc cho Trung Tướng Đồng Văn Khuyên được an nghỉ ở bên kia thế giới.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến – người được mệnh danh là Ông Trùm Tình Báo của nền đệ nhất Cộng Hòa, đồng thời cũng là 1 trong 2 sáng lập viên của Đảng Cần Lao (người kia là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu) đã nêu nhận xét trong buổi phỏng vấn hiếm hoi trong cuộc đời chính trị của ông (nhà báo Nguyễn Hoài Vân đã phỏng vấn Bác Sĩ Tuyến vào khoảng năm 1999 – 2000, trước khi Bác Sĩ Tuyến qua đời ít lâu). Người viết xin trích lại một phần những ghi chép của nhà báo Nguyễn Hoài Vân như sau :
…”Người Cộng Sản đi theo trình tự Có Ý Thức Hệ rồi mới có Chủ Thuyết, sau đó mới có Đảng, rồi Đảng đấu tranh mới có Chính Quyền. Như thế phẩm chất của Đảng trên phương diện đấu tranh rất cao, vì phải có phẩm chất cao, Đảng mới lấy được Chính Quyền
Tiến trình này cũng khiến cho Chính Quyền bị lung lay thì Đảng vẫn còn đó, khi Đảng sụp đổ thì Chủ Thuyết vẫn hiện hữu và nếu Chủ Thuyết bị sứt mẻ, thì Ý Thức Hệ vẫn tồn tại.
Ý Thức Hệ là điều rất khó xóa đi trong đầu óc con người, nên cho dù có mất cả Chủ Thuyết, người ta vẫn có thể dựng lại từ đầu tức là từ Ý Thức Hệ (hết trich).
Những nhận định của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến nếu ứng dụng vào tình hình chính trị tại Hoa Kỳ trong khoảng 40 năm trở lại đây thì quả là đúng y boong 100% : do điều kiện sinh hoạt chính tri không thuận lợi, mặc dù được phép sinh hoạt, nhưng Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ cứ èo uột,như Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ không có tiền để thuê trụ sở và thuê mướn nhân viên, có muốn ra ứng cử cũng chẳng có tiền thuê quảng cáo trên báo chí hay đài truyền thanh – truyền hình. Chủ thuyết Cộng Sản hoàn toàn tan vỡ từ 1992, sau khi Liên Sô và khối Đông  tan vỡ nhưng Ý Thức Hệ rất khó xóa nhòa trong đầu óc con người cho nên Ý Thức Hệ sống lại qua nhóm tả phái của Đảng Dân Chủ như nhóm của Sanders, của Barack Obama, của Hillary Clinton, của Pelosi…
Cuộc bầu cử 2016 vừa qua, Donald Trump thắng cử sít sao nhờ các tiểu bang nhỏ có nhiều thành phần “bảo thủ”, cho nên trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ 1 ông Trump phải ra tay “clean up” các tay chân của nhóm tả phái và những con người không đảng phái nhưng bị nhuộm màu XHCN. Có thắng lợi ban đầu nhưng đó không phải là chuyện dễ dàng. Cầu xin Thượng Đế ban cho ông nhiều sức khỏe, trí óc minh mẫn và nhất là “không biết sợ những mồm loa mép giải của khối thiểu số lúc nào cũng ồn ào và huyên náo” (chỉ nên tin vào những dữ kiện thống kê đáng tin cậy, không nên tin vào những thống kê giả hiệu).
Đối đầu hữu hiệu với Ý Thức Hệ XHCN là Ý Thức Hệ Quôc Gia mà hình ảnh rõ rệt nhất của Ý Thức Hệ Quốc Gia là lời kêu gọi của ông Trump : Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại – Mỹ Nhất – Nhất Mỹ.
Năm 1864, Tổng Thống Abraham Lincoln trong bài diễn văn đọc tại Gettysburg có đề xướng một quan niệm được coi là khuôn vàng thước ngọc cho nền chính tri dân chủ : “…chính quyền phải DO DÂN – BỞI DÂN và VÌ DÂN. Cá nhân người viết và thân hữu ủng hộ ông Trump không phải vì ông là tỷ phú, không phải vì ông là cựu tài tử màn bạc điện ảnh hay vì ông Trump ăn nói bộc trực nhưng chân thành…
Chúng tôi ủng hộ ông Trump vì tất cả lời nói cũng như việc làm của ông đều LÀM LỢI CHO QUỐC GIA HOA KỲ - BỞI QUỐC GIA HOA KỲ và VÌ QUỐC GIA HOA KỲ.
Khai bút đầu năm tại San José, ngày 10 tháng giêng năm 2019
Trần Trung Chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét