Kính mời mọi người xem để biết bọn Tàu Cộng nguy hiểm đến
mức độ nào ,
xem mà rùng mình kinh hãi , trời ơi vậy mà tại sao mấy đời
TT Mỹ trước lại không làm gì được ,
phải để đến đời TT Mỹ thứ 45 Trump mới thẳng tay làm mạnh
loại bỏ diệt trừ đám Tàu Cộng gián điệp công nghệ thương mại
và an ninh quốc phòng nằm vùng này
nguy hiểm gấp triệu ...triệu lần... khủng bố
Không biết quý vì có cảm thấy mừng và may mắn đang
đuoc song o Mỹ và đã có 1 vị TT dám nói dám làm và thông minh
( khùng mà sao thông minh nhìn ra mối nguy hại của lũ gián điệp
Tàu Công này )
kẻ cả quét sạch bọn tội phạm VN ăn bám nước Mỹ mà không chịu
làm việc làm một con người lương thiện tử tế
khi mà chưa có Quốc Tịch Mỹ
Chuyên gia TC bị cáo buộc ăn cắp bí mật pin thương mại Mỹ
Hongjin Tan người TC bị cáo buộc ăn ắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Mỹ
Một nhà khoa học Trung cộng vừa bị bắt và bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Mỹ nơi ông ta làm việc, theo Reuters.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Sáu 21/12 rằng vụ trộm cắp bí mật thương mại của Hongjin Tan, công dân Trung cộng, liên quan đến một sản phẩm trị giá hơn một tỷ đô la.
Hongjin Tan bị cáo buộc đã tải xuống hàng trăm tập tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm nghiên cứu và phát triển thị trường năng lượng hạ nguồn.
Ông ta bị cáo buộc dự định sử dụng bí mật này để mang về làm lợi cho một công ty ở Trung cộng đã mời ông ta làm việc.
Hongjin Tan bắt vào thứ Năm 20/12 tại Oklahoma và sẽ ra tòa vào thứ Tư tuần tới, bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Trang LinkedIn của Hongjin Tan cho biết ông đã làm việc với tư cách là nhà khoa học cho công ty dầu khí của Mỹ Phillips 66 tại Bartlesville, Oklahoma, kể từ tháng 5/2017.
Công ty Phillips 66 cho biết trong một thông cáo rằng họ đang hợp tác với Cục Điều tra Liên bang trong một cuộc điều tra liên quan đến một nhân viên cũ tại "trụ ở của chúng tôi ở Bartlesville", nhưng từ chối bình luận thêm.
Một báo cáo của FBI cho biết công ty Phillips 66 đã gọi cho FBT này vào tuần trước để báo cáo về hành vi trộm cắp bí mật thương mại và Tan nói với một đồng nghiệp cũ rằng ông ta nghỉ việc để trở về Trung cộng.
FBI tìm thấy trên máy tính xách tay Tan một thỏa thuận tuyển dụng từ một công ty Trung cộng chuyên phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium ion.
Tan truy cập các tập tin về bí mật thương mại trên các hệ thống pin điện thoại di động và pin lithium, FBI cho biết.
Công ty Phillips 66 cho biết họ có một trong hai nhà máy lọc dầu trên thế giới sản xuất các sản phẩm không xác định.
Tan chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển cho chương trình pin và công nghệ pin cho công ty Hoa Kỳ bằng các quy trình độc quyền.
Công ty Phillips 66 nói với FBI rằng họ đã kiếm được khoảng 1,4 tỷ đến 1,8 tỷ đô la từ công nghệ không xác định này.
Gián điệp Trung cộng ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ
Trung cộng đang tham gia vào vụ trộm cắp quy mô lớn các nghiên cứu và công nghệ của Hoa Kỳ ở các trường đại học bằng cách sử dụng gián điệp, sinh viên và các nhà nghiên cứu để thu thập thông tin.
Theo báo The Washington Free Beacon, một cựu viên chức phản gián đã tiết lộ việc quản lý của Tổng thống Barack Obama khi còn đương chức đã làm suy yếu các nỗ lực chống gián điệp nước ngoài của Hoa Kỳ bằng cách ngăn cản những chương trình chống gián điệp cấp quốc gia.
Bà Michelle Van Cleave, cựu giám sát tình báo phản gián, cho biết chương trình chống lại gián điệp nước ngoài bị hạn chế trong thời gian điều hành Tổng thống George W. Bush từ năm 2004 và vẫn tiếp tục bị giới hạn dưới thời tổng thống Obama.
Một số chuyên gia về trí tuệ và an ninh đã xác nhận trong phiên điều trần rằng Trung cộng là mối đe dọa đáng kể nhất đối với hành vi trộm cắp công nghệ từ những nghiên cứu mà Hoa Kỳ chi khoảng 510 tỷ đô la hàng năm.
Bắc Kinh sử dụng các nhân viên bí mật, các công ty bình phong, và liên doanh nghiên cứu trong chương trình trộm cắp.
Các điệp viên công nghệ của Trung cộng đã phát triển các danh sách cụ thể về công nghệ cần đánh cắp, trong đó tập trung vào công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ liên quan đến trí thông minh nhân tạo, robot và các công nghệ khác.
Ngoài ra, Trung cộng cũng dùng những một số trong 350.000 sinh viên Trung cộng đang du học tại Mỹ cho công tác tình báo.
Trung cộng cũng đang thâm nhập vào các trường đại học Hoa Kỳ bằng cách tài trợ cho các trung tâm ngôn ngữ và văn hoá được gọi là Viện Khổng Tử đang được sử dụng để che giấu tội phạm công nghệ.
Khoảng 100 viện nghiên cứu đang hoạt động tại các trường đại học Hoa Kỳ và sử dụng kinh phí của Bắc Kinh như là một phần của nỗ lực "quyền lực mềm" ở Hoa Kỳ.
FBI bắt ‘gián điệp’ Trung Quốc tại NASA
Theo bản tin hãng truyền thông VOA đưa ngày 18-3, một công dân Trung Quốc làm ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington Dulles ngày 16-3 vừa qua.
Anh này bị cáo buộc là đã đưa ra lời khai giả cho các nhân viên chấp pháp của Mỹ.
Lệnh triệu tập của tòa án Mỹ cho thấy, công dân Trung Quốc bị bắt tên là Jiang Bo, sinh ngày 27-11-1982, người Thành Đô, sống tại thành phố Norfolk thuộc bang Virginia.
Jiang Bo cao 1m65, nặng 140 pound, đã từng làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Langley (LARC) của NASA theo dạng hợp đồng. Trung tâm này đặt ở ngoại ô Washington.
Theo những thông tin trên mạng xã hội Linkedin, Jiang Bo từng là nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu hàng không quốc gia Mỹ (NIA), từng học tập tại trường Đại học khoa học công nghệ điện tử Trung Quốc và Đại học Old Dominion của Mỹ.
Bản tin của VOA cho biết, trong cuộc họp báo với các phóng viên, ông Frank Wolf - nghị sĩ của Đảng cộng hòa Mỹ cho biết, ngày 13-3, Cục điều tra liên bang Mỹ đã lập án điều tra hành vi “âm mưu vi phạm Luật quản lý xuất cảng vũ khí”;
Ngày 15-3 FBI được biết đột nhiên Jiang Bo mua vé máy bay một chiều chuẩn bị bay về Trung Quốc; Ngày 16-3, Jiang Bo đã bị các nhân viên của FBI chặn ở sân bay quốc tế Washington Dulles và bị FBI lục soát đồ đạc mang theo.
Ông Frank Wolf đã trích báo cáo của FBI cho biết: “Nhân viên FBI hỏi Jiang Bo mang theo những đồ dùng điện tử gì. Jiang Bo khai mang một điện thoại di động, một thẻ ngân hàng, một ổ cứng ngoài và một máy tính xách tay.
Ông Frank Wolf đã trích báo cáo của FBI cho biết: “Nhân viên FBI hỏi Jiang Bo mang theo những đồ dùng điện tử gì. Jiang Bo khai mang một điện thoại di động, một thẻ ngân hàng, một ổ cứng ngoài và một máy tính xách tay.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, FBI phát hiện ra Jiang Bo đã giấu một số đồ điện tử khác, bao gồm một chiếc máy tính xách tay nữa, một ổ cứng cũ và một thẻ điện thoại di động”.
Ông Frank Wolf bổ sung thêm, lệnh bắt giữ còn nói rằng nhân viên FBI biết trước đó Jiang Bo đã từng mang máy tính vốn dùng để làm việc cho NASA về Trung Quốc, họ cho rằng trong chiếc máy tính này có nhiều thông tin nhạy cảm.
Frank Wolf
Ông Frank Wolf bổ sung thêm, lệnh bắt giữ còn nói rằng nhân viên FBI biết trước đó Jiang Bo đã từng mang máy tính vốn dùng để làm việc cho NASA về Trung Quốc, họ cho rằng trong chiếc máy tính này có nhiều thông tin nhạy cảm.
Ông Frank Wolf cho biết, Jiang Bo có liên quan đến một tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là “có vấn đề đáng phải theo dõi”.
Ông Frank Wolf là chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề ngân sách trực thuộc Ủy ban ngân sách Hạ viện Mỹ, chuyên giải quyết các vấn đề kinh phí cho các cơ quan trong chính phủ Mỹ như NASA.
Ông Frank Wolf là chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề ngân sách trực thuộc Ủy ban ngân sách Hạ viện Mỹ, chuyên giải quyết các vấn đề kinh phí cho các cơ quan trong chính phủ Mỹ như NASA.
Ông Frank Wolf cho biết, để nhân viên hợp đồng mang quốc tịch Trung Quốc tiếp xúc với các tài liệu nhạy cảm là vi phạm điều khoản hạn chế NASA hợp tác với các dự án vũ trụ của Trung Quốc hoặc công ty Trung Quốc nêu trong luật ngân sách.
Vị nghị sĩ này còn cho biết: “Tôi rất lo ngại những thông tin này có thể sẽ liên quan đến các mã số công nghệ đối xứng gương mà Jiang Bo làm việc trong NASA. Những thông tin này có ý nghĩa quân sự đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc”.
Bản tin cho biết, ngày 7-3, sau khi nhận được tin tố cáo của nhân viên nội bộ NASA, ông Frank Wolf đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên để thông báo sự việc này, nhưng lúc đó chưa tiết lộ tên tuổi của Jiang Bo.
Ngay ngày hôm đó NASA đã xác nhận đã giao vụ án cho cơ quan điều tra, công dân Trung Quốc dính líu đến vụ án đã bị nghỉ việc. Ông Frank Wolf cho biết, ngày 20-3, Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức buổi điều trần và nghe ông Charles Bolden – giám đốc NASA trình bày về sự việc này.
Charles Bolden
Bốn vụ gián điệp Trung cộng trong 2 tháng
Tháng Chín 2015, Tập Cận Bình và Obama cùng đồng ý kí hiệp định không tấn công lẫn nhau trên lĩnh vực không gian mạng, không hoạt động gián điệp chống đối nhau trên lĩnh vực an ninh kinh tế.
Nhưng Trung cộng ký để ngụy trang, đánh lừa, phỉnh nịnh và câu giờ. Họ không giữ lời. (Nguyên văn tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ: Obviously, that commitment has not been kept).
Trung cộng không trừ một thủ đoạn nào để trục lợi, phá hoại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, buộc chính quyền Trump phải ra tay.
1_ Thứ Ba 25/9/2018 một công dân Trung cộng tên là Ji Chao Qun (Kỷ Siêu Quân) 27 tuổi, thường trú tại Chicago, bị bắt tại nhà riêng. Ji đang phục vụ trong quân đội Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Ji là một sỹ quan thuộc sở Sở An ninh Quốc gia Giang Tô, giả vờ vào Mỹ 2013 với visa F1, theo học ngành kỹ sư điện tử tại Học viên Kỹ thuật Illinois, Chicago.
Đến 2016, Ji xin nhập quân đội Mỹ. Nhiệm vụ của Ji là thu thập danh tính và thông tin cá nhân của nhân viên tình báo quân đội và sỹ quan Mỹ. Ji lôi kéo, tuyển mộ, mua chuộc họ bằng chuyến thuyết giảng, du lịch, du hí, gái và tiền cùng nhiều bổng lộc để hợp tác với tình báo Trung cộng. Ji phủ nhận toàn bộ cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
2_ Thứ Tư 10/10/ 2018, Thông báo của Bộ Tư pháp Hoa Kỹ chỉ rõ: Bộ An ninh Quốc gia Trung cộng chỉ đạo công dân Trung cộng dưới nhiều bí danh Yanun Xu (Từ Diện Quân), hoặc Qu Hui, hoặc Zhang Hui đánh cắp bí mật thương mại, đánh cắp bí mật của ngành hàng không dân dụng Mỹ và Âu châu.
Từ Diện Quân bị bắt ngày 1/4/2018 tại Bỉ. Đến 10/10/2018 ông bị dẫn độ về Mỹ. Ông là sĩ quan cao cấp thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung cộng tại tỉnh Giang Tô.
3_ Ngày 30 tháng Mười 2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố ổ 10 gián điệp Trung cộng gồm: Hai gián điệp chuyên nghiệp là Zha Rong (Tra Vinh) và Chai Meng (Sài Mạnh) nhân viên thuộc Bộ An ninh Quốc Gia Trung cộng tại Giang Tô, sáu tin tặc (hackers), và 2 người khác làm việc cho công ty hàng không Mỹ và Pháp.
Nhóm này hoạt động rất đắc lực trong vòng 5 năm qua. Dưới sự lãnh đạo của Vinh và Mạnh, họ thâm nhập vào máy tính cá nhân của nhân vật quan trong trong công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ – Pháp.
Họ đã đánh cắp nhiều kỹ thuật thiết yếu trong động cơ phản lực cả trong dân dụng và quân sự.
4_ Thứ Năm 1/11/2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ lần thứ tư, trong vòng hai tháng lại đưa ra một bản truy tố hai đại Công ty Điện tử Tấn Hoa của Trung cộng đóng tại tỉnh Phú Kiến và Hoa Liên của Đài Loan về tội danh:
Đánh cắp bí mật thương mại, hợp tác đánh cắp, hợp tác đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Nếu xét thấy có tội hai công ty Tấn Hoa và Hoa Liên sẽ phải nộp phạt đến 10 triệu Mỹ kim hoặc trị giá gấp ba lần số tiền bản thiết kế vi mạch bán dẫn của công ty Mỹ Micron tại San Jose, California.
Hai công ty này cũng bị cấm vĩnh viễn bán sản phẩm vào thị trường Bắc Mỹ.
Song song với bản án này, cùng ngày Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố thêm ba công dân của Đài Loan và Trung cộng về tội ăn cắp sở hữu trí tuệ của công ty Micron trị giá đến 9 tỷ Mỹ kim.
Giám đốc FBI, Christopher Wray nhấn mạnh: Những đe dọa từ Nga không thể so sánh với những đe dọa từ Trung cộng.
Họ can dự, thao túng vào mọi giai tầng của chính phủ, luồn lách vào mọi công ty, trường đại học, học viện, cơ sở văn hóa, nghệ thuật, và những ngành chiến lược. Họ đã thành công cài cắm nhiều gián điệp mà giờ đây Mỹ phải đối mặt.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cảnh báo rằng đây mới chỉ là khúc dạo đầu… Hoa Kỹ sẽ mở hết tốc lực trên mọi mặt trận để bảo vệ đến cùng quyền lợi của Mỹ và các đồng minh. Chặn đứng bàn tay lông lá bẩn thỉu của Trung cộng.
Bộ Ngoại giao Trung cộng phản đối những bản án trên và cho rằng đó là luận điệu vu khống và bôi nhọ thanh danh của Trung cộng.
Bạch Mai
Gián điệp “Kế hoạch ngàn người” của Trung cộng
Một quan chức FBI nói "bên trong các mối đe dọa", những người khó xác định bởi vì họ đã đạt được lòng tin của tổ chức, đặt ra nguy cơ số 1 cho các cơ sở giáo dục và y tế.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung càng leo thang thì Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) càng tăng cường phòng chống việc Trung cộng lấy cắp công nghệ. Trên các trang báo, diễn đàn mạng của người Hoa ở Mỹ liên tiếp đưa tin về các vụ việc những nhà khoa học Mỹ gốc Hoa tham gia vào “Kế hoạch ngàn người” bị trừng phạt vì tội làm...
Trung tâm nghiên cứu và điều trị ung thư MD Anderson ở Houston nơi có 9 nhà khoa học gốc Hoa bị đuổi việc
Tờ Houston Chronicle có lượng phát hành lớn nhất ở bang Texas từng đưa tin: hôm 8/8 quan chức FBI đã gặp gỡ hàng trăm nhà quản lý của hơn 20 trường đại học và các cơ sở nghiên cứu, thông báo một số văn bản cơ mật và nhắc nhở họ thắt chặt việc phòng chống “nội quy”, đề phòng các cơ mật bị gián điệp đánh cắp.
Theo báo “Tin tức thế giới” bản tiếng Hoa xuất bản ở Mỹ ngày 13/9, mới đây 9 nhà khoa học gốc Hoa làm việc tại Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư Anderson Texas (MD Anderson) –
một trung tâm nghiên cứu điều trị bệnh ung thư lớn nhất thế giới đã liên tiếp bị cách chức hoặc đuổi việc, trong đó có những học giả được cho rằng có thể tham gia “Kế hoạch ngàn người” của Trung cộng.
Lãnh đạo của MD Anderson được đánh dấu bằng sự thay đổi, phê bình, thách thức.
Thông tin này đã được những người Hoa công tác tại đây xác nhận và nói sự việc này đã bắt đầu diễn ra từ mấy tháng nay.
Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu người Hoa khi nói về vụ việc này đều từ chối cho biết tên thật. Một học giả còn nói, ông biết rõ chuyện có một người ở Học viện Y khoa Baylor và một người ở MD Anderson đã bị khuyến cáo quay về Trung cộng.
Ông Christopher Wray, Giám đốc FBI cảnh báo giới học thuật và kinh doanh Mỹ hãy thận trọng đối với các gián điệp cài cắm chuyển các công nghệ cao về Trung cộng.
Ông Christopher Wray, Giám đốc FBI hồi đầu năm nay khi điều trần trước quốc hội Mỹ đã cảnh báo giới học thuật và kinh doanh Mỹ hãy thận trọng đối với các gián điệp cài cắm chuyển các công nghệ cao về Trung cộng, rồi xảy ra một loạt vụ các tinh hoa kỹ thuật gốc Hoa liên tiếp bị bắt, bị kết án.
Tiến sĩ Dong Shen đang điều hành cho Đại biểu Tiểu bang Maryland (LD43)
“Các nghiên cứu viên người Hoa đa số không lo mình bị đuổi việc, mà lo ngại quan hệ căng thẳng giữa Mỹ - Trung cộng và cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung ngày càng leo thang sẽ dẫn đến việc người Hoa bị kỳ thị” –
Một nghiên cứu viên họ Lâm người gốc Đài Loan nói. Ông nói, Tổng thống Donald Trump sau khi lên nắm quyền đã chơi con bài “gián điệp Trung cộng” bất lợi cho tất cả những người Hoa.
Tờ “Thế giới nhật báo” của người Hoa ngày 13/9 cũng đăng bài viết về việc các học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” liên tiếp bị bắt và phạt tù.
Báo này cho biết, nhà khoa học Tập Ninh (Ning Xi), chuyên gia về người máy, tự động hóa ở Đại học Michigan hồi tháng 5 vừa qua đã bị FBI bắt và kết tội lừa đảo tiền qua bưu điện (wire fraud) vì lừa lấy được 430 ngàn USD kinh phí của Đại học Michigan nơi ông làm việc và Học viện công trình điện tử IEEE.
Tờ “Thế giới nhật báo” của người Hoa ngày 13/9 cũng đăng bài viết về việc các học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” liên tiếp bị bắt và phạt tù.
Báo này cho biết, nhà khoa học Tập Ninh (Ning Xi), chuyên gia về người máy, tự động hóa ở Đại học Michigan hồi tháng 5 vừa qua đã bị FBI bắt và kết tội lừa đảo tiền qua bưu điện (wire fraud) vì lừa lấy được 430 ngàn USD kinh phí của Đại học Michigan nơi ông làm việc và Học viện công trình điện tử IEEE.
Ông Trương Dĩ Hằng (phải) người tham gia “Kế hoạch ngàn người” bị FBI bắt khởi tố về tội lừa đảo chiếm hàng triệu USD của Bộ Năng Lượng và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ.
Giáo sư công trình sinh học Trương Dĩ Hằng (Yiheng Zhang) ở Đại học kỹ thuật Virginia chủ trì nghiên cứu nhiều hàng mục khoa học mới như chế hydro từ đường, chế tạo pin sinh học…rất được nhà trường chú trọng.
Thế nhưng tháng 9/2017 ông Trương bị bắt và khởi tố 7 tội danh, bao gồm lừa dối chính phủ Mỹ và làm chứng giả. FBI cáo buộc ông và 2 nghiên cứu sinh người Trung cộng trong phòng thí nghiệm đã sử dụng các thành tựu nghiên cứu để lừa xin hàng triệu USD kinh phí của Bộ Năng lượng và Quỹ Khoa học quốc gia (National Science Foundation), nhưng không sử dụng khoản tiền này cho việc nghiên cứu của nhà trường.
Kỹ sư Trịnh Tiểu Thanh (Xiaoqing Zheng), Chủ nhiệm công trình của Tập đoàn GE bị FBI bắt hôm 1/8. Ông bị tình nghi lấy cắp bí mật công nghệ động cơ turbine của công ty để chuyển về Trung cộng. Trịnh đã dùng kỹ thuật dùng tệp ảnh che giấu tệp văn bản để tải các tài liệu mật về máy tính cá nhân.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 22/2 ra thông báo, ông Vương Xuân Tại (Chunzai Wang), Viện sĩ Viện Khoa học Trung cộng, nhà khoa học gốc Hoa từng làm việc tại Tổng cục quản lý hải dương và khí hậu Mỹ (NOAA) đã bị kết án tù vì vi phạm pháp luật Mỹ trong việc tham gia “Kế hoạch ngàn người” và nhận tiền lương của chính phủ Trung cộng từ năm 2010.
“Hội trăm người” – một tổ chức của giới tinh hoa người Mỹ gốc Hoa đầu tháng 3 đã ra tuyên bố quan ngại trước vụ án xét xử bất công Vương Xuân Tại, dẫn lời luật sư Peter Zeidenberg nói:
“Tiến sỹ Vương bị chính phủ của mình xem như cái bia rồi bức hại, đối xử bất công. Ông chỉ là vật hy sinh cho hành động tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào các nhà khoa học gốc Hoa. Bất hạnh thay, ông không phải là người cuối cùng”.
Cả 4 người này đều là các tinh hoa khoa học được đưa sang Mỹ đào tạo sau khi Trung cộng cải cách mở cửa hồi thế kỷ trước, lấy được học vị Tiến sỹ và giành được các thành tựu nghiên cứu nổi bật. Họ đều đã nhập tịch Mỹ, nhưng đều là các học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” của Trung cộng.
Những trường hợp này cộng với vụ hàng loạt các học giả ở MD Anderson, Houston bị cách chức, đuổi việc do tham gia “Kế hoạch ngàn người” khiến cho các chuyên gia học giả người Hoa từng làm rạng rỡ cho cả Mỹ lẫn Trung cộng cảm thấy bất an.
Trước đó, hãng Bloomberg đã dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ nói: “Mấu chốt của “Kế hoạch ngàn người” của Trung cộng là đưa những nhân viên nghiên cứu khoa học được giáo dục ở Trung cộng hiện đang làm việc tại Mỹ quay về nước để phục chế các công nghệ mũi nhọn về quân sự và kỹ thuật thương mại cho Trung cộng; mục đích cuối cùng là để Trung cộng thay thế địa vị về khoa học, công nghệ của Mỹ”.
Các chuyên gia tham gia “Kế hoạch ngàn người” được chính phủ Trung cộng cấp bằng chứng nhận tại Thâm Quyến hồi tháng 4/2018
Mạng “Tin tức thế giới” ngày 14/9 báo động: “Những lời của ông Donald Trump“ lưu học sinh nước nọ toàn là gián điệp” có chút khoa trương,
nhưng các sự việc đang xảy ra như 9 nhà khoa học gốc Hoa ở MD Anderson bị đuổi việc, Thư ngỏ của Hiệu phó trường TTU và phát biểu của Giám đốc FBI cho thấy có vẻ Mỹ đang thực thi chính sách “thà giết nhầm hơn bỏ sót” để triệt hạ việc Trung cộng lấy cắp công nghệ Mỹ”.
Báo này cho rằng không chỉ các chuyên gia học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” và Kế hoạch Trường Giang là đối tượng thanh lọc, mà cả các lưu học sinh từ Trung cộng sang và cả những con em người Hoa sinh ra lớn lên ở Mỹ tới đây cũng có thể bị hại.
Tình hình này cứ tiếp tục xấu đi thì có thể so sánh chính sách này với việc sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ lập ra các Trại tập trung người gốc Nhật để tập trung quản chế họ.
Thu Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét