Các vị ơi,
Nếu điều kêu gọi này là thật thì không sớm thì muộn ông này sẽ bị "bệnh" mà chết.
Nếu là cò mồi thì sẽ có nhiều kẻ tin theo sẽ chết.
Chờ mà xem.
TN
GÓP Ý: VGCS không cần “chiêu-dụ” “HOAHO HOA...” với ai cả! Chỉ cần tích-cực chống lại TC để dành lại phần đất “xương thịt” lãnh-thổ - lãnh hải’’ của VN. Là người dân trong và ngoài nước sẽ sẵn sàng ...ủng-hộ!
VP
On Saturday, January 20, 2018 12:47 PM, "Truc Chi trucsonchi@yahoo.com [ChinhNghiaViet]" <ChinhNghiaViet@yahoogroups. com> wrote:
Vào ngày này 19/1 của 44 năm trước, Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc từ lâu vẫn đang âm thầm thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Mới đây, Thiếu tướng Lê Mã Lương lên tiếng cho biết.
44 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc nổ súng tấn công và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để cùng nhìn nhận, đánh giá lại sự kiện này cũng như những bài học lịch sử mà Việt Nam rút ra.
“Âm mưu thâm độc từ lâu”
- Là một tướng lĩnh quân đội và cũng là một người nghiên cứu về lịch sử, ông đánh giá thế nào về sự kiện ngày 19/1/1974, ngày mà quân đội Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý?
Rõ ràng đây là một sự kiện rất đáng buồn. Buồn vì chúng ta để mất phần lãnh thổ của mình. Nếu như khi đó chúng ta thể hiện được sự tỉnh táo và quyết đoán thì nó sẽ không xảy ra sự mất mát rất lớn ấy.
Trước hết, phải nói sự kiện ngày 19/1/1974 là nằm trong một chuỗi sự kiện trong âm mưu của Trung Quốc chứ không phải là hành động đơn lẻ. Đây là mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc đã có từ rất lâu rồi. Âm mưu này đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước và đây là một ý đồ nhất quán và lâu dài.
Phải nói đó là một vấn đề nằm trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc, họ muốn khống chế ta, khống chế Biển Đông. Do đó, đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc tranh thủ lúc ta đang đánh nhau để họ làm cái việc đã rồi theo kiểu “thừa nước đục thả câu” như thế...
Trung Quốc đã có âm mưu từ lâu, tư tưởng của họ là nhất quán. Sự nhất quán đó đã có tới cả nửa thế kỷ rồi chứ không phải là mới hình thành đâu.
Nếu nhìn lại các sự kiện lịch sử, chúng ta sẽ thấy ngay từ năm 1946, khi ta đang phải đương đầu với sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp thì lúc này Trung Quốc (thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch) đã tranh thủ chiếm luôn đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa).
Lần thứ hai vào năm 1956, Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1959, lần thứ ba Trung Quốc mang quân chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.
Lần thứ tư là năm 1974, lợi dụng tình thế Mỹ rút hạm đội 7 ra khỏi vùng biển của Việt Nam thì phía Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/3/1988, lúc ấy quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía bắc. Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Vì vậy cho nên khi nhận xét đánh giá về vấn đề này thì phải thấy được nguyên nhân sâu xa của nó.
Trong sự kiện Trung Quốc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và sau này là sự kiện Trung Quốc tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 cho thấy chúng ta đã sơ suất, thiếu sự đề phòng.
“Sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật”
- Sau này, Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung tiết lộ rằng, việc để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 còn có trách nhiệm của phía chính quyền VNCH khi đó đã thiếu quyết đoán. Bởi theo Đại tá Trung, khi đó VNCH vẫn có thể điều không quân từ Đà Nẵng ra chiến đấu đề giành lại đảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Việc không cho máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi đó của chính quyền VNCH. Phải nói là để mất Hoàng Sa là một sai lầm có tính lịch sử.
Bởi vì lúc cần sự cố gắng để giữ cho được lãnh thổ, lãnh hải của mình thì lại không dám quyết đoán để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu mà quyết đoán thì chúng ta không bị mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Khi ấy, quân đội Trung Quốc chỉ có MiG-21 và họ không thể bay nổi từ lục địa để ra Hoàng Sa tác chiến, kể cả khi máy bay MiG-21 của Trung Quốc có xuất phát từ đảo Hải Nam để bay ra Hoàng Sa thì cũng không có đủ nhiên liệu để về và sẽ rơi xuống biển.
Không chỉ chính quyền VNCH mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là “ông bạn lớn” đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế.
Vì thế cho nên khi sự việc xảy ra thì chúng ta bị những bất ngờ. Nếu khi đó ta không chủ quan, đừng quá tin tưởng vào Trung Quốc, ta tìm hiểu tư tưởng chiến lược của Trung Quốc thì ta sẽ có những ứng phó phù hợp hơn.
Nếu ta không chủ quan, thì khi đó quân đội nhân dân Việt Nam có thể bằng mọi giá sẽ chọn được thời cơ thích hợp, chỉ cần khoảng một tuần lễ là có thể lấy lại Hoàng Sa. Tỉnh táo thì không đến mức như vậy.
Nên có thể nói, việc để mất quần đảo Hoàng Sa là do Việt Nam khi đó chủ quan và dễ tin Trung Quốc.
“Có lỗi với tiền nhân”
- Trong một số hội thảo về lịch sử, về Biển Đông cũng như trả lời trên báo chí, Thiếu tướng nói sự kiện để mất Hoàng Sa và sau này là một số đảo ở Trường Sa vào tay quân Trung Quốc đã khiến những người lính như ông khi đó và cả về sau này luôn cảm thấy “có lỗi với tiền nhân”...
Không phải bây giờ, mà ngay từ hàng chục năm trước, tôi cũng đã có dự cảm về vấn đề Biển Đông sẽ là vấn đề mà Trung Quốc không dễ “buông tha” rồi.
Sau này, anh Nguyễn Thành Trung cho biết tại thời điểm năm 1974, nếu như phía chính quyền VNCH cho phép máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để phản công thì vẫn có thể giữ hoặc chiếm lại được đảo. Tôi tin điều đó.
Không chỉ sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974 mà ngay cả sự kiện Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988, nếu chúng ta quyết đoán thì khi đó vẫn có thể giữ được đảo.
Vì khi đó máy bay của chúng ta đã có thể bay ra để ứng cứu và tác chiến rồi. Thậm chí, có đồng chí phi công thời đó sau này còn nó với tôi là chỉ việc cho máy bay bay ra đảo, đơn giản chỉ cần bay thẳng thôi, không cần bỏ bom thì quân chiếm đóng của Trung Quốc khi đó đã sợ “thần hồn nát thần tính” rồi, vì khi đó quân đội Trung Quốc trang bị lạc hậu, không có gì là hiện đại và thiện chiến cả.
Thế nhưng, chúng ta đã không làm được điều đó. Ở đây cũng phải thấy là nó cũng có yếu tố lịch sử. Lúc bấy giờ là Liên Xô đang ở ngưỡng của của sự suy yếu, khủng hoảng, và bắt đầu “kiềng” Mỹ và cả Trung Quốc. Nên sự ủng hộ của Liên Xô khi đó là không có.
Chính điều ấy đã tác động đến tư duy của những lãnh đạo của ta khi đó, phải chịu những sức ép lớn khi đưa ra quyết định.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, chúng ta đã từng hy sinh máu xương thậm chí còn nhiều hơn thế để giữ nước mà chúng ta vẫn phải chấp nhận, 21 năm kiên trì chiến đấu chống Mỹ cứu nước thì thêm sự hy sinh nữa để giữ biển, giữ đảo tại sao lại không thể làm? Tại sao khi cần có sự sáng suốt để quyết định một việc liên quan đến quốc gia, lãnh thổ mà chúng ta không làm được?
Cho nên đến tận bây giờ, thế hệ những người lính chúng tôi cảm thấy rất có lỗi với tiền nhân. Các bậc tiền nhân đã giữ được biển đảo, song cuối cùng chúng ta chỉ vì thiếu một quyết đoán sáng suốt mà đã để cho phần đất đảo của mình rơi vào tay đối phương.
Phải kiên trì đấu tranh để đòi lại chủ quyền biển đảo
- Việt Nam cần phải làm gì để giành lại chủ quyền biển, đảo mà Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép, thưa ông?
Hoàng Sa là của Việt Nam, điều này không thể phủ định, chối cãi. Chủ quyền đó không chỉ được khẳng định, xác nhận bằng máu xương của người Việt mà còn được xác nhận bằng rất nhiều tư liệu, sử liệu của cả sử sách nước ta từ thời nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn lẫn tư liệu của phương Tây, của người Pháp ghi chép lại.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và sau này là cưỡng chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 là việc làm phi phạm, xâm phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là hành vi phải lên án mạnh mẽ và không thể biện minh dù bằng bất cứ lý do nào.
Hiện nay, chúng ta vẫn đang kiên trì thực hiện chính sách đấu tranh, chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao để gây sức ép nhằm đòi lại những đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Tất nhiên, đây là một cuộc đấu tranh sẽ còn phức tạp, lâu dài và gian nan, song Việt Nam vẫn phải làm.
Phải kiên trì đấu tranh để đòi lại chủ quyền biển đảo. Nói như đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng có lần phát biểu là chúng ta vẫn kiên trì, bởi nếu đời chúng ta không đòi được thì đời con cháu chúng ta sau này sẽ đòi lại được.
Qua đó cho thấy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh cam go lẫn dài lâu, song Việt Nam vẫn phải kiên trì thực hiện.
- Thưa ông, trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, từ sự kiện đã xảy ra trong quá khứ như đã nói ở trên, chúng ta rút ra bài học cốt tử gì?
Thứ nhất, vấn đề cốt tử ở đây chính là Việt Nam cần phải luôn luôn tỉnh táo và sáng suốt để giữ vững chủ quyền của dân tộc, của đất nước mình. Cụ thể ở đây là Đảng và những nhà lãnh đạo, những người đưa ra những chiến lược, sách lược có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của cả quốc gia, dân tộc.
Thứ hai là trong quan hệ quốc tế, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên hết. Phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc mình làm trọng, là tiêu chí đầu tiên trong mọi mối quan hệ.
Thực tế trong quan hệ ngoại giao cho thấy đã có rất nhiều nước khác họ làm như thế rồi, và trong quá khứ, Việt Nam cũng đã tuân thủ nguyên tắc này.
Lợi ích quốc gia dân tộc là lợi ích cốt lõi, là lợi ích số một... Nếu không nghĩ đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì mình còn bị ảnh hưởng, còn bị thiệt thòi, mất mát rất nhiều trong một số mối quan hệ quốc tế.
Năm 2018 được dự báo tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến rất phức tạp, có những sự kiện sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam. Bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta càng phải kiên định mục tiêu lợi ích cốt lõi của mình.
Thứ ba là, chúng ta cần phải phát huy nội lực của chính mình, phải nâng cao nội lực của mình lên thì mới có sức đề kháng trước các âm mưu của ngoại bang, của thế lực thù địch bên ngoài hòng can thiệp, phá hoại chúng ta.
Người Việt cần phải thể hiện được bản sắc của mình trong các vấn đề quốc tế, cần có sự kiên định và kiên trì. Nên dù đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ ngoại giao, song cũng đừng quên đi tự lực cánh sinh là rất quan trọng, chỉ có tự lực cánh sinh thì Việt Nam mới đảm bảo được lợi ích cốt lõi và giữ vững được độc lập, chủ quyền của mình.
- Xin trân trọng cảm ơn ông.
44 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc nổ súng tấn công và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để cùng nhìn nhận, đánh giá lại sự kiện này cũng như những bài học lịch sử mà Việt Nam rút ra.
“Âm mưu thâm độc từ lâu”
- Là một tướng lĩnh quân đội và cũng là một người nghiên cứu về lịch sử, ông đánh giá thế nào về sự kiện ngày 19/1/1974, ngày mà quân đội Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý?
Rõ ràng đây là một sự kiện rất đáng buồn. Buồn vì chúng ta để mất phần lãnh thổ của mình. Nếu như khi đó chúng ta thể hiện được sự tỉnh táo và quyết đoán thì nó sẽ không xảy ra sự mất mát rất lớn ấy.
Trước hết, phải nói sự kiện ngày 19/1/1974 là nằm trong một chuỗi sự kiện trong âm mưu của Trung Quốc chứ không phải là hành động đơn lẻ. Đây là mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc đã có từ rất lâu rồi. Âm mưu này đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước và đây là một ý đồ nhất quán và lâu dài.
Phải nói đó là một vấn đề nằm trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc, họ muốn khống chế ta, khống chế Biển Đông. Do đó, đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc tranh thủ lúc ta đang đánh nhau để họ làm cái việc đã rồi theo kiểu “thừa nước đục thả câu” như thế...
Trung Quốc đã có âm mưu từ lâu, tư tưởng của họ là nhất quán. Sự nhất quán đó đã có tới cả nửa thế kỷ rồi chứ không phải là mới hình thành đâu.
Nếu nhìn lại các sự kiện lịch sử, chúng ta sẽ thấy ngay từ năm 1946, khi ta đang phải đương đầu với sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp thì lúc này Trung Quốc (thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch) đã tranh thủ chiếm luôn đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa).
Lần thứ hai vào năm 1956, Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1959, lần thứ ba Trung Quốc mang quân chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.
Lần thứ tư là năm 1974, lợi dụng tình thế Mỹ rút hạm đội 7 ra khỏi vùng biển của Việt Nam thì phía Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/3/1988, lúc ấy quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía bắc. Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.
Vì vậy cho nên khi nhận xét đánh giá về vấn đề này thì phải thấy được nguyên nhân sâu xa của nó.
Trong sự kiện Trung Quốc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và sau này là sự kiện Trung Quốc tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 cho thấy chúng ta đã sơ suất, thiếu sự đề phòng.
“Sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật”
- Sau này, Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung tiết lộ rằng, việc để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 còn có trách nhiệm của phía chính quyền VNCH khi đó đã thiếu quyết đoán. Bởi theo Đại tá Trung, khi đó VNCH vẫn có thể điều không quân từ Đà Nẵng ra chiến đấu đề giành lại đảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Việc không cho máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi đó của chính quyền VNCH. Phải nói là để mất Hoàng Sa là một sai lầm có tính lịch sử.
Bởi vì lúc cần sự cố gắng để giữ cho được lãnh thổ, lãnh hải của mình thì lại không dám quyết đoán để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu mà quyết đoán thì chúng ta không bị mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Khi ấy, quân đội Trung Quốc chỉ có MiG-21 và họ không thể bay nổi từ lục địa để ra Hoàng Sa tác chiến, kể cả khi máy bay MiG-21 của Trung Quốc có xuất phát từ đảo Hải Nam để bay ra Hoàng Sa thì cũng không có đủ nhiên liệu để về và sẽ rơi xuống biển.
Không chỉ chính quyền VNCH mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là “ông bạn lớn” đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế.
Vì thế cho nên khi sự việc xảy ra thì chúng ta bị những bất ngờ. Nếu khi đó ta không chủ quan, đừng quá tin tưởng vào Trung Quốc, ta tìm hiểu tư tưởng chiến lược của Trung Quốc thì ta sẽ có những ứng phó phù hợp hơn.
Nếu ta không chủ quan, thì khi đó quân đội nhân dân Việt Nam có thể bằng mọi giá sẽ chọn được thời cơ thích hợp, chỉ cần khoảng một tuần lễ là có thể lấy lại Hoàng Sa. Tỉnh táo thì không đến mức như vậy.
Nên có thể nói, việc để mất quần đảo Hoàng Sa là do Việt Nam khi đó chủ quan và dễ tin Trung Quốc.
“Có lỗi với tiền nhân”
- Trong một số hội thảo về lịch sử, về Biển Đông cũng như trả lời trên báo chí, Thiếu tướng nói sự kiện để mất Hoàng Sa và sau này là một số đảo ở Trường Sa vào tay quân Trung Quốc đã khiến những người lính như ông khi đó và cả về sau này luôn cảm thấy “có lỗi với tiền nhân”...
Không phải bây giờ, mà ngay từ hàng chục năm trước, tôi cũng đã có dự cảm về vấn đề Biển Đông sẽ là vấn đề mà Trung Quốc không dễ “buông tha” rồi.
Sau này, anh Nguyễn Thành Trung cho biết tại thời điểm năm 1974, nếu như phía chính quyền VNCH cho phép máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để phản công thì vẫn có thể giữ hoặc chiếm lại được đảo. Tôi tin điều đó.
Không chỉ sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974 mà ngay cả sự kiện Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988, nếu chúng ta quyết đoán thì khi đó vẫn có thể giữ được đảo.
Vì khi đó máy bay của chúng ta đã có thể bay ra để ứng cứu và tác chiến rồi. Thậm chí, có đồng chí phi công thời đó sau này còn nó với tôi là chỉ việc cho máy bay bay ra đảo, đơn giản chỉ cần bay thẳng thôi, không cần bỏ bom thì quân chiếm đóng của Trung Quốc khi đó đã sợ “thần hồn nát thần tính” rồi, vì khi đó quân đội Trung Quốc trang bị lạc hậu, không có gì là hiện đại và thiện chiến cả.
Thế nhưng, chúng ta đã không làm được điều đó. Ở đây cũng phải thấy là nó cũng có yếu tố lịch sử. Lúc bấy giờ là Liên Xô đang ở ngưỡng của của sự suy yếu, khủng hoảng, và bắt đầu “kiềng” Mỹ và cả Trung Quốc. Nên sự ủng hộ của Liên Xô khi đó là không có.
Chính điều ấy đã tác động đến tư duy của những lãnh đạo của ta khi đó, phải chịu những sức ép lớn khi đưa ra quyết định.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, chúng ta đã từng hy sinh máu xương thậm chí còn nhiều hơn thế để giữ nước mà chúng ta vẫn phải chấp nhận, 21 năm kiên trì chiến đấu chống Mỹ cứu nước thì thêm sự hy sinh nữa để giữ biển, giữ đảo tại sao lại không thể làm? Tại sao khi cần có sự sáng suốt để quyết định một việc liên quan đến quốc gia, lãnh thổ mà chúng ta không làm được?
Cho nên đến tận bây giờ, thế hệ những người lính chúng tôi cảm thấy rất có lỗi với tiền nhân. Các bậc tiền nhân đã giữ được biển đảo, song cuối cùng chúng ta chỉ vì thiếu một quyết đoán sáng suốt mà đã để cho phần đất đảo của mình rơi vào tay đối phương.
Phải kiên trì đấu tranh để đòi lại chủ quyền biển đảo
- Việt Nam cần phải làm gì để giành lại chủ quyền biển, đảo mà Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép, thưa ông?
Hoàng Sa là của Việt Nam, điều này không thể phủ định, chối cãi. Chủ quyền đó không chỉ được khẳng định, xác nhận bằng máu xương của người Việt mà còn được xác nhận bằng rất nhiều tư liệu, sử liệu của cả sử sách nước ta từ thời nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn lẫn tư liệu của phương Tây, của người Pháp ghi chép lại.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và sau này là cưỡng chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 là việc làm phi phạm, xâm phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là hành vi phải lên án mạnh mẽ và không thể biện minh dù bằng bất cứ lý do nào.
Hiện nay, chúng ta vẫn đang kiên trì thực hiện chính sách đấu tranh, chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao để gây sức ép nhằm đòi lại những đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Tất nhiên, đây là một cuộc đấu tranh sẽ còn phức tạp, lâu dài và gian nan, song Việt Nam vẫn phải làm.
Phải kiên trì đấu tranh để đòi lại chủ quyền biển đảo. Nói như đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng có lần phát biểu là chúng ta vẫn kiên trì, bởi nếu đời chúng ta không đòi được thì đời con cháu chúng ta sau này sẽ đòi lại được.
Qua đó cho thấy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh cam go lẫn dài lâu, song Việt Nam vẫn phải kiên trì thực hiện.
- Thưa ông, trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, từ sự kiện đã xảy ra trong quá khứ như đã nói ở trên, chúng ta rút ra bài học cốt tử gì?
Thứ nhất, vấn đề cốt tử ở đây chính là Việt Nam cần phải luôn luôn tỉnh táo và sáng suốt để giữ vững chủ quyền của dân tộc, của đất nước mình. Cụ thể ở đây là Đảng và những nhà lãnh đạo, những người đưa ra những chiến lược, sách lược có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của cả quốc gia, dân tộc.
Thứ hai là trong quan hệ quốc tế, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên hết. Phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc mình làm trọng, là tiêu chí đầu tiên trong mọi mối quan hệ.
Thực tế trong quan hệ ngoại giao cho thấy đã có rất nhiều nước khác họ làm như thế rồi, và trong quá khứ, Việt Nam cũng đã tuân thủ nguyên tắc này.
Lợi ích quốc gia dân tộc là lợi ích cốt lõi, là lợi ích số một... Nếu không nghĩ đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì mình còn bị ảnh hưởng, còn bị thiệt thòi, mất mát rất nhiều trong một số mối quan hệ quốc tế.
Năm 2018 được dự báo tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến rất phức tạp, có những sự kiện sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam. Bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta càng phải kiên định mục tiêu lợi ích cốt lõi của mình.
Thứ ba là, chúng ta cần phải phát huy nội lực của chính mình, phải nâng cao nội lực của mình lên thì mới có sức đề kháng trước các âm mưu của ngoại bang, của thế lực thù địch bên ngoài hòng can thiệp, phá hoại chúng ta.
Người Việt cần phải thể hiện được bản sắc của mình trong các vấn đề quốc tế, cần có sự kiên định và kiên trì. Nên dù đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ ngoại giao, song cũng đừng quên đi tự lực cánh sinh là rất quan trọng, chỉ có tự lực cánh sinh thì Việt Nam mới đảm bảo được lợi ích cốt lõi và giữ vững được độc lập, chủ quyền của mình.
- Xin trân trọng cảm ơn ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét