Thương chiến Mỹ-Trung có thể bùng nổ lớn hơn sau 90 ngày
Lê Thành Nhân: lethanhnhan@vietquoc.org
Sau bửa tiệc tối giữa TT Trump và Tập Cận Bình tại Argentina ngày 1 tháng 12 năm 2018 cả hai phái đoàn Mỹ-Tàu ra về đều cho là chiến thắng và ngưng thương chiến. Nhưng sự ngưng thương chiến này chẳng khác gì hai võ sĩ Boxing tạm ngưng hiệp đấu trên võ đài để chờ trận đấu tiếp.
Vấn đề then chốt đối đầu giữa Mỹ-Tàu là hai mặt trận “Made in China 2025” và “Một vành đai, Một con đường”. Mục đích cả hai kế sách này là Tàu Cộng tranh giành quyền lực với Mỹ trước thế kỷ thứ 21 về mặt kinh tế và quân sự. Điều này nhiều nhà phân tích trên thế giới đều có chung một nhận định là: nếu không giải quyết tham vọng bá quyền của Tàu Cộng sớm thì Mỹ phải trả một giá rất đắc. Chi bằng Mỹ phải giải quyết sớm, đôi khi bất chiến tự nhiên thành.
Hai giờ rưởi đồng hồ ăn tối ở thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình (Argentina), cả TT Trump và Tập Cận Bình ra về đều vui vẻ cho là “cuộc gặp gỡ tuyệt vời”. Vâng cả hai bên đều đạt được chiến thuật ngắn hạn của mình. Tàu Cộng thì dùng trì hoãn chiến (dù chỉ 90 ngày) để sử dụng chiến thuật “lùi một bước, tiến hai bước”. Về phía TT Trump thì còn gì sung sướng hơn khi nông sản, nhất là đậu nành đang bị ứ đọng thành núi phải đem đổ vì không đủ nhà kho để chứa của những nông dân nay được Tập mua ngay (immediately), những nông dân này sẽ đem đến cho TT Trump những lá phiếu “béo bở” trong bầu cử Tổng Thống năm 2020. Tập Cận Bình lại hứa mua rất nhiều nông sản khác thì chẳng khác gì giúp ông Trump thu được lá phiếu của nhiều tiểu bang nông nghiệp mà đã giúp cho ông Trump trúng cử năm 2016. Tàu Cộng “hứa” thêm nữa, mua nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó chắc có xe hơi bán qua TC sẽ được thấp thuế, để cho các hãng xe hơi đang đóng cửa tại mấy tiểu bang miền Bắc phục hồi, đây cũng là có lợi cho ông Trump kiếm phiếu ở các tiểu bang sản xuất xe hơi. Cả hai đang tặng nhau những món quà thời trang để thực hiện thế thủ của mình.
Nếu đọc kỹ bản Thông Cáo Báo Chí của Tòa Bạch Ốc (1) thì thấy trong đó nhiều uẩn khúc, trừu tượng không giải quyết vấn đề tận gốc rễ mà chỉ là những hứa hẹn mang tính tượng trưng như những hàng chữ trong các dấu ngoặc kép chữ nghiêng ở dưới:
“Về giao thương, Tổng Thống Trump đã đồng ý vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 tới, ông sẽ vẫn giữ mức thuế 10% đối với các sản phẩm trị giá 200 tỷ đô-la mà không tăng lên 25% trong lúc này…” (ngừng thương chiến với con dao “áp thuế 25%” treo lơ lững để đe dọa Tàu Cộng…không những thế mà ông Trump nói với phóng viên đài VOA tại Hội Nghị G20 là “áp thuế có thể gấp đôi”).
“Trung Cộng sẽ đồng ý mua một số lượng chưa được thỏa thuận nhưng rất đáng kể về nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Hoa Kỳ để giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia…” (Số lượng chưa được thỏa thuận nhưng rất đáng kể là bao nhiêu? – đây là cách chơi chữ cố hữu về trì hoãn chiến để câu giờ của Cộng Sản).
“Trung Cộng đồng ý bắt đầu ngay lập tức mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Hoa Kỳ”(việc này là thật, cái thật này đánh vào sự mong muốn của TT Trump để Tập tháu cáy, đánh lừa những việc khác với mục đích câu giờ. Món quà tâm lý mà Tập trao cho Trump là hiện nay đậu nành tại tiểu bang nông nghiệp nước Mỹ đang ứ đọng với số lượng cực lớn cần có thị trường tiêu thụ ngay).
“Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập đã đồng ý bắt đầu ngay lập tức các cuộc đàm phán về thay đổi cấu trúc liên quan đến việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, xâm nhập không gian mạng và trộm cắp trên mạng, dịch vụ và nông nghiệp. Cả hai bên đồng ý rằng họ sẽ cố gắng hoàn thành những giao dịch này trong vòng 90 ngày sắp tới. Nếu vào cuối thời gian 90 ngày này, các bên không thể đạt được thỏa thuận, mức thuế 10% sẽ bị tăng lên 25%.”
Nếu thực hiện được những điều vừa nêu ra thì đó là “trường thiên tiểu thuyết” giải quyết từ năm này sang năm khác chưa xong, làm sao giải quyết trong 90 ngày. Thử hỏi làm thế nào để ép Tàu Cộng chấm dứt “chuyển giao công nghệ”, làm sao người Mỹ “bảo vệ sở hữu trí tuệ”. Khi hai thứ đó là bửu bối của Tàu Cộng chuyên cần “ăn cắp kỹ thuật” để thực hiện “Made in China 2025”. Hơn thế nữa, một gã chuyên nghề ăn trộm kỹ thuật để sống còn mà không cho hacker thì chẳng khác gì chặt tay. Mà trong Thông Cáo Báo Chí của Tòa Bạch Ốc đòi 90 ngày giải quyết Tàu Cộng không còn “xâm nhập không gian mạng” và “trộm cắp trên mạng”. Chuyện này đã chận đứng làm từ cả chục năm nay, mà càng ngày càng thấy nhiều vụ xâm nhập an ninh mạng và trôm cắp trên mạng từ Tàu Cộng gia tăng.
Vì vậy Thông Cáo Báo Chí Tòa Bạch Ốc chẳng khác gì xây nhà trên bãi cát.
Đâu là sự thật?
Sự thật là Mỹ xem Tàu Cộng như một nước trổi dậy không bình thường, với quyết tâm mộng bá đồ vương thế giới trong vài chục năm nữa. Những việc làm của Tàu Cộng rất bá đạo, đảo lộn trật tự thế giới, và phá hoại kinh tế của các cường quốc Âu Mỹ.
Thứ nhất: “Made in China 2025” – là mối đe dọa thực sự đến vị thế siêu cường cầm đầu nền kỹ thuật công nghệ của Hoa Kỳ trong vài thập niên tới bằng chiến lược Tàu Cộng “ăn cắp” kỹ thuậtcao từ Mỹ và các nước tây phương.
Thứ hai: “Một vành đai, Một con đường” – Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản lo ngại rằng các điều kiện mờ ám trong việc cho vay của Tàu Cộng đến với các nước chậm phát triển nằm trên tuyến Marintime Silk Road (Con Đường Tơ Lụa Trên Biển – cũng là tuyến chính của “Một vành đai, Một con đường”) làm cho các nước được vay nợ không trả nỗi đành phải cho Tàu Cộng thuê cảng 99 năm hoặc phải bán đất thế nợ. Như ông Rex Tillerson, cựu Ngoại Trưởng Mỹ đã cảnh báo rằng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể trở thành nạn nhân của “kinh tế kẻ cướp” (predatory economics) trong kế sách “Một Vành Đai Một Con Đường”. Và vừa rồi Phó TT Hoa Kỳ Mike Pence cho đó là kế sách “bẫy nợ”. Thật ra đây là quỷ kế của Tàu Cộng xây dựng một chuỗi căn cứ quân sự nối tiếp nhau để kiểm soát Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Biển Đông là đầu cầu của tuyến xuất phát.
Thứ hai: “Một vành đai, Một con đường” – Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản lo ngại rằng các điều kiện mờ ám trong việc cho vay của Tàu Cộng đến với các nước chậm phát triển nằm trên tuyến Marintime Silk Road (Con Đường Tơ Lụa Trên Biển – cũng là tuyến chính của “Một vành đai, Một con đường”) làm cho các nước được vay nợ không trả nỗi đành phải cho Tàu Cộng thuê cảng 99 năm hoặc phải bán đất thế nợ. Như ông Rex Tillerson, cựu Ngoại Trưởng Mỹ đã cảnh báo rằng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể trở thành nạn nhân của “kinh tế kẻ cướp” (predatory economics) trong kế sách “Một Vành Đai Một Con Đường”. Và vừa rồi Phó TT Hoa Kỳ Mike Pence cho đó là kế sách “bẫy nợ”. Thật ra đây là quỷ kế của Tàu Cộng xây dựng một chuỗi căn cứ quân sự nối tiếp nhau để kiểm soát Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Biển Đông là đầu cầu của tuyến xuất phát.
Trong lúc này tham vọng bá quyền của Tàu Cộng đang ở giai đoạn phát triển. Một phần đã thực hiện đạt kết quả như Biển Đông, Siri Lanka. Thấy được tham vọng đó nên Mỹ và các đồng minh đã ra tay ngăn chận bằng cách “giết rắn đập đầu” mà đầu rắn “Một Vành Đai, Một Con Đường” là Biển Đông. Và ngăn chận “ăn cắp” kỹ thuật và “chuyển giao công nghệ” là đầu rắn “Made in China 2025”. Cuộc chiến thương mại là những trận tuyến mở đầu.
Trong thông cáo báo chí của Tòa Bạch Ốc không nói gì đến hai con quái vật này, dù chỉ một từ. Như vậy là mới động đến cái ngọn chứ chưa đi vào gốc rễ của vấn đề tranh chấp Mỹ-Tàu hiện nay.
Đặc biệt trong khi Trump-Tập chuẩn bị ngồi nói chuyện với nhau thì tại G20 TT Trump cũng gặp thủ tướng Ấn Độ Modi và thủ tướng Nhật Abe để tái khẳng định lập trường bảo vệ “tự do hàng hải” trên Ấn Độ-Thái Bình Dương. Cùng lúc, Tàu Cộng cũng lên án và điều động máy bay, tàu chiến ra thách thức tàu USS Chancellorsville của Mỹ đang tuần tra ở vùng biển Hoàng Sa. Đây mới là cốt lõi của vấn đề.
90 ngày ngưng thương chiến khó có thể đàm phán giải quyết “trường thiên tiểu thuyết” nói trên. Nếu có những gì xẩy ra sau 90 ngày có thể là kế sách “câu giờ” đợt hai hoặc chiến tranh thương-mai Mỹ-Tàu lại bùng phát, lần này dữ dội hơn.
Ngày 3 tháng 12 năm 2018..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét