Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Nam sinh 19 tuổi chụp loạt ảnh ‘trái ngược’ điều mà Trung Quốc loan tin

Nam sinh 19 tuổi chụp loạt ảnh ‘trái ngược’ điều mà Trung Quốc loan tin

Các sinh viên ngồi trật tự đối diện quân đội Trung Quốc trong phong trào Lục Tứ, giữa họ dường như không tồn tại mối thù địch nào cho đến khi ĐCSTQ ra lệnh đàn áp. (Ảnh: Getty Images).  

Mùa hè năm 1989, cách đây 30 năm tại quảng trường Thiên An Môn, từng diễn ra một phong trào dân chủ yêu nước của giới học sinh, sinh viên Trung Quốc. Nhưng sự kiện này đã kết thúc trong một cuộc tàn sát đẫm máu.
Lưu Kiến, một sinh viên Đại học Bắc Kinh, khi đó anh 19 tuổi, là một nhân chứng, là người đã tham gia sự kiện này, anh đã dùng ống kính của mình ghi lại những khoảnh khắc lịch sử thể hiện tình yêu nước nhiệt tình của giới trí thức trẻ.
Sau 30 năm cất giấu trong im lặng, mới đây Lưu Kiến đã đưa ra những bức ảnh minh chứng rằng đó không phải là “cuộc nổi loạn” như chính quyền Trung Quốc loan tin.
“Chúng tôi thân là người Trung Quốc, là người từng trải qua thời khắc đó, có nghĩa vụ phải nói với mọi người sự thật, để thế hệ tương lai biết được sự thật”, ông Lưu Kiến (Liu Jian), người sinh viên khi ấy 19 tuổi nói – “Không thể xóa sạch lịch sử! Không có chính phủ nào có thể xóa sạch lịch sử”.
Lưu Kiến đã lưu trữ 2.000 tấm ảnh về Thảm sát Lục Tứ – ngày 4/6 tại quảng trường Thiên An Môn. Gần đây, khi đã ở nước ngoài, ông ủy quyền cho The Epoch Times và NTD công bố.
Các sinh viên chia sẻ thức ăn của mình cho cảnh sát Trung Quốc. (Ảnh: Peter Turnley / Getty Images).
ĐCSTQ cho đến nay vẫn liên tục bưng bít thông tin và sửa đổi lịch sử, gọi cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên thành “bạo loạn phản cách mạng”, đồng thời phủ nhận việc dùng thiết quân luật và quân đội đã bắn và giết người dân của chính họ. 
Dưới đây là một số hình ảnh mà ông Lưu Kiến cung cấp, cho biết quang cảnh trong cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh cách đây 30 năm.
Bắt nguồn từ tưởng niệm thương tiếc cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang
Ngày 15/4/1989, cựu Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Trung Quốc Hồ Diệu Bang đã qua đời vì một cơn đột qụy, nhiều sinh viên đại học và đông đảo người dân Bắc Kinh đã đến Quảng trường Thiên An Môn tổ chức buổi tưởng niệm cho ông Hồ Diệu Bang và đề xuất thỉnh cầu “Dân chủ, Tự do”.
Tấm ảnh ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Trung Quốc đặt tại quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Hôm tổ chức lễ tang cho cựu Tổng bí thư vào ngày 22/4/1989, đã có 3 sinh viên đã quỳ trước bậc thang của Đại lễ đường Nhân Dân để đưa thư thỉnh nguyện, và họ yêu cầu được gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, nhưng không ai xuất hiện, khiến những người sinh viên thất vọng và bất mãn.
Sinh viên yêu nước thỉnh nguyện, người dân Bắc Kinh ủng hộ
Trong phong trào Lục Tứ, các giáo sư Bắc Kinh cũng xuống đường lên tiếng ủng hộ sinh viên. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Người dân thủ đô Bắc Kinh đã ủng hộ phong trào yêu nước của sinh viên
Người dân ủng hộ phong trào của sinh viên (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Bài xã luận của ĐCSTQ mô tả cuộc thỉnh nguyện ôn hoà là “hỗn loạn”, châm ngòi đại kháng nghị
Ngày 26/4, Nhật báo Nhân dân (Trung Quốc) đã đăng tải bài xã luận: “Giương cao tấm gương phản đối bạo loạn” – dẫn đến nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn hơn diễn ra trên khắp Trung Quốc để phản đối bài xã luận này. 
Chính quyền Trung Quốc nói trong một tuyên bố, các sinh viên Trung Quốc bị “một nhóm nhỏ” kích động, và những người sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc đã xuống đường bác bỏ lộng ngữ không đúng sự thật của ĐCSTQ bằng biểu ngữ: “Tự có tư duy, còn cần (ai) kích động?”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Sinh viên Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh và tấm biểu ngữ: “Chống đặc quyền, cần dân chủ” (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Lục TứCộng đồng tri thức thủ đô Bắc Kinh cũng đến quảng trường Thiên An Môn ủng hộ tinh thần cho sinh viên. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Cánh sát vũ trang Trung Quốc ban đầu đã ủng hộ phong trào của các sinh viên và người dân
Lục TứCảnh sát vũ trang Trung Quốc ngồi trên vệ đường vẫy tay chào đón các sinh viên và công dân trong cuộc diễu hành. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Quang cảnh phong trào sinh viên ngày 4/6/1989, ở góc Tượng đài Anh hùng Nhân dân, Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Sinh viên tuyệt thực phản đối bài xã luận “26/4” của tờ báo Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc
Kể từ ngày 13/5, các sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn đã bắt đầu tuyệt thực và hy vọng sẽ thay đổi bản chất tuyên truyền sai sự thật của bài xã luận “26/4”. Họ yêu cầu đối thoại trực tiếp với chính phủ. 
Những sinh viên tuyệt thực trên quảng trường Thiên An Môn đã làm một tấm bảng yêu cầu đối thoại trực tiếp với chính phủ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Các sinh viên yêu nước đã yêu cầu chính phủ thực hiện cải cách dân chủ và đưa ra tấm bảng viết tuyên ngôn thỉnh nguyện tuyệt thực. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Sinh viên các trường Đại học ở Trung Quốc đã tuyệt thực trong nhiều giờ
Một tấm biểu ngữ ghi: “Các bạn sinh viên đã tuyệt thực 28 tiếng rồi”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Hình ảnh sinh viên Đại học Chính trị và Pháp Luật Trung Quốc đã tuyệt thực trên Quảng trường Thiên An Môn trong Lục Tứ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Sinh viên Đại học Thanh Hoa cũng tuyệt thực trên Quảng trường Thiên An Môn trong Lục Tứ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Các sinh viên tuyệt thực trong trật tự. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Vào ngày 19/5, Tổng bí thư Trung Quốc Triệu Tử Dương được ông Ôn Gia Bảo, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng cục Trung ương Trung Quốc tháp tùng đến Quảng trường Thiên An Môn để thăm hỏi sức khoẻ các sinh viên đang tuyệt thực. Đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông Triệu Tử Dương.
Ông Triệu nói với đám đông những học sinh sinh viên rằng: “Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi”. 
Ông Triệu Tử Dương (được tháp tùng bởi Ôn Gia Bảo khi ấy là Chánh văn phòng Trung ương đảng) nói chuyện với các sinh viên phản kháng trên quảng trường Thiên An Môn ngày 19/5/1989. Ông xin lỗi các sinh viên, nói: “Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi.” (Ảnh: wiki)
Nhiều người dân lên tiếng ủng hộ, biểu tình lan rộng khắp Trung Quốc
Vào ngày 20/5, ĐCSTQ tuyên bố thực thi thiết quân luật, huy động ít nhất 30 sư đoàn binh lực từ năm khu vực quân sự lớn để tiến hành trấn áp phong trào yêu nước, dùng súng ống, xe tăng, xe thiết giáp, lựu đạn để giết chết giới trí thức trẻ yêu nước, lo cho vận mệnh dân tộc Trung Hoa.
Các sinh viên thỉnh nguyện đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh trong Phong trào Lục Tứ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Các sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc hỗ trợ tinh thần những sinh viên tuyệt thực, họ diễu hành trong niềm vui và nụ cười trên môi. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Bức ảnh cho thấy các sinh viên thỉnh nguyện tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn trong Phong trào Lục Tứ. Lá cờ của các trường đại học tại Bắc Kinh đang bay trong không trung. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Các trường cao đẳng và đại học tỉnh thành khác cũng đến Bắc Kinh để hỗ trợ Phong trào Lục Tứ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Các nhà báo hỗ trợ những sinh viên yêu nước
Trong phong trào Lục Tứ, các nhân viên của Tân Hoa Xã đã lên tiếng ủng hộ các sinh viên trên đường phố Bắc Kinh. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Tấm biểu ngữ của các phóng viên: “Tin tức không phải là cải cách”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Người dân Bắc Kinh cũng xuống đường ủng hộ sinh viên trong Phong trào Lục Tứ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Các nhân viên Tân Hoa Xã và tựa đề bài báo: Không có tự do báo chí sẽ không có sự an định thật sự. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).Phong trào Lục Tứ về đêm và tấm biểu ngữ: Nhân dân là Mẹ, ĐCSTQ là con. (Ảnh: Jian Liu cung cấp).
Ước tính trong Thảm sát Lục Tứ có ít nhất 10.000 sinh viên học sinh, dân thường và giới trí thức tử vong dưới tay đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuy nhiên con số thương vong thực sự là điều mà ĐCSTQ luôn che dấu và không thừa nhận.
Thiện Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét