Nhật Bản ban hành lệnh cấm chính thức tới các cơ quan nước này dùng các sản phẩm viễn thông từ Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE Corporation vì lý do an ninh bảo mật, tờ báo Yomiuri đưa tin sáng hôm thứ Sáu, 7-12-2018.
Lệnh cấm nhằm mục đích ngăn chặn tấn công mạng, rò rỉ thông tin mật cũng như để phù hợp với các quy định cấm Huawei, ZTE mà Mỹ và Úc ban hành thời gian qua.
Một nguồn tin cho rằng phạm vi áp dụng cần mở rộng ra cả tư nhân chứ không chỉ trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, có lo ngại động thái này vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hoạt động của Huawei cùng với ZTE tại nước ngoài gặp phải nhiều hạn chế, do hai tập đoàn bị nghi ngờ có liên hệ với chính quyền lẫn quân đội Trung Quốc.
Quan chức an ninh thông tin trong chính phủ Nhật Bản: “Cấm là hoàn toàn cần thiết. Nguyên tắc loại bỏ các công ty Trung Quốc đối với hoạt động công cộng cũng sẽ trở thành tiêu chí cho khu vực tư nhân.”
Quyết định của chính phủ Nhật Bản được đưa ra sau khi các chính phủ Mỹ và Úc từ chối Huawei và ZTE. Còn Ấn Độ thì thực tế đã ban hành lệnh cấm tương tự từ nhiều năm trước.
Bên cạnh đó, vào ngày 23/8, RFA Mỹ đưa tin, thời gian gần đây chính phủ Nga đã ra thông cáo báo chí rằng, nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử của Nga và các hiệp hội nghề nghiệp đã đề xuất với Chính phủ Nga phải có các quy định nghiêm ngặt về việc nhập khẩu thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE.
Theo truyền thông Nga, sau khi nhận được đề nghị, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chỉ thị các cơ quan chính phủ liên quan tiến hành nghiên cứu và sớm báo cáo kết quả để có phương án hành động.
Nguồn tin cho rằng việc lần này chính phủ Nga công bố những thông tin này, cho thấy Nga cũng có thể đi theo các nước khác như Mỹ, Úc, Ấn Độ, khép dần cánh cửa đối với các thiết bị viễn thông của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Mỹ đang thúc giục chính phủ các nước và nhà mạng hạn chế sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE trong những cơ sở hạ tầng quan trọng, nhằm loại bỏ khả năng gián điệp của Trung Quốc. Huawei đã phủ nhận toàn bộ mọi cáo buộc của Mỹ, trong khi ZTE không phản hồi về thông tin trên.
Trước đó không lâu, thượng nghị sĩ Mark Warner và Marco Rubio đã gửi một bức thư đến Thủ tướng Canada Justin Trudeau yêu cầu ông “xem xét lại” sự tham gia của Huawei vào bất kỳ kế hoạch xây dựng 5G của đất nước. Có nhiều bằng chứng cho thấy không có công ty lớn nào của Trung Quốc không bị chính phủ kiểm soát, điều đó có thể dẫn đến việc những hoạt động tình báo của Five Eys (Canada, Mỹ, Úc, New Zealand và Anh) bị theo dõi.
Để tăng thêm sức thuyết phục, các thượng nghị sĩ đã chỉ ra lệnh cấm của Úc đối với công nghệ 5G của Huawei cũng như phân tích điểm yếu trong các phương pháp kỹ thuật của Huawei tại Anh.
Theo tờ Financial Times và Reuters, Úc cho rằng các công ty có khả năng chịu sự chỉ đạo của chính phủ nước ngoài có thể khiến mạng lưới quốc gia bị can thiệp hoặc truy cập trái phép. Động thái trên đã cho thấy lập trường cứng rắn của Úc, dù không đề cập chính xác đến công ty nào nhưng một quan chức cho biết lệnh này nhằm vào Huawei và ngăn cản sự tham gia của công ty vào việc xây dựng mạng lưới 5G.
Động thái của Úc cũng không có gì khó hiểu bởi luật pháp Trung Quốc yêu cầu các tổ chức và công dân hỗ trợ, hợp tác với chính phủ khi được yêu cầu. Do đó, các nhà phân tích cho rằng thiết bị của Huawei có thể trở thành công cụ phục vụ cho việc gián điệp. Không chỉ riêng ở Úc, Huawei cũng đang gặp nhiều trở ngại tại Mỹ khi các nhà chức trách của nước này liên tục ban hành lệnh cấm các tổ chức chính phủ sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE.
Mạnh Vãn Châu (Meng Wan Zhou) - Giám đốc tài chính kiêm phó chủ tịch của tập đoàn công nghệ Huawei - đã bị bắt tại Canada theo lệnh của chính quyền Mỹ. Lý do vì bà bị tình nghi vi phạm lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Iran.
Nhậm Chính Phi - người sáng lập tập đoàn Huawei có ba người con nhưng hai người con gái Meng Wan Zhou (Mạnh Vãn Châu) và Annabel Yao đều không mang họ bố.
Mạnh Vãn Châu là con gái lớn của Nhậm Chính Phi - người sáng lập ra gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. Ông năm nay 74 tuổi, là cựu quân nhân thuộc lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Theo Market Watch, sau hơn ba thập kỷ, ông Nhậm Chính Phi đã xây dựng Huawei thành một trong những đế chế kinh doanh tư nhân lớn nhất Trung Quốc. Trong tương lai bà Mạnh Vãn Châu được xem là người kế vị tiềm năng của ông.
Nhậm Chính Phi thuở ban đầu ở rể nhà họ Mạnh. Vợ của ông là bà Mạnh Quân nên con gái và con trai đều theo họ mẹ.
Mạnh Vãn Châu sau này tuyên bố với truyền thông, họ của mình lấy theo họ mẹ là bà Mạnh Quân, em trai ban đầu cũng tên Mạnh Bình nhưng hiện đã đổi tên thành Nhậm Bình.
Nhậm Chính Phi nói rõ, Mạnh Vãn Châu lấy họ theo họ mẹ, hé lộ thông tin ông ngoại của Mạnh Vãn Châu là Mạnh Đông Ba từng giữ chức Phó tỉnh trưởng.
Nhậm Chính Phi ly hôn vợ, ông kết hôn với thư ký của mình là Diêu Linh (Yao Ling) sinh con gái Annabel tại Côn Minh, Vân Nam. Annabel năm nay 20 tuổi, bắt đầu học múa ba lê từ năm 5 tuổi. Cô đang theo học tại Đại học Harvard với chuyên ngành số liệu thống kê và công trình máy tính.
| |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét